Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Bài: Từ mượn - Nguyễn Thị Như

pptx 24 trang Chiến Đoàn 10/01/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Bài: Từ mượn - Nguyễn Thị Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_bai_tu_muon_nguyen_thi_nhu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 6 - Bài: Từ mượn - Nguyễn Thị Như

  1. CHÀO MỪNG THẦY,CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ LỚP 6A2 Giaó viên dạy: Nguyễn Thị Như 1
  2. 1. Khái niệm: Từ mượn là những từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác .
  3. -Từ Hán Việt: là những từ vay mượn của tiếng Hán, đọc theo cách Việt, đặt vào trong câu theo văn phạm Việt Nam.
  4. * Đặc điểm của từ Hán Việt -Từ Hán Việt là một kết hợp chặt chẽ gồm 2 tiếng trở lên,trong đó mỗi tiếng đều có nghĩa. Ví dụ: Quốc gia, tân binh , ái quốc -Mỗi tiếng trong từ Hán Việt đều có nghĩa tương đương với 1 từ đơn thuần Việt Ví dụ: giang sơn, hải đăng. -Từ Hán Việt tạo sắc thái biểu cảm( trang trọng, tôn kính, tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ )nên lựa chọn sử dụng từ Hán việt hợp lí sẽ đạt hiệu quả giao tiếp cao. Ví dụ: đàn bà( phụ nữ); vợ ( phu nhân)
  5. *Từ mượn tiếng Anh: tiếng Anh phổ biến trên thế giới vì vậy không lạ mà từ mượn tiếng Anh xuất hiện trong tiếng Việt. Ví dụ: taxi, internet, video, rock, sandwich, shorts, show, radar, clip.
  6. * Từ mượn tiếng Pháp: trước kia nước ta là một phần thuộc địa của Pháp và nhân dân có sử dụng các từ mượn tiếng Pháp. Ví dụ: cacao (ca cao) fromage (pho mát), jambon (giăm bông), balcon (ban công), ballot (ba lô), compas (com pa), crème (kem, cà rem).
  7. *Từ mượn Tiếng Nga - Bôn-sê-vích - Lê-nin-nít (Người theo chủ nghĩa Lê-nin ) - Mác-xít (Người theo chủ nghĩa Mác) - Xô-viết
  8. Bài tập Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn nhanh ngôn ngữ khác? Nhân loại,thế giới,video,nhận thức,cộng đồng,cô đơn,nghịch lí, mê cung,xích lô,a-xit,ba-zơ Từ mượn tiếng Hán Từ mượn ngôn ngữ khác Nhân loại thế giới video xích lô nhận thức nghịch lí a-xit cộng đồng mê cung ba-zơ cô đơn
  9. 3. Cách viết từ mượn - Từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Ví dụ: Cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, - Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm hai tiếng trở lên thì ta dùng gạch nối để nôí các tiếng lại với nhau. Ví dụ: pi-a (PR), in-tơ-net (internet), a-xit (acide),
  10. Ví dụ Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Một cán bộ hưu trí ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bực bội kể lại: “ Do có công việc tại Thành Phố Hồ Chí Minh một tuần nên tôi đã gọi điện tới một khách sạn để đặt phòng. Trong khi tôi đang hỏi về giá cả, dịch vụ thì một cô lễ tân nghe điện thoại tuôn ra một tràng: “ Anh book phòng ạ? Anh chọn single hay double room? Anh sure rồi chứ? Anh có thể fix lịch chính xác ngày đến được không? Trong trường hợp máy bay delay hoạch thay đổi kế hoạch anh phải confirm lại cho em.” Tôi nghe mà không thể hiểu cô ta đang nói gì.” Trong câu chuyện trên, vì sao người cán Người cán bộ hưu trí không thể hiểu được bộ hưu trí không thể những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên lễ hiểu được những điều tân đã lạm dụng từ mượn trong giao tiếp. nhân viên lễ tân nói?
  11. - Mượn từ là một cách phát triển vốn từ (làm giàu ngôn ngữ Tiếng Việt). Nguyên tắc mượn từ - Để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ một cách tùy tiện.
  12. *Nguyên tắc mượn từ: • Mượn khi từ thuần Việt bị thiếu. • Mượn khi cần tạo sự trang trọng, nhã nhặn, lịch sự. • Không lạm dụng từ mượn gây khó hiểu làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.
  13. CÂU HỎI 1 BẮT BẮT ĐẦUĐẦU Kể tên một số từ mượn: Là tên các đơn vị đo lường? ví dụ: mét Đáp án: mét, ki-lô-mét, xăng-ti-mét, đề-xi-mét, ki-lô- gam, gam,
  14. CÂU HỎI 2 BẮT BẮT ĐẦUĐẦU Kể tên một số từ mượn là bộ phận của chiếc xe đạp ? Đáp án: ghi đông, gác-ba-ga, pê-đan, săm ,lốp
  15. CÂU HỎI 3 BẮT BẮT ĐẦUĐẦU Kể tên một số từ mượn là đồ vật Ví dụ: iPad ụ Đáp án: ra-đi-ô, ti-vi, cát-sét,laptop
  16. CÂU HỎI 4 BẮT BẮT ĐẦUĐẦU Tìm các từ tiếng Việt tương đương với từ mượn sau: phan (fan) Đáp án: người hâm mộ
  17. CÂU HỎI 5 BẮT BẮT ĐẦUĐẦU Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với từ Hán Việt sau:Phụ mẫu Đáp án: Cha mẹ
  18. Bài tập 2 : Ghi lại các từ mượn có trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn của tiếng nào? a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ. b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.
  19. Bài 2 Theo em, vì sao chúng ta mượn những cụm từ như email, video, internet? Khi các hiện tượng như email, video, internet được phát minh, tiếng Việt chưa có từ vựng để biểu đạt những hiện tượng này. Do đó, chúng ta mượn các từ này để phục vụ cho giao tiếp, qua đó làm giàu có, phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt.
  20. Bài tập 4,trang48 ngữ văn 6-tập2 A, Tài năng Hội họa . Họa sĩ . B, Phủ định . Bổ sung Nhận thức C, Dân tộc Nhân dân D, Phát triển . Nhân sinh .
  21. Bài tập 5,trang48 ngữ văn 6-tập2 STT Yếu tố Hán Việt Từ ghép Hán Việt 1 Bình (bằng phẳng, đều nhau) 2 Đối (đáp lại, ứng với) 3 Tư( riêng, việc riêng, của riêng) . 4 Quan(xem) 5 Tuyệt(cắt đứt, hết, dứt)