Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 40: Tiếng việt: Nói quá

ppt 18 trang thienle22 4870
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 40: Tiếng việt: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_8_tiet_40_tieng_viet_noi_qua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Tiết 40: Tiếng việt: Nói quá

  1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Tình thái từ là gì? Câu 2: Xác định tình thái từ trong các câu sau cho biết chúng thuộc kiểu tình thái từ nào? a) Anh đã về chưa? b) Em chào cô ạ! c) Bạn giúp tôi một tay nhé! d) Giúp tôi với!
  2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói Câu 2: Xác định tình thái từ trong các câu sau cho biết chúng thuộc kiểu tình thái từ nào? a) Anh đã về chưa? (Tình thái từ nghi vấn) b) Em chào cô ạ! (Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm) c) Bạn giúp tôi một tay nhé! (Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm) d) Giúp tôi với! (Tình thái từ cầu khiến)
  3. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối (Tục ngữ) b) Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (Ca dao)
  4. Thảo luận nhóm: So sánh cách diễn đạt của hai cách nói sau: Cách 1: Đêm tháng năm trời mau sáng Ngày tháng mười trời mau tối Cách 2: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối
  5. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ Bài tập 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông, bài ca vỡ đất) b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt qua da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) c) [ ] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào xơi nước. (Nam Cao, Chí Phèo)
  6. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ Bài tập 1: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau: a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm  Đề cao thành quả lao động gian khổ, vất vả của con người b) AnhAnh cứcứ yênyên tâm,tâm, vếtvết thươngthương chỉchỉ sướtsướt quaqua dada thôi.thôi. TừTừ giờgiờ đếnđến sáng em có thể đi lên đến tận trời được Vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm. c) [ ] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào xơi nước. Thái độ hóng hách, cậy quyền, cậy thế đối với người khác.
  7. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ Bài tập 2: Điền các thành ngữ sau vào chỗ trống / / để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ a) Ở nơi / / thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng / / c) Cô Nam tính tình xởi lởi, / / d) Lời khen của cô giáo làm cho nó / / e) Bọn giặc hoảng hồn / / mà chạy
  8. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ Bài tập 2: Điền các thành ngữ sau vào chỗ trống / / để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ a) Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruột c) Cô Nam tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da d) Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột e) Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy
  9. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ Bài tập 3: Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: Nghiêng nước nghiêng thành Dời non lấp biển
  10. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ Bài tập 4: Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá -Ngáy như sấm -Trơn như mỡ -Xấu như ma -Nhanh như cắt -Đẹp như tiên
  11. Củng cố
  12. Xin tiền tiên Một hôm, cùng đi tắm với nhau, anh nọ muốn loè anh kia, nên mang theo năm tiền của mình rồi lặn xuống nước, lúc ngoi lên chĩa năm tiền ra, nói: - Tao lặn xuống gặp hai ông tiên đang đánh cờ. Tao vào xem thì hai ông ấy cho tao năm tiền bảo đi chỗ khác. Tao mừng quá bơi lên đây. Biết là không thật. Anh ta giả bộ tin là thật, nói: - Thế à ! Thế thì để tao lặn xuống xem, may ra xin được mấy tiền nữa thì hay. Nói rồi anh ta liền lặn xuống. Một lát bơi lên: - Tao gặp hai ông tiên đánh cờ. Tao mon men đến định xin tiền, thì hai ông ấy mắng, bảo: "Thằng trước xuống đây, đã cho năm tiền bảo về chia nhau. Vậy còn xuống quấy rầy gì nữa?". Biết là bị xỏ, nhưng anh nọ cũng đành phải chia cho anh kia hai tiền rưỡi (Truyện cười Việt Nam)
  13. Thảo luận: a) Có phải hai nhân vật trong câu truyện trên đã dùng phép nói quá không? Vì sao? b) Nói quá và nói dối có gì giống và khác nhau?
  14. TIẾT 40 – TIẾNG VIỆT: NÓI QUÁ Nói quá và nói dối đều là nói sai đi sự thật nhưng khác nhau ở mục đích nói: -Nói quá: để nhấn mạnh, gây sự chú ý và tăng giá trị biểu cảm trong quá trình giao tiếp -Nói dối: làm cho người khác tin vào những điều mình nói là thật. Cách nói như vậy dễ làm mất lòng tin của mọi người đối với mình
  15. Dặn dò -Học thuộc ghi nhớ ở sách giáo khoa -Hoàn thành bài tập 5 ở sách giáo khoa +Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam theo hướng dẫn SGK-T104 +Trả lời câu hỏi 2,3 ở SGK