Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của văn biểu cảm

ppt 28 trang thienle22 4730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_36_cach_lap_y_cua_van_bieu_cam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của văn biểu cảm

  1. I/ NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BiỂU CẢM: 1.Liên hệ hiện tại với tương lai:
  2. * Tìm hiểu bài tập 1 trang 117:
  3. * Tìm hiểu bài tập 1 trang 117: _Trong đoạn văn vừa rồi có phải tác giả đang ở hiện tại nghĩ đến tương lai không? Câu văn nào nói đến điều đó? ➢ Tác giả đang ở hiện tại nghĩ đến tương lai: “ Các em rồi đây lớn lên” (mở bài) _Ở hiện tại tác giả muốn nói đến điều gì? Tương lai tác giả muốn nói đến điều gì? Và tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào nói đến những điều đó? ➢ Ở hiện tại tác giả nói đến hình ảnh cây tre. Tương lai thì sắt, thép Tác giả đã sử dụng phép liệt kê: “ sắt, thép, xi măng cốt sắt, tre, nứa ”
  4. *Tìm hiểu bài tập 1 trang 117: _ Giữa hình ảnh ở hiện tại và hình ảnh ở tương lai thì hình ảnh nào làm tác giả gợi lên cảm xúc? Đó là những cảm xúc gì? ➢ Hình ảnh cây tre làm tác giả gợi lên những cảm xúc: +Gắn bó: “còn mãi” (thân bài – đoạn 1). +Biết ơn: “Bóng mát, khúc nhạc tâm tình, làm cổng chào,chiếc đu, sáo ” (thân bài _ đoạn 2). +Yêu thương: “nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, hiền, cao quý” (thân bài _ đoạn 3).
  5. *Tìm hiểu bài tập 1 trang 117: _ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để biểu cảm lên những cảm xúc ấy? ➢ Liệt kê: “sắt, thép, xi măng cốt sắt, tre, nứa ” ➢ Phép lặp: “còn mãi” ba lần. ➢ Nhân hóa: “thủy chung, can đảm ” (kết bài) *Phép liệt kê đi suốt đoạn văn.
  6. 2. Hồi tưởng quá khứ suy nghĩ về hiện tại: *Tìm hiểu bài tập 2 trang 118:
  7. *Tìm hiểu bài tập 2 trang 118: _ Tác giả viết văn bản trên theo trình tự thời gian như thế nào? >Tác giả đang ở hiện tại nghĩ về quá khứ: “đến bây giờ tái sinh ” (mở bài)
  8. *Tìm hiểu bài tập 2 trang 118: _ Món đồ chơi làm tác giả say mê nhất là gì? Tác giả say mê món đồ chơi đó thế nào? >Tác giả say mê con gà đất (thân bài) +Dáng vẻ: “đẹp mã, oai vệ, có kèn ” +Tình cảm gắn bó: “niềm vui diệu kì, còn gì vui hơn, ấp nó ” _ Từ việc say mê đó đã gợi lên cảm xúc gì trong lòng tác giả? >Cảm xúc tình cảm thiêng liêng: “nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn” (kết bài)
  9. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: *Tìm hiểu bài tập 3 trang 119:
  10. *Tìm hiểu bài tập 3 trang 119: _ Đoạn văn diễn biến theo trình tự thời gian như thế nào? >Từ hiện tại nghĩ đến tương lai: “sau này” _ Tác giả bày tỏ lòng yêu quý cô giáo như thế nào? >Sẽ nhớ và tìm về cô: “và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ” >Nghệ thuật liệt kê: “mệt nhọc và đau đớn; yêu thương mọi người; cô đã thất vọng; cô đã lo lắng; lấy làm sung sướng” thấy cô hy sinh vì học trò và nhận ra tình cảm càng sâu sắc hơn > như một người mẹ.
  11. *Tìm hiểu bài tập 4 trang 119:
  12. *Tìm hiểu bài tập 4 trang 119: _ Tác giả đang ở Lũng Cú hay Cà Mau? >Tác giả đang ở Lũng Cú: “ngồi trên núi cao mùa thu” _ Tác giả có tình cảm như thế nào đối với Lũng Cú? >Tình cảm say mê thiên nhiên: “Chao ôi! hết chỗ trữ tình đời đời không chịu tan ”
  13. *Tìm hiểu bài tập 4 trang 119: _Tác giả ngồi ở Lũng Cú nhớ về nơi nào? Nơi đó có gì để tác giả nhớ? >Tác giả nhớ về Cà Mau: “đất ngày càng lấn biển, chim, rạch, kênh, cù lao ” _Từ tình cảm đối với Lũng Cú và Cà Mau tác giả đã liên tưởng đến điều gì? Điều đó thể hiện tình cảm gì? >Tác giả liên tưởng đến một ngày đất nước thanh bình. Sẽ bay từ Cà Mau ra Lũng Cú. >Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
  14. 4. Quan sát, suy ngẫm: *Tìm hiểu bài tập 5 trang 120:
  15. *Tìm hiểu bài tập 5 trang 120: _Tầm quan sát của tác giả có theo trình tự không gian và thời gian không? Hãy chia đoạn theo trình tự quan sát mà em nghĩ? ➢ Quan sát theo trình tự không gian và thời gian: +Không gian: “Nhưng tôi nâu đồng” +Thời gian: “Cái bóng thở dài”
  16. *Tìm hiểu bài tập 5 trang 120: _Với tầm quan sát đó thì hình ảnh người U được tác giả suy ngẫm như thế nào? Thể hiện tình cảm gì? >Theo không gian: “cái bóng đen đủi” tác giả thấy được số phận cực nhọc của U nên thương U. >Theo thời gian: “mơ hồ yêu dấu, lớp lớp ngậm ngùi đói khổ, thấp thỏm chờ đợi ngấn nước mắt thở dài” nhận ra nỗi vất vả, gian truân của U nên thương U nhiều hơn.
  17. *Tìm hiểu bài tập 5 trang 120: _Từ những sự quan sát đó tác giả đã biểu hiện tình cảm như thế nào? >Cảm giác có lỗi vì không quan tâm đến U >Quay về quan sát gương mặt U, với những đặc điểm thấy U đã già: “tóc lốm đốm, rụng thưa; nhăn ở đuôi con mắt rạn khía; răng khuyết” thấy U đã già đi theo năm tháng và vì quá cực nhọc, càng yêu thương U nhiều hơn.
  18. Ghi nhớ ◼ Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc. ◼ Nhưng dù dùng cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.
  19. II/ LUYỆN TẬP: 1.Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau: a) Cảm xúc về vườn nhà. b) Cảm xúc về con vật nuôi (con bò, con chó, con mèo ) c) Cảm xúc về người thân. d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
  20. 2.Gợi ý về cách lập ý cho một số đề: b) Cảm xúc về con vật nuôi.
  21. b) Cảm xúc về con vật nuôi. *Liên hệ hiện tại với tương lai: _Xác định hình dung con vật mà em muốn nói đến ở hiện tại. _Trong tương lai nếu con vật đó không còn nữa thì em sẽ nhớ đến những đặc điểm mà em yêu quý (hình dáng, tính cách). _Xác định tình cảm của em đối với con vật đó.
  22. b) Cảm xúc về con vật nuôi. *Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại: _Xác định hình dung con vật mà em đã từng nuôi, những đặc điểm (hình dáng, tính cách) làm em nhớ mãi. _Bây giờ con vật đó có còn tồn tại hay không? Nếu còn tồn tại thì có đặc điểm gì khác? Nếu không còn tồn tại thì điều gì ở quá khứ làm em nhớ đến con vật đó nhất. _Tình cảm đối với con vật ở quá khứ đó còn mãi trong em đến bây giờ.
  23. d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu:
  24. d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu: *Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: _Đặt một tình huống có liên quan đến ngôi trường (một buổi chào cờ, buổi lao động, hội trại). Nghĩ đến một tình huống khác tương tự nhưng không phải trên nền ngôi trường để nhận ra sự khác biệt, để bộc lộ cảm xúc. _Cảm xúc sẽ ùa về là những cảm xúc nào? Thôi thúc em làm gì? _Qua những cảm xúc đó em sẽ nhận ra tình cảm của em đối với ngôi trường mình.
  25. d) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu: *Quan sát, suy ngẫm: _Nhìn vào một ngôi trường nào đó mà hình dung đến một ngồi trường khác trong tuổi thơ của em. _Suy ngẫm điều khác biệt giữa hai ngôi trường đó. Điều gì nỗi bật tạo nên sự khác biệt đó, từ đó biểu lộ cảm xúc. _Biểu cảm tâm trạng của em khi những cảm xúc đó ùa về.
  26. III/ DẶN DÒ: 1. Học thuộc ghi nhớ: 2. Làm bài tập ở nhà: _Chia lớp làm 4 tổ +Tổ 1: Làm đề b) theo hướng 3 +Tổ 2: Làm đề b) theo hướng 4 +Tổ 3: Làm đề d) theo hướng 1 +Tổ 4: Làm đề d) theo hướng 2