Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

ppt 22 trang thienle22 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_9_ca_dao_dan_ca_nhung_cau_hat_ve_ti.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

  1. Chuyên đề PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾP CẬN VÀ KHÁM PHÁ VỐN CA DAO, DÂN CA CỦA DÂN TỘC. Giáo viên thực hiện: Trần Mạnh Hải. Trường THCS Đa Tốn.
  2. Kiểm tra bài cũ: - Trong chương trình Ngữ văn 6, các em đã được học những thể loại văn học dân gian nào ?
  3. Tiết 9 CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
  4. I. Tìm hiểu chung: - Khái niệm: + Ca dao. + Dân ca.
  5. Bài ca dao Trống cơm khéo vỗ nên vông Một bầy con sít lội sông đi tìm Thương ai con mắt lim dim Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ Thương ai duyên nợ tang bồng
  6. I. Tìm hiểu chung: - Dân ca: những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. - Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
  7. Hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề tình cảm gia đình, theo em chủ đề này có ý nghĩa gì? - Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
  8. II. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích * Chú ý từ Cù lao chín chữ (cù: siêng năng, lao: khó nhọc) phân biệt với Cù lao: bãi nổi trên sông (hòn cù lao, cù lao tràm).
  9. Những bài ca dao được viết theo thể thơ gì? Em có thể giới thiệu sơ lược về thể thơ đó?
  10. Cách tiếp cận một bài ca dao: 1. Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? 2. Nội dung bài ca dao nói về tư tưởng, tình cảm gì? 3. Cách thể hiện tư tưởng, tình cảm đó có gì đặc sắc? 4. Trong kho tàng văn học dân gian có bài nào ca dao nào cùng nội dung? 5. Bài ca dao còn giá trị đến ngày nay không? Vì sao?
  11. III. Tìm hiểu văn bản Bài ca dao 1 Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
  12. 1. Sinh: đẻ. 2. Cúc: nâng đỡ. 3. Phủ: vuốt ve. 4. Súc: cho bú, cho ăn. Cù lao chín chữ 5. Trưởng: nuôi lớn. 6. Dục: dạy dỗ. 7. Cố: trông nom. 8. Phục: theo dõi, uốn nắn 9. Phúc: che chở
  13. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Công ơn cha mẹ. Nhắc nhở thái độ và hành động của con cái.
  14. Ý nghĩa của bài ca dao 1? Bài này là lời của mẹ ru con, nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở phận làm con phải ghi nhớ công ơn sâu nặng đó.
  15. Những bài ca dao có nội dung tương tự - Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. - Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẫu từ. - Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
  16. Theo em những hành vi nào sau đây đã thể hiện tấm lòng ghi nhớ công ơn cha mẹ ? A. Đi học về, em chưa có cơm ăn vì mẹ đi làm về muộn, em vùng vằng giận dỗi. B. Hôm nay là sinh nhật bố, em lấy tiền tiết kiệm của mình mua tặng bố một chiếc áo. C. Bố sai em làm việc nhà nhưng em nói chưa muốn làm. D. Mẹ ốm, em không đến sinh nhật bạn thân nữa (mặc dù rất thích) mà ở nhà nấu cháo cho mẹ .
  17. Bài ca dao 4: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
  18. Hoạt động nhóm: Tổ 1. Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Tổ 2. Nội dung bài ca dao nói về tư tưởng, tình cảm gì? Tổ 3. Cách thể hiện tư tưởng, tình cảm đó có gì đặc sắc? Tổ 4. Trong kho tàng văn học dân gian có bài nào ca dao nào cùng nội dung?
  19. Những bài ca dao có nội dung tương tự - Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Đắng cay vẫn thể ruột rà Dù xa, xa lắm vẫn là anh em.
  20. Trân trọng cảm ơn các em lớp 7D và quí thầy cô !