Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 40, 41: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

ppt 16 trang thienle22 4860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 40, 41: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tiet_40_41_doc_van_chu_nguoi_tu_tu_nguy.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 40, 41: Đọc văn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

  1. Tiết 40-41, Đọc văn NGUYỄN TUÂN
  2. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN I. Tìm hiểu chung: II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện: 2. Nhân vật quản ngục:
  3. Quản ngục Hành động biệt nhỡn Hoàn cảnh sống và Tính cách con người: liên tài: công việc: - Là người có tính -KínKín đáo đáo dọn dọn buồngbuồng - Sống ở nơi tàn nhẫn, cách dịu dàng, hiền giam. lừa lọc, với lũ quay lành, hiểu chữ nghĩa. - Đối đãi rất hậu với quắt - Là người có chiều Huấn Cao và các bạn - Làm chức quan coi sâu nội tâm: biết giá tù của ông. ngục, đại diện cho người, trọng người - Nhún nhường pháp luật triều đình. → Là người có tâm →Thể hiện tấm lòng → Hoàn cảnh dễ làm hồn nghệ sĩ. chân thành, hướng con người tha hóa. Thiện. Nhận xét: - Quản ngục được xây dựng với bút pháp gần với hiện thực, có sự vận động nội tâm và tính cách; mang vẻ đẹp của con người được cái Thiện cái Đẹp dẫn đường. - Thể hiện rõ hơn quan niệm của Nguyễn Tuân về sức mạnh cảm hóa của cái Đẹp và cái Thiện.
  4. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN Tóm tắt: “Chữ người tử tù” nói về cuộc gặp gỡ của Huấn Cao – một phản nghịch chống lại triều đình phong kiến và là người có tài viết chữ đẹp với quản ngục – một người rất ngưỡng một tài năng của Huấn Cao. Tại nhà ngục tối tăm, Huấn Cao được quản ngục đối đãi một cách trân trọng, tử tế với một ước nguyện rồi một ngày ông Huấn sẽ cho chữ. Huấn Cao hiểu được tấm lòng và sở nguyện cao quý của quản ngục nên đã tặng những nét chữ vuông vắn cho viên quan này trước khi bị giải ra pháp trường.
  5. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN I. Tìm hiểu chung: II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện: 2. Nhân vật quản ngục: 3. Nhân vật Huấn Cao: 4. Cảnh cho chữ: III. Tổng kết: 1. Đặc sắc nghệ thuật: 2. Giá trị nội dung:
  6. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN Hoạt động nhóm: 5 phút Nhóm 1. Tại sao Huấn Cao bị bắt và chịu án tử? Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao được thể hiện ở những phương diện nào? Nhóm 2: Phân tích diễn biến tâm trạng Huấn Cao trong những ngày ở tại đề lao? Tại sao Huấn Cao lại đồng ý cho chữ quản ngục? Nhóm 3: Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc nào? Ở đâu? Tại sao nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Nhóm 4: Nêu ý nghĩa cảnh cho chữ? Tư tưởng chủ đề của tác phẩm?
  7. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Cảnh cho chữ: NGUYỄN TUÂN Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. . Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
  8. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN
  9. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN > Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có .
  10. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN Lời khuyên của Huấn Cao: Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. . Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
  11. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN Lời khuyên của Huấn Cao: Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. . Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. => Cảm hóa một con người.
  12. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN I. Tìm hiểu chung: II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện: 2. Nhân vật quản ngục: 3. Nhân vật Huấn Cao: 4. Cảnh cho chữ: III. Tổng kết: 1. Đặc sắc nghệ thuật: 2. Giá trị nội dung:
  13. Tiết 40-41, Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ NGUYỄN TUÂN - Khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp lí tưởng về tài năng, thiên lương, khí phách đậm chất lãng mạn, thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái Đẹp và cái Thiện. - Truyện có cốt truyện hấp dẫn, tình huống truyện độc đáo, đầy kịch tính. Lời văn sắc sảo, uyên bác tạo một không khí cổ kính, bi tráng nhưng cũng hết sức gần gũi, đời thường.