Bài giảng Mầm non lớp Lá - Đề tài: Điều kỳ diệu của gió

doc 6 trang Thương Thanh 28/07/2023 2310
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mầm non lớp Lá - Đề tài: Điều kỳ diệu của gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_mam_non_lop_la_de_tai_dieu_ky_dieu_cua_gio.doc

Nội dung text: Bài giảng Mầm non lớp Lá - Đề tài: Điều kỳ diệu của gió

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC (LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC) Đề tài: Điều kỳ diệu của gió Lứa tuổi: Mẫu giáo Lớn A1 (5 -6 tuổi) Thời gian: 30 - 35 phút Số trẻ: 15 - 20 trẻ Giáo viên thực hiện: Trịnh Thị Loan Ngày thực hiện: 15/12/2017 NĂM HỌC 2017 - 2018
  2. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được hai loại gió: Gió tự nhiên và gió nhân tạo, - Trẻ nhận biết được gió không nhìn thấy được, trẻ biết được gió không màu, không hình dạng. - Trẻ biết gió có nhiều ích lợi đối với đời sống con người: Cho gió mát vào những ngày hè, phơi khô quần áo, làm quay cối xay gió, giúp diều bay được, gió đẩy thuyền buồm đi trên biển. Trẻ biết gió to, gió bão gây đổ cây cối, nhà cửa, gây chết người. 2. Kĩ năng : - Trẻ quan sát, nhận xét, phán đoán được gió tự nhiên và gió nhân tạo - Thu thập thông tin về gió. - Trẻ hợp tác cùng nhau khi hoạt động theo nhóm trải nghiệm và chơi trò chơi - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm - Trẻ biết phải mặc quần áo ấm khi trời gió lạnh, biết không đi ra ngoài khi trời gió bão. - Trẻ biết chia sẻ, đồng cảm quyên góp ủng hộ những người dân vũng bão lũ - Mạnh dạn, tự tin tham gia ý kiến, biết chờ đợi đến lượt. Hợp tác với bạn khi làm việc theo nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: - Tổ chức phòng năng khiếu. 2. Chuẩn bị đồ dùng: * Đồ dùng của cô: - Ti vi, máy tính. - Nhạc không lời khi trẻ tham gia hoạt động, nhạc ráp - Phóng sự về trận bão con Voi. - Hình ảnh về ích lợi của gió. Nội dung chơi trò chơi trên máy tính. - 3 hộp giấy, hồ dán, băng dính, các tuýt chữ * Đồ dùng của trẻ: - Túi nilông có các hạt xốp, ống hút, nơ, chong chóng, nước xà phòng - 2 máng nhựa, 4 rổ nhựa, 16 quả bóng nhựa, 2 quạt nhựa. - Một số đồ dùng, đồ chơi của trẻ mang đến để ủng hộ các bạn vùng bão lũ.
  3. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Gió thổi” - Trẻ chơi cùng cô Cách chơi: Trẻ nhảy theo tiếng nhạc và làm theo yêu cầu của cô, khi nhạc dừng cô nói gió thổi nhẹ trẻ làm động tác đung đưa tay chậm và nói “vi vu”, gió thổi mạnh trẻ làm động tác tay lắc mạnh và nói “ào ào”, gió bão trẻ làm động tác nhanh , sau đó ngồi xuống và nói cây đổ. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Hoạt động 1: Khám phá về gió nhân tạo - Con vừa chơi trò chơi nói về gì? - Trẻ trả lời - Các con biết gì về gió? - Trẻ trả lời - Cô có gì đây? (cô đưa ra chiếc quạt nhựa) + Khi cô quạt đã tạo ra gì? - Trẻ trả lời - Cô dùng quạt quạt vào trẻ và cho trẻ cảm nhận về - Trẻ nêu cảm nhận gió từ quạt nhựa. + Các con có nhìn thấy gió do cô quạt ra không? Vì - Trẻ trả lời sao? + Các con có bắt được gió không? (Trẻ bắt gió) Trẻ bắt gió và nêu ý => Cô khái quát gió không nhìn thấy nên không có kiến hình dạng, không màu sắc. - Gió còn tạo ra từ quạt nào? - Trẻ nêu ý kiến - Quạt điện muốn chạy được phải làm gì? - Trẻ trả lời - Khi không sử dụng thì các con sẽ làm gì? - Trẻ nêu ý kiến => khi đi ngoài hoặc không sử dụng nữa các con nhớ tắt quạt để tiết kiệm điện. - Cho trẻ tự lấy đồ dùng để trải nghiệm dùng miệng - Trẻ đi lấy đồ dùng thổi nơ bay, thổi xốp trong túi ni lông, thổi chóng và trải nghiệm chóng, thổi bong bóng xà phòng. - Vừa rồi các con đã được làm gì? Con làm như thế - Trẻ trả lời nào? Con tạo ra gió như thế nào? => Cô khái quát lại: Gió nhân tạo là gió do con người tạo ra, bằng các cách khác nhau như: từ quạt nan, quạt máy, bằng miệng. * Hoạt động 2: Trẻ trải nghiệm tạo ra gió nhân tạo
  4. qua trò chơi “Quạt cho bóng chạy” - Cô giới thiệu TC: “Quạt cho bóng chạy” - Cô giới thiệu cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội chơi. - Trẻ chú ý lắng nghe. Lần lượt từng trẻ cầm quả bóng đặt vào đầu máng, dùng quạt nan quạt cho bóng lăn hết máng và rơi xuống rổ. - Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, thời gian chơi là một bản nhạc. Đội nào hết bóng trước và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng. - 2 đội thi đua chơi - Cô tổ chức cho 2 đội chơi. * Hoạt động 3: Khám phá về gió tự nhiên: - Ngoài gió nhân tạo ra các con còn biết gió ở đâu - Trẻ trả lời nữa? - Các con nhìn xem tại sao các dây đồ chơi treo trên - Trẻ trả lời cửa lại đung đưa - Gió tự nhiên các con có nhìn thấy không? - Trẻ trả lời - Để biết được khi nào trời có gió, cô cho trẻ chơi TC “Nhìn nhanh đoán đúng” + Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện hình ảnh , nhiệm vụ của các con là nhìn và phát hiện xem hình ảnh nào là trời có gió? Vì sao con biết? - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ nêu ý kiến và - Làm thế nào để biết được gió tự nhiên? đại diện 1 trẻ lên kích chuột vào hình ảnh đúng - Cô giới thiệu gió tự nhiên là một hiện tượng tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí và đã tạo ra gió. Để biết gió tự nhiên phải nhìn vào sự chuyển động của các vật và cảm nhận của giác quan. + Gió mùa hè các con cảm thấy như thế nào? - Trẻ trả lời + Còn gió mùa Đông thì sao? - Trẻ trả lời + Gió mùa Đông còn gọi là gió gì? - Trẻ trả lời + Khi gió lạnh các con phải làm gì? - Trẻ trả lời => Giáo dục trẻ khi có gió lạnh các con phải mặc quần áo ấm, đội mũ, quàng khăn, đi tất để bảo vệ sức khỏe. + Theo các con gió có ích lợi gì? - Trẻ trả lời - Cho trẻ xem hình ảnh về thuyền buồm đi trên biển, - Trẻ xem và thảo
  5. Tubin quay tạo ra điện, khô quần áo, thả diều luận =>Cô khái quát: Gió có nhiều ích lợi cho con người: Gió làm mát trong những ngày hè, làm khô quần áo khi phơi, làm cối xay gió quay tạo ra điện, đẩy thuyền buồm đi được trên biển, giúp mọi người vui chơi thả diều - Khi gió to, gió bão thì điều gì sẽ xảy ra? - Trẻ trả lời - Khi có gió bão thì các con sẽ làm gì? - Trẻ nêu ý kiến => Cô khái quát gió bão rất nguy hiểm sẽ làm đổ cây cây cối, nhà cửa gây thiệt hại về cơ sở vật chất và tính mạng con người. Khi có gió bão các con nên ở trong nhà không đi ra ngoài đường. * Hoạt động 4: Xem video về cơn bão “Con Voi” - Các con ạ, gió có rất nhiều ích lợi trong cuộc sống nhưng khi có bão những cơn gió với sức gió rất mạnh đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của và để biết được điều đó các con cùng xem đoạn phóng sự sau. - Cho trẻ xem phóng sự - Trẻ ngồi xem - Sau khi xem xong đoạn phim trên con cảm thấy như - Trẻ nêu ý kiến thế nào? - Các con có chia sẻ gì đối với những người dân vùng - Trẻ trả lời bị bão lũ? - Các con ạ, nhìn những hình ảnh người dân bị bão lũ gây ra , bản thân cô rất buồn và tim như thắt lại. Để thể hiện tình cảm tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. Trong đợt phát động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ của nhà trường. Hôm nay các con đã chuẩn bị được những món quà để tặng cho các bạn nhỏ. Bây giờ các con cùng nhau chuẩn bị những món quà để mang tặng cho các bạn vùng bão lũ trong dịp Noel. Chỉ một hành động nhỏ của các con sẽ làm ấm lòng những bạn nhỏ đang gặp khó khăn - Cô cùng trẻ chuẩn bị các món quà và đóng vào hộp - Trẻ lấy đồ của trẻ để gửi vào cho các bạn nhỏ vùng bão lũ. mang đến để ủng hộ 3. Kết thúc: cho người dân vũng - Cô và trẻ cùng đọc ráp về gió do cô sáng tác. bão
  6. - Trẻ đọc ráp cùng cô