Bài giảng Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bé và gia đình - Đề tài: Bé khám phá cách sử dụng một số đồ dùng sử dụng điện

doc 6 trang Thương Thanh 28/07/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bé và gia đình - Đề tài: Bé khám phá cách sử dụng một số đồ dùng sử dụng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_mam_non_lop_choi_chu_de_be_va_gia_dinh_de_tai_be_k.doc

Nội dung text: Bài giảng Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Bé và gia đình - Đề tài: Bé khám phá cách sử dụng một số đồ dùng sử dụng điện

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON A XÃ THANH LIỆT GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Bé khám phá cách sử dụng một số đồ dùng sử dụng điện. Chủ đề: Bé và Gia đình Lứa tuổi : 4 - 5 tuổi Số trẻ : 24 trẻ Thời gian : 25 - 30 phút GV thực hiện : Hoàng Thị Thu Phương Ngày dạy : 4/11/2013 NĂM HỌC 2013 - 2014
  2. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết tên gọi, cách sử dụng của một số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình: (nồi cơm điên, ấm điện, bàn là). - Biết sự nguy hiểm của những đồ dùng sử dụng điện, nhận biết được cách phòng tránh. 2. Kĩ năng: - Trẻ nói được tên gọi, công dụng, cách sử dụng của một số đồ dùng sử dụng điện (nồi cơm điện, ấm điện, bàn là). - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và nhận xét - Rèn trẻ sự tự tin, mạnh dạn khi tham gia hoạt động 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết và phòng tránh các nguy cơ gây bỏng, điện giật từ những đồ dùng sử dụng điện trong gia đình. Giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện có hiệu quả. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: + Giáo án điện tử, máy tính (Slie hình ảnh nồi cơm điện, bàn là, ấm điện, hình ảnh về cách sử dụng nồi cơm điện, bàn là, thiết kế trò chơi “chọn hành vi đúng”), ti vi, đàn. + Nhạc vè " Đồ dùng trong gia đình", nhạc bài hát "Tổ ấm gia đình", "Nhà của tôi" * Đồ dùng của trẻ: + Bàn tay xanh, đỏ, vàng để chơi TC + Lô tô hình ảnh các đồ dùng sử dụng điện và không sử dụng điện trong gia đình có gắn dấp dính gai. + 2 bảng có thảm dính. Đội hình: - Trẻ ngồi hình chữ U trong lớp học.
  3. III. CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định, gây hứng thú: - Cô cùng trẻ đọc bài vè về đồ dùng trong gia đình - Cả lớp đọc vè cùng cô. - Trò chuyện về nội dung bài vè: + Các con vừa đọc bài vè về những đồ dùng gì? - 3 -4 trẻ trả lời + Những đồ dùng đó khi sử dụng cần đến gì? - Trẻ nêu ý kiến 2. Nội dung chính: a/ Khám phá cách sử dụng nồi cơm điện - Cô cho trẻ xem hình ảnh cái nồi cơm điện và hỏi trẻ: + Đây là cái gì? - 2- 3 trẻ trả lời + Nồi cơm điện dùng để làm gì? - 2 - 3 trẻ trả lời + Nhà bạn nào có nồi cơm điện? - Trẻ giơ tay + Theo các con cách sử dụng nồi cơm điện như thế - 3 - 4 trẻ nêu ý kiến nào? + Ai sẽ là người sử dụng nồi cơm điện? - 2 - 3 trẻ nêu ý kiến - Cho trẻ xem hình ảnh về cách sử dụng nồi cơm - Trẻ chú ý xem điện (Cô kết hợp nói về cách sừ dụng nồi cơm điện) + Các con có được dùng không? Vì sao? - 3 - 4 trẻ trả lời => GD trẻ: Các con còn nhỏ nên chưa được sử dụng nồi cơm điện vì rất dễ bị điện giật và khi nồi cơm đang sôi các con nhớ là không được mở nắp ra vì như vậy sẽ bị bỏng đấy các con đã nhớ chưa nào. b/ Khám phá cách sử dụng ấm điện - Cô đọc câu đố về cái ấm điện " Cũng gọi là ấm Khi cắm điện lên Nước sôi ùng ục Các bé đoán mau
  4. Cái gì thế nhỉ?" - 2 – 3 trẻ nêu ý kiến - Cho trẻ quan sát hình ảnh cái ấm điện trên màn hình ti vi + Cái gì đây? - Cả lớp trả lời + Cái ấm điện dùng để làm gì? - 2- 3 trẻ trả lời + Cách sử dụng ấm điện như nào? - 3 - 4 trẻ trả lời - Cô nói lại cách sử dụng ấm điện + Khi thấy nước sôi các con sẽ làm gì? Vì sao? - 3 - 4 trẻ trả lời => GD: Ấm điện là đồ dùng sử dụng điện dễ gây nguy hiểm nên các con không được tự cắm điện, rút điện vì sẽ gây giật điện, khi nước sôi các con phải gọi người lớn rót nước và không được sờ tay vào ấm sẽ gây bỏng đấy các con ạ. c/ Khám phá cách sử dụng bàn là Để biết đồ dùng gì tiếp theo các con cùng tham gia giải quyết tình huống. - Cô đưa ra tình huống: Sáng nay Mai dạy sớm thay quần áo chuẩn bị đi học. Mai mở tủ lấy chiếc áo trắng ra. Chao ôi! Chiếc áo nhàu nhĩ trông xấu quá! Bé Mai gọi mẹ: Mẹ ơi! chiếc áo của còn bị nhàu mất rồi! Mẹ cầm chiếc áo và bảo: Con hãy yên tâm mẹ sẽ giúp cho chiếc áo này không con nhàu nữa. + Theo các con mẹ bạn Mai đã dùng cái gì để chiếc - 2 - 3 trẻ trả lời áo phẳng phiu? - Cho trẻ quan sát cái bàn là trên màn hình ti vi: + Cái gì đây? - 3 - 4 trẻ trả lời + Bàn là để làm gì? - 3 -4 trẻ trả lời + Ở nhà con ai sử dụng bàn là? - 3 - 4 trẻ trả lời - Cô cho trẻ xem hình ảnh về cách sử dụng bàn là. => GD: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện dễ gây nguy
  5. hiểm. khi sử dụng bàn là nếu không cẩn thận sẽ bị bỏng, bị điện giật nguy hiểm vì vậy chỉ có người lớn mới được sử dụng bàn là. Khi bố mẹ là quần áo các con không được lại gần đùa nghịch. * Mở rộng: - Cho trẻ kể tên những đồ dùng sử dụng điện trong - 4 -5 trẻ kể tên đồ dùng gia đình mà trẻ biết. sử dụng điện mà trẻ biết + Để phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra khi sử - 3 4 trẻ nêu ý kiến dụng các đồ dùng sử dụng điện các con sẽ làm gì? => GD Các con còn nhỏ không được tự ý cắm điện, rút dây điện mà phải gọi người lớn giúp, không được sờ hay nghịch vào dây điện, các đồ dùng sử dụng điện vì sẽ gây ra bỏng, điện giật rất nguy hiểm. - Cho trẻ xem hình ảnh về sự nguy hiểm khi sử dụng - Trẻ chú ý xem đồ dùng sử dụng điện không đúng. - Theo các con nếu không có điện thì điều gì sẽ xảy - 3 -4 trẻ nêu ý kiến ra? - Các con sẽ làm gì để tiết kiệm điện? - 3 - 4 trẻ trả lời => GD: Điện rất cần thiết và quan trọng đối với đời sống con người vì vậy các con nhớ là luôn sử dụng tiết kiệm điện: khi không xem ti vi, không ngồi quạt hay đi ra ngoài các con nhớ nhờ người lớn tắt các đồ dùng trong nhà để tiết kiệm điện và không được mở tủ lạnh ra nghịch làm như vậy là các con đã biết tiết kiệm điện cho gia đình mình rồi đấy. 3. Luyện tập, củng cố - TC1: Chọn hành vi đúng + Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện những hình ảnh về các hành vi đúng và sai về cách sử dụng đồ dùng sử dụng điện. Mỗi hình ảnh tương ứng với một
  6. ô màu. Nhiệm vụ của các con sẽ phải chọn hành vi nào đúng thì chọn bàn tay có màu tương ứng với ô đó và giơ lên. Hành vi nào đúng sẽ hiện lên mặt cười, hành vi nào sai sẽ hiện lên mặt mếu. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần - Trẻ chơi 3 – 4 lần (cho (Sau mỗi lần chơi kiểm tra kết quả và sửa sai nếu có) 2 – 3 trẻ lên kích chuột kiểm tra kết quả) - TC2: Đội nào chọn đúng + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi. Nhiệm vụ của các đội chơi phải lên chọn đồ dùng sử dụng điện và đồ dùng không sử dụng điện gắn lên bảng theo đúng nhóm . Đội nào gắn xong trước và đúng hơn sẽ giành chiến thắng. + Luật chơi: Chơi theo hình thức chạy tiếp sức + Cô tổ chức cho 2 đội thi đua chơi. - 2 đội thi đua chơi. * Kết thúc: - Cô cùng trẻ hát bài “Nhà của tôi” - Trẻ hát cùng cô bài hát