Bài giảng Lịch sử Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 31+32, Bài 18: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ x

ppt 38 trang Chiến Đoàn 13/01/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 31+32, Bài 18: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ x", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_6_ket_noi_tri_thuc_tiet_3132_bai_18_bu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 6 (Kết nối tri thức) - Tiết 31+32, Bài 18: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ x

  1. TIẾT 31,32: BÀI 18 BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Nội dung bức tranh nói về sự kiện lịch sử nào? 2. Sự kiện này diễn ra như thế nào, kết quả ra sao?
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC
  4. 1. HỌ KHÚC VÀ HỌ DƯƠNG DỰNG QUYỀN TỰ CHỦ a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo *Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh - Em cho biết vài Giang - Hải Dương), thuộc một dòng họ nét về các nhân lớn lâu đời. Ông sống khoan hoà, hay vật Khúc Thừa thương người, được nhân dân mến phục. Dụ?
  5. Tiết độ sứ: là chức võ quan đứng đầu cai quản quân sự ở các vùng biên viễn xa xôi (An Nam) vào thời nhà Đường Năm 906, nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ
  6. VIDEO KHÚC THỪA DỤ DỰNG QUYỀN TỰ CHỦ
  7. a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo *Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ • Cuối Thế kỉ IX nhà Đường suy yếu không kiểm soát được tình hình An Nam. Hồng Châu • Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy chiếm phủ Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ, tự xưng là Tiết độ sứ. • Năm 907 Khúc Hạo thay cha nắm quyền Tiết độ sứ và tiến hành cải cách An Nam đô hộ phủ (907 – 917).
  8. Nhiệm vụ: làm việc cá nhân *Cải cách của Khúc Hạo Hãy dựa vào nội dung sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập về cuộc cải cách của Khúc Hạo. Chủ trương: ___ ___ Ý nghĩa
  9. *Cải cách của Khúc Hạo Theo em, mục đích, Ý nghĩa của từng chính sách cải cách của Khúc Hạo là gì? (Học Sơ đồ SGK/81) Ý nghĩa
  10. Khúc Hạo thực hiện cải cách
  11. Đền thờ Khúc Thừa Dụ (Ninh Giang, Hải Dương). Người đặt cơ sở cho nền độc lập, tự chủ của dân tộc
  12. b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 1, thảo luận để hoàn thành các yêu cầu sau: - Nêu 3 điều em biết về Dương Đình Nghệ? - Xác định trên lược đồ vị trí thành Đại La; mũi tên chỉ hướng xâm lược của quân Nam Hán; mũi tên chỉ hướng tấn công của quân Dương Đình Nghệ - Tường thuật những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo?
  13. b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ - Năm 917 Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Bấy giờ ở Quảng Châu, có viên Tiết độ sứ là Lưu Ẩn, nhân nhà Đường đổ, đã chiếm thêm một số châu ở Hoa Nam, liên kết với nước Nam Chiếu (Vân Nam, Trung Quốc), dần dần trở nên cường thịnh. Năm 910, Lưu Ẩn chết, em là em là Lưu Nham lên thay. Năm 917, được sự ủng hộ của bọn quan lại nhà Đường cũ ở đây, Lưu Nham tự xưng là hoàng đế, thành lập nước Nam Hán.
  14. b. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, cũng cố nền tự chủ •Năm 930, vua Nam Hán mang quân sang nước ta bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mĩ và cai trị. •Năm 931: Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc chiếm thành Tống Bình xưng Tiết độ sứ. => Tiếp tục sự nghiệp củng cố nền tự chủ.
  15. TIẾT 32: BÀI 18 BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X 2. NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
  16. 2. NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNGNĂM 938 - Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây),Em có cóchí lớn,hiểu mưu biết lược. -gì Là vềmột Ngôtướng giỏi, Quyền có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất. - Là con rể của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử, trấn giữ Ái châu (Thanh Hóa).
  17. a. Kế hoạch đánh giặc.
  18. Kế hoạch đánh giặc. Xác định vị trí . Làm thế nào để bịt Ngô Quyền sẽ đầu sắt nhọn lên gỗ. đóng cọc trên Cọc sẽ được đóng lược đồ? xuống lòng sông bằng cách nào? . Khi thuỷ triều rút, bãi Làm thế nào để Ngô . .Ngô Ngô Quyền Quyền nhử nhử cọc nhô lên làm thế nào Quyền đóng cọc quânquân NamNam HánHán xuống sông mà quân mà Ngô Quyền dồn được vàovào bãibãi cọccọc bằngbằng quân địch vào bãi cọc và Nam Hán không biết cáchcách nào? nào? tiêu diệt họ ở đây? ?
  19. a. Kế hoạch đánh giặc. -Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La giết Kiều Công Tiễn và dự đoán đường đi của giặc, chủ động xây dựng kế hoạch đánh. -Chon địa điểm chiến đấu tại sông Bạch Đằng lợi dụng nước triều để xây dựng trận địa cọc ngầm. => Kế hoạch đánh giặc vừa chủ động, vừa độc đáo
  20. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền Độc đáo: biết lợi dụng thủy Chủ động: triều lên xuống. Bố trí trận đón đánh quân địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. xâm lược. Tập hợp 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
  21. 2. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng − Hãy trình bày ngắn gọn diễn biến trên sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ
  22. b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng
  23. b. Trừ ngoại xâm, dậy sóng Bạch Đằng *DIỄN BIẾN
  24. Năm 938, Ngô Quyền nhấn chìm hàng vạn quân Nam Hán dưới dòng nước sông Bạch Đằng.
  25. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938
  26. Cọc gỗ trong trận thủy chiến trên cửa sông Bạch Đằng năm 938 còn lưu giữ tại Bảo tàng của khu di tích Tràng Kênh
  27. *Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Tư liệu 2: Tư liệu 1: Tư liệu 2: Tiền Ngô Vương có thể lấy quân “Trận thắng lợi trên sông “Ngô Quyền trong thì giết được “ mới họp của nước Việt ta mà đánh Bạch Đằng là cơ sở sau này nghịch thần, báo thù cho chủ, tan được trăm vạn quân của Lưu cho việc thu phục lại quốc ngoài thì phá được cường địch, thống. Những chiến công các bảo toàn cho nước, thật là một Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn người trung nghĩa lưu danh không dám lại sang nữa. Có thể thiên cổ, mà cũng nhờ có tay nhờ vào uy thanh lẫm liệt để nói là một lần nổi giận mà yên Ngô Quyền, nước Nam ta mới lại ấy. Trận Bạch Đằng này là được dân, mưu giỏi mà đánh cũng cởi được ách Bắc thuộc hơn một vũ công cao cả, vang dội đến giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, nghìn năm, và mở đường cho chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nghìn thu, há chỉ lừng lẫy ở Đinh, Lê, Lý, Trần về sau này nhưng chính thống của nước Việt một thời bấy giờ thôi đâu” được tự chủ ở cõi Nam vậy”. ta, ngõ hầu đã nối lại được”. (Ngô Thì Sĩ, Đại Việt sử ký Trần Trọng Kim, Việt Nam sử Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn tiền biên, thế kỉ XVIII) lược thư
  28. 1. Vì sao nói trận Bạch Đằng 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ? 2. Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần 2 ?
  29. *Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Đây là một trong những trận thuỷ - Chấm dứt 1000 chiến lớn nhất - Ghi nhớ năm thời kỳ Bắc trong lịch sử công lao to thuộc mở ra kỉ chống ngoại xâm lớn của Ngô nguyên độc lập tự của dân tộc. Đánh chủ lâu dài cho dân bại âm mưu xâm Quyền. lược của nhà Nam tộc. Hán.
  30. *Đánh giá công lao của Ngô Quyền : • - Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. • - Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc. • - Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm. • - Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa. • - Tuy Ngô Quyền chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập. •
  31. Lăng Ngô Quyền (Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội)
  32. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hãy nối tên nhân vật với sự kiện lịch sử tương ứng
  33. Hãy chọn ý đúng nhất Câu 1: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất là A. Khúc Thừa Dụ. B. Khúc Hạo. C. Dương Đình Nghệ. D. Ngô Quyền. Câu 2: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã làm gì? A.Lên ngôi vua, xây dựng chế độ phong kiến. B. Tự xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. C. Lên ngôi hoàng đế, đem quân sang đánh nhà Hán. D. Tự mình sang chầu vua Nam Hán để xin thần phục.
  34. Câu 3: Đâu không phải là kế hoạch của Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán? A. Tìm hiểu chế độ thủy triều ở cửa sông Bạch Đằng. B. Chủ động đón đánh quân Nam Hán. C. Bố trí bãi cọc ngầm ở long sông Bạch Đằng. D. Cho con trai sang nhà Nam Hán làm con tin để cầu hòa. Câu 4:Trong chiến thắng Bạch Đằng, tính nhân dân thể hiện ở điểm nào? A. Thực hiện vườn không nhà trống. B. Trong một thời gian ngắn, một khối lượng lớn cây rừng được đem về đóng xuống lòng sông nhưng đối phương không hay biết. C. Thực hiện đánh nhanh thắng nhanh.
  35. Câu 5: Vì sao lại nói chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? A. Sử dụng chiến lược, chiến thuật đúng đắn. B. Khẳng định tinh thần chiến đấu ngoan cường của dân tộc. C. Trung Quốc không bao giờ dám đêm quân đánh nước ta một lần nữa. D. Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
  36. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Em hãy viết khoảng 7-10 câu giới thiệu về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu nhất và chia sẻ với bạn bè. Sưu tầm thêm thông tin, hình ảnh có liên quan đến một vấn đề mà em tâm đắc nhất của bài học từ sách, báo, internet và tập trình bày theo cách của mình.
  37. DẶN DÒ: - Học bài, trả lời các câu hỏi sgk - Chuẩn bị nội dung bài mới: Bài 19 Văn hóa Cham Pa. Cụ thể học sinh tìm hiểu về Thánh địa Mỹ Sơn theo Sơ đồ 5W1H theo các câu hỏi: −Tại sao Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng? −Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng khi nào? −Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng ở đâu? −Ai là người chủ trương xây dựng Thánh địa Mỹ Sơn? −Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng như thế nào? −Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng có ý nghĩa gì?