Bài giảng Lịch sử 6 - Tiết 35: Lịch sử địa phương

ppt 14 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 770
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 6 - Tiết 35: Lịch sử địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_6_tiet_35_lich_su_dia_phuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 6 - Tiết 35: Lịch sử địa phương

  1. Tiết 35: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Bài 1: Sơ lược về lịch sử hành chính và con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu I. Sơ lược về lịch sử hành chính:
  2. Bài 1: Sơ lược về lịch sử hành chính và con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu I. Sơ lược về lịch sử hành chính: - Bà Rịa - Vũng Tàu có : - + 2 Thành phố: Vũng Tàu và Bà Rịa. - + 1 Thị xã: Phú Mỹ + 5 Huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Côn Đảo, Xuyên Mộc.
  3. Tại sao vùng đất này tên Bà Rịa – Vũng Tàu? Tỉnh BRVT. Bản đồ vệ tinh của tỉnh BRVT.
  4. Theo tương truyền Bà Rịa là thứ dân, và cũng không ai biết bà họ gì, theo lời truyền ngôn và một ít tư liệu còn sót lại thì Bà Rịa là dân gốc Phú Yên. Năm 15 tuổi (1680) thời hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687), bà theo cha và đoàn lưu dân vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đầm thiêng, nước độc, nhiều thú dữ, địa hình phức tạp, bà đã cùng mọi người khai khẩn vùng Đồng Xoài (thành phố Bà Rịa ngày nay). Bà Rịa sống trải qua 5 đời chúa Nguyễn, hưởng thọ 94 tuổi, vì suốt đời không chồng, con nên sau khi bà mất, 300 mẫu ruộng do bà khẩn hoang được sung công điền và chia cho người nghèo. Nhớ công ơn bà, nhân dân lập mộ bia khắc dòng chữ : “Nguyễn Thị Rịa tiên nương”, dựng miếu thờ ở xã Tam An, huyện Long Đất (Nay là xã Tam Phước, huyện Long Điền).
  5. Về ý nghĩa tên gọi Vũng Tàu, Có ý kiến cho rằng vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàu bè đậu tránh gió trước khi vào Gia Định, nên được gọi là Vũng Tàu. Khi người Bồ Đào Nha đến đây, họ lại đặt tên cho nơi đây là Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS (có nghĩa là " Năm vết thương của Chúa Cứu Thế"). Sở dĩ gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ. Còn trong cuốn hải trình nổi tiếng Biển Phương Đông của một nhà hàng hải Pháp thì Vũng Tàu lại có tên là Cap Saint Jacques. Từ thời Việt Nam thuộc Pháp, Vũng Tàu còn được gọi là Ô Cấp hoặc Cấp - phiên âm của chữ Pháp Au Cap trong câu "Aller au cap"(đi ra đất mũi).
  6. Bài 1: Sơ lược về lịch sử hành chính và con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu I. Sơ lược về lịch sử hành chính: II. Dân cư: 1. Cư dân: - Những cư dân đầu tiên: Người Mạ, Xtiêng, Chơ-ro, Khơ-me - Đầu thế kỉ VII: người dân Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên), Quảng Nam, Quảng Ngãi di cư vào đây. - Cuối thế kỉ VII: Người Hoa - Trong thế kỉ XX: Đồng bào miền Bắc, miền Trung vào định cư, lập nghiệp.
  7. Bài 1: Sơ lược về lịch sử hành chính và con người tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu I. Sơ lược về lịch sử hành chính: II. Dân cư: 1. Cư dân: 2. Những tính cách riêng: - Cần cù trong lao động, anh dũng trong chiến đấu, thông minh, sáng tạo, đoàn kết. - Nếp sống giản dị, tính cách cương trực, bao dung, độ lượng, trọng nhân nghĩa, thủy chung.
  8. Làm sao để giới thiệu với du khách về vùng đất này nhỉ?
  9. Nhóm 2 – 6A2
  10. Mail: Trần Thị Minh Huyền
  11. Hoạt động luyện tập
  12. Hoạt động vận dụng Ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có những công trình nào mang tên các nhân vật lịch sử trong bài?