Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 1)

pptx 37 trang thienle22 4760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_7_xay_dung_gia_dinh_van_hoa_tiet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 1)

  1. CHÀO MỪNG QÚY THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ MÔN: GDCD LỚP: 7A4 Giáo viên: Lê Thị Huê Trường THCS Lương Ngọc Quyến
  2. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
  3. Câu 1: Nội dung bài hát nói về điều gì? Câu 2: Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát? Câu 3: Câu hát nào để lại ấn tượng sâu sắc trong em? Vì sao?
  4. I. Truyện đọc “Một gia đình văn hóa” II. Nội dung bài học 1. Khái niệm * Những tiêu chuẩn chính để xây dựng gia đình văn hóa
  5. THẢO LUẬN NHÓM Nhóm 1: Gia đình cô Hòa có mấy người? Thuộc gia đình mấy thế hệ? Trong gia đình cô Hòa mọi người cư xử với nhau như thế nào? Nhóm 2: Gia đình cô Hòa đối xử với bà con lối xóm như thế nào? Gia đình cô Hòa đã thực hiện nghĩa vụ công dân ra sao? Nhóm 3: Em nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa?
  6. Nhóm 1: Gia đình cô Hòa có mấy người? Thuộc mô hình gia đình như thế nào? Thực hiện kế hoạch hóa Gia đình cô Hòa có ba người: hai vợ chồng cô và gia đình bạn Tú, Thuộc mô hình gia đình nhỏ - hai thế hệ Trong gia đình cô mọi người cư xử với nhau như thế nào? Mọi người chia sẻ lẫn nhau, sống đầm ấm, Gia đình sống hòa vui vẻ, mọi người trong gia đình thương yêu thuận, hạnh phúc tiến nhau, cô chú là chiến sĩ thi đua, bạn Tú thì bộ chăm ngoan học giỏi Nhóm 2: Gia đình cô Hòa đối xử như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng? Gia đình cô Hòa luôn quan tâm giúp đỡ Đoàn kết xóm làng bà con lối xóm, ai ốm đau bệnh tật đều được cô chú tận tình giúp đỡ. Gia đình cô Hòa làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào? Gia đình cô Hòa gương mẫu đi đầu và Thực hiện tốt nghĩa vận động bà con thường xuyên làm vệ vụ công dân sinh môi trường và chống các tệ nạn xã hội.
  7. Nhóm 3: Em nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa? Gia đình cô Hòa là có nền nếp, một gia đình đầm ấm và hạnh phúc, mọi người trong gia đình yêu thương nhau, thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình (cô Hòa giỏi việc nước, đảm việc nhà, hai vợ chồng cô ngoài giờ làm việc ở cơ quan còn chăm lo tăng gia sản xuất cải thiện đời sống; bạn Tú ngoan ngoãn, chăm học chăm làm). Một gia đình gương mẫu đi đầu xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. => Gia đình cô Hòa đã đạt gia đình văn hóa. Bài học: Các thành viên trong gia đình phải làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội.
  8. SINH HOẠT LÀNH MẠNH
  9. SINH HOẠT THIẾU LÀNH MẠNH
  10. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình Gia đình sống hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ Những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa Đoàn kết xóm làng Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
  11. Thảo luận nhóm (2 phút) Hãy tìm những biểu hiện cụ thể của các tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Nhóm 1,2: Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Nhóm 3,4: Đoàn kết với xóm làng, cộng đồng. Nhóm 5,6: Thực hiện tốt trách nhiệm công dân
  12. Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ. - Ông bà, cha mẹ . Được quan tâm chăm sóc chu đáo. - Vợ chồng hoà thuận, bình đẳng, thuỷ chung. - Người lớn trong gia đình là gương tốt cho con cháu. - Con cháu chăm học, chăm làm, lễ phép hiếu thảo. - Mọi thành viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động,học tập. - Nếp sống thanh lịch, văn minh. - Cưới, giỗ tết, sinh nhật, mừng thọ theo đời sống mới. Kế hoạch hoá gia đình - Không đẻ sớm. - Không đẻ dầy. - Không sinh quá 2 con.
  13. Đoàn kết với cộng đồng: - Giúp đỡ xóm giềng trong khó khăn, hoạn nạn và phát triển kinh tế. - Không xâm phạm mọi quyền lợi của láng giềng về đời sống riêng, sự yên tĩnh, ổn định. - Không mâu thuẫn, gây lộn, đánh cãi nhau. - Thực hiện nghiêm túc các quy ước của cộng đồng.
  14. Trách nhiệm công dân - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân: quân sự, đóng thuế . - Không vi phạm tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông; mê tín dị đoán. - Không kinh doanh, lưu hành và sử dụng văn hoá phẩm có nội dung xấu, không lành mạnh. - Thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng. - Tích cực giữ gìn và cải tạo môi trường.
  15. Chấp hành luật lệ giao thông
  16. Những năm gần đây, thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” cũng như Đề án 2037 của UBND tỉnh Thái Nguyên, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chương trình, hành động thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở các huyện vùng cao như Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ Đây chính là việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” mà LLVT tỉnh đã làm được trong thời gian qua. Giúp nhân dân bản Lũng Luông, Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên làm đường nông thôn mới
  17. Ở địa phương em, tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hóa được qui định như thế nào?
  18. TIÊU CHUẨN VĂN HÓA Ở ĐỊA PHƯƠNG 1. Thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước quy định, quy ước của địa phương. 2. Có ý thức giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng cảnh quan môi trường, nếp sống văn hóa công cộng, không vi phạm an toàn giao thông. 3. Không sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. 4. Tham gia đầy đủ các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng . 5. Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng thương yêu giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan đối xử công bằng với các con. 6. Người lớn (ông, bà, cha, mẹ ,anh, chị) sống mẫu mực. 7. Con cháu hiếu thảo, chăm ngoan lễ phép, làm tròn bổn phận chăm sóc ông bà, bố mẹ và người thân trong gia đình. 8. Nhà cửa ngăn nắp. Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. 9. Đoàn kết tương thân tương ái, tích cực tham gia các phong trào thi đua, hoạt động văn hóa xã hội từ thiện nhân đạo của địa phương. 10. Kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm; có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. 11. Các thành viên trong gia đình đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác, học tập.
  19. Những gia đình đạt gia đình văn hóa năm 2017 ở tổ 28 Phường Quang Trung – TP Thái Nguyên Tổng số hộ gia đình có: 94 hộ Trong đó: - 92 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa năm 2017 - 02 gia đình không đạt gia đình văn hóa
  20. Ngày 21/2/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 49/CT-TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dưới đây là nội dung của Chỉ thị. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  21. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”
  22. Bài tập a: Nhận xét việc thực hiện những tiêu chuẩn gia đình văn hóa của gia đình em và bản thân em? Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã: - Các thành viên trong gia đình: + Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau; + Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình; + Biết kính trên nhường dưới; + Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư; + Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi. - Bản thân em: + Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em. + Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. + Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn. + Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
  23. Bài tập: b 1: Gia đình đông con 2: Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi. 3: Gia đình có hai con đều ngoan và chăm học. 4: Có phải gia đình giàu có bao giờ cũng hạnh phúc và tiến bộ. 1. Gia đình đông con: nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được. 2. Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: Đời sống vật chất có thể đầy đủ nhưng đời sống tinh thần không lành mạnh, con cái đua đòi ăn chơi, dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành nỗi bất hạnh cho gia đình, danh dự gia đình bị tổn hại. 3. Gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: Đây là loại gia đình văn hóa. Có thể đời sống vật chất đầy đủ hay còn khó khăn, nhưng con cái của gia đình có trách nhiệm và bổn phận với gia đình, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo. 4. Đúng khi con cái ngoan ngoãn, các thành viên trong gia đình yêu thương nhau.
  24. Chơi trò chơi ai nhanh hơn Luật chơi: Mỗi đội cử ra 5 thành viên tham gia có 6 biểu hiện của gia đình có nếp sống văn hóa và 6 biểu hiện của gia đình chưa có nếp sống văn hóa. Thời gian chơi: Trong vòng 3 phút, hai đội lần lượt lên dán các biểu hiện vào bông hoa tương ứng trên bảng phụ. Đội chiến thắng là đội dán cánh hoa vào bông hoa sắp xếp đúng và nhanh nhất. - Đội 1 bông hoa màu đỏ - Đội 2 bông hoa màu xanh
  25. Về nhà - Tìm hiểu về những tiêu chuẩn gia đình văn hoá cụ thể của địa phương Phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên - Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ về gia đình