Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Tiết 24: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2)

ppt 20 trang thienle22 5400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Tiết 24: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_7_tiet_24_bao_ve_moi_truong_va_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 7 - Tiết 24: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Em hãy nêu khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
  2. Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN( Tiết 2 I. TÌM HIỂU BÀI: II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Môi trường là gì? 2. Tài nguyên thiên nhiên là gì? 3. Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.Mọi hoạt động kinh tế khai tác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.
  3. 1 2 3 4 5 6
  4. 1 2 3 4 5 6
  5. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cạn kiệt TNTN ❖ Do các hoạt động của con người - Chặt phá, đốt rừng làm rẫy - Khai thác khoáng sản, tài nguyên bừa bãi. - Chất thải công nghiệp và sinh hoạt : rác thải, khí thải, nước thải ❖Do quá trình tự nhiên. - Động đất - Sóng thần - Lũ lụt
  6. 4.Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên a. Bảo vệ môi trường là giữ môi trường trong lành, sạch đẹp, cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường b. Bảo vệ TNTN là khai thác sử dụng hợp lý nguồn TNTN
  7. NHỮNG VIỆC LÀM GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
  8. Giờ Trái Đất: là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm (năm 2009 là 28 tháng 3). Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Giờ trái đất năm nay sẽ là ngày 26 tháng 3 năm 2011
  9. 5.Một số biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Trồng và chăm sóc cây xanh - Khai thác rừng kết hợp với trồng rừng - Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt bằng cách hủy diệt (nổ mìn, xung điện) , khai thác tài nguyên, khoáng sản trên cơ sở phải có phục hồi. - Không xả rác thải bừa bãi -Khí thải, nước thải phải qua xử lí mới được ra môi trường bên ngoài -Hưởng ứng tích cực ngày môi trường thế giới và ngày trái đất -Thực hiện đúng quy định của pháp luật -Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện -Nhắc nhở, báo công an đối với người làm ô nhiễm, phá hoại môi trường tài nguyên thiên nhiên
  10. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Điều 7( Luật bảo vệ môi trường 2005) Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. 2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. 6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
  11. Điều 7( Luật bảo vệ môi trường 2005) Những hành vi bị nghiêm cấm 7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người. 15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  12. Tình huống 1: Một lần dọn vườn Thủy thấy một con chuột chết trong góc vườn liền vứt ra đường vì nghĩ rằng: “Vứt ra đường cho đỡ thối nhà, với lại đằng nào cũng có lao công quét đường, đấy là việc của họ”. Em thấy việc làm của Thủy là đúng hay sai? Vì sao? Nếu là em em sẽ xử lí con chuột đó như thế nào? Tình huống 2: Có một số ý kiến cho rằng: Sử dụng bao bì ni lông để đựng các đồ vật thay cho rổ, rá là cách tốt nhất vì nó vừa rẻ, vừa thuận tiện. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến đó? Vì sao? Tình huống 3: Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước bể nhà Hải chảy tràn. Hạnh liền nhắc nhở bạn khóa vòi nước lại nhưng Hải bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ nó chảy. Tớ đang xem phim hay tuyệt”. Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?
  13. Bài tập c/46: Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa ba phương án. Theo em, nên chọn phương án nào? a. Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. b. Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn. c. Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng).
  14. Theo em trong các hành vi sau hành vi nào có ý thức bảo vệ môi trường, hành vi nào thiếu ý thức bảo vệ môi trường? 1. Làm vệ sinh nhà ở, lớp học. 2. Ăn quà xả rác xuống sân trường. 3. Vứt xác súc vật ra đường. 4. Chăm sóc và bảo vệ cây trong sân trường. 5. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông. 6. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở mọi nơi.
  15. TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1 T H I Ê N T A I 2 R Ừ N G 3 S Ô N G H Ồ 4 T H A N Đ Á 5 Đ Ộ N G V Ậ T 6 C Á 7 X Â Y D Ự N G 8 N H À M Á Y CâCâCâCâuCâCâCâuuuu Câ u2:u 3: 5: 1:4: 7:6: uCái Nơi Lũ Gấu,8: Loại Gạch,Đây gì lụt, Hệcung gọi hươu,khoánglà thốnghạncát, nguồn làcấp hán đáLánai xửnướcsản thường phôi thứcgọigọi lý được nướcngọtchung chung xanhăn dùng khaicon chủthải của làlà thácngườiyếu thườngtrongchủ đánh cho yếu tráicông đượccon bắtgì?ở đất? Quảng việc nhiềungươi? đặt gì?ở Ninh?nhất? đâu?
  16. “Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” Bác Hồ trồng và chăm sóc cây
  17. -Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống. -Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Vai trò Bảo vệ môi trường là giữ môi trường trong lành, sạch đẹp, cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường Bảo vệ TNTN là khai thác sử dụng hợp lý nguồn TNTN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức chung
  18. Xin chào và hẹn gặp lại