Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho giáo viên dạy giáo dục công dân trung học phổ thông

doc 310 trang thienle22 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho giáo viên dạy giáo dục công dân trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_kien_thuc_phap_luat_danh_cho_giao_vien_da.doc

Nội dung text: Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho giáo viên dạy giáo dục công dân trung học phổ thông

  1. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  2. Chuyên đề 1 3 PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN CỦA CÔNG DÂN3 I. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÔNG DÂN 3 II. QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÔNG DÂN 17 III. NGHĨA VỤ DÂN SỰ 33 Chuyên đề 2 48 PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG 48 CỦA CÔNG DÂN 48 I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG 48 II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN 53 III. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ MỘT SỐ LOẠI LAO ĐỘNG ĐẶC BIỆT 71 Chuyên đề 3 77 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 77 I. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ KINH TẾ 77 II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 79 Chuyên đề 4 108 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÃ HỘI 108 I. PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 108 II. PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI 129 IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÃ HỘI 136 Chuyên đề 5 138 PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC, AN NINH QUỐC GIA 138 I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUỐC PHÒNG, AN NINH 138 II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG 141 III. NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 149 IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ 160 2
  3. Chuyên đề 6 171 PHÁP LUẬT VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 171 I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 171 II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 176 III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ KHOÁNG SẢN 184 IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 188 V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 196 Chuyên đề 7 201 MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ, 201 AN TOÀN XÃ HỘI 201 I. PHÒNG, CHỐNG MA TÚY 201 II. PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM 217 III. THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 227 Chuyên đề 8 242 PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 242 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 242 II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 245 III. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 271 IV. QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 280 Chuyên đề 9 286 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 286 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TẬP 2) 286 I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 286 II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT DÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (TẬP 2) 301 3
  4. Chuyên đề 1 PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN CỦA CÔNG DÂN I. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÔNG DÂN Tài sản và quyền sở hữu được xem là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Chính vì vậy, Bộ luật dân sự của các quốc gia trên thế giới đều coi đây là chế định cơ bản cần tập trung quy định, làm cơ sở cho việc quy định các chế định khác như hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự. Ở Việt Nam, chế định tài sản và quyền sở hữu được quy định tại Phần thứ hai, Bộ luật dân sự năm 2005 (Sau đây gọi tắt là BLDS). 1. Khái niệm tài sản và quyền sở hữu Tài sản với tính cách là khách thể của quyền sở hữu được qui định tại Điều 163 BLDS bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. - Vật là loại tài sản nhiều nhất, phổ biến và thông dụng nhất trong đời sống con người. Vật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Là một bộ phận của thế giới vật chất; con người kiểm soát được và đáp ứng lợi ích cho con người. - Tiền là giá trị của hàng hoá được xác định bằng lượng lao động kết tinh để sản xuất ra hàng hoá đó. Tiền là thước đo giá trị chung, là giá trị đại diện cho giá trị thực của hàng hoá và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự. Với vai trò quan trọng như vậy, tiền được coi là một tài sản quý. Ngoài ra, tiền còn có một khía cạnh chính trị - pháp lý đặc biệt, thể hiện tư cách đại diện cho chủ quyền quốc gia. Nhà nước có quyền ấn định giá trị của tiền, phát hành tiền, quản lý việc lưu thông tiền Người có tiền (chủ sở hữu) khi sử dụng tiền phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Nhà nước. - Ngoài tiền có giá trị thanh toán, các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, séc, chứng chỉ tiền gửi được sử dụng tương đối rộng rãi, góp phần làm cho giao lưu dân sự trở nên đa dạng, sôi động và phong phú hơn. Những giấy tờ này quy định những khoản tiền cụ thể mà chủ thể được hưởng khi xuất trình trước một tổ chức có trách nhiệm (ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng ). - Quyền tài sản phải thoả mãn hai điều kiện là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Đây là những quyền gắn liền với tài sản 4
  5. mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có một tài sản. Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền sở hữu công nghiệp Khái niệm quyền sở hữu được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Theo nghĩa khách quan đó là toàn bộ các quy định của Nhà nước về vấn đề sở hữu. Còn theo nghĩa chủ quan đó là toàn bộ những hành vi mà chủ sở hữu được pháp luật cho phép thực hiện trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Ở góc độ chung nhất, quyền sở hữu được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng và các tài sản khác trong xã hội. 2. Các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu 2.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lí do BLDS quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định Điều 170 và cụ thể tại Mục 1 Chương XIV BLDS. Theo đó, quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: - Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Công dân đã bằng sức lao động của mình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc quá trình lao động để tạo ra các sản phẩm, các thành quả lao động thì họ hoàn toàn có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo ra bằng chính lao động của họ. - Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thường thì việc chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa các bên. Việc thoả thuận này của các bên có mục đích là chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay Đây là những cách thức thực hiện hành vi pháp lý phổ biến nhất làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể. Người được chuyển giao tài sản thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp thì có quyền sở 5
  6. hữu tài sản đó kể từ thời điểm nhận tài sản nếu giữa các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có qui định khác. - Thu hoa lợi, lợi tức. Hoa lợi là những vật mới thu được do sự phát triển hữu cơ của một vật mà có, như hoa quả của cây, sữa, trứng, con giống từ con mẹ Lợi tức là món lợi bằng tiền hoặc hiện vật mà chủ sở hữu thu được do việc cho người khác sử dụng tài sản hoặc thực hiện quyền dân sự đối với tài sản. Chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật, kể từ tời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. - Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến. Do có các sự kiện này mà tài sản của nhiều chủ sở hữu tạo thành vật mới. Vật mới có thể là chung hay riêng của từng sở hữu chủ được xác định theo các Điều 236, 237, 238 của BLDS. - Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu tài sản được thừa kế do người chết để lại. Đây là hình thức chuyển giao quyền sở hữu từ người chết (người để lại di sản) với người được thừa kế (người nhận di sản) theo quy định của pháp luật về thừa kế. Việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Phần thứ tư của BLDS (từ Điều 631 đến Điều 687). - Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. Việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp này được quy định tại các Điều 239, 240, 241, 242, 243, 244 của BLDS - Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước (Điều 247). - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Như vậy, những tài sản nào không được xác lập dựa trên một trong các căn cứ trên đây thì tài sản đó không được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của cá nhân và người chiếm hữu tài sản đó không được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản. 2.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu 6
  7. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lí do BLDS quy định mà thông qua đó làm chấm dứt quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định tại Điều 171 và cụ thể hóa tại Mục 2 Chương XIV BLDS. Theo đó, quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để lại thừa kế. Kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu chấm dứt (Điều 248). - Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây thiệt hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật (Điều 249). - Khi tài sản bị tiêu hủy thì quyền sở hữu của người có tài sản chấm dứt tại thời điểm tài sản bị tiêu hủy (Điều 252). - Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác. Thời điểm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu là thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó (Điều 251). - Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì lí do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật (Điều 253). - Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật (Điều 254). 7
  8. - Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định. Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản (trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước) (Điều 250); - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. 3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu 3.1. Các quyền của chủ sở hữu Theo quy định của BLDS, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản (Điều 164). a) Quyền chiếm hữu Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182 BLDS). Nắm giữ, quản lý tài sản là việc người chiếm hữu giữ vật trong phạm vi kiểm soát làm chủ và chi phối tài sản đó theo ý chí của mình, ví dụ: cất tiền vào túi, quần áo, trang sức để vào trong tủ. Có nhiều cách phân loại quyền chiếm hữu. Nếu dựa trên tính chất pháp lý của việc chiếm hữu có thể chia chiếm hữu thành chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. - Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là các trường hợp người chiếm hữu thực sự có quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định. Đó là hình thức chiếm hữu hợp pháp. Theo Điều 183 BLDS, sự chiếm hữu hợp pháp trước hết đó là sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu được pháp luật công nhận. Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu tài sản thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm; người phát hiện và giữ gia súc, 8
  9. gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, chiếm hữu của cơ quan, tổ chức theo chức năng và thẩm quyền có quyền thu giữ và chiếm hữu tài sản Đối với các trường hợp người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản hoặc được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, người chiếm hữu không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 185,186). Người chiếm hữu tài sản của người khác có căn cứ pháp luật chỉ thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời hạn do chủ sở hữu xác định. Nói cách khác, người không phải là chủ sở hữu thực hiện các quyền năng chủ yếu không mang tính độc lập Khoản 1 Điều 185) . BLDS cũng quy định trường hợp quyền chiếm hữu bị xâm phạm, người chiếm hữu tài sản của người khác nhưng có căn cứ pháp luật được pháp luật bảo vệ theo các quy định về bảo vệ quyền sở hữu (từ Điều 255 đến Điều 260). Lẽ dĩ nhiên, người này phải chứng minh được tính hợp pháp của việc chiếm hữu (Ví dụ như xuất trình hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng ủy quyền quản lý tài sản ) - Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được hiểu là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định của pháp luật. Theo BLDS, người chiếm hữu trong tình trạng chiếm hữu không dựa vào các trường hợp được liệt kê tại Điều 183 đều bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Thực chất, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là trường hợp một người thực hiện quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đối với một tài sản tức là xử sự như chính mình là chủ sở hữu trong khi thực chất chủ sở hữu đích thực của tài sản lại là người khác. Có hai trường hợp xảy ra đối với hình thức chiếm hữu này là: chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình. Một người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật một tài sản sẽ được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình nếu người đó không biết và không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật. Mặt khác, nếu người đó biết hoặc tuy không biết nhưng buộc phải biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật mà vẫn chiếm hữu sẽ bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình không được pháp luật bảo vệ và không được hưởng quy chế xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Trái lại, người chiếm hữu 9
  10. tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ trong nhiều trường hợp và được xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu. b) Quyền sử dụng BLDS quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”(Điều 192). Khai thác công dụng của tài sản được hiểu là việc dùng tài sản để phục vụ nhu cầu, sở thích của bản thân hoặc để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản. (Ví dụ: sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo nữ trang hay đồng hồ để làm đẹp ). Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (Ví dụ: trái cây, gia súc sinh con, gia cầm đẻ trứng ) hoặc thu các khoản lợi từ việc khai thác tài sản (Ví dụ: tiền cho thuê nhà, lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay ) Việc sử dụng các tài sản là vật tiêu hao, đặc biệt là các vật tiêu hao hết sau một lần sử dụng (Ví dụ: như việc sử dụng thức ăn, đồ uống, tiêu tiền ) cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu sử dụng quyền định đoạt đối với tài sản. Như vậy, sử dụng tài sản là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu hoàn toàn có toàn quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình; sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng tài sản phải trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Thông thường, chủ sở hữu là người có quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên pháp luật cũng ghi nhận ba trường hợp sau đây người không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản: Thứ nhất, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng tài sản thông qua hợp đồng. Trong trường hợp này, người sử dụng được quyền khai thác tài sản theo cách thức và thời hạn đã được thoả thuận với chủ sở hữu. Thứ hai, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Vì vậy, người này chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm họ biết 10
  11. hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật (Khoản 2 Điều 194 BLDS ). Thứ ba, cơ quan hay tổ chức nào đó cũng có quyền sử dụng tài sản của người khác trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng tài sản trong tình thế cấp thiết phù hợp với qui định của pháp luật. c) Quyền định đoạt BLDS quy định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản” (Điều 195 ). Việc định đoạt tài sản có thể định đoạt số phận thực tế của các vật, làm chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản, như huỷ bỏ, tiêu dùng hết hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật, hoặc bằng hành vi pháp lý (bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, góp vốn vào công ty ). Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (Ví dụ như: việc trưng mua, trưng thu tài sản theo quyết định của Nhà nước). Việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó. Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay số phận pháp lý đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định, cụ thể là: - Khi tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua; - Trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua một tài sản theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các tổ chức, cá nhân đó. Ví dụ như hành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngoài nếu các thành viên khác của công ty không mua hoặc mua không hết (Điều 43 Luật Doanh nghiệp); - Khi chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì bên thuê được quyền ưu tiên mua trước (Điều 94 Luật nhà ở năm 2005) . 11
  12. - Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Ví dụ: Theo Điều 450 của BLDS, hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, nếu A bán nhà cho B nhưng hợp đồng không được công chứng thì hợp đồng này có nguy cơ bị xem là vô hiệu (Điều 122, 124 và 127 BLDS). Trong một số trường hợp một chủ thể tuy không phải là chủ sở hữu, cũng không được chủ sở hữu uỷ quyền, nhưng theo qui định của pháp luật những người có thẩm quyền vẫn có quyền định đoạt tài sản. Ví dụ như: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản theo qui định của pháp luật; hiệu cầm đồ được quyền bán tài sản, nếu hết thời hạn đã thoả thuận mà người vay không trả được tiền vay 3.2. Một số nghĩa vụ của chủ sở hữu Bên cạnh việc hưởng các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản, pháp luật cũng quy định chủ sở hữu phải có các nghĩa vụ sau đây: a) Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra. Ví dụ: Khi hỏa hoạn có nguy cơ lan rộng các chủ thể phải áp dụng biện pháp dỡ bỏ một số nhà liền kề để ngăn chặn hậu quả hỏa hoạn. Trong trường hợp này chủ sở hữu không được cản trở người gây thiệt hại nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra. b) Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường BLDS đã quy định chủ sở hữu phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, theo đó: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục 12
  13. hậu quả và bồi thường thiệt hại”(Điều 263). Đây là nghĩa vụ bắt buộc của chủ sở hữu bởi lẽ vấn đề bảo vệ môi trường đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của hầu hết các quốc gia và là vấn đề mang tính toàn cầu. Đồng thời cũng là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. c) Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội: Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ sở hữu phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. d) Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản Do sống trong xã hội và cộng đồng nên trong quá trình thực hiện quyền của mình, các chủ thể cũng phải tôn trọng quyền của chủ thể khác. BLDS quy định: Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung giữa các bất động sản, không được lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách. Ranh giới này được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quyết định của Tòa án, theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. Theo Khoản 2 Điều 265 BLDS, người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định. Nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác. đ) Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, đảm bảo an toàn đối với công trình xây dựng liền kề Khi xây dựng các công trình trên đất mà chủ sở hữu có quyền sử dụng thì chủ sở hữu công trình phải có nghĩa vụ tôn tọng quy tắc xây dựng và phải bảo đảm an toàn đối với các công trình xây dựng liền kề. Chủ sở hữu công trình 13
  14. không được xây dựng vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng đã quy định; phải đào móng, xây cách mốc giới chung một khoảng cách nhất định và không được xâm phạm, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. Chủ sở hữu bất động sản liền kề và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu chủ sở hữu công trình ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa, dỡ bỏ hoặc phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục nếu có nguy cơ xảy ra sự cố nhằm đảm bảo an toàn chung cho những người xung quanh. Nếu để xảy ra thiệt hại thì chủ sở hữu công trình phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. e) Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa, nước thải Trong quá trình sinh sống để không làm ảnh hưởng đến những chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh, chủ sở hữu nhà có nghĩa vụ trong việc thoát nước mưa, nước thải. Đối với nước mưa, chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Đối với nước thải, chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường. 4. Bảo vệ quyền sở hữu Quyền sở hữu của công dân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này hành xử quyền của mình. Pháp luật quy định chủ sở hữu bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình bằng các biện pháp sau đây: 4.1. Chủ sở hữu tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp Theo BLDS, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật (Điều 169). Như 14
  15. vậy, chủ sở hữu thực hiện quyền tự bảo vệ quyền sở hữu của mình bằng các biện pháp sau đây: - Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật. Ví dụ: chủ sở hữu nhà ở xây tường bao xung quanh nhà để bảo vệ nhà của mình khỏi bị xâm phạm từ bên ngoài, chủ vườn cây, ao cá rào vườn và thuê người bảo vệ, trông nom vườn cây của nhà mình Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với tài sản của chủ sỡ hữu tài sản không phải là tuyệt đối mà phải trong giới hạn pháp luật cho phép, không được xâm phạm đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Các hành vi tự bảo vệ quyền sở hữu như: giăng dây điện quanh ao cá, vườn cây để chống trộm, làm hố chông quanh gốc cây ăn quả dẫn đến việc làm người khác bị thương hoặc bị chết đều bị coi là hành vi trái pháp luật, phải bồi thường thiệt hại và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. - Chủ sở hữu có quyền yêu cầu ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật xâm phạm đến việc thực hiện quyền sở hữu hợp pháp. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản để thỏa mãn nhu cầu của mình trong lao động, sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nhận thấy chủ thể khác có hành vi cản trở, xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm đến việc thực hiện quyền họ chấm dứt các hành vi đó. Biện pháp tự bảo vệ trong trường hợp này tạo khả năng bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu một cách nhanh chóng, kịp thời, nhiều trường hợp có thể tránh được thiệt hại xảy ra. Ví dụ: Ông A xây nhà, vật liệu xây dựng nhà thường xuyên rơi xuống nóc nhà của ông B gây hư hỏng mái nhà. Ông B có quyền yêu cầu ông A bằng các biện pháp cần thiết để không xảy ra tình trạng trên. - Chủ sở hữu được quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. 15
  16. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tài sản rời khỏi sự nắm giữ, quản lý của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp và đến tay người khác ngoài sự kiểm soát của họ. Vì vậy, để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tài sản của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền truy tìm tài sản của mình. Truy tìm tài sản là hình thức đầu tiên để bảo vệ quyền sở hữu, cũng là cơ sở để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện được việc tự đòi lại tài sản hoặc kiện đòi lại tài sản. Theo BLDS, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó (Điều 265). Để thực hiện được quyền này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải tự chứng minh quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình, chứng minh tài sản đang do người khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và phải xác định tài sản đó nằm trong sự chiếm hữu không có căn cứ pháp luật của ai. - Chủ sở hữu yêu cầu bồi thường thiệt hại Đây là biện pháp tự bảo vệ được áp dụng khi hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu gây ra thiệt hại về tài sản. Yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể là yêu cầu độc lập hoặc kết hợp với yêu cầu đòi lại tài sản. Trong trường hợp không thể đòi lại tài sản, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể yêu cầu người có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản phải bồi thường. Ở ví dụ trên, ông A đã gây thiệt hại về tài sản đối với ông B. Ông B có quyền yêu cầu ông A bồi thường đối với phần mái nhà bị hư hỏng và ông A có nghĩa vụ phải trả khoản tiền bồi thường để ông B sửa phần mái nhà để hư hỏng đó. Trong việc bảo vệ quyền sở hữu, vai trò tự bảo vệ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp rất quan trọng. Tự bảo vệ vừa là quyền vừa là trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc bảo vệ quyền sở hữu. Biện pháp tự bảo vệ góp phần giảm thiểu các tranh chấp tại Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền, giúp giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí. 4.2. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể tự mình bảo vệ quyền sở hữu khi có sự xâm hại, thì họ có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ 16
  17. chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong trường hợp này bao gồm: a)Kiện đòi tài sản Kiện đòi tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp trả lại tài sản cho mình. Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó (Điều 256). Tuy nhiên, đối với những tài sản được chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai và đã được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì không áp dụng việc đòi lại tài sản. b) Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp Như đã phân tích ở trên, khi một người nào đó có hành vi trái pháp luật cản trở việc thực hiện quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người này chấm dứt hành vi đó. Nếu biện pháp tự yêu cầu của chủ thể không đạt hiệu quả và bên xâm phạm không tự nguyện, thiện chí chấm dứt hành vi xâm phạm, khắc phục hậu quả đã gây ra thì pháp luật cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết. Khi đó, các cơ quan này sẽ sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người có hành vi vi phạm xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của người khác phải chấm dứt hành vi vi phạm. Mục đích của phương thức này là nhằm đảm bảo để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường. c) Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Theo BLDS, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại (Điều 260). Kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải bồi thường thiệt hại cho mình. 17
  18. Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới tài sản của người khác thì chủ sở hữu của tài sản có quyền khởi kiện tới Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không thể kiện đòi lại tài sản do tài sản đã bị hư hỏng hoặc đang nằm trong sự chiếm hữu của chủ thể khác không xác định hoặc người chiếm hữu tài sản đó là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và không phải trả lại tài sản. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đặt ra trong các trường hợp sau đây: - Người chiếm hữu hợp pháp bán tài sản cho người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu được yêu cầu người chiếm hữu hợp pháp bồi thường giá trị tài sản. Ví dụ: A cho B mượn một chiếc điện thoại di động. B bán chiếc điện thoại này cho C (C không biết chiếc điện thoại là của A) thì A có thể kiện B đòi bồi thường thiệt hại. - Người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản đã bị tiêu hủy Trong trường hợp này, chủ sở hữu không thể lấy lại được tài sản của mình và pháp luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại. Nghĩa là, chủ sở hữu có quyền kiện đòi người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp tài sản của mình phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra cho chủ sở hữu. Khi đó, người chiếm hữu phải thanh toán cho chủ sở hữu giá trị của tài sản bằng một số tiền nhất định, người gây thiệt hại còn phải bồi thường hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản. II. QUYỀN THỪA KẾ CỦA CÔNG DÂN 1. Một số quy định chung về thừa kế 1.1. Khái niệm quyền thừa kế Thừa kế là việc người đang còn sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Việc thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản chết hoặc Tòa án xác định là đã chết. Theo quy định của pháp luật dân sự, quyền thừa kế của cá nhân là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước bảo hộ. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. 18
  19. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. 1.2. Người để lại di sản thừa kế Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào (thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi ). Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở Khi còn sống họ có quyền đưa các loại tài sản này vào lưu thông dân sự hoặc lập di chúc cho người khác hưởng tài sản của mình sau khi chết, tài sản này sẽ được chia theo quy định của pháp luật. 1.3. Người thừa kế Người thừa kế là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo BLDS,“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” (Điều 635). Người thừa kế bao gồm: - Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người ó quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. - Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc Nhà nước. Những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, cụ thể như sau: - Về nghĩa vụ: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lí di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế. Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: Ông S chết để lại di sản thừa kế cho các con là E và F số tiền 200 triệu đồng. Tuy nhiên, trước khi chết, 19
  20. ông S có một khoản nợ với ngân hàng Z 300 triệu đồng và đã đến hạn trả nợ. Trong trường hợp này, E và F phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ giữa ông S và ngân hàng Z tương ứng với phần tài sản mà họ đã nhận (mỗi người 100 triệu đồng). - Về quyền: Theo nguyên tắc chung mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Ví dụ: Anh K đang vay của bà X một khoản tiền. Anh viện cớ không có tài sản để trả nợ cho bà X. Tuy nhiên, khi bố anh mất có để lại cho anh một mảnh đất, anh K lại từ chối quyền hưởng di sản thừa kế này. Trong trường hợp này, pháp luật không cho phép anh K từ chối hưởng di sản thừa kế vì việc từ chối của anh K nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với bà X. 1.4. Di sản thừa kế Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 634 BLDS quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết và các quyền về tài sản của người đó. Di sản thừa kế bao gồm: - Những tài sản bằng hiện vật (quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến, đồ trang sức ); tiền; giấy tờ trị giá được bằng tiền (cổ phiếu, trái phiếu ) thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản trước khi chết. - Các quyền tài sản mà pháp luật cho phép để thừa kế như: quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sử dụng mặt nước, quyền sử dụng rừng, quyền khai thác tài nguyên khoáng sản - Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như nhà ở, xe máy, quyền sử dụng đất , để được coi là di sản, người để lại di sản phải có các giấy tờ đăng ký chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình. - Các quyền tài sản khác phát sinh từ quan hệ hợp đồng hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống. Ví dụ: Quyền đòi nợ về những món tiền mà người chết đã cho vay khi còn sống, quyền đòi tiền làm thuê chưa trả hết cho 20
  21. người chết khi còn sống, quyền đòi bồi thường thiệt hại do việc người chết đã gây thiệt hại khi còn sống - Di sản còn bao gồm tài sản phát sinh sau khi người để lại di sản chết. Ví dụ như tiền bảo hiểm nhân thọ. Di sản không bao gồm những quyền tài sản gắn với nhân thân người để lại tài sản như lương hưu, trợ cấp Những quyền tài sản này chấm dứt khi người để lại di sản chết và không chuyển cho người thừa kế. Những tiền lương hưu, trợ cấp đã được cấp khi còn sống nhưng chưa lãnh đến thời điểm người để lại di sản chết vẫn được gộp vào khối di sản. Đối với phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác được xác định như sau: - Trong trường hợp, tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (Ví dụ: Góp vốn để cùng sản xuất kinh doanh), nếu một trong đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. - Tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Vợ, chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ, chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Vì vậy, khi một bên chết trước, một nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế. 1.5. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế. Theo quy định của BLDS, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người đó, nếu không xác định được ngày chết thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật (Khoản 1 Điều 633). 21
  22. Việc xác định thời điểm mở thừa kế là rất quan trọng vì kể từ thời điểm đó, không chỉ xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế (gồm những gì và đến khi chia tài sản thì còn bao nhiêu) mà còn xác định phạm vi người thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế của người chết. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. - Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản (Khoản 2 Điều 633 BLDS). Như vậy, địa điểm mở thừa kế được xác định thông qua một trong hai căn cứ sau đây: + Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản Đối với người chỉ sống và làm việc ở một nơi cố định thì địa điểm mở thừa kế là nơi người đó chết. Nếu một người đã đăng ký hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng tạm trú ở nhiều nơi khác nhau và chết ở nơi đang tạm trú thì địa điểm mở thừa kế được xác định tại nơi có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp, một người không có hộ khẩu thường trú ở nơi nào cả và họ có nhiều nơi tạm trú khác nhau thì địa điểm mở thời kế được xác định tại nơi họ tạm trú cuối cùng. + Nơi có tài sản của người chết Chỉ áp dụng căn cứ này để xác định địa điểm mở thừa kế với những người mà khi họ chết không thể xác định được nơi cư trú cuối cùng của họ là ở đâu. Vì vậy, trong những trường hợp này, nơi nào có tài sản của họ thì nơi đó là địa điểm mở thừa kế. Nếu người chết để lại tài sản ở nhiều nơi khác nhau, thì địa điểm mở thừa kế của người đó được xác định tại nơi mà họ để lại phần lớn tài sản của mình. Việc xác định thừa kế xảy ra ở nơi nào là cơ sở để xem xét cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký thủ tục từ chối nhận di sản (Khoản 2 Điều 645 BLDS), cơ quan nào có thẩm quyền quản lý di sản thừa kế trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý, đồng thời để xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ thừa kế đó khi có tranh chấp. 22
  23. 1.6. Người quản lí di sản Người quản lí di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Việc chia di sản thừa kế thường được tiến hành sau một thời gian kể từ ngày người để lại di sản chết. Vì vậy, việc có người quản lí di sản để hạn chế tài sản bị mất mát, hư hỏng là cần thiết. Khi lập di chúc người có tài sản có quyền chỉ định người quản lí di sản. Trong trường hợp người có tài sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không chỉ định người quản lí di sản thì những người thừa kế cử ra người để quản lí di sản thừa kế. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lí di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lí thì người đang chiếm hữu, sử dụng quản lí di sản tiếp tục quản lí di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lí di sản. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lí thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí. 1.7. Người không được quyền hưởng di sản Trong quan hệ thừa kế, những người là bố, mẹ, vợ, chồng, con của người chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc là những người được hưởng di sản của người đã chết. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp họ đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam, xâm phạm đến danh dự, uy tín, tính mạng, sức khỏe của bố, mẹ, anh, em, vợ, chồng Người có những hành vi như vậy không xứng đáng được hưởng di sản của người để lại thừa kế. Theo quy định của BLDS những người sau đây không được quyền hưởng di sản: - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; 23
  24. - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định đoạt của người có di sản, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. (Khoản 1 Điều 643) 1.8. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm (Thừa kế thế vị) Trên thực tế có nhiều trường hợp nhiều người chết trong cùng một thời điểm không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau. Vì vậy, pháp luật buộc phải suy đoán là họ chết cùng một thời điểm. Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà chết cùng một thời điểm hoặc được coi là chết cùng một thời điểm do không xác định được ai chết trước, ai chết sau thì họ sẽ không được thừa kế của nhau. Di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ. Pháp luật quy định như vậy để việc chia thừa kế được tiến hành bình thường, không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác. Theo quy định của BLDS, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 677). Ví dụ: ông A có vợ là bà B và một con trai là anh C, anh C có con là H. Ông A có một khối tài sản giá trị 300 triệu đồng. Ông A và anh C chết cùng một thời điểm trong một tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, những người thừa kế theo pháp luật của ông A là bà B và anh C . Tuy nhiên, ông A và anh C chết cùng một thời điểm, do vậy, cháu H sẽ được hưởng phần di sản mà anh C được hưởng nếu còn sống tương ứng với 150 triệu đồng. 1.9. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Theo quy định của BLDS, việc khởi kiện của những người thừa kế chỉ được thực hiện trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế để yêu cầu 24
  25. Tòa án chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác (Điều 645). Đối với những chủ nợ của người để lại di sản có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 2. Thừa kế theo di chúc 2.1. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. 2.2. Người lập di chúc Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Người lập di chúc phải là người đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi và phải minh mẫn, sáng suốt vào thời điểm lập di chúc. Những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám muốn lập di chúc phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Đó có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định theo pháp luật hoặc cũng có thể là Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật không được hưởng di sản thừa kế của mình mà không nhất thiết phải nêu lí do. - Người lập di chúc có quyền phân chia di sản của mình cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau và không cần phải nêu lí do. Nếu không phân định di sản trong di chúc thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 25
  26. - Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế trong phạm vi di sản (Ví dụ: Giao cho người thừa kế phải trả một món nợ mà người để lại di sản chưa trả, nuôi dưỡng một người tàn tật ). - Người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. - Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc bất cứ lúc nào. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực như nhau, nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Nếu người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. 2.3. Người thừa kế theo di chúc Người thừa kế theo di chúc là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước. Tuy nhiên, người thừa kế theo di chúc cũng cần phải đáp ứng những điều kiện của người thừa kế nói chung theo quy định tại Điều 635 BLDS. 2.4. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Bên cạnh việc quy định người để lại di sản có quyền lập di chúc định đoạt tài sản cho những ai sau khi mình chết, người để lại di sản còn phải làm tròn bổn phận của mình đối với gia đình. Giữa các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau. Sự nuôi dưỡng đó không chỉ được người có nghĩa vụ trực tiếp thực hiện khi còn sống mà còn được thể hiện thông qua việc để lại di sản sau khi chết. Để bảo vệ lợi ích của một số người trong diện thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Điều 669 BLDS quy định những trường hợp mặc dù không được chỉ định cho hưởng quyền thừa kế trong di chúc nhưng vẫn được thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đó là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản. Trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần 26
  27. ba suất đó, trừ khi họ từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản như đã trình bày ở trên. Ví dụ: Ông A có khối tài sản giá trị 360 triệu đồng. Ông có vợ là bà B và ba con là C (22 tuổi, có khả năng lao động), D (20 tuổi, có khả năng lao động), E (15 tuổi). Ông A có lập di chúc để lại cho C và D mỗi người ½ di sản và truất quyền thừa kế của bà B và E. Trong trường hợp này, khi ông A chết, di sản của ông A sẽ được chia như sau: Những người thừa kế theo pháp luật của ông A là B, C, D, E, trong đó bà B (vợ ông A) và E (con chưa thành niên của ông A) là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo Điều 669 BLDS, bà B và E được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật tương đương với 60 triệu đồng (400/4 x 2/3). Số di sản còn lại: 360 – 120 = 240 triệu đồng sẽ được chia đều cho C và D (mỗi người 120 triệu đồng). 2.5. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc. Do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Theo quy định của BLDS các điều kiện có hiệu lực của một di chúc bao gồm: - Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể. Theo đó, người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. - Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. - Nội dung của di chúc không trái pháp luật và đạo đức xã hội. - Hình thức của di chúc không được trái quy định của pháp luật. Pháp luật có quy định hai loại hình thức của di chúc: + Di chúc miệng là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Di chúc miệng chỉ được công nhận khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác 27
  28. không thể lập di chúc bằng văn bàn. Người lập di chúc phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong vòng 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ. + Di chúc bằng văn bản: Gồm có di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng và các di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc công chứng, chứng thực. Trong thực tế, có nhiều trường hợp do người lập di chúc không am hiểu pháp luật, hoặc có nhiều lí do khác nhau mà họ không thể đến tổ chức hành nghề công chứng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để làm thủ tục chứng nhận di chúc. Do đó, pháp luật vẫn công nhận di chúc không có chứng nhận, chứng thực là di chúc hợp pháp nếu người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép, nội dung không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 2.6. Thời điểm có hiệu lực của di chúc BLDS quy định di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế (Điều 667). Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: - Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; - Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. - Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. 28
  29. Ngoài ra, di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Nếu một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc chung thì sau khi hai vợ, chồng đều chết thì di chúc chung mới có hiệu lực. Pháp luật quy định như vậy sẽ đảm bảo cho vợ hoặc chồng còn sống tiếp tục khai thác quản lí tài sản chung hiệu quả. 3. Thừa kế theo pháp luật 3.1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.1 Cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản của mình, sau khi chết số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng với người đã chết. 3.2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật Theo quy định tại Điều 675 BLDS, thừa kế theo pháp luật áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 1 Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.340 29
  30. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. 3.3. Diện và hàng thừa kế Diện những người thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 BLDS thì phạm vi trên được xác định như sau: - Người có quan hệ hôn nhân với người đã chết: Là quan hệ vợ chồng được xác lập thông qua việc kết hôn. Đây là sự kiện làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được pháp luật xác định và bảo vệ. Theo mối quan hệ này thì người thừa kế theo pháp luật của người chết là vợ hoặc chồng của người đó. - Người có quan hệ nuôi dưỡng với người đã chết: Được xác lập thông qua việc nhận nuôi con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. - Người có quan hệ huyết thống với người chết. Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc bàng hệ được xác định thông qua sự kiện sinh đẻ. Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định từ quan hệ huyết thống bao gồm: + Huyết thống trực hệ: Các cụ, ông, bà, cha đẻ, mẹ đẻ của người chết; cháu là người thừa kế của ông, bà; chắt là người thừa kế của các cụ . + Huyết thống bàng hệ: Anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là cô, dì, chú, bác, cậu ruột. 30
  31. Diện những người thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 3.4. Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế Thừa kế theo pháp luật được phân chia theo nguyên tắc sau: - Di sản thừa kế chỉ được chia cho một hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên: hàng thứ nhất, hàng thứ hai, hàng thứ ba. Nếu ở hàng thừa kế thứ nhất mà không có người thừa kế thì tính đến hàng thừa kế thứ hai. Nếu ở hàng thừa kế thứ hai mà vẫn không có người thừa kế thì tính đến hàng thừa kế thứ ba. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 3.5. Thanh toán và phân chia di sản a) Họp mặt những người thừa kế Trước khi phân chia di sản, những người thừa kế cần họp mặt để cùng nhau bàn bạc thỏa thuận và thống nhất những vấn đề liên quan đến việc quản lý và phân chia di sản. Việc thỏa thuận này được quyết định theo đa số. Mục đích của họp mặt những người thừa kế nhằm tăng cường sự đoàn kết nhất trí của những người thừa kế trong việc cùng nhau hưởng di sản, khuyến khích họ tự giải quyết phân chia di sản một cách hòa thuận, giảm bớt những tranh chấp không đáng có trong thực tế. Việc họp mặt những người thừa kế được BLDS quy định tại Điều 681. Tuy nhiên, có phải họp mặt để bàn bạc về những vấn đề nói trên hay không hoàn toàn do những người thừa kế quyết định. Họ có thể họp mặt nếu xét thấy cần 31
  32. thiết. Tuy nhiên, khi đã họp mặt thì những kết quả đã thỏa thuận được phải ghi cụ thể trong một số văn bản như: Biên bản họp mặt những người thừa kế. Đây là bằng cứ pháp lý dự phòng cho những trường hợp tranh chấp về sau này. Vì vậy, trong văn bản phải có đầy đủ chữ ký của tất cả những người thừa kế. Đối với những người thừa kế không có hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thay mặt cho họ ký vào văn bản đó. Trong cuộc họp mặt, những người thừa kế cần phải thỏa thuận với nhau về những vấn đề gì, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây: - Nếu người để lại di sản đã chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt chỉ cần thỏa thuận về cách thức phân chia và hưởng di sản thừa kế. - Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý, người phân chia di sản thì cuộc họp mặt cần thỏa thuận cử người quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được phân chia nhằm tránh hư hỏng mất mát hoặc phân tán di sản thừa kế. Trong cuộc họp mặt này những người thừa kế có thể cử luôn người phân chia di sản và cách thức phân chia nhưng cũng có thể chưa cần bàn đến nội dung này nếu họ xác định đến lúc phân chia di sản sẽ có một cuộc họp mặt tiếp theo. - Về nguyên tắc, nếu có người quản lý, người phân chia di sản thì những người thừa kế phải cùng nhau thỏa thuận để xác định với người đó về quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên nếu không xác định thì quyền và nghĩa vụ của những người đó được xác định và thực hiện theo quy định tại các Điều 639, 640 và Điều 682 BLDS. b) Thanh toán di sản thừa kế Trước khi di sản được phân chia cho những người thừa kế phải dùng di sản đó để thanh toán các nghĩa vụ về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự ưu tiên đã được quy định tại điều 683 của BLDS như sau: - Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: - Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; - Tiền cấp dưỡng còn thiếu; - Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; - Tiền công lao động; 32
  33. - Tiền bồi thường thiệt hại; - Thuế và các món nợ khác đối với Nhà nước; - Tiền phạt; - Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác; - Chi phí cho việc bảo quản di sản; - Các chi phí khác. c) Phân chia di sản thừa kế Di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. + Phân chia di sản theo di chúc Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế, thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật, thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác, thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản, thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản. - Phân chia di sản theo pháp luật Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra, thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra sẽ được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra, thì những người thừa kế khác được hưởng. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật, thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được, thì hiện vật được bán để chia. 33
  34. d) Hạn chế phân chia di sản - Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định, thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. - Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế. - Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. III. NGHĨA VỤ DÂN SỰ 1. Khái niệm, đối tượng của nghĩa vụ dân sự Theo quy định tại Điều 280 BLDS, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền) (Điều 280). Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. BLDS quy định đối tượng dân sự phải được xác định cụ thể. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự (Điều 282). 34
  35. 2. Căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ dân sự Căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ được hiểu là những sự kiện pháp lý do pháp luật quy định mà khi xuất hiện sự kiện đó thì nghĩa vụ dân sự phát sinh và chấm dứt. 2.1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự Theo quy định của BLDS thì nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây: a) Hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ phổ biến nhất làm phát sinh nghĩa vụ giữa các chủ thể. BLDS quy định hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388). Sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng do pháp luật quy định. Hợp đồng hợp pháp làm phát sinh hiệu lực pháp lý đối với các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, là căn cứ để xác định nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ hợp đồng đó. Ví dụ: A bán cho B một chiếc xe máy (hợp đồng mua bán), hợp đồng này giữa A và B có hiệu lực sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự. A có nghĩa vụ giao xe cho B, B có nghĩa vụ trả tiền cho A. b) Hành vi pháp lý đơn phương Hành vi pháp lý đơn phương là tuyên bố ý chí công khai của một chủ thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: Lập di chúc, tuyên bố hứa thưởng Nếu hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự thì hành vi pháp lý đơn phương chỉ là sự tuyên bố ý chí của một bên chủ thể nên việc xác lập, chấm dứt nghĩa vụ dân sự phụ thuộc vào ý chí của chính chủ thể đó. Tuy nhiên, tương tự như hợp đồng dân sự thì hành vi pháp lý đơn phương cũng chỉ được coi là căn cứ phát sinh nghĩa vụ nếu hành vi pháp lý đơn phương đó thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định. c) Thực hiện công việc không có ủy quyền Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì 35
  36. lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối (Điều 594 BLDS). Thực hiện công việc không có ủy quyền sẽ được coi là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, theo đó người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc đó một cách tốt nhất, vì lợi ích của người có công việc được thực hiện và người có công việc được thực hiện phải thực hiện việc tiếp nhận công việc, thanh toán chi phí mà người thực hiện công việc đã bỏ ra để thực hiện công việc đó. d) Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Khi một người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Theo đó, người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ phải hoàn trả tài sản mà mình chiếm hữu, sử dụng, được lợi cho chủ sở hữu. Ngoài nghĩa vụ hoàn trả tài sản, người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản còn phải hoàn trả cả hoa lợi, lợi tức và phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra. đ) Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật Khi một người thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi gây thiệt hại sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Theo đó, người gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) sẽ phải bồi thường thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại (người có quyền). e) Những căn cứ khác do pháp luật quy định Ngoài những căn cứ nêu trên, nghĩa vụ dân sự còn có thể phát sinh từ các căn cứ khác do pháp luật quy định. Các căn cứ này thông thường là bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ thể nào đó thực hiện nghĩa vụ dân sự. 2.2. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ dân sự là một hiện tượng phát sinh theo ý chí của chủ thể tham gia nghĩa vụ dân sự hoặc theo ý chí của Nhà nước. Nghĩa vụ dân sự cũng có thể chấm dứt theo ý chí của chủ thể hoặc theo ý chí của Nhà nước. Theo quy định tại Điều 374 BLDS, nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ được hoàn thành Nghĩa vụ dân sự được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho 36
  37. việc thực hiện tiếp. Bên có quyền tiếp nhận đối tượng nghĩa vụ từ hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng nghĩa vụ. Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho bên có nghĩa vụ, pháp luật quy định: - Nếu nghĩa vụ là vật, khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn vật hoặc có thể gửi tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên có quyền. Bên chậm tiếp nhận phải chịu rủi ro và mọi chi phí về gửi giữ. Nghĩa vụ giao vật hoàn thành tại thời điểm vật đã được gửi giữ bảo đảm số lượng, chất lượng và các điều kiện khác mà các bên đã thoả thuận. - Nếu nghĩa vụ là tiền hoặc giấy tờ có giá thì khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ, người có nghĩa vụ cũng có thể gửi tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên có quyền; nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành kể từ thời điểm gửi giữ. b) Nghĩa vụ chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của pháp luật dân sự, BLDS quy định các bên có thể thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ dân sự bất cứ lúc nào (Điều 377). Như vậy, sau khi nghĩa vụ dân sự được xác lập, nghĩa vụ có thể được thực hiện một phần hoặc chưa thực hiện thì các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự cũng có thể thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ. Mặc dù tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể, nhưng việc thỏa thuận đó không được gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. c) Nghĩa vụ chấm dứt do được miễn thực hiện nghĩa vụ. Việc miễn thực hiện nghĩa vụ của bên có quyền đối với bên có nghĩa vụ là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Ví dụ: A gây thiệt hại cho B làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của A đối với B. Nghĩa vụ dân sự của A sẽ chấm dứt nếu B miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho A. Mặc dù việc miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự là quyền của chủ thể mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ nhưng trong một số trường hợp nhất định nếu pháp luật quy định không được miễn thực hiện nghĩa vụ thì người có quyền cũng không được miễn thực hiện nghĩa vụ. 37
  38. d) Nghĩa vụ dân sự chấm dứt do được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác Các bên tham gia quan hệ nghĩa vụ có thể thỏa thuận thay thế nghĩa vụ dân sự được xác lập ban đầu bằng một nghĩa vụ dân sự khác. Trong trường hợp này nghĩa vụ ban đầu sẽ chấm dứt. Nghĩa vụ dân sự cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước. Tuy nhiên, trong trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác. đ) Nghĩa vụ dân sự chấm dứt do bù trừ nghĩa vụ. Một chủ thể có thể tham gia nhiều quan hệ nghĩa vụ khác nhau trong cùng một thời điểm nhất định. Do đó có thể xảy ra tình trạng một chủ thể vừa là chủ thể mang quyền trong quan hệ nghĩa vụ này đối với chủ thể bên kia, vừa là chủ thể mang nghĩa vụ đối với chính chủ thể khác trong một quan hệ nghĩa vụ khác. Ví dụ: A bán cho B một bộ bàn ghế trị giá 4 triệu đồng, nhưng A lại nợ B 4 triệu đồng và đã đến thời hạn A phải trả B. Trong những trường hợp này, để giản tiện cho các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ, pháp luật cho phép các bên có thể thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ và đây được coi là căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Để có thể thực hiện bù trừ nghĩa vụ thì đối tượng của nghĩa vụ phải là tài sản cùng loại và nghĩa vụ của các bên đều phải đến hạn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Pháp luật quy định trong một số trường hợp, các nghĩa vụ đáp ứng được điều kiện trên nhưng không được bù trừ, cụ thể như sau: - Nghĩa vụ đang có tranh chấp; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín; - Nghĩa vụ cấp dưỡng; - Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định. 38
  39. e) Nghĩa vụ dân sự chấm dứt do hòa nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền. Khi người đang có nghĩa vụ lại trở thành người có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ dân sự đương nhiên chấm dứt. Ví dụ: A nợ B 50 triệu đồng, B tặng lại cho A số tiền đó thì nghĩa vụ của A đối với B chấm dứt. g) Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết. Người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự trong một thời hạn nhất định để đảm bảo quyền lợi cho người mang quyền. Tuy nhiên, để ổn định các quan hệ xã hội cũng như đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, pháp luật có quy định về thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ nghĩa là nghĩa vụ dân sự chấm dứt. h) Chấm dứt nghĩa vụ dân sự khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt. Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân, chủ thể khác là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt thì nghĩa vụ cũng chấm dứt. Ví dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người được cấp dưỡng chết. i) Chấm dứt nghĩa vụ khi đối tượng của nghĩa vụ là vật đặc định không còn. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Do vậy, khi đối tượng của nghĩa vụ dân sự là vật đặc định không còn thì nghĩa vụ dân sự sẽ chấm dứt. Điều 386 BLDS quy định: “Các bên có thể thỏa thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại”. k) Chấm dứt nghĩa vụ dân sự do phá sản. 39
  40. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ bị phá sản thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt theo quy định của pháp luật về phá sản. 3. Thực hiện nghĩa vụ dân sự 3.1. Khái niệm và nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự Thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc triển khai hành vi của người có nghĩa vụ trong việc chuyển giao một tài sản, thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc vì lợi ích của người có quyền. 2 Thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sẽ được thỏa mãn. Việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ không thể được tiến hành một cách tùy tiện mà cần phải theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 283 BLDS như sau: “Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Theo nguyên tắc này, khi thực hiện nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ phải trung thực, không lừa dối hoặc có hành vi cản trở sự tiếp nhận nghĩa vụ đối với người có quyền. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người có quyền, việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ phải theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết. Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng cam kết và thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ nghĩa vụ nói riêng nhưng trên tinh thần cam kết, thỏa thuận đó không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. 3.2. Nội dung cụ thể của thực hiện nghĩa vụ dân sự a) Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự Việc xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ của người có nghĩa vụ (nếu không thực hiện nghĩa vụ đúng địa điểm), việc xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn liên quan đến việc xác định chủ thể phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi địa điểm, xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Theo quy định tại Điều 284 BLDS thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008 40
  41. trước hết được xác định theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau: - Nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nơi có bất động sản. - Nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. b) Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự là khoảng thời gian được xác định để người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự trước người có quyền. Xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự ngoài ý nghĩa là cơ sở để tạo điều kiện cho bên có quyền được thỏa mãn quyền lợi chung của mình còn là căn cứ để xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ. Ngoài ra, việc xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ còn là cơ sở để xác định thời hiệu khởi kiện do hành vi vi phạm nghĩa vụ cụ thể. Điều 285 BLDS quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn khi có sự đồng ý của bên có quyền; nếu bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn. Nếu các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý. Khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết mà người có nghĩa vụ vẫn chưa thực hiện được nghĩa vụ hoặc mới chỉ thực hiện được một phần nghĩa vụ thì bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. 41
  42. Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, người có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có quyền bị coi là chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Nếu tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể hoãn thực hiện nghĩa vụ, việc thực hiện nghĩa vụ trong thời gian hoãn vẫn được coi là thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Nếu không thông báo việc hoãn thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền khi thi có thiệt hại phát sinh bên có nghĩa vụ phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo. c) Phương thức thực hiện nghĩa vụ dân sự Phương thức thực hiện nghĩa vụ là cách thức thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ thực hiện trước người có quyền. Tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghĩa vụ mà các bên có thể thỏa thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ như phương thức giao hàng, trả tiền trong hợp đồng mua bán, thanh toán trong hợp đồng dịch vụ Đối với quan hệ nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật chia được hoặc công việc có thể phân chia thành nhiều phần để thực hiện thì bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: A cho B vay 10 triệu đồng, A và B có thể thỏa thuận với nhau, B có thể trả tiền cho A thành 10 lần, mỗi lần 1 triệu đồng. Đối với quan hệ nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là vật không chia được hoặc là công việc phải thực hiện cùng một lúc thì nghĩa vụ được xác định là không được thực hiện theo phần. Ngoài ra, trong trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện cùng một nghĩa vụ không phân chia được thì họ phải thực hiện cùng một lúc. 42
  43. d) Thực hiện nghĩa vụ theo đối tượng Tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nghĩa vụ hoặc căn cứ theo quy định của pháp luật mà đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. BLDS quy định về việc thực hiện nghĩa vụ theo đối tượng như sau: - Thực hiện nghĩa vụ giao vật: Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao và phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi thực hiện nghĩa vụ giao vật cần chú ý: + Nếu vật cần giao là vật đặc định, bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như cam kết. + Nếu vật cần giao là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận và nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình. + Nếu vật cần giao là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ, tức là phải giao tất cả các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Thực hiện nghĩa vụ trả tiền: Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận. Về nguyên tắc chung, khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì tiền thanh toán là tiền đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc: Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó. e) Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới BLDS quy định: “Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ dân sự, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ với nhau thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình” (Điều 297). Khác với nghĩa vụ riêng rẽ, nghĩa vụ liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người nhưng trong quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới, giữa những người có nghĩa vụ hoặc những người có quyền lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về quyền và nghĩa vụ của họ. 43
  44. - Đối với thực hiện nghĩa vụ liên đới có nhiều người mang nghĩa vụ: + Bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. + Khi một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. + Nếu người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. + Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ. - Thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới: Nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới. Nếu một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác. f) Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba Thông thường, trong quan hệ nghĩa vụ, người có nghĩa vụ trực tiếp thực hiện nghĩa vụ trước người có quyền. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua người thứ ba. BLDS quy định trường hợp này như sau: “Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự” (Điều 293). 4. Trách nhiệm dân sự 4.1. Khái niệm, căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự 44
  45. Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được áp dụng đối với người có nghĩa vụ khi họ vi phạm nghĩa vụ trước bên có quyền. Trách nhiệm dân sự phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của BLDS, bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền (Điều 302). Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm dân sự. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ: Lũ lụt, động đất, hỏa hoạn, chiến tranh, bạo loạn, đình công Nếu xuất hiện sự kiện bất khả kháng làm cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trường hợp các bên thỏa thuận theo đó bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự ngay cả trong trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra. Ngoài ra, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. 4.2. Nội dung của trách nhiệm dân sự a) Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật Theo BLDS, về trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật được quy định như sau: 45
  46. - Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. - Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật. - Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền. b) Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại. c) Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự - Đối với việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Đối với việc chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự: Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho người đó và phải chịu mọi rủi ro xảy 46
  47. ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. d) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có thiệt hại xảy ra cho bên có quyền. Theo Điều 304 BLDS, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau: “1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”. Tuy nhiên, về mặt lý luận không phải khi nào có thiệt hại cũng làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra; Thứ hai, có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ; Thứ ba, hành vi vi phạm nghĩa vụ được coi là nguyên nhân gây ra thiệt hại (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế). Thứ tư, có lỗi của bên vi phạm nghĩa vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự năm năm 2005 (Chương X đến Chương XVI; Chương XVII, Chương XXII đến Chương XXIV); 2. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 47
  48. 3. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; 4. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. 48
  49. Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN Lao động giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung. P.Ăng ghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng lao động đã tạo ra chính bản thân con người”. Nhờ có lao động mà con người duy trì được sự tồn tại của bản thân, gia đình và xã hội. Hơn thế nữa, lao động là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ vị trí, vai trò của lao động, các bản Hiến pháp năm nước ta đều khẳng định nguyên tắc: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân như: BLLĐ năm 1994 được ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1994 và được thay thế bằng BLLĐ năm 2012 (có hiệu lực từ 1/5/2013) (BLLĐ). Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành hàng loại những văn bản quy định chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG 1. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Lao động trước hết là nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân để tồn tại. Công dân lao động để tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình, từng bước nâng cao chất lượng đời sống. Ngay cả khi cuộc sống đầy đủ, công dân vẫn có quyền được lao động để khẳng định những giá trị của bản thân, cống hiến cho xã hội và làm cho xã hội ngày một tốt hơn. Công dân có thể lựa chọn công việc mình yêu thích và lao động tùy theo năng lực, khả năng của mình. Công dân ở mọi độ tuổi đều có quyền lao động, kể cả khi chưa trưởng thành và kể cả khi về hưu. Đối với trẻ em nếu chưa đến độ tuổi để tham gia quan hệ lao động thì có thể làm những việc nhỏ, giúp gia đình, nhà trường. Nhà nước ta bảo đảm quyền lao động của công dân và không một ai có thể xâm phạm quyền đó. Không những thế, pháp luật của nhà nước ta còn 49
  50. bảo đảm các quyền của công dân trong quá trình lao động. Điều 35, Hiến pháp 2013 quy định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.” Lao động không những là quyền, mà còn là nghĩa vụ của công dân. Đây là trách nhiệm của công dân đối với gia đình, cộng đồng và đất nước. Đất nước ta còn nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người dân phải lao động hết mình để phát triển đất nước, làm cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng khẳng định: “Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. 2. Quyền tự do việc làm và trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm việc làm 2.1. Việc làm và ý nghĩa của việc làm Theo Điều 9 BLLĐ thì “việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Với quy định này, việc làm có hai đặc tính cơ bản sau đây: Thứ nhất, xét dưới khía cạnh kinh tế, việc làm là hoạt động của con người nhằm tạo thu nhập. Thứ hai, dưới khía cạnh pháp lý, hoạt động tạo ra thu nhập chỉ được coi là việc làm khi hoạt động đó không bị pháp luật cấm. Như vậy, trên thực tế, có nhiều hoạt động tạo ra thu nhập nhưng bị pháp luật ngăn cấm thì không được thừa nhận là việc làm; ví dụ như sản xuất, buôn bán trái phép ma túy. Việc làm trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của chính họ. Họ phải làm việc để tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, từng bước cải thiện đời sống. Họ có thể dùng các tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình để tự tạo ra việc làm cho bản thân như các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, người tự thành lập doanh nghiệp để kinh 50
  51. doanh. Hoặc họ có tham gia các hoạt động lao động do người khác tổ chức và trở thành người làm công ăn lương. Tuy nhiên, việc làm không phải là vấn đề mà mỗi cá nhân có thể quyết định được. Sự phát triển của nền sản xuất dẫn đến tư liệu sản xuất ngày càng tập trung vào tay một số cá nhân. Những người không có tư liệu sản xuất thì không thể tự tạo việc làm cho mình. Hệ quả tất yếu của tình trạng này là việc làm của số đông lệ thuộc vào thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất. Do vậy, khái niệm việc làm luôn đi đôi với khái niệm “thất nghiệp”. Thất nghiệp có nghĩa là không có việc làm và người thất nghiệp không thể chủ động bảo đảm cuộc sống của mình và gia đình. Nếu số lượng người thất nghiệp trong xã hội quá lớn sẽ gây ra một sức ép đến mọi mặt của đất nước như kinh tế, chính trị. Vì vậy, bên cạnh ý nghĩa là vấn đề của cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cả cộng đồng, nhà nước và xã hội. 2.2. Quyền tự do về việc làm Pháp luật lao động quy định công dân có quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp. Điều 10 BLLĐ quy định công dân có quyền được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Bên cạnh đó, công dân có thể trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình. Như vậy, theo các quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do thực hiện các hoạt động tạo ra thu nhập hợp pháp tùy vào năng lực, nhu cầu và hoàn cảnh của bản thân; ngoài ra, công dân có quyền tự do, chủ động tìm kiếm việc làm. Quyền tự do làm việc của công dân có một ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với cá nhân công dân mà còn đối với sự đổi mới và phát triển của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thị trường lao động là một yếu tố tất yếu. Thị trường này chỉ có thể hình thành và phát triển khi các bên tham gia có quyền tự do gia nhập hoặc rời khỏi thị trường, tự do luân chuyển sức lao động từ nơi dư thừa đến nơi còn thiếu. 2.3. Trách nhiệm của nhà nước về việc làm Đối với mỗi quốc gia, giải quyết tốt vấn đề việc làm là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục góp phần bảo đảm an toàn, 51