Suy nghĩ sau 2 năm dạy và học theo sách Đạo đức 1
Bạn đang xem tài liệu "Suy nghĩ sau 2 năm dạy và học theo sách Đạo đức 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- suy_nghi_sau_2_nam_day_va_hoc_theo_sach_dao_duc_1.doc
Nội dung text: Suy nghĩ sau 2 năm dạy và học theo sách Đạo đức 1
- Suy nghĩ sau 2 năm dạy và học theo sách ĐẠO ĐỨC 1 Năm học 2003-2004 là năm học thứ hai triển khai dạy học đại trà bộ SGK lớp 1. Bộ SGK mới có rất nhiều ưu điểm so với bộ SGK cũ. Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy trên lớp và kết quả các đợt thi GV dạy giỏi, tôi xin nêu một số suy nghĩ về SGV Đạo đức 1. SGV Đạo đức 1 đã xác định rõ mục tiêu là cung cấp kiến thức đơn giản, phù hợp với lứa tuổi về chuẩn mực, hành vi đạo đức và cách thức thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức đó trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường tự nhiên. Bước đầu hình thành các xúc cảm, tình cảm tốt đối với những hành vi đạo đức đúng, hình thành lòng tự tin, tự trọng cho HS, các kĩ năng ứng xử những tình huống đơn giản trong cuộc sống thông qua nội dung các bài học đạo đức. SGV Đạo đức 1 không chỉ xác định rất rõ mục tiêu về kiến thức, thái độ, kĩ năng cần đạt thông qua môn học, sự hướng dẫn của GV, các bài tập trong sách mà còn đổi mới về nội dung và cách thể hiện. Những đổi mới về nội dung : Nội dung SGV Đạo đức 1 bao gồm 14 chuẩn mực, hành vi đạo đức đơn giản, quen thuộc với HS theo 5 mối quan hệ cơ bản trong cuộc sống : Quan hệ của HS với bản thân (bài 1, 2, 3) ; Quan hệ của HS với gia đình (bài 4, 5) ; Quan hệ của HS với nhà trường (bài 6, 7, 8, 9, 10) ; Quan hệ của HS với cộng đồng, xã hội (bài 11, 12, 13) ; Quan hệ của HS với môi trường, thiên nhiên (bài 14). Các bài trong sách được sắp xếp khoa học, hợp lí theo từng thời gian, từng chủ điểm để nêu bật được ý nghĩa của bài học, nhờ vậy HS có thể áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tế. Ví dụ : Khi dạy bài Em là học sinh lớp 1, các tác giả đã sắp xếp bài học vào thời gian ngày đầu khai giảng nên bài học có nhiều ý nghĩa gây hứng thú, lòng tự hào cho trẻ khi lần đầu tiên bước chân đến trường phổ thông. Nhận thức của HS lớp 1 mang tính trực quan, cụ thể và cảm tính, do vậy các nội dung đạo đức cần phải chuyển tải đến HS một cách nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống của HS. Chính vì vậy SGV Đạo đức 1 không chỉ đổi mới về cấu trúc nội dung mà còn đổi mới về phương pháp thể hiện. Nếu ở SGK cũ, việc dạy mới bài học đạo đức được tiến hành theo qui trình từ kể chuyện đến đàm thoại để khái quát thành bài học đạo đức thì nội dung SGV Đạo đức 1 mới lại đề cao các hoạt động của HS. Đó là quá trình GV tổ chức, hướng dẫn HS tham gia vào các hoạt động học tập, phát huy vốn kinh nghiệm của HS để tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kĩ năng mới. HS được trực tiếp tham gia vào các hoạt động dưới các hình thức trò chơi, đóng vai, xử lí tình huống, kể chuyện, vẽ tranh, múa, hát, để rút ra những bài học đạo đức, những hành vi đạo đức tốt cần làm theo và tránh những hành vi đạo đức xấu nên GV không phải thuyết trình nhiều, HS tiếp thu bài một cách thoải mái, không gò bó, nhớ bài và làm theo bài học rất tốt. + Xin nêu một ví dụ cụ thể qua bài Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo Sách cũ Bài mới : Giáo viên kể chuyện 2 HS kể lại chuyện GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung chuyện. GV nêu câu hỏi để hình thành hành vi đạo đức cho HS ở phần luyện tập.
- Câu hỏi : Thế nào là lễ phép ? Thế nào là vâng lời ? Vì sao phải lễ phép và vâng lời thầy cô giáo ? Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo có lợi gì ? Nhận xét : GV phải nói nhiều, HS tiếp thu bài thụ động. Bài học mang tính lí thuyết rất nhiều, chưa phát huy được vốn kinh nghiệm sống của HS nên HS khó nhớ bài và việc áp dụng bài học vào thực tế còn hạn chế. Sách mới Bài mới : GV nêu yêu cầu bài tập GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, phân công đóng vai Các nhóm lên đóng tiểu phẩm : Cô giáo đến thăm nhà HS. Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến nhận xét về thái độ, tình cảm, cách cư xử của bạn HS khi cô giáo đến thăm nhà và lựa chọn những hành vi tốt để học tập, cần tránh những hành vi xấu. Nhận xét : HS được hoạt động nhiều. HS tự khám phá, tự nhận thức được các hành vi đạo đức tốt để học tập và tránh những hành vi xấu. Không khí lớp học sôi nổi, vui, HS không bị chán. Thông qua bài học, HS đã tiến bộ nhiều về mặt đạo đức Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn nữa việc dạy-học bộ môn này, GV chúng tôi rất mong có các băng, đĩa hình phục vụ môn đạo đức chất lượng tốt ; bộ tranh dạy đạo đức khớp với bài học ; một số đạo cụ, trang phục như mũ, áo, kính để giúp GV, HS thể hiện tốt vai diễn của mình trong các tiểu phẩm. Trần Thị Thịnh - Trường Tiểu học Cát Linh, Hà Nội