Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào có hiệu quả cao phục vụ đổi mới phương pháp dạy học

doc 20 trang thienle22 4630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào có hiệu quả cao phục vụ đổi mới phương pháp dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_day_hoc_nhu_the_nao_co.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào có hiệu quả cao phục vụ đổi mới phương pháp dạy học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Sử dụng ĐDDH như thế nào có hiệu quả cao phục vụ đổi mới PPDH. Người thực hiện: Đặng Thị Thanh Huyền. Phó hiệu trưởng trường tiểu học Khương Thượng. Hà Nội 2003 - 2004 Phần II – Nội dung III. Một số giờ dạy minh hoạ cụ thể việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong các giờ học ở các khối – lớp. Lớp 1: Bài 90 – Tiết Ôn tập Tiếng Việt. Đây là tiết đạt giải xuất sắc cấp Thành phố của cô giáo NguyễnThanh Hà - lớp 1C. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu. Tranh vẽ của bài. Bảng phụ. Nam châm dính, bút dạ đỏ. Phần 1: Ôn tập âm – vần. - Giáo viên dán 2 bảng phụ với những âm vần đã cắt dán bằng vi tính p p a ap e ep ă ăp ê êp
  2. â âp i ip o op iê iêp ô ôp ươ ươp ơ ơp u up Với 2 bảng phụ này học sinh đọc lưu loát các âm - vần rõ ràng. Đồ dùng đẹp, chữ cắt hợp lí, màu sắc đẹp (giấy tôki màu trắng – chữ màu xanh ) giáo viên dán phần bảng hợp lí > Ôn các tiếng có vần vừa học: Phần này giáo viên sử dụng những băng giấy có in chữ vi tính và nam châm dính. Giáo viên: Tìm tiếng có vần vừa học: ăp (vần ắp) – tiếp (vần iếp) âp (vần ấp) Giáo viên: Có những vần nào vừa được ôn? ắp ấp iếp Giáo viên: Vừa rồi cô đã được nghe các con đọc bài nhiều rồi con nào đọc cũng tốt. > Bây giờ cô hướng dẫn các con viết bài Máy chiếu: các từ: đón tiếp, ấp trứng. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các từ và hướng dẫn học sinh cách viết trên bảng. (Bảng đã kẻ sẵn dòng). giáo viên vừa viết vừa nói khoảng cách giữa các con chữ với cách dùng máy chiếu này học sinh được quan sát bài viết của một bạn học sinh lớp 1 năm trước để có ý thức viết tốt hơn > học sinh viết vở, giáo viên chấm một số bài. Giáo viên: Chuyển đọc chơn bài thơ.
  3. Giáo viên sử dụng tranh vẽ của bài == > phóng to và dán lên phần bảng đen của lớp hợp lí. Bức tranh đẹp, màu sắc rõ ràng thể hiện thật sinh động đời sống và hoạt động của các con vật có trong bài đọc: cá mè - ăn nổi cá chép - ăn chìm con tép – lim dim con cua - áo đỏ con cá - múa cờ. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những tiếng có vần vừa học ôn: tép, đẹp. Cùng với sự hướng dẫn của cô - học sinh đọc bài rõ ràng – biết diễn cảm. (“đẹp ơi là đẹp” – dễ thấy vẻ đẹp điệu đà, mềm mại của con cá cờ). Chuyện kể: Ngỗng và tép (là phần cuối của bài). Đồ dùng dạy học: Giáo viên vẽ 4 bức tranh của bài và 1 bức gồm 4 tranh. Lần 1: Máy chiếu chiếu từng tranh: giáo viên kể nội dung từng tranh Lần 2: Giáo viên kể một mạch nội dung truyện, máy chiếu chiếu liền 4 tranh. Sau đó học sinh thảo luận nhóm dựa vào sách giáo khoa và lên kể lại nội dung từng tranh trên máy chiếu. Nhận xét: Tranh vẽ đẹp, rõ nét, thể hiện rõ nội dung của truyện (Các nhân vật: vợ chồng bác chủ nhà - ông khách, vợ chồng ngỗng - tép) Giáo viên sử dụng tranh và máy chiếu linh hoạt, thành thục, học sinh học sôi nổi, hứng thú. Kết quả: Khảo sát 10 em – cả 10 em đều phát biểu rất thích học buổi học này. lớp 3 Môn: Tự nhiên xã hội. Bài: Hệ tuần hoàn.
  4. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, phiếu, 2 cốc máu, mô hình hệ tuần hoàn. - Để học sinh nhận biết được hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào? - Giáo viên đưa ra câu hỏi ngay từ đầu bài mới: - Khi dùng dao hoặc kéo con sơ ý bị đứt tay > con thấy có hiện tượng gì xảy ra? == > máu chảy. - Để biết rõ máu có đặc điểm gì > giáo viên cho học sinh quan sát 2 cốc máu đã được chống đông. - Học sinh: tự rút ra kết luận: máu là 1 chất lỏng có màu đỏ. Kết hợp với phần 1 của sách giáo khoa học sinh rút ra. huyết tương – phần trên cốc máu Thành phần của máu: có 2 phần: huyết cầu – phần dưới cốc máu. Để thấy hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ của chúng ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiếp phần 2 của sách giáo khoa và làm phiếu học tập trên máy chiếu và phiếu cá nhân. Học sinh điền đúng vào sơ đồ trong phiếu gồm các phần: Tim - động mạch – tĩnh mạch – mao mạch. Ứng với các nhóm làm phiếu giáo viên hướng dẫn 1 học sinh làm phim và bật máy chiếu để các nhóm cùng chữa. Vậy các cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì? Để thấy rõ điều đó giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào sách giáo khoa để điền: Nhiệm vụ của hệ tuần hoàn - Lúc này giáo viên sử dụng mô hình hệ tuần hoàn để học sinh tự lên trình bày: Tim: có nhiệm vụ co bóp -> đẩy máu đi nuôi cơ thể. Động mạch: máu chứa nhiều ôxi => máu đỏ tươi => các cơ quan của cơ thể. Tĩnh mạch: máu chứa nhiều cácbonic => đưa máu từ các cơ quan về tim. Mao mạch: nối động mạch với tĩnh mạch. Vậy hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào? Tim và các mạch máu?
  5. Để bảo vệ hệ tuần hoàn cần phải làm gì? + Vui chơi – tập thể dục + Lao động vừa sức + Không dùng chất kích thích, độc hại + Không tiêm chích. Giáo viên cho 1 số tổ lên minh hoạ 1 số tranh ảnh nói về bệnh HIV/AIDS => lây nhiễm qua đường máu dưới hình thức tiêm chích. Học sinh rút ra: cần tránh xa ma tuý – HIV/AIDS. Vì đây là căn bệnh vô phương cứu chữa. Nhận xét: Giờ học sôi nổi – giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí kết hợp linh hoạt giữa phiếu học tập và máy chiếu, tranh ảnh học sinh sưu tầm phù hợp với nội dung bài. Chấm 25 phiếu: Kết quả: điểm 9 + 10: 20 phiếu điểm 7 + 8: 5 phiếu. Trường tiểu học Khương Thượng Lớp: 3D. Phiếu học tập Nhóm: Môn: Tự nhiên xã hội. Bài: Máu – các cơ quan tuàn hoàn. Bài 1: Hãy điền tên từng bộ phận của cơ quan tuần hoàn vào chỗ ( ) mà em biết: Bài tập 2: Hãy điền vào bảng dưới đây nhiệm vụ của các cơ quan tuần hoàn. Cơ quan Tim Các mạch máu Nhiệm vụ Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch
  6. lớp 3 Môn: Tập đọc Bài: Hoạ mi hót Đồ dùng dạy học: Bộ tranh động, bảng phụ. Ngay từ khi giới thiệu bài giáo viên đã đưa ra bức tranh vẽ toàn cảnh nội dung của bài “Hoạ mi hót” – Bức tranh đẹp – thật sống động - đúng với nội dung của bài tập đọc. Với từng đoạn của bài đọc giáo viên kết hợp sử dụng tranh linh hoạt. Cụ thể: Khi dạy đến nội dung: Hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót Giáo viên: sử dụng tranh động. Người dự có cảm giác như được nghe và nhìn thấy tiếng hót của chim hoạ mi. Cảnh vật như chợt bừng giấc: Da trời mhư xanh hơn Mây trôi nhanh hơn Các loài hoa đua nhau cùng nở Tất cả những chi tiết này giáo viên đều sử dụng tranh động. Nhận xét: giờ học thật nhẹ nhàng. Học sinh được cảm thụ nội dung bài giảng tốt nên nhiều em đọc có diễn cảm Phần học thuộc lòng: giáo viên dùng bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài cần học thuộc lên bảng => giáo viên dùng phương pháp xoá dần Kết quả: Qua rút kinh nghiệm giờ dạy đa số giáo viên dự giờ đều rất thoải mái, học tập được rất nhiều kinh nghiệm khi thể hiện bài bằng tranh động và Ban giám hiệu cũng coi đây là 1 tiết dạy có nhiều thành công trong việc sử dụng đồ dùng dạy học lớp 4 Môn: Khoa học
  7. Bài: Muối ăn – Lớp 4B. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu và phiếu học tập, muối (muối tinh, muối mỏ, muối ăn), tivi, đầu Video. Hình thức: thảo luận theo nhóm. Lớp không sử dụng: 4 E. Bài này giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm. Qua thực tế học sinh lấy muối ăn hoà tan trong một chiếc cốc rồi dùng các giác quan để quan sát và nếm nước đó => rút ra kết luận (1 học sinh thay mặt nhóm để ghi lại những nhận xét của các bạn từ cột A sang cột B). Dùng máy chiếu để chiếu kết quả của từng nhóm. Giáo viên chốt: Qua các đặc điểm trên, kết hợp với hiểu biết của mình, con biết chất đó là gì? Học sinh: Muối. Sang phần 2 của phiếu: phần này học sinh không cần phải thảo luận nhóm. Mỗi học sinh tự lấy một vài ví dụ về lợi ích của muối. Những lợi ích đó được chia thành những nhóm nào thì giáo viên lại hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm (a, b,c) theo phiếu. Cuối giờ giáo viên cho học sinh quan sát cách làm muối của đồng bào ở ven biển qua băng đầu Video và hỏi học sinh: con có nhận xét gì về việc làm ra những hạt muối? Học sinh đều trả lời: Để có được những hạt muối ăn thì bà con phải rất vất vả, nặng nhọc mới làm ra hạt muối. Do vậy chúng ta cần phải biết ơn và quí trọng những người lao động làm ra hạt muối phục vụ con người. Với cách giảng bài này dùng máy chiếu, phiếu (thảo luận nhóm) học sinh hiểu bài, giờ học sôi nổi. Giúp học sinh liên hệ được nhiều với thực tế. Khảo sát: Thu phiếu của 5 nhóm Kết quả cụ thể: điểm 9 + 10 = 5 nhóm, đạt 100%. Trong đó cũng nội dung bài này, ở lớp 4E giáo viên chỉ chuẩn bị một ít muối ăn cho học sinh cả lớp cùng nếm => học sinh rút ra kết luận: có vị mặn, tan trong nước, màu trắng, dạng hạt. Từ đó, giáo viên cho học sinh nêu các ích lợi của muối ăn trong đời sống hàng ngày. Khi khảo sát: tôi cho học sinh cùng quan sát 3 đĩa:- 1 đĩa muối - 1 đĩa đường
  8. - 1 đĩa bột mì. Và hỏi làm thế nào để biết chất đó là chất gì thì ta làm thế nào? Học sinh lớp này đã lúng túng.  Qua đó mới thấy sự chuẩn bị kĩ của cô giáo và của học trò trong một giờ học là cần thiết. Nhất là hình thức học trao đổi nhóm. Vì qua trao đổi nhóm các em được nêu ý kiến của mình => Nêu ý kiến đúng thì sẽ được các bạn đồng tình, hưởng ứng. Nếu sai học chưa chính xác thì sẽ được các bạn sửa. => Học sinh sẽ nhớ rất lâu => tác dụng của thảo luận nhóm càng có hiệu quả. Trường tiểu học Khương Thượng Nhóm: Phiếu học tập Môn: Khoa – Lớp 4 Bài: Muối ăn 1. Các con hãy dùng các giác quan quan sát chất trong cốc 1 và lần lượt làm các thí nghiệm ở Cột A rồi ghi kết quả vào Cột B. Cột A Cột B - Dùng mắt quan sát chất ở cốc 1. Màu sắc: - Dùng tay sờ vào chất đó và cho biết: Hình dạng: - Dùng lưỡi để nến chất đó và cho biết: Vị: - Nếm nước ở cốc 2 xem có vị gì? Vị của nước: - Cho vài thìa chất đó vào cốc nước, ngoáy lên, Chất đó: con nhận thấy điều gì? - Nếm thử nước đó, bây giờ nó có vị gì? . - Quan sát chất đó để ra ngoài không khí con Vị: thấy thế nào? Thấy chất đó: .
  9. Qua các đặc điểm trên, kết hợp với hiểu biết của mình, con biết chất đó chính là: 2. Các con hãy nghiên cứu sách (Trang 80, 81) kết hợp với những hiểu biết thực tế của mình, mỗi con hãy lấy một vài ví dụ về ích lợi của muối: - ích lợi của muối được chia thành 3 nhóm, đó là những nhóm nào? a b c Lớp 2 Luyện từ và câu . Bài từ ngữ về sông biển – Dấu phẩy Đồ dùng dạy học : Phần mềm powerpoint. Máy vi tính. Máy chiếu Projector. Phiếu học tập, tranh ảnh. Bài cũ: Giáo viên đã sử dụng máy để kiểm tra bài cũ: Đánh dấu vào câu trả lời đúng cho bộ phận gạch chân: Cây cỏ héo khô vì hạn hán. Vì sao cây cỏ héo khô vì hạn hán? Vì sao cây cỏ héo khô hạn hán?
  10. Vì sao cây cỏ héo khô? Đàn bò béo tròn vì được chăm sóc tốt Vì sao được chăm sóc tốt đàn bò béo tròn? Vì sao đàn bò béo tròn? Vì sao đàn bò béo tròn chăm sóc tốt? Bài mới: từ ngữ về sông biển. Một học sinh đọc phần I trong sách giáo khoa Giáo viên hỏi: Cá nước ngọt sống ở đâu? Cá nước mặn sống ở đâu?  giáo viên dùng máy chiếu để học sinh quan sát và đọc tên các loài cá trên màn hình (cá nhân, đồng thanh). Trên cơ sở được quan sát ở máy học sinh làm bài tập ở phiếu và tìm ra được đó là cá chép, cá nục, cá trê, cá chim, cá chuồn, cá quả, cá thu, cá mè.  Ở bài tập số 2 giáo viên dùng máy chiếu để học sinh đánh dấu vào cách lựa chọn đúng. (Nhóm cá nước mặn, cá nước ngọt). Nhóm 1: Sai (2 bạn sai) Nhóm 2: Sai Nhóm 3: Sai Nhóm 4: Đúng
  11. Cá nước mặn (Cá chim, cá chuồn, cá thu, cá nục) Cá nước ngọt (Cá quả, cá mè, cá chép, cá trê) Nhận xét: Với cách dạy dùng máy Projector đã tạo ra hình ảnh đẹp, máy chiếu rõ nét, học sinh rất thích thú vì được quan sát các loài cá đang bơi ở dưới nước như quan sát vật thật. ở bài tập số 3: giáo viên dùng máy cho học sinh quan sát các loài động vật dưới biển và học sinh tự nhớ xem có mấy con vật và học sinh làm vào phiếu học tập để ghi nhớ tên từng con vật, sau đó giáo viên kiểm tra lại trên máy. Gọi học sinh lên đọc tên và chỉ rõ từng con vật ở dưới nước đó là: rùa, cá heo, cá đỏ, cua, sao biển. Nhận xét: Học sinh được quan sát sự chuyển động của các loài động vật dưới biển rất rõ, trên cơ sở đó học sinh đã đọc tên rất đúng các loài động vật dưới biển. Với cách dạy này đã tạo được hứng thú cho học sinh. Giáo viên chuẩn bị kĩ, sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp về các loài động vật dưới biển, chính vì vậy sự thành công của tiết dạy là tất yếu và không phải giáo viên nào cũng làm được. Để củng cố phần I của bài giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Trò chơi: Giáo viên treo 2 bảng phụ có dán nhiều con vật (trên cạn, dưới nước) học sinh tìm thật nhanh những con vật sống ở dưới nước (2 học sinh lên bảng). Kết quả: mỗi em đều tìm được 8 con vật. Lưu ý khi chữa bài: giáo viên nên chữa cả 2 bài của học sinh để động viên các em khi chơi trò chơi. Phần II: Dấu phẩy. Giáo viên dùng máy chiếu cả đoạn văn Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Nhưng trăng trên biển thì lần đầu tiên tôi mới thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng, cứ sáng dần lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần. Một học sinh đọc lại cả đoạn văn trên sau đó giáo viên dùng máy chữa từng câu kết hợp với phiếu của học sinh và đoạn văn đã hoàn chỉnh như sau: Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Nhưng trăng trên biển, thì lần đầu tiên tôi mới thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng, cứ sáng dần lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. Từ đó học sinh rút ra được và giáo viên dùng máy: Trong một câu chỉ có 1 dấu phẩy
  12. Trong một câu chỉ có 1 dấu phẩy hoặc nhiều dấu phẩy Có thể có 1 hoặc nhiều dấu phẩy hoặc không có dấu phẩy Giáo viên lại dùng máy chiếu để học sinh được đối chiếu lại nhận xét trên ở đoạn văn học sinh vừa được học. Nhận xét: Với cách dạy dùng máy tính đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ, có khả năng sử dụng máy vi tính, có khả năng soạn bài giảng trên PowerPoint Giáo án luyện từ và câu lớp 2 Bài : Từ ngữ về sông biển- dấu phẩy(Tuần 26) Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Kim Phượng – Lớp 2B I. Mục đích, yêu cầu: _ Mở rộng vốn từ về sông biển ( cá loài cá và các con vật sống duới nước) _ Luyện tập về dấu phẩy II. Đồ dùng dạy học: - Phần mềm power point - Máy vi tính. - Máy chiếu Projector - Phiếu bài tập I. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy học Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ * Bài 1: Đánh dấu vào trả lời đúng cho bộ - 2 học sinh làm trên máy tính phận gạch chân. a.Cây cỏ héo khô vì hạn hán. a. Cây cỏ héo khô vì hạn hán. Vì sao cây cỏ héo khô vì hạn hán? b. Đàn bò béo tròn vì được chăm sóc tốt. Cây cỏ héo khô vì hạn hán vì sao? Vì sao cây cỏ héo khô ? * Bài 2:Tìm các từ có tiếng biển. b. Đàn bò béo tròn vì được chăm sóc tốt. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. Vì sao đàn bò được chăm sóc tốt?
  13. Vì sao đàn bò béo tròn? Vì sao đàn bò béo tròn được chăm sóc tốt? - 2 – 3 học sinh trả lời miệng B.Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài Hai tuần vừa qua các con đã học các bài tập đọc về sông biển. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi du lịch tới vùng sông nước biển cả để tìm hiểu về một số loài cá và các con vật sống dưới nước- đồng thời luyện tập về dấu phẩy - Giáo viên cho hiện trên máy đầu bài 2. Hướng dẫn làm bài 2.1 Bài tập 1 Cho hiện lên bài tập 1: Các loài cá - Yêu cầu học sinh quan sát và làm bài tập . - 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. - 1- 2 học sinh đọc tên các loài cá - 1 học sinh lên bảng làm trên máy tính. * Nhóm 1: * Nhóm 2: Chuyển ý: Trong đại dương mênh mông ngoài * Nhóm 3: các loài cá còn có rất nhiều các loài vật khác nữa, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập 2 * Nhóm 4: ( nhóm đúng ) 2.2.Bài tập 2 - 1 học sinh đọc lại nhóm đúng. Cho hiện lên băng các loài động vật dưới nước - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Giáo viên hỏi : Đoạn băng trên có mấy con vật? Đó là những con vật nào? GVnói: đây là những con vật sống ở nước mặn. - 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài
  14. - Ngoài những con vật vừa quan sát ở băng Cả lớp quan sát và làm bài tập hình còn có những con vật nào mà em biết? - Học sinh trả lời : có 5 con vật - Cho hiện lại băng một lần nữa cho học sinh xem: Đó là : rùa, cá heo, cá đỏ, cua, sao biển . Gv nhận xét và có thể cho điểm Chuyển ý:Các con vừa tìm hiểu về các loài Học sinh kể động vật sống dưới nước. Chúng ta có thể đặt câu nói về các loài động vật . Để diễn đạt các ( Thi kể giữa các tổ) loài cùng một câu chúng ta thường dùng dấu phẩy. Chúng ta cùng ôn lại về dấu phẩy qua - 2 học sinh đọc lại các động vật sống dưới nước bài tập 3. Nhận xét và tổng kết cuộc thi 2.3. Bài tập 3 Cho hiện đoạn văn Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn + ọi 1 học sinh đọc câu 1 - Nếu học sinh chọn hai dấu phẩy thì ấn slide 9.2 để hướng dẫn học sinh làm. - Nếu học sinh chọn ba dấu phẩy thì để học sinh làm . + Gọi 1 học sinh lên làm bài. + Gọi 1 học sinh lên nhận xét bài của bạn . - 1 học sinh đọc đoạn văn Bây giờ con hãy đọc kĩ lại câu :“ Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.” và trả lời xem trong câu trên cần phải có tất cả : Một dấu phẩy Hai dấu phẩy Ba dấu phẩy - Các dấu phẩy được thêm vào là: “Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, - Cho hiện slide 9.4 tôi đã thấy nhiều”. Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Con đã tìm rất đúng vị trí của các dấu phẩy của câu:“ Trăng trên sông trên đồng trên làng Cả lớp cùng làm quê, tôi đã thấy nhiều.” rồi đấy. Vậy theo con trong một câu: + Nếu học sinh trả lời hai dấu phẩy thì giáo viên cho hiện slide 9.4.2 Chỉ có một dấu phẩy.
  15. Có một hoặc nhiều dấu phẩy . Có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy và cũng không có dấu phẩy nào. b. Bây giờ con hãy đọc kĩ câu :“ Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.” và trả lời xem trong câu trên cần phải có + Học sinh làm bài và 1 học sinh chữa bài tất cả : Cho 1 học sinh đọc ghi nhớ Một dấu phẩy 3. Củng cố, dặn dò Hai dấu phẩy Nhận xét tiết học Ba dấu phẩy Làm bài tập ở vở bài tập - Các dấu phẩy được thêm vào là: “ Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.” Các dấu phẩy được ngăn cách các sự vật cùng loại Họ và tên : Lớp: III. Phiếu bài tập II. Phân môn :Luyện từ và câu bài : Từ ngữ về sông biển – Dấu phẩy bài 1: Hãy đánh dấu vào ô trống nhóm cá con cho là đúng nhất: Nhóm 1: Cá nước mặn ( cá biển ) Cá nước ngọt ( cá ở sông, hồ, ao ) cá chim cá chuồn cá thu cá mè cá quả cá chép cá nục cá trê Nhóm 2: Cá nước mặn ( cá biển ) Cá nước ngọt ( cá ở sông, hồ, ao ) cá chim cá quả cá chuồn cá nục cá thu cá chép cá mè cá trê
  16. Nhóm 3: Cá nước mặn ( cá biển ) Cá nước ngọt ( cá ở sông, hồ, ao ) cá chép cá quả cá chuồn cá mè cá thu cá chim cá nục cá trê Nhóm 4: Cá nước mặn ( cá biển ) Cá nước ngọt ( cá ở sông, hồ, ao ) cá chim cá quả cá chuồn cá mè cá thu cá chép cá nục cá trê Bài 2: Hãy xem đoạn băng và trả lời các câu hỏi sau: a. Đoạn băng trên có con vật. b. Đó là . Bài 3: Hãy đọc đoạn văn sau: “ Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Chỉ có trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng, mỗi lúc một sáng hồng lên. Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.” a. Bây giờ con hãy đọc kĩ lại câu :“ Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.” và trả lời xem trong câu trên cần phải có tất cả : Một dấu phẩy Hai dấu phẩy Ba dấu phẩy - Các dấu phẩy được thêm vào là: “Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều”. - Con đã tìm rất đúng vị trí của các dấu phẩy của câu:“ Trăng trên sông trên đồng trên làng quê, tôi đã thấy nhiều.” rồi đấy. Vậy theo con trong một câu: Chỉ có một dấu phẩy. Có một hoặc nhiều dấu phẩy . Có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy và cũng không có dấu phẩy nào.
  17. b. Bây giờ con hãy đọc kĩ câu :“ Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.” và trả lời xem trong câu trên cần phải có tất cả : Một dấu phẩy Hai dấu phẩy Ba dấu phẩy - Các dấu phẩy được thêm vào là: “ Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần càng vàng dần càng nhẹ dần.” IV. Kết quả khảo sát Qua một thời gian ngắn, tôi đi dự giờ một số lớp sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy và học, đã thu được một số kết quả như sau: 1. Đối với bản thân và đồng nghiệp: Sau khi đi dự giờ cùng với việc giúp một số giáo viên soạn thảo phiếu phục vụ cho tiết dạy và sử dụng đồ dùng dạy học, tôi thấy trình độ chuyên môn của mình được nâng lên một cách rõ rệt. Tôi thấy mạnh dạn, tự tin hơn trong việc chỉ đạo chuyên môn của mình. 2. Đối với giáo viên: Cùng với sự đổi mới vè phương pháp dạy học là sự đổi mới về việc sử dụng đồ dùng dạy học. Sử dụng đồ dùng dạy học ở trường chúng tôi đã là một việc làm thường xuyên trong các giờ dạy. Sử dụng đồ dùng dạy học không chỉ còn là một hình thức đối phó nữa. Đồ dùng dạy học đã được các tổ, khối sắp xếp để dễ tìm, dễ lấy và có sự tu sửa thường xuyên. Các giờ dạy đạt kết quả cao trong các kì thi giáo viên dạy giỏi đã ghi nhận sự đóng góp đáng kể của việc sử dụng đồ dùng dạy học. Đó là: 1) Giờ dạy đạo đức của cô giáo Đặng Thu Thuỷ – lớp 1E với bài Lễ phép với thầy, cô giáo. Đồ dùng dạy học là máy vi tính được xếp loại A cấp Quận 2) Giờ dạy Toán của cô giáo Trần Minh Châu – lớp 1B với bài: Số 10 Đồ dùng dạy học: Máy vi tính, bộ đồ dùng dạy toán, phiếu bài tập. Xếp loại A1 (vòng 1 cấp Quận) 3) Giờ dạy Mĩ thuật của cô giáo Nguyễn Kim Cúc - lớp 1A với bài: Vẽ gà. Đồ dùng dạy học: Một đàn gà với giàn bầu nậm, một số tranh vẽ về gà.
  18. Xếp loại A cấp Quận. 4) Giờ Tiếng Việt của cô giáo Nguyễn Thanh Hà - lớp 1C với bài Ôn tập Đồ dùng dạy học: máy vi tính, bộ cánh và đuôi bằng giấy con công Xếp loại A1 (vòng 1 cấp Quận) 5) Giờ toán của cô giáo Nguyễn Thanh Hà - lớp 1C với bài 14 + 3 Đồ dùng dạy học: Máy vi tính Xếp loại A1 (vòng 2 cấp Quận) 6) Giờ Tiếng Việt của cô giáo Trần Minh Châu – lớp 1B với bài Ôn tập Đồ dùng dạy học: máy vi tính, tranh vẽ của bài kể chuyện: Chàng ngốc và con ngỗng vàng. Xếp loại xuất sắc cấp Quận. 7) Giờ Tiếng Việt của cô giáo Nguyễn Thanh Hà - lớp 1C với bài Ôn tập Đồ dùng dạy học: máy chiếu hắt, tranh vẽ của bài. Kết quả xếp loại xuất sắc cấp Thành phố. 8) Giờ chuyên đề: Luyện từ và câu của cô giáo Nguyễn Kim Phượng – lớp 2B. Đồ dùng dạy học: Máy tính, phiếu học tập Kết quả xếp loại tốt. 3. Đối với học sinh: Với cách dạy sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy cho thấy: - Giờ học sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học tập. Phát huy được trí lực học sinh. - Tạo được tính tự tin, mạnh dạn cho trẻ. - Học sinh tiếp thu bài tốt hơn, chất lượng học tập có nâng cao rõ rệt. - Kết quả qua các đợt kiểm tra chất lượng:
  19. - +) Khối 3: Lớp 3A so với lớp 3B dạy bình thường như sau: Lớp 3A: Các đợt kiểm tra Sĩ số Giỏi Khá Trung Yếu bình Cuối học kì I 50 24 26 0 0 Giữa học kì II 50 39 11 0 0 Lớp 3B: Các đợt kiểm tra Sĩ số Giỏi Khá Trung Yếu bình Cuối học kì I 52 12 32 8 0 Giữa học kì II 52 19 26 7 0 Nhận xét: Với sự chỉ đạo chặt chẽ, kết hợp với sự động viên kịp thời của Ban giám hiệu trong các đợt kiểm tra (đột xuất hoặc báo trước) của ban điều hành sử dụng đồ dùng dạy học của trường trong học kì I và giữa học kì II kết quả cho thấy tỉ lệ các lớp dạy chay rất ít (có 4/26 lớp không sử dụng đồ dùng dạy học) còn lại các lớp đều thực hiện nghiêm túc. Qua đợt kiểm tra đột xuất của Phòng giáo dục - Đào tạo chỉ có 2/26 lớp không sử dụng đồ dùng dạy học. Như vậy, trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học nói chung và soạn phiếu học tập nói riêng ở các lớp tôi thấy: nội dung phiếu phù hợp với trình độ của học sinh, giáo viên biết kết hợp khéo léo các bước lên lớp. Nhất là các khâu kết hợp sử dụng phiếu với đồ dùng và phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu, máy vi tính, mô hình )Phân bố thời gian hợp lí, giờ học nhẹ nhàng. Hầu hết các em đều thích giờ học có đồ dùng dạy học vì qua các giờ học này hiệu quả học tập được tăng lên rõ rệt, góp phần phát triển nhân cách của học sinh. Các em mạnh dạn, tự tin, hiểu biết lân nhau, ham mê đi học, mỗi ngày đi học thực sự là một ngày vui. Hà Nôi, ngày 20 tháng 3 năm 2004 Người viết
  20. Đặng Thị Thanh Huyền