Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh

doc 25 trang thienle22 7581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG ANH o0o Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH MÔN: NGOẠI NGỮ CẤP HỌC: THCS Năm học: 2017 - 2018 1/24
  2. MỤC LỤC PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ .2 1 . Tên đề tài .2 2. Lý do chọn đề tài 3 3. Tính cần thiết của đề tài 3 4. Mục đích nghiên cứu 3 5. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch, thời gian nghiên cứu 3 a. Đối tượng nghiên cứu 3 b. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4 6. Đóng góp mới về mặt lí luận thực tiễn 4 PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 I. Thực trạng vấn đề 5 1. Sơ lược về trường 5 2. Một số thành tựu đã đạt được 5 II. Nội dung và các biện pháp chính 7 1. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua đồ dùng trực quan 7 2.Phương pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh 14 3. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh 16 4. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong giảng dạy tiếng anh 17 a. Bingo 17 b.Jumble 17 c.Slap the board 18 d. Guessing game 18 e.Nought and crosses 19 III .Phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm 20 1. Phương pháp 20 2. Kết quả 20 PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 22 2. Khuyến nghị 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 2/24
  3. PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Tên đề tài Một số phương pháp gây hướng thú cho học sinh học tiếng anh ở trường THCS 2. Lý do chọn đề tài; Ngày nay khi nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phát triển thì sự giao lưu văn hoá chính trị, xã hội giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Để giao tiếp được với nhau thì đòi hỏi các quốc gia khác nhau trên thế giới, phải biết sử dụng thành thạo một ngôn ngữ chung ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên thế giới, Tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung phổ biến nhất. Từ nhiều năm nay, việc học ngoại ngữ, nhất là đối với môn Tiếng Anh ngày càng được phổ biến rộng rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các trường học. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn, mà cả về phương pháp dạy học và thủ thuật dạy học. Để nâng cao chất lượng mỗi giờ học của bộ môn,để các em học sinh có thái độ tích cực và nhận thức đúng đắn về vai trò của Ngoại Ngữ-Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, từ đó các em có động cơ học tập chủ động tích cực hơn.Ngoài yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học , tạo được niềm vui hứng thú học tập và sự yêu thích môn học cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng.Tuy nhiên để hưởng ứng phong trào thi đua của ngành “ Xây dựng trường thân thiện ,học sinh tích cực”, với nội dung “phát huy sự chủ động sáng tạo của thầy ,cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp trong điều kiện hội nhập quốc tế” Là một giáo viên Tiếng Anh ở trường THCS, tôi luôn trăn trở về công việc của mình ,là dạy làm sao cho hiệu quả nhằm khuyến khích được sự chuyên cần, sự hiểu biết và phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo và ý thức vươn lên ,rèn luyện khả năng tự học của các em. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc 3/24
  4. trau dồi phương pháp, đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm hết sức cần thiết không chỉ riêng bản thân tôi , mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên trong thời kỳ đổi mới. Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để trình bày đơn giản nhất, dễ hiểu nhất trong quá trình truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu được vấn đề , biết kết hợp với công nghệ thông tin để làm cho bài giảng trở nên phong phú, hấp dẫn càng lôi cuốn sự chú ý của học sinh hơn trong từng tiết dạy. Nhất là làm sao để thu hút các em vào hoạt động học tập, từ đó tạo ra ấn tượng tốt đối với các em để các em đi đến với bộ môn một cách tự nguyện, hứng thú chứ không phải là một sự áp đặt, ép buộc học sinh. 3. Tính cần thiết của đề tài; Đề tài viết ra khi áp dụng vào giảng dạy sẽ giúp học sinh hứng thú học hơn , dễ hiểu bài hơn .Trên thực tế vấn đề đã được nhiều quý thầy cô ,đồng nghiệp đề cập đến, song với bản thân tôi cũng có những quan điểm riêng của mình trong vấn đề này. Vì vậy đề tài này giúp nâng cao chất lượng cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh . 4. Mục đích nghiên cứu; Theo tôi được biết trong các môn học thì Ngoại Ngữ là môn học có nhiều học sinh yếu kém từ thành phố đến nông thôn .Vùng nông thôn học sinh chiếm tỉ lệ yếu kém nhiều hơn ,sở dĩ như vậy là vì một số nguyên nhân như là; các em không có điều kiện giao tiếp nhiều , ít có cơ hội ứng dụng trong chương trình phổ thông hoặc các em ít khi được giao tiếp trong một tình huống cụ thể với người nước ngoài nên các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh. Kết hợp với phương pháp và điều kiện thực tế của nhà trường, thực trạng học sinh trong bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề và đưa vào nghiên cứu thực tế. Cùng với hội thi viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2017-2018.Tôi xin trình bày một số sáng kiến nho nhỏ về phương pháp giảng dạy, rất mong được các đồng nghiệp góp ý ,giúp tôi hoàn thiện hơn, và tự tin hơn trong quá trình giảng dạy môn Ngoại Ngữ. 5.Đối tượng ,phạm vi, kế hoạch, thời gian nghiên cứu; a. Đối tượng nghiên cứu ; học sinh lớp 7 Đề tài này tôi thử nghiệm và thực hành trong chương trình Tiếng Anh7 với 4/24
  5. những bài cung cấp kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng. b. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu; Đề tài này tôi thử nghiệm trong hai lớp ; 7D và 7H đây là hai lớp tại trường THCS mà tôi đang giảng dạy. Thời gian bắt đầu 2017-2018 Đây là hai lớp có tỷ lệ học sinh không thích học trong giờ Tiếng Anh dẫn đến kết quả học sinh yếu kém cao ,đa số các em chưa có ý thức trong học tập .Kết quả học tập năm học 2016-2017 của các em còn thấp. Lớp Sĩ số Giỏi % Khá % Trung Yếu % Kém % bình % 7D 45 0 11 26 8 0 24% 58% 18% 7H 38 1 16 20 1 0 2,5% 42% 53% 2,5% 6.Đóng góp mới về mặt lý luận thực tiễn. Phương pháp này rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cho học sinh học môn Tiếng Anh,đã và đang rất được quan tâm.Nếu phương pháp này thành công sẽ góp một phần tích cực trong việc gây hứng thú cho học trong giờ học Tiếng Anh. 5/24
  6. PHẦN B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I.Thực trạng của vấn đề: 1.Sơ lược về trường; Năm học 2017-2018 trường tôi có tổng số lớp là 34 với 1360 học sinh và 70 cán bộ giáo viên. Là một trường có nề nếp về công tác dạy và học, có đội ngũ giáo viên đoàn kết nhất trí, trình độ tay nghề khá đồng đều.Trường tôi là một trường nằm trên địa bàn nông thôn, nằm xa trung tâm thành phố.Với đặc thù đa phần là học sinh nông thôn, bố mẹ các em làm nông nghiệp cho nên không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của các con.Các em lại không có nhiều cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Anh. Chính vì vậy mà phong trào học ở trường còn hạn chế .nên việc dạy và học bộ môn tiếng nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các em học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh từ khi các em còn học tiểu học nhưng kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa xác định phương pháp học hiệu quả. Vì thực tế là khi còn học tiểu học thì các em chưa được chú trọng đến việc dạy và học Tiếng Anh. Rất ít em có nói, diễn đạt những câu đơn giản, thậm chí rất nhiều học sinh không biết cách giới thiệu về bản thân bằng Tiếng Anh. Bên cạnh đó hầu hết các bậc phụ huynh đều làm nông nghiệp nên việc nhận thức còn hạn hẹp . Trong nhiều năm qua nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác phổ cập GD,trong giảng dạy để huy động số trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giờ dạy và đã thực sự chiếm được lòng tin yêu của nhân dân trong xã và một số vùng lân cận. 2. Một số thành tựu đã đạt được; Nhà trường đã tạo điều kiện,trang bị các thiết bị dạy học như sách tham khảo cũng như các giáo trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy theo phương pháp đổi mới của giáo viên ngoại ngữ. Bên cạnh đó Phòng Giáo dục,Sở Giáo dục cũng đã tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn Nhằm giúp đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ có thể tiếp cận sử dụng các phương pháp mới đạt hiệu quả nhất.Bản thân tôi là một giáo viên sau nhiều năm đứng lớp, tôi luôn trăn trở về kết quả học tập của học sinh.Vì vậy tôi 6/24
  7. luôn cố gắng nghiên cứu tài liệu cho phù hợp với từng loại bài, từng kiểu bài,trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng.Bên cạnh đó,tôi còn thường xuyên trao đổi với học sinh để hướng dẫn các em cách học cho riêng mình,nâng cao kết quả học tập nên năm học vừa qua cũng đã đạt được một số thành tựu .Số lượng học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh yếu kém giảm rõ rệt. Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh vừa thay sách mới toàn bộ với các khối nên tương đối khó đối với học sinh. Đặc biệt là đối với học sinh nông thôn. Vì vậy vấn đề “làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngoại Ngữ” luôn là câu hỏi lớn mà tất cả giáo viên dạy Ngoại Ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời. Về điều kiện về mọi mặt đối với bộ môn là thua xa các trung tâm, đô thị. Ngoài sự hạn chế về mặt địa lý, thì việc tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu, điều kiện học tập là hoàn toàn trái ngược với những nơi có điều kiện học tập, trao đổi, rèn luyện kỹ năng trong môn học. Thực tế cho thấy ở một số tiết học ở trường THCS, nếu như người thầy áp dụng phương pháp dạy học theo lối áp đặt – Thầy đọc cho Trò chép thì chỉ có 15% - 20% học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực , số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung của bài. Như vậy hiệu quả học tập thấp, học sinh khá giỏi ít, học sinh yếu kém nhiều .Hơn nữa lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học ,số học sinh còn lại thì thể hiện bằng khuôn mặt ngờ nghệch đến tội nghiệp ,sẽ dần chán môn học, gây khó khăn cho việc học tập. Để khắc phục được tình trạng đó thì phương pháp hiệu quả nhất là mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý luận dạy học. Trong quá trình giảng dạy, cùng với việc học hỏi, tham khảo tài liệu và những kinh nghiệm được rút ra thông qua các giờ dạy thực tế ở trên lớp đồng thời đóng góp của thầy cô đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra được một số phương pháp dạy phù hợp , nhằm thu hút được phần lớn học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, sáng tạo cũng như “Gây hứng thú cho các em mỗi khi đến tiết học ngoại ngữ”. Phương pháp này được tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình và thu được kết quả rất khả quan. Vì vậy tôi mạnh dạn 7/24
  8. trình bày kinh nghiệm thực tế của mình trước các đồng nghiệp để trao đổi học tập nhằm không ngừng nâng cao tay nghề với mục đích cuối cùng là làm sao cho học sinh say mê hơn nữa đối với môn học Tiếng Anh. II. Nội dung và các biện pháp chính: Trong quá trình học, học sinh sẽ đạt được kết quả cao nếu như các em xác định được động cơ học tập của mình. Đối với học sinh THCS, động cơ học tập sẽ có được khi các em cảm thấy có hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình qua các giờ học. Vì vậy các biện pháp sau đây phần nào đáp ứng được yêu cầu đó. 1. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua đồ dùng trực quan: Theo quan điểm của tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài , máy chiếu và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật, đều có thể gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh có hiệu quả nhất trong giảng dạy Tiếng Anh. Vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch. Do vậy , khi biên soạn sách giáo khoa Tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9 các nhà biên soạn sách hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi, sát thực với học sinh , phù hợp với trình độ , tâm lí lứa tuổi, nhu cầu ,sở thích cũng như vốn sống của các em. Thường ngày bộ sách giáo khoa Tiếng Anh từ khối 6 đến khối 9, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật. Ví dụ 1: Khi dạy Unit 2: (Health – English 7). Để giới thiệu từ mới: a spot nổi đốm, mụn a allergy dị ứng a sunburn cháy nắng a flu cảm cúm a cough cơn ho a sore throat đau họng 8/24
  9. a temperature sốt a stomach ache đau bụng a headache đau đầu Giáo viên có thể chỉ vào các vị trí có thật ở trên con người và giới thiệu: “This is a head” or “ That is a ear” , 9/24
  10. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh hoặc cử chỉ và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này giúp cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ mà giáo viên giới thiệu là những tranh miêu tả hoặc cử chỉ , hành động mà giáo viên làm rất gần gũi và dễ đoán nghĩa đối với các em. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn tranh hoặc cử chỉ hay hành động mà giáo viên có thể sử dụng đồ vật để thay thế. Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới, hình ảnh được đưa ra để giới thiệu rất sẵn, sống động và giống với hình ảnh thật trong cuộc sống. Vì vậy trong khi giảng dạy, giáo viên không những phải biết khai thác và sử dụng chúng một cách tối đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Đây là cách dạy nhẹ nhàng nhất, dễ hiểu nhất nhưng kết quả đạt được rất cao và rất phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở ở vùng nông thôn như vùng sâu, vùng xa. Ví dụ 2: Khi dạy bài 4 ( Unit 4: Music and Arts – English 7 ), để dạy các từ: a microphone mi-crô. a camera máy chụp hình. a painting hình vẽ. 10/24
  11. a musical instruments nhạc cụ. a portrait ảnh chân dung. a museum bảo tàng . a paintbrush cọ vẽ . a drum trống . Giáo viên có thể dùng tranh trong sách hoặc phóng to các bức tranh nói về các đồ vật trên lên một tờ giấy to và treo lên bảng nhằm tạo sự chú ý của học sinh vào bài học. Sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi mở cho học sinh nói về chủ đề của bài. Giáo viên hỏi: Em hãy nhìn vào tranh và cho cô biết các vật dụng trong bức tranh thường được sử dụng ở đâu? 11/24
  12. Học sinh trả lời: Các đồ vật thường được sử dụng ở nhà,các lễ hội ,nhà trường Giáo viên giới thiệu chủ đề “Music and Arts” (âm nhạc và nghệ thuật). Sau phần mở bài giáo viên có thể sử dụng các bức tranh trên để giới thiệu từ mới theo các bước sau: Giáo viên treo tranh lên bảng. Giáo viên yêu cầu học sinh nói về tên của các đồ vật ở trong tranh bằng Tiếng Việt. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc và viết bằng Tiếng Anh tương ứng. Microphone / Camera / Painting / Musical instruments / Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp cho học sinh khắc sâu hơn nội dung của bài và học sôi nổi hơn. Ví dụ: Unit 5: ( Getting started – which festival should I see ). (Lễ hội ở Việt Nam ) - English 8. Sau khi dạy xong bài học, giáo viên có thể sử dụng tranh để củng cố lại từ mới cũng như củng cố lại kiến thức mà các em đã học trong bài bằng cách: Giáo viên treo tranh nói về các hoạt động tiêu biểu trong các lễ hội lên trên 12/24
  13. bảng. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại, nhìn vào tranh và nói về hoạt động của mọi người trong các lễ hội ở việt nam. 13/24
  14. Ví dụ: Picture a - Student says: Cow Racing Festival. Picture b - Student says: Whale Festival. Picture c - Student says: Le Mat Snake Festival. Picture d - Student says : Do Son Buffalo-Fighting Festival. Picture e - Student says: Elephant Race Festival. 14/24
  15. Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm cho giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây được hứng thú đối với học sinh trong giờ học. 2. Phương pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh; Đối với lứa tuổi học sinh THCS sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm Ví dụ 1: Khi nói đến chủ đề về sở thích của tôi (Unit 1 – English 7) có các chủ điểm sau: - My hobbies. ( Unit 1- English 7 ) - My New school.( Unit 1 – English 6) - My home ( unit 2 - English 6) (Nhà của tôi) Nói đến chủ đề về đồ ăn và đồ uống : - Vietnamese Food and Drink (Unit 5 – English 7) Nói về chủ đề bạn bè hoặc người hàng xóm: - My friends. ( Unit 3 – English 6 ) - My neighbourhood ( uint 4 – English 6) Nói về chủ đề sức khỏe và thể thao: - Health ( Unit 2 - English 7) - Sports and Game ( Unit 8 – English6) Nói về chủ đề lễ hội có các chủ điềm sau; - Our tet holiday (Unit 6 - English 6) - Our customs and traditions ( Unit 4 - English 8) - Festivals around the World ( Unit 9 – English 7) - Festivals in Viet Nam ( Unit 5 – English 8) Nói về chủ đề giao tiếp; - Community Service ( Unit 3 – English 7) - Communication ( Unit 10 – English 8) Nói về chủ điểm âm nhạc , ti vi và phim ; - Music and Arts ( Unit 4 – English 7) - Television ( Unit 7 –English6) - Films ( Unit 8 – English 7) Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi được ở các 15/24
  16. em tính tò mò rất cao. Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động ở trên lớp. Ví dụ 1: Khi muốn giới thiệu chủ đề: “How do you feel?” Unit 5 (English 7) Để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào bài học, giáo viên vừa hành động (uống nước) vừa nói. “I’m thirsty” – cô khát. Sau đó, giáo viên hỏi học sinh “How do you feel?” - Em cảm thấy thế nào? Học sinh trả lời “Em đói”, “Em mệt”, Giáo viên giới thiệu bài. Như vậy học sinh sẽ nhanh chóng hiểu được yêu cầu của giáo viên và dễ dàng thực hành. Student 1: I’m hungy. Student 2: I’m tired. Ví dụ 2: Khi dạy Unit 8: “Sports and Games” - Thể thao và các trò chơi giải trí (English 6) để thu hút được sự chú ý của học sinh vào hoạt động trên lớp, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi. T: Do you like sports? (Các em có thích thể thao không?) Ss: Yes, we do. (Có) T: Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề: “Thể thao và các trò chơi giải trí”. Sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh một số từ mới nói về các môn thể thao và hướng dẫn cách đọc cho các em.Tiếp theo, để lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực hành, giáo viên có thể làm mẫu. T: I play volleyball và hỏi: Which sport do you play? (Tôi chơi bóng chuyền) (Em chơi môn thể thao nào?) Học sinh sẽ dễ dàng hiểu được yêu cầu của giáo viên và thực hành. Student 1: I play soccer. Student 2: I play chess, hay khi dạy Unit 9: Getting Started ( The festival project.) (English 7) Sau khi học xong phần Getting Started về những lễ hội mà học sinh trên thế giới thường được tổ chức. Ở phần Activity 2 học sinh sẽ phải viết những lễ hội trong khung vào dưới hình mỗi .Sau đó nghe và lặp lại.Để khêu gợi trí tò mò của học sinh vào bài học giáo viên có thể hỏi như sau: 16/24
  17. T: Do you know which festival is the largest in the world ? (Các em có biết lễ hội nào lớn nhất trên thế giới không?) Ss: guess the festivals. (đoán lễ hội) T: Now look at the pictures given and compare with your guessing. (Bây giờ các em hãy nhìn vào tranh cho sẵn và so sánh với những dự đoán của em.) Chắc chắn học sinh sẽ rất thích thú và tò mò muốn biết các lễ hội nào lớn nhất trên thế giới . 3. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh: Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, ngoài việc sử dụng các tình huống thách đố nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập. Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành. Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi, đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy Tiếng Anh cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành. * Ví dụ: Trong khi thực hành, học sinh nói: She play table tennis hoặc We has a dog, Thay vì ngắt lời khi các em để sửa lỗi, giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “Very good”, “Thank you” or “Not bad”, Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất 17/24
  18. hứng thú luyện tập. 4. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh: Biết sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh sẽ tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học. Vì vậy, giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh “học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, tùy vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học. a. Trò chơi “Bingo” được dùng để kiểm tra vốn từ vựng của học sinh đồng thời kiểm tra độ nhanh nhạy và kĩ năng nghe của các em: * Ví dụ: Khi dạy phần: “Vocabulary” (Từ mới) trong sách giáo khoa Tiếng Anh 7, giáo viên chuẩn bị sẵn một dãy động từ bất kì theo thứ tự . Giáo viên yêu cầu học sinh viết các động từ vào vở thành một hàng ngang theo vở ,sau đó nghe giáo viên đọc lần lượt các động từ mà cô đã chuẩn bị sẵn Học sinh lắng nghe và đánh số lần lượt vào động từ mà giáo viên vừa đọc ,học sinh nào viết và đánh lần lượt liên tục có 3 động từ như cô đọc thì hô to “Bingo” học sinh nào “Bingo” bảng động từ của mình trước là người chiến thắng . b. Trò chơi: “Jumble words” được dùng để kiểm tra từ vựng: * Ví dụ: Khi dạy xong chủ đề “Food and Drink” trong Tiếng Anh 7. Để kiểm tra xem học sinh có thuộc từ vựng và nhanh mắt hay không giáo viên có thể viết một số từ bị xáo trộn lên bảng. uosp eel / lodeson / monalede / letteome / feeb oledon psou và yêu cầu học sinh xếp lại thành từ có nghĩa eel soup ( canh lươn, súp lươn) noodles ( mì, bún,phở ) lemonade ( nước chanh ) omelette (trứng ốp la ) beef noodle soup ( phở bò ) c. Trò chơi “Slap the board”. Dùng để kiểm tra từ vựng hoặc củng cố lại kiến thức: * Ví dụ: Khi dạy bài 11 – “Travelling in the future” trong sách Tiếng anh lớp 7, giáo viên viết các danh từ nói về đi lại trong tương lai vào các mảnh giấy nhỏ 18/24
  19. và gắn lên bảng. Flying cars underwater Jet pack ship bicycle plane Giáo viên gọi từng cặp học sinh một lên bảng. Giáo viên hô to từ Tiếng Việt, học sinh vỗ vào từ được gọi bằng Tiếng Anh ở trên bảng. Em nào vỗ nhanh và đúng nhiều hơn sẽ là người chiến thắng. d. Guessing game: * Ví dụ: Khi dạy bài 2 – “ Health ” trong sách Tiếng Anh lớp 7, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi nhìn đoán như sau: Sau khi học sinh được học cách biểu cảm hay làm bằng hành động ,cử chỉ của các bạn, giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ nói, giáo viên nhận xét luôn hoặc cho các em vẽ các con vật, tranh người,đồ dùng học tập vào giấy ,cho học sinh lên bảng và làm theo trong mảnh giấy mà không cho các bạn khác biết. Sau đó giáo viên cho học sinh tả hay đoán bằng Tiếng Anh . Ví dụ;bức tranh 1.She keeps sneezing and coughing.I think she has . Tranh 2;She looks very red.She was outdoors all day yesterday. I think she has . Tranh 3;He ate some seafood yesterday. Now he feels Tranh 4;She looks so .she can’t keep her eyes open! Nếu em nào đoán đúng thì được lên thay thế người trên bảng. 19/24
  20. e. Trò chơi “ Nought and crosses”: * Ví dụ: Trong giờ luyện nói – Unit 7- Pollution (English 8) để thực hành cách nói về ô nhiễm, giáo viên cho các em chơi trò chơi “ Nought and crosses” (O and X) bằng cách. Kẻ 9 ô vuông lên bảng, mỗi ô chứa 1 từ. Thermal pollution Air pollution Radioactive pollution Light pollution Water pollution Land pollution 20/24
  21. Noise pollution Visual pollution Soil pollution Rồi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là Nought (o) và nhóm 2 là Crosses (x). Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu theo mẫu. Ex1. The fish have died because of the pollution water. Ex2. Noise pollution occurs because there are too many loud sounds in the environment. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được 1 (o) hoặc 1(x). Nhóm nào có 3(o) hoặc 3(x) trên một hàng ngang doc,hay chéo trước thì sẽ chiến thắng. Trò chơi này có thể áp dụng trong các bài tập trả lời câu hỏi. Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác như: Lucky numbers, wordsquare, networds, pyramid, để cho giờ dạy thêm sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh. III.Phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm; 1.Phương pháp; Để hoàn thành đề tài này, tôi đã dùng các phương pháp chủ yếu như sau; -Nghiên cứu lý luận bằng cách đọc các tài liệu trên báo giáo dục thời đại,các diễn đàn giáo dục về giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém trên mạng internet. - Qua thực tiễn giảng dạy. - Dự giờ đồng nghiệp khác để rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy và đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh. - Các cách tổ chức dạy học trên lớp. - Học tập chuyên môn tại Trường,Cụm,Phòng Giáo dục,Sở giáo dục đào tạo tổ chức. - Quan sát sư phạm qua dự giờ thăm lớp hội thảo chuyên môn. 2. Kết quả: Sau khi thử nghiệm những phương pháp trên đối với khối 7 tôi thấy phương pháp này thực sự mang tính khả thi. Căn cứ vào kết quả năm học 2016– 2017 ,tôi thấy chất lượng giảng dạy đã được cải thiện một cách rõ rệt, (đặc biệt ở tỉ lệ học sinh yếu kém). Kết quả học kỳ I, năm học: 2016 – 2017 21/24
  22. Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp SS SL % SL % SL % SL % SL % 7D 45 0 0 10 22% 21 47% 14 31% 0 0 7H 38 0 0 13 34% 17 45% 8 21% 0 0 Kết quả cuối năm học: 2016-2017 Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp SS SL % SL % SL % SL % SL % 7D 45 0 0 11 24% 26 58% 8 18% 0 0 7H 38 1 2,5% 16 42% 20 53% 1 2,5% 0 0 Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa đề tài này ra để cùng thảo luận, chia sẻ và rút kink nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 22/24
  23. PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận; Việc học tập môn Tiếng Anh để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh nhất là học sinh ở bậc học THCS. Do vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút các em hứng thú hăng say học tập. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học ở trên lớp và tự học ở nhà có hiệu quả là điều quan trọng nhất. Đặc biệt là phương pháp gây hứng thú học cho học sinh trong thời điểm cả ngành giáo dục đang thực hiện cuộc cách mạng “Hai không” là vô cùng cần thiết và cấp bách, bởi lẽ không để cho học sinh ngồi nhầm lớp tức là các em được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản của mình, hình thành thói quen làm việc độc lập, tự chủ dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên, đồng thời học sinh có khả năng hợp tác làm việc với bạn bè nhằm đáp ứng yêu cầu của bài học. Đây chính là nền tảng để xây dựng tác phong làm việc của thế hệ người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thời kỳ hội nhập hiện nay. Qua thực tế giảng dạy Tiếng Anh ở trường THCS, tôi có thể nói rằng việc gây được hứng thú cho học sinh đối với môn học là vô cùng quan trọng vì: Nếu như các em có được hứng thú đối với môn học các em mới nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao trong học tập. Do đó để gây được hứng thú học tập cho học sinh việc sử dụng đồ dùng trực quan, các trò chơi cũng như việc khích lệ các em tham gia thực hành trong quá trình giảng dạy của mình là luôn cần thiết. Tuy nhiên để vận dụng thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà yếu tố kiên quyết nhất đó chính là cái tâm của người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Là một giáo viên đứng trên bục giảng tôi luôn mong muốn mang đến cho học sinh của mình những giờ học thực sự hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mọi điều kiện cho các em học thật tốt từ đó nâng cao chất lượng học tập và kết quả bộ môn này ngày càng nâng cao hơn. Với kinh nghiệm và khả năng còn có hạn tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp sẽ hài lòng khi tiếp nhận nó, đóng góp thêm và cùng nhau thực hiện mục đích đẩy lùi việc đánh giá học sinh , góp một phần sức lực nhỏ bé của mình thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ Giáo dục và Đào tạo Nói tóm lại để thành công trong giờ dạy Tiếng Anh nói chung và phương pháp gây hứng thú dạy để học sinh yếu kém ngày càng tiến bộ hơn nói riêng. Đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hòa, khéo léo giữa các bước lên lớp với lượng kiến thức trong sách giáo khoa. Để làm cho giờ dạy sinh động, 23/24
  24. ngoài những phương pháp giảng dạy cụ thể giáo viên nên sử dụng các bức tranh minh họa, các giáo cụ trực quan, các bài tập thực tế Để học sinh có thể hiểu bài một cách dễ dàng. Ngoài ra, để gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên kể các truyện vui liên quan đến bài học. 2. Khuyến nghị Để việc ứng dụng đề tài được rộng rãi hơn thì: - Nhà trường cần bổ xung, mua sắm thêm các đĩa hình với nội dung giao tiếp hơn giản dễ hiểu, đời thường với hình ảnh gần gũi giúp các em cải thiện khả năng giao tiếp. - Thư viện bổ xung thêm truyện tranh, truyện cười bằng Tiếng Anh giúp các em giải trí, gây hứng thú học tập - Về phía cha mẹ học sinh: các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình như: dành thời gian để kiểm tra sau khi đi học về các em có làm bài tập hay không. - Về phía chính quyền địa phương: đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường như: điện, công trình công cộng. - Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục cần tăng cường tổ chức các buổi thảo luận ngoại khóa cùng trao đổi trong trường, các trường về vấn đề liên quan để học hỏi, nâng cao chất lượng giảng dạy. - Đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 24/24
  25. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sổ tay người dạy Tiếng Anh – Tú Anh, Phan Hà, May Vi Phương, Hồ Tấn – NXB Giáo dục 2002. 2. Những mẫu câu Tiếng Anh – Hà Văn Bửu – NXB TP. Hồ Chí Minh 1996. 3. Thiết kế bài giảng Tiếng Anh THCS – Chu Quang Bình – NXB Hà Nội 2003. 4. Bài tập bổ trợ -nâng cao THCS-Nguyễn thị Chi,Nguyễn hữu Cường-NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Kiểm tra thường xuyên và định kỳ THCS-Đặng hiệp Giang,Nguyễn kim Hiền-NXB Giáo dục Việt Nam. 25/24