Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học bộ môn Âm nhạc THCS

pdf 25 trang thienle22 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học bộ môn Âm nhạc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_qua.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học bộ môn Âm nhạc THCS

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới loài người được phát triển như ngày hôm nay, đó chính là kết quả của những kinh nghiệm, những sáng tạo không ngừng. Ngay từ buổi đầu sơ khai của thời kỳ nguyên thủy, con người đã biết chế tạo ra những công cụ lao động thô sơ để nâng cao năng suất lao động tạo nên sự phát triển đột phá về kinh tế xã hội Năm 1770 một công dân người Scotlen-James Watt đã chế tạo ra máy hơi nước đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho sự ra đời của nền nông nghiệp. Nhà vật lý Ê-đi-Sơn với phát minh vĩ đại ra bóng đèn điện vào năm 1879 đã mở ra một kỳ nguyên ánh sáng cho nhân loại, với việc chế ra thuốc kháng sinh Penixillin vào năm 1939 đã mang lại sức khỏe, cuộc sống, niềm tin và hạnh phúc cho mọi người. Năm 1957 lần đầu tiên Liên Xô phóng vệ tinh vào vũ trụ đã chứng minh khả năng vô cùng to lớn, vĩ đại của con người Ngoài ra còn rất nhiều, rất nhiều những phát minh vĩ đại của con người kiệt xuất khác đã đưa thế giới loài người ngày càng tiến bộ phát triển văn minh hiện đại. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của tính tích cực sáng tạo luôn tiềm ẩn trong khả năng của mỗi con người, trên thế giới trong môi trường giáo dục người ta luôn chú trọng phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh, đó là nhiệm vụ mà các môn học, mỗi người giáo viên đều phải thực hiện. Song song với nhịp phát triển của đất nước, trong những năm qua nghành giáo dục nước ta đã có sự đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt, tạo ra một diện mạo mới cho giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ XXI. Mặt khác, đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự hội nhập của giáo dục trong khu vực và trên thế giới thì việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học đã diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng ở tất cả các cấp học. Bởi vậy, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân chí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đó mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Luật giáo dục năm 2005 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia xuất bản năm 2005) của Việt Nam cũng đặt ra nhiệm vụ phát huy tư duy sáng tạo của học sinh (điều 5, khoản 2, tr20, dòng 4 từ dưới lên): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Môn học Âm nhạc ngoài chức năng giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật còn có nhiều thuận lợi để phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Vậy trong các giờ âm nhạc, giáo viên phải làm gì để học sinh phát huy tốt tích cực, khả năng sáng tạo của các em? Đó là nhiệm vụ không hề đơn giản đặt ra cho mỗi giáo viên khi lên lớp. Để đáp ứng được những yêu cầu về đào tao toàn diện, cũng như để có thể đáp ứng được những đòi hỏi thực tế hiện nay, mỗi giáo viên phải ko ngừng nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy - học. Trang 1 /25
  2. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra một số biện pháp dạy học âm nhạc nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả cho việc dạy học môn âm nhạc ở trường THCS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp dạy phân môn học hát nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh THCS. Trang 2 / 25
  3. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 1. Lý luận về phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học bộ môn Âm nhạc THCS a) Tính tích cực - Có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển, trái ngược với tiêu cực. - Tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển. - Đem hết khả năng và tâm trí vào làm việc. b) Tính sáng tạo - Tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. - Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. c) Thế nào là học sinh có tính tích cực sáng tạo trong học tập Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, vì vậy học tập chỉ có kết quả nếu học sinh là người có ý thức, chủ động, tích cực và sáng tạo. Tính tích cực là trạng thái tinh thần trí tuệ của học sinh muốn nắm vững, hiểu thấu sâu sắc nội dung học tập bằng mọi cách và cố gắng vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống. Tích cực là biểu hiện của ý thức, khi đã có ý thức thì học sẽ tích cự, chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống. Nguồn gốc của mọi sự tích cực đều do nhu cầu của con người. Nhu cầu nhận thức cái mới, nhu cầu vươn lên trình độ cao hơn, sẽ làm học sinh càng tích cực hơn trong học tập. Học sinh có tính tích cực trong học tập là những học sinh luôn chú ý nghe giảng, luôn hào hứng hoạt động theo mọi yêu cầu của giáo viên, vì vậy đó thường là những học sinh có thành tích tốt và luôn đi đầu trong các phong trào của lớp học. Trong phạm vi của đề tài, tính tích cực được xét phải gắn liền với tính sáng tạo. Học sinh có tính sáng tạo là những học sinh biết suy nghĩ, tìm tòi và làm được những điều mới. Trước các vấn đề cần giải quyết, học sinh tìm được những giải pháp khác với mọi người. Sự sáng tạo tạo của học sinh nhằm đem lại kết quả học tập tốt hơn. Sáng tạo trong học tập là những điều cần thiết nhưng phải đảm bảo tính giáo dục và tính phát triển. Nhà trường và giáo viên cần loại bỏ những sáng tạo gây ảnh hưởng xấu, cần hướng những sáng tạo tích cực của học sinh để thu được kết quả học tập tốt hơn. 2. Vai trò của tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập Tính tích cực sáng tạo sẽ đem lại những tiến bộ cho bản thân học sinh,lớp học, nhà trường và xã hội cụ thể là: Trang 3 / 25
  4. + Giúp học sinh phát triển trí tuệ, nhận thức và phát triển các năng lực riêng biệt. + Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn, các em thường nhanh chóng quên những kiến thức được học nhưng lại nhớ rất lâu những điều mình tự làm được. + Làm môi trường học tập trở nên đa dạng hơn,phong phú hơn, tốt đẹp hơn + Để học sinh bộc lộ bản thân, bộc lộ quan điểm thẩm mỹ. + Phát triển tính tự lập và hứng thú học tập của học sinh. + Phát triển nhân tài cho đất nước. Tóm lại: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học bộ môn Âm nhạc thực chất là giáo viên chuyển nội dung kiến thức Âm nhạc thành nhiệm vụ học tập cho học sinh, tổ chức cho các em vạch kế hoạch, tự tìm tòi khám phá huy động vốn kiến thức của bản thân, qua đó rút ra những kiến thức của bài học. Trang 4 / 25
  5. CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HÁT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THCS 2.1. Đặt lời mới cho bài hát. Trong thực tế, không phải bất cứ bài hát nào giáo viên cũng cho học sinh đặt lời ca mới cho bài hát.Với những ca khúc thiếu nhi,việc đặt lời mới là không cần thiết vì phần âm nhạc và lời ca của chúng đã rất hòa quyện và tôn trọng bản quyền tác giả. Còn với những bài hát dân ca hay ca khúc nước ngoài thì việc đặt lời mới sẽ thuận lợi hơn. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các em dã rất hào hứng trong viêc sáng tác lời ca mới cho bài hát.Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải lựa chọn một số bài hát trong chương trình sao cho phù hợp với khả năng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt lời ca của học sinh. Khi đưa ra chủ đề mới cho bài hát, giáo viên phải cảm nhận và cân nhắc thật kỹ về tính chất âm nhạc để giữa chủ đề mới và tính chất âm nhạc có sự phù hợp và thống nhất cao.Có như vậy giữa lời ca và giai điệu mới có sự nhuần nhuyễn hòa quyện. Tùy thuộc vào trình độ và khả năng của học sinh từng lớp mà giáo viên yêu cầu các em thực hiện theo cá nhân, nhóm hay từng tổ. Trong chương trình lớp 6 giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt lời mới cho các bài hát như: Vui bước trên đường xa (Theo điệu lý Con sáo Gò Công, dân ca Nam Bộ ); Đi cấy (dân ca Thanh Hóa); bài Hô-la-hê; Hô-la-hô (dân ca Đức ) Về chủ đề ta có thể hướng các em như sau: - Bài “Vui bước trên dường xa ”: Theo chủ đề: Mẹ con hoặc tùy theo cảm nhận của học sinh. - Bài “Đi cấy”: Theo chủ đề: Mái trường, thiên nhiên, châm biến hóm hỉnh hoặc tùy theo cảm nhận của học sinh. - Bài “Hô-la-hê,Hô-la-hô”: Theo chủ đề tình bạn, thiên nhiên hoặc tùy theo cảm nhận của học sinh. Ví dụ: Bài hát Vui bước trên đường xa(Theo điệu Lý con sáo Gò Công-dân ca Nam Bộ). Sau khi đã ôn tập nhuần nhuyễn ở tiết ôn tập thứ nhất giáo viên có thể trình bày: Cùng với giai điệu bài hát này, các em có thể đặt lời ca mới để bài hát thêm sinh động và gần gũi với các em hơn.Giáo viên giới thiệu phần lời ca mới của các anh chị đã học ở trường những năm trước, hoặc của lớp khác cùng khối hoặc do giáo viên sáng tác để các em hứng thú, sau đó giáo viên hát hát kết hợp với biểu diễn để học sinh cảm nhận. Giọng hát truyền cảm và phong cách đẹp, duyên dáng của giáo viên sẽ truyền cảm hứng đến các em một cách tự nhiên, khiến các em thêm tự tin hào hứng và tích cực sáng tạo. Sau đây là phần lời mới do giáo viên đặt (bản nhạc xem ở phần phụ lục): Tình mẹ dạt dào như lòng biển Đông Luôn sáng soi đêm trường, tình mẹ như trăng cao vời cao, Con khắc ghi nặng mang tháng ngày Ơn tình sâu lòng mẹ sáng trong Mai rạng danh một lòng hiếu trung. Trang 5 / 25
  6. Trong chương trình lớp 7, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt lời mới cho một số bài hát như Lý cây đa (dân ca quan họ Bắc Ninh ); Ca-chiu-sa (Nhạc: Bla- te; lời Việt: Phạm Tuyên ). Dựa vào tính chất âm nhạc, giáo viên có thể định hướng chủ đề cho học sinh để các em lựa chọn. - Bài Lý cây đa: Theo chủ đề về :thiên nhiên, cuộc sống, châm biếm, hài hước những thói hư tật xấu. - Bài Ca-chiu-sa: Chủ đề có thể là về tình bạn, mái trường hoặc tùy theo cảm nhận riêng của từng em. Ví dụ 2: Bài hát Lý cây đa Để tạo hứng thú cho học sinh,sau khi một số nhóm,cá nhân lên biểu diễn,giáo viên sẽ tự giới thiệu tự giới thiệu biểu diễn bài hát theo lời mới với một phong cách thật vui,dí dỏm và sinh động, tạo ko khí sôi nổi, hòa đồng với các em. Sau khi biểu diễn bài hát, giáo viên hỏi học sinh: - Các em có biết phần lời mới do ai sáng tác không? Đó chính là Vậy theo các em, mình có thể đặt lời mới cho bài hát này theo chủ đề gì? (giáo viên khuyến khích, gợi mở để học sinh tự nói lên ý tưởng của mình ) sau đó giáo viên mới định hướng chủ đề cho học sinh, giáo viên luôn tôn trọng những cảm nhận riêng của học sinh và động viên, giúp đỡ các em (nếu cần) để các em có thể hoàn thành ý tưởng sáng tạo của mình. - Phần lời mới do giáo viên đặt (bản nhạc xem ở phần phụ lục): Diều bay trong nắng ,theo gió ới a thiết tha ,rằng theo gió ới a nó bay là theo gió ơi a nó bay. Tay ai (ơ)là tay ai cùng thả ,tay ai cùng thả ,em thả á a cánh diều ,rằng theo gió ới a nó bay Ví dụ 3:Bài Ca-chiu-sa Phần lời mới do giáo viên đặt (bản nhạc xem ở phần phụ lục): Tình bạn thân ngày tháng lớn lên cùng ngôi trường, lời thầy cô mình mãi khắc ghi trong lòng. Dù tháng năm cách xa luôn nhớ về nơi này tiếng thầy cô dạy dỗ chúng em nên người . Dù tháng năm cách xa ta luôn nhớ về những ngày qua lòng vẫn thiết tha mong chờ. Lời 2: Bạn thân ơi ngày tháng bên nhau đẹp vô ngần Rồi mai đây tỏa sức khắp muôn phương trời Dù tháng năm cách xa luôn nhớ về nơi này tiếng thầy cô dạy dỗ chúng em nên người. Dù tháng năm cách xa ta luôn nhớ về những ngày qua lòng thiết tha mong chờ. Trong chương trình lớp 8 ,giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt lời mới cho các bài hát như Lý dĩa bánh bò( dân ca Nam Bộ); khát vọng mùa xuân (Nhạc : Mô- da; Phỏng dịch: Tô Hải); và bài Hò ba lý (dân ca Quảng Nam). - Giáo viên gợi để học sinh nói lên cảm nhận và ý tưởng của mình khi đặt lời mới, sau đó giáo viên mới bổ xung, định hướng chủ đề cho các em. Trang 6 / 25
  7. Ví dụ 4: Bài Khát vọng mùa xuân Nhẹ nhàng đưa nói tiếng ru hời, ngủ ngon con yêu dấu của mẹ Miệng cười xinh xinh giấc mơ hiền, ngủ ngoan con nhé ru hời. Tiếng hát nhẹ bay vào giấc mơ hiền,ngủ ngoan con nhé, ru hời. Rồi ngày mai đây bé lớn khôn nên người, hãy mang niềm hạnh phúc cho đời. (bản nhạc xem ở phần phụ lục) Trong chương trình lớp 9 các em được học 4 bài hát, trong đó giáo viên có thể yêu cầu các em đặt lời mới cho bài hát:Lý kéo chài. Đây là một làn điệu dân ca Nam Bộ khỏe khoắn, vui và hóm hỉnh được các em yêu thích. Với học sinh lớp 9 , giáo viên để học sinh tự cảm nhận và đặt lời theo tình cảm và suy nghĩ của các em. Khi học sinh trình bày phần lời mới do các em sáng tác, giáo viên cần chú ý lắng nghe để nhận xét một cách tế nhị chuẩn xác (khuyến khích học sinh nhận xét các bạn) luôn động viên và ghi nhận những thành quả mà các em đã đạt được để các em thêm tự tin,hào hứng và tích cực sáng tạo. Ví dụ: Bài Lý kéo chài - dân ca Nam Bộ Tiếng chim rừng tưng bừng náo nức Khắp đồi nương vàng tiếng hát ca,hò ơ. Rừng xanh ta quý ta yêu. Khoan hỡi,khoan hò ,phủ xanh mà đất trống Khoan hỡi, khoan hò tay ai vun trồng. Ơ hò, ơ hò là rừng xanh tươi. (bản nhạc xem ở phần phụ lục) 2.2. Dàn dựng và biểu diễn bài hát. Đây là một biện pháp dạy học có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh được thực hiện chủ yếu ở trong những tiết ôn tập bài hát. Khi các em đã thuộc và hát chính xác, thể hiện đúng sắc thái,cường độ,nhịp độ của bài, giáo viên cần yêu cầu học sinh tìm tòi và sáng tạo ra cách biểu diễn bài hát bằng cách đưa ra sự lựa chọn các hình thức trình bày khác nhau (đơn ca song ca, tốp ca,tốp ca );lựa chọn cách hát (hát nối tiếp, đối đáp,hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi ) lựa chọn phù hợp với đặc điểm, tính chất của bài hát (gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca, theo nhịp, gõ đệm với 2 âm sắc ) và sáng tạo những động tác nhảy múa minh họa cho bài hát.Với học sinh lớp 6, giáo viên cần hướng dẫn các em kỹ năng trình bày bài hát, nhưng với học sinh lớp 7,8,9giáo viên nên tạo điều kiện để các em phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của mình. Khi trình bày bài hát, giáo viên cũng nên khuyến khích học sinh hể hiện sự tìm tòi trong cách nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc, sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài hát. - Trong quá trình ôn luyện giáo viên phải giữ vai trò là người tổ chức, hỗ trợ, khích lệ, nhận xét và đánh giá cho điểm học sinh. - Ví dụ 6: Khi dạy học sinh bài hát Tiếng ve gọi hè của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, nếu giáo viên chỉ để các em hát theo trình tự từ đầu đến cuối thì bài hát sẽ trôi rất nhanh, đơn điệu và kém sinh động. Ở bài hát này, sau khi học sinh đã hát Trang 7 / 25
  8. chuẩn nhạc và thể hiện rõ sắc thái của bài hát, giáo viên cần khuyến khích các em sáng tạo trong cách dàn dựng và biểu diễn bằng cách đưa ra những câu hỏi mang tính định hướng và gợi mở để các em tưởng tượng, suy nghĩ và lựa chọn: + Theo các em,bài hát có thể biểu diễn ở những hình thức nào là hợp lý?(đơn ca; song ca;tốp ca;đồng ca ) Trang 8 / 25
  9. + Khi hát chúng ta có thể lựa chọn cách hát nào là hợp lý?(hát nối tiếp, hát đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát đuổi hát bè ). + Với bài hát này, chúng ta có nhất thiết phải hát theo thứ tự từ đầu đến cuối không?Nếu được sáng tạo trong cách mở đầu và kết thúc bài thì các em sẽ lựa chọn theo những ý tưởng nào?(Đảo câu hát, nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc ). + Để bài hát được sinh động và hấp dẫn, chúng ta sẽ kết hợp với một vài động tác minh họa. Nào các em hãy cùng đưa ra những ý kiến của mình?(những động tác đưa tay, bước chân, cử chỉ, ánh mắt khi giao lưu ). * Sau đây là một vài gợi ý trong cách dàn dựng bài Tiếng ve gọi hè - Đây là một bài hát có thể biểu diễn ở nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên nếu hát ở hình thức tốp ca hay đồng ca thì bài hát sẽ sôi nổi và lôi cuốn hơn. - Mở đầu cả lớp hát chậm và giãn nhịp theo tay chỉ huy của giáo viên câu hát: “Chạy theo tiếng ve từng cơn mưa về giọt mưa âm vang trên lá tiếng ve bay dày trong gió .Giọt mưa long lanh trên những cánh hoa phượng thắm như màu ngọn cờ”. - Nhạc dạo và tiết tấu theo nhạc của câu hát trên - Cả lớp hát :“Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè hè. Và trong những tàu lá ve kêu hè hè hè”. - Lĩnh xướng : “Chạy theo tiếng thắm như màu ngọn cờ”. - Cả lớp hát : “ Em đón từng tiếng ve những ngày đầu mùa,và em vẫy chào tiếng ve sau một mùa hè”.Sau đó cả lớp nhắc lại từ câu : “Chạy theo tiếng ve sau một mùa hè”. - Nhạc dạo giữa bằng một nét nhạc mới được phát triển từ giai điệu của bài. - Cả lớp hát : “ Khắp phố phường tàu lá ve kêu hè hè hè”. : - Dãy 1 hát :Chạy theo tiếng ve - Dãy 2 hát : Từng cơn mưa về - Dãy 3 hát : Giọt mưa âm vang trên lá tiếng ve bay dày trong gió - Dãy 4 hát : Giọt mưa long lanh trên những cánh hoa phượng thắm như màu ngọn cờ - Cả lớp hát : Em đón mừng sau một mùa hè. - Hát nhắc lại : Chạy theo tiếng ve sau một mùa hè - Các em hát đuổi bè sau vào chậm 2 phách. Câu cuối của bè sau các em hát: Và em vẫy chào hè trong đó chữ “ chào ” ngân 1 phách và nối vào chữ “ hè” ( bỏ chữ : Tiếng ve sau một mùa) - Cả lớp hát nhắc lại dẫn nhịp theo tay chỉ huy của giáo viên: “Em đón chào mừng tiếng ve những ngày đầu mùa, và em đón chào tiếng ve” ngân dài chữ “ve” sau đó vào tiết tấu: “ Sau một mùa hè” trong đó chữ “ hè” chỉ ngân ½ phách ngắt gọn để tạo cảm xúc tươi vui, nhí nhảnh, hồn nhiên của tuổi học trò. Khi học sinh lên biểu diễn hát tốp ca, các em sẽ tự chọn cách hát và phân công nhau ( có hát lĩnh xướng không, nếu có thì hát ở câu nào? hát đuổi, hát bè, ). Khi học sinh lên biểu diễn, giáo viên để các em tự lựa chọn đội hình đứng hát ( vòng cung, chữ V hay đứng theo cụm ) . Sau đó để các em thống nhất những động tác minh họa thêm cho bài ( đưa tay, bước chân, lúc nào nhìn nhau giao lưu ). Trang 9 / 25
  10. Thực tế cho thấy có một số học sinh được tham gia hát biểu diễn ở rất nhiều câu lạc bộ, nhà văbn hóa, các phong trào của trường, quận, thành phố nên các em rất nhanh nhạyvà có khả năng biểu diễn tốt. Là giáo viên dạy môn âm nhạc, chúng ta luôn khich lệ các em để khả năng âm nhạc của các em được tỏa lan, nhân rộng trong lớp trong nhà trường. Để học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo giáo viên chỉ hướng dẫn, gợi ý và hỗ trợ các em khi thực sự cần thiết. 2.3. Vẽ tranh minh họa cho bài hát. Khi học bài hát, học sinh không chỉ cảm nhận giai điệu mà các em còn thuộc và cảm nhận được ý nghĩanội dung của lời ca. Việc yêu cầu học sinh vẽ tranh sau khi đã được học và cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc về bài hát là một việc không hề đơn giản, bởi không phải học sinh nào cũng có khả năng ấy. Tuy nhiên nếu giờ học thực sự cuốn hút, các em được hát trong một không gian nghệ thuật sôi nổi, với sự dẫn dắt, gợi mở khéo léo của giáo viên thì rất nhiều em có khả năng nói lên ý tưởng của mình cho một bức tranh. Có thể có học sinh vẽ phác thảo được một bức tranh hoàn chỉnh (với những em có năng lực thẩm mỹ tốt), nhưng cũng có thể bức trang sẽ là sự tổng hợp của các ý kiến của nhiều em cùng phác thảo, để cùng bổ sung cho nhau, tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh. Việc các em tưởng tượng được ra những chi tiết trong nội dung bức tranh đã là một mức độ của tính tích cực sáng tạo trong học tập của các em giáo viên cần khuyến khích các em thể hiện những ý tưởngcủa mình bằng việc vẽ nên bức tranh cụ thể . Hoạt động này vừa là sự tích hợp giữa môn Âm nhạc và Mỹ thuật, vừa phát huy học sinh.Tuy nhiên,việc lựa chọn bài hát nào sẽ được vẽ vẽ tranh minh họa là một điều giáo viên phải cân nhắc. Thường trong mỗi khối chỉ nên chọn một hoặc hai bài hát.Đó là những bài nội dung khá rõ ràng,giàu hình ảnh để các em dễ tưởng tượng và đặc biệt là phần âm nhạc phải thực sự cuốn hút,tạo được nhiều rung cảm trong học sinh, từ đó thôi thúc các em muốn vẽ tranh minh họa. Giáo viên cần cân nhắc học sinh chú ý tới những hình ảnh tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình. Các emcó thể vẽ bằng bút chì, bút mực,bút màu có thể phác họ hoặc chi tiết. Với các bức vẽ của học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kỹ thuật vẽ mà nên tập trung nhận xét về trí tưởng tượng,sự sáng tạo và cảm xúc của các em với tác phẩm. Dưới đây là một số gợi ý về việc lựa chọn bài hát để khuyến khích học sinh tưởng tượng và vẽ tranh minh họa. Lớp 6: Bài “Niềm vui của em”(Nguyễn Huy Hùng).Đây là một bài hát mang đậm chất dân ca vùng núi phía Bắc.Với giai điệu đẹp,duyên dáng,với cách luyến láy tinh tế,ngọt ngào,bài hát được các em rất yêu thích.Bên cạnh đó là ca từ của bài hát hòa quyện với âm nhạc;giàu hình ảnh và gần gũi với các em.Bài hát đã thật sự mang lại những rung cảm thẩm mỹ sâu sắc đến học sinh. Lớp 7: Bài “Chúng em cần hòa bình” (Hoàng long_Hoàng lân).Với tính chất hành khúc,với giai điệu tươi vui,trong sáng.Bài hát rất phù hợp với hình thức hát tập thể và được các em học sinh hào hứng đón nhận.Đặc biệt phần ca từ của bài hát có một ý nghĩa vô cùng lớn lao,đó là ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc Trang 10 / 25
  11. sống hòa bình,yên vui đầy tình thân ái(tranh minh họa của học sinh ở phần Phụ lục) Lớp 8: Bài “Mùa thu ngày khai trường”(Vũ Trọng Tường). Là bài hát không thể thiếu trong ngày khai giảng chào mừng năm học mới. Bài hát đã thể hiện đươc không khí sôi nổi, háo hức của các em trong ngày tựu trường. Với giai điệu khỏe khoắn ở đoạn 1, tươi sáng và tha thiết ở đoạn 2, bài hát đã làm rung động trái tim biết bao thế hệ học sinh của cả nước. Bài “Tuổi đời mênh mông”(Trịnh Công Sơn).Đây là bài hát có tính chất rộn ràng trong sáng và tha thiết được tác giả viết ở giọng trưởng thứ cùng tên (Ddur và Dmoll)nên đã mang lại những cảm xúc thật đặc biệt,rất phù hợp với tâm lý và sự rung cảm của lứa tuổi thanh niên( lớp 8 lớp 9). Về ca từ, trong bài có rất nhiều hình ảnh đẹp,lãng mạn,gợi sự tưởng tượng liên tưởng trong cảm xúc của học sinh”. Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng,trời làm cơn mưa xanh dưới những hàng me”, rồi cách so sánh các em như “loài chim én”; “em là đoa hoa lan bay quỳnh hương trắng”.”Tuổi thần tiên yêu dấu dưới ngôi trường kia” đã thực sự khơi dậy trong các em rất nhiều cảm xúc. Lớp 9: Bài “Lý kéo chài” (Dân ca Nam Bộ). Là một điệu lý mang đậm chất Nam Bộ,bài hát Lý kéo chài có cấu trúc ngắn gọn, mạch lạc, vui và khỏe khoắn. Kéo chài là một trong những hoạt động của người đánh cá, đó là công việc nặng nhọc vất vả, song với lòng yêu đời, lạc quan họ vẫn cất cao tiếng hát ca ngợi thiên nhiên, yêu con người và yêu lao động. Qua bài hát học sinh có thể cảm nhận hình dung đến một quang cảnh lao động nhộn nhịp,hăng say với những động tác kéo lưới trên những đoàn thuyền đánh cá trong khung cảnh biển khơi mênh mông, lộng gió Trong khi khơi gợi để học sinh nói lên những ý tưởng của mình,giáo viên lưu ý không chỉ bó hẹp vào những hình ảnh có trong bài hát. Nếu sự hình dung, tưởng tượng của các em vượt ra khỏi khuôn khổ của bài hát mà đó lại là những liên tưởng đẹp,thú vị, giáo viên phải kịp thời khuyến khích động viên các em. Có như thế những ý tưởng sáng tạo của các em như được chắp thêm cánh để bay vào bầu trời sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, ở lứa tuổi các em, đôi khi sẽ không tránh khỏi những suy nghĩ và liên tưởng lệch lạc. Lúc này,nhà giáo dục phải hết sức cân nhắc và tế nhị khi đưa ra những ý kiến của mình để kịp thời uốn nắn và định hướng cho các em. Tránh phê bình gay gắt gây cảm xúc nặng nề, tiêu cực cho học sinh. Trong thực tế sẽ có những trường hợp bức tranh của các em vẽ lại không giống như ý tưởng của các em từ trước. Điều này cũng không có gì sai hay khó hiểu, chỉ đơn giản là cảm xúc của các em đã thay đổi theo một hướng khác. Lúc này giáo viên cần tôn trọng để học sinh trình bày và nhận xét ghi nhận kết quả của các em. Như đã trình bày ở trên, đây là một hình thức sáng tạo không hề đơn giản,vì vậy đòi hỏi người giáo viên hết sức linh hoạt và động viên, khích lệ các em, khiến các em thích thú và mong muốn được sáng tạo. Để có một bức tranh hoàn chỉnh đó sẽ là một yêu cầu khó với phần đông học sinh trong lớp. Thường mỗi lớp chỉ có một vài em có khả năng sáng tạo ở hình thức này, tuy nhiên như chúng ta đã biết giáo dục không chỉ mang tính phổ cập Trang 11 / 25
  12. mà nó còn mang tính cá biệt. Vì vậy,theo tôi đây là một biện pháp cần thiết, bởi qua đó giáo viên có thể giúp học sinh phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình, thắp sáng trong các em niềm đam mê nghệ thuật,giúp các em có định hướng tốt, lành mạnh trở thành người có ích cho xã hội. 2.4. Viết cảm nhận cho bài hát Nếu vẽ tranh minh họa cho bài hát là sự tích hợp giữa môn Âm nhạc và Mỹ thuật thì viết cảm nhận về bài hát lại là sự tích hợp giữa môn Âm nhạc và Văn học.Trong thực tế thì Âm nhạc và Văn học rất gần nhau,đặc biệt trong các ca khúc thì sự nhuần nhuyễn giữ âm nhạc và lời ca là yếu tố quan trọng để làm nên thành công của một tác phẩm. Thật vậy, trong các ca khúc,nhờ có âm nhạc mà lời ca như được bay bổng,được cất cánh và nhờ có lời ca mà âm nhạc trở nên gần gũi hơn, ý nghĩa và truyền cảm hơn khiến cảm xúc của người nghe thêm sâu sắc trọn vẹn. Sau khi các em được nghe, được học một bài hát,được biểu diễn bài hát trước các bạn chắc chắn trong các em sẽ có cảm xúc về bài hát đó. Những cảm xúc ấy là gì? Những mong muốn,ước muốn,những sự liên tưởng qua bài hát đó ra sao? Lúc này các em sẽ phải dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt những cảm xúc ấy. Đây là một yêu cầu rất cần thiết đối với học sinh bởi qua đó cảm xúc của các em mới thật sự sự sâu đậm qua sự phân tích về tính chất âm nhac, lời ca trí tưởng tượng (qua sự liên tưởng) được phát hiện và đặc biệt là sự sáng tạo trong cách chọn từ ngữ diễn tả,trong cách hành văn của các em được phát huy. Và chắc chắn mỗi em sẽ có cảm nhận riêng của mình thể hiện bằng những bài viết khác nhau. Hơn nữa qua những cảm nhận của học sinh giáo viên mới hiểu và gần gũi được cảm xúc của các em, từ đó có thể chia sẻ, động viên, khích lệ, uốn nắn và có những định hướng thẩm mỹ tích cực cho học sinh. Dưới đây là một vài gợi ý khi giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện: Khi yêu cầu học sinh viết cảm nhận về bài hát ở một vài lần đầu giáo viên cần có những gợi ý, hướng dẫn có tính chất định hướng cho các em. Trong bài viết học sinh sẽ diễn đạt theo các ý như: - Giới thiệu tên bài hát-Tên tác giả - Tính chất âm nhạc (nhịp, sắc thái, cường độ, tốc độ, âm hình tiết tấu ) - Nội dung lời ca(từ ngữ,hình ảnh,ý nghĩa ) - Cảm xúc,mong muốn,ước muốn,sự liên tưởng của các em sau khi được học hát. - Học sinh có thể hoàn toàn linh hoạt, sáng tạo trong cách diễn đạt, trong bố cục của bài viết (đảo các thứ tự các ý trên). Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh có thể viết theo những cách riêng của mình tùy thuộc vào cảm nhận của các em. Mỗi bài hát giáo viên có thể mời từ 2-3 em nói lên cảm nhận của mình trước lớp, qua đó các em sẽ được làm quen với nhiều cách diễn đạt khác nhau,sự cảm nhận về bài hát vì thế sẽ thêm phong phú,các em được học hỏi lẫn nhau và thêm hiểu nhau hơn. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy các em có thể hoàn toàn có thể thực hiện được yêu cầu của giáo viên khi viết cảm nhận cho bài hát. Tuy không phải tất cả Trang 12 / 25
  13. học sinh đều viết tốt (bởi không phải học sinh nào cũng có cảm nhận sâu sắc và vốn từ còn hạn chế) nhưng có rất nhiều e đã có những bài viết giầu cảm xúc với hành văn mạch lạc, cách diễn đạt sáng tạo,sự liên tưởng độc đáo và cuốn hút người nghe. Đây là sự kết hợp rất tự nhiên giữa môn Âm nhạc và Văn học vì vậy ta có thể nói:Qua Nhạc họcVăn và qua Văn học Nhạc. 3. Điều kiện thưc hiện 3.1. Năng lực của giáo viên Muốn phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh,trước hết giáo viên phải thể hiệnkhả năng sáng tạo của mình trong cách tổ chức dạy học. Một số hoạt động của giáo viên mang tính sáng tạo như: - Thay đổi trình tự các nội dung trong tiết học: Tiết học có 2-3 nội dung, giáo viên có thể dạy theo đúng trình tự hoặc thay đổi, làm sao vẫn đảm bảo việc dạy đúng, đủ các nội dung và rõ trọng tâm. Sự thay đổi này làm học sinh thấy hứng thú hơn và tránh được việc học tập theo khuôn mẫu cứng nhắc. - Thay đổi các trình tự các bước trong qui trình dạy hát hoặc tập đọc nhạc; Quy trình dạy hát có 7 bước,3 bước cuối không được thay đổi trình tự và tập hát từng câu,hát cả bài và củng cố kiểm tra. Tuy nhiên, 4 bước đầu là giới thiệu bài hát,tìm hiểu về bài hát, nghe hát mẫu và khởi động giọng,giáo viên có thể thay đổi cách thực hiện. Sự đổi này không ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh mà còn làm tiết học trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. - Tổ chức đa dạng các hình thức học tập (cá nhân, cặp, nhóm, tổ, học sinh nam, học sinh nữ), phát huy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn,thực hành nhiều hơn và hoạt động nhiều hơn. Đặc biệt, cần nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh, giáo viên phân công các nhóm thực hiện nhiệm vụ mang tính sáng tạo. - Sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học như đàm thoại, trực quan, thảo luận, trình diễn để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. - Sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, như tranh ảnh minh họa, các nhạc cụ gõ album âm nhạc, tài liệu học tập Khai thác,sử dụng internet và công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc. - Ngoài dạy học trên lớp giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập ở ngoài trời, đi thăm quan, xem biểu diễn Nhận thức của học sinh sẽ được mở rộng, sự sáng tạo sẽ phát triển trước thực tiễn của cuộc sống và môi trường học tập mới. - Không chỉ sáng tạo trong cách tổ chức dạy học, người giáo viên Âm nhạc còn không ngừng tìm tòi và sáng tạo trong nghệ thuật (như việc sáng tác lời ca, sáng tác ca khúc thiếu nhi theo các chủ đề, sáng tác bài hát truyền thống ca ngợi nhà trường để cuốn hút học sinh và quan trọng hơn là để truyền cảm hứng sáng tác cho các em,tạo điều kiện cho những năng khiếu âm nhạc của các em được bộc lộ và phát triển. - Muốn phát huy tốt tính tích cực,sáng tạo cho học sinh,đòi hỏi giáo viên phải tổ chức dạy học theo một qus trình xuyên suốt và kế thừa từ lớp 6 đến lớp 9. Qua đó các em sẽ dần dần tự tin và phát triển năng lực sáng tạo của mình ở mức cao nhất có thể. Trang 13 / 25
  14. - Một giọng hát truyền cảm kết hợp với phong cách tự tin,sinh động,cuốn hút của giáo viên sẽ là điều kiện quan trọng để tạo nên hứng thú cho các em trong giờ học hát. Bởi như vậy là các em được thưởng thức nghệ thuât âm nhạc từ thầy giáo,cô giáo của mình nên chắc chắn các em rất hào hứng,điều đó sẽ thôi thúc các em học tập tích cực hơn và mong muốn được sáng tạo. - Ngoài những năng lực trên người giáo viên Âm nhạc còn phải có một tâm hồn nhạy cảm,trong sáng,một trái tim đầy nhiệt huyết yêu nghề,yêu trẻ và một phong cách ứng xử tế nhị thân thiện,bao dung tạo được sự gần gũi với học sinh, khiến các em tin tưởng, yêu quí và ngưỡng mộ. 3.2. Cơ sở vật chất. - Để có những giờ học hát đạt kết quả tốt,tạo điều kiện cho học sinh phát huy đượctính tích cực trong học tập thì nhà trường cần tạo mọi điều kiện tốt về cơ sở vật chất như: - Phòng học chức năng - Nhạc cụ - Đầu video - Màn hình - Đĩa nhạc - Âm ly + Micro - Một số loại nhạc cụ gõ đệm như: phách tre,song loan - Đồ dùng dạy họcnhư :tranh,ảnh để minh họa khi cần thiết 3.3. Thời gian thực hiện Tính tích cực sáng tạo của học sinh thường đươc phát huy chủ yếu ở các giờ ôn tập bài hát. + Khi giáo viên yêu cầu học sinh đặt lời mới cho bài hát thường sẽ vào phần cuối của tiết ôn tập thứ nhất và có thể yêu cầu học sinh làm ở nhà (nên hạn chế). Đến hết tiết ôn tập thứ 2 giáo viên sẽ mời học sinh lên trình bày (cá nhân nhóm) trước cả lớp. + Dàn dựng và biểu diễn bài hát: hoạt động này sẽ được diễn ra chủ yếu ở tiết ôn tập, đặc biêt là ở tiết ôn tập thứ 2, khi mà các em đã thực sự nhuần nhuyễn. Ngay ở cuối tiết học hát,giáo vên có thể yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ về cách dàn dựng biểu diễn bài hát và thực hiện cho từng cá nhân hay từng tổ nhóm. + Vẽ tranh minh họa: Đây là hình thức sáng tạo đặc biệt, bởi nó phải kết hợp khả năng vẽ tranh và năng lực thẩm mỹ của học sinh. Với hoạt động này, giáo viên phải hết sức cân nhắc linh hoạt. Tùy vào cảm hứng của học sinh trong quá trình ôn tập bài hát ở cuối tiết học hát hoặc ở hai tiết ôn tập bài hát mà giáo viên đưa vào một cách hợp lý. Thường thì giáo viên sẽ gợi để học sinh nói lên ý tưởng của mình ở trên lớp,s au đó sẽ cho các em thực hiện ở nhà, nhưng đôi khi các em cũng có thể thực hiện ngay tại lớp, khi đó bức tranh có thể chỉ là một vài đường nét chấm phá đơn giản. Khi giao bài về nhà,giáo viên cũng không bắt buộc em nào cũng phải có sản phẩm mà chỉ khuyến khích các em. Nếu mỗi lớp có được một vài bức tranh đã là rất đáng quí rồi. Bởi đây là hoạt động sáng tạo khó và khá mới mẻ với các em. + Viết cảm nhận về bài hát; Trang 14 / 25
  15. Trong chương trình những tiết dạy hát chủ yếu chỉ có một nội dung,hơn nữa các bài hát lại khá quen thuộc nên nhìn chung các em học nhanh. Vì vậy ở gần cuối giờ, giáo viên có thể cho học sinh viết và nói lên cảm nhận của mình trong khoảng 5-10 phút (hoặc có thể giao cho học sinh về nhà). Nếu thời gian có hạn, giáo viên có thể yêu cầu các em suy nghĩ trong 1-2 phút và nói ngay những cảm nhận, những ấn tượng của mình về bài hát hoặc có thể giao cho các em thực hiện ở nhà. Ngoài ra, các tiết ôn tập, giáo viên cũng có thể đưa vào một cáh hợp lý linh hoạt. Lúc này ta sẽ yêu cầu các em đứng tại chỗ và nói luôn những cảm xúc, suy nghĩ và những ước muốn của mình. Trên đây là một số biện pháp dạy hát nhằm phát huy tính tích cực sáng tao của học sinh THCS mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy. Qua thực tế,tôi nhận thấy tuy mức độ và khả năng sáng tạo khác nhau nhưng nhưng các em học sinh hoàn toàn có thể sáng tạo trong quá trình học tập nếu giáo viên biết khơi dậy trong các em những rung cảm hứng thú, say mê. Trang 15 / 25
  16. KẾT LUẬN Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật mang tính nhân văn. Nghệ thuật âm nhạc đích thực có khả năng vô cùng to lớn, nó có thể cải biến con người theo hướng tích cực nhất. Tuổi thơ của mỗi con người không thể thiếu âm nhạc Trẻ em sống thiếu âm nhạc sẽ như một bông hoa khô héo. Hãy để trẻ em trên thế giới này, trẻ em Việt Nam luôn là những bông hoa tươi thắm, là những vườn hoa tỏa ngát hương thơm. Là một giáo viên dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông đã nhiều năm, hơn ai hết tôi thấy rõ vai trò quan trọng của mình trong việc giảng dạy môn Âm nhạc. Làm thế nào để các em thực sự được hòa mình vào trong môi trường âm nhạc, được bộc lộ, được thỏa sức sáng tạo ước mơ Đó là nhiệm vụ không hề đơn giản luôn đặt trên vai mỗi giáo viên âm nhạc. Âm nhạc là môn học bổ ích, khó có hình thức giáo dục nào mà có thể sánh với am nhạc trong việc đi vào cảm xúc của tâm hồn và nâng cao tình cảm của trái tim.Nhận thức rõ tầm quan trọng của âm nhạc với trẻ em, chúng ta là những người giáo viên dạy bộ môn âm nhạc đối với trẻ em, chúng ta là những người giáo viên dạy bộ môn âm nhạc cần không ngừng nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học,tìm tòi,sáng tạo trong nghệ thuật,qua đó góp phần vào công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Để kết thúc tôi xin đưa ra ý kiến của nhạc sỹ Sotxtacovic-nhạc sỹ nổi tiếng người Liên xô mà tôi rất tâm đắc: “ Hãy yêu và nghiên cứu nghệ thuật âm nhạc vĩ đại. Nó sẽ mở ra cho các bạn cả một thế giới những tình cảm, những say mê, những suy nghĩ cao đẹp. Nó sẽ làm các bạn phong phú hơn, trong sạch hơn,hoàn thiện hơn về tinh thần. Nhờ có âm nhạc, bạn sẽ tìm cho bản thân sức mạnh mới mà trước đây chưa từng thấy. Các bạn sẽ trông thấy cuộc đời trong những sắc thái và màu sắc khác nhau ”. Âm nhạc sẽ đưa chúng ta đến gần nhau hơn các bạn ạ! Trang 16 / 25
  17. Trang 17 / 25
  18. Trang 18 / 25
  19. Trang 19 / 25
  20. Trang 20 / 25
  21. Trang 21 / 25
  22. Trang 22 / 25
  23. Trang 23 / 25
  24. Trang 24 / 25
  25. MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 3 1. Lý luận về phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học bộ môn Âm nhạc THCS 3 2. Vai trò của tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập 4 CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HÁT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THCS . 5 2.1. Đặt lời mới cho bài hát . 5 2.2. Dàn dựng và biểu diễn bài hát . 7 2.3. Vẽ tranh minh họa cho bài hát . 10 2.4. Viết cảm nhận cho bài hát 12 3. Điều kiện thưc hiện . 13 3.1. Năng lực của giáo viên . 13 3.2. Cơ sở vật chất 14 3.3. Thời gian thực hiện 14 KẾT LUẬN 16 PHỤ LỤC 25 Trang 25 / 25