Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi

doc 25 trang thienle22 5370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_hung_thu_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở bậc tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Học tốt ở môn học này sẽ giúp học sinh có cơ sở để giao tiếp tốt. Nắm vững kiến thức tiếng Việt và luyện tập thành thạo các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng, có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết dân tộc. Nhưng muốn học tốt tiếng Việt nói chung và phân môn học vần nói riêng, học sinh lớp 1 cần phải có một sự hứng thú. Ở lứa tuổi này các em có những đặc điểm tâm sinh lí về tư duy, trí nhớ, chú ý còn chưa bền vững và hoàn thiện . Do vậy việc học tập liên tục trong một tiết học 35 phút đối với các em có phần căng thẳng. Chính bởi tâm sinh lý lứa tuổi như thế nên đặc trưng các tiết học của lớp 1 là: sau việc truyền đạt kiến thức mới các em sẽ được nghỉ giải lao khoảng 4 – 5 phút. Bởi thế việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực như trò chơi trong giờ dạy học vần là một hình thức dạy học hiệu quả và thiết thực. Việc nắm vững chương trình và ứng dụng trò chơi vào giờ dạy là một điều hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên, điều này quyết định trực tiếp tới thành công của giờ dạy. Tuy rằng, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác do Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành đã xây dựng và gợi ý cho giáo viên một số trò chơi trong giờ dạy học vần nhưng việc hướng dẫn còn mang tính chất đại cương, chỉ mới bước đầu xây dựng trò chơi theo các cụm bài, nhóm bài. Do đó việc xây dựng được một hệ thống trò chơi cụ thể, phù hợp với học sinh lớp 1 là một vấn đề hết sức cần thiết. Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy tại khối lớp 1, tôi mong muốn được tìm hiểu một cách có hệ thống mục tiêu, nội dung chương trình, qui trình dạy phân môn học vần, cũng như cách thức xây dựng và tổ chức trò chơi trong giờ dạy học vần để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp cùng khối. Với tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi” II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tiến hành nghiên cứu đề tài này, mục đích tôi mong muốn đạt được là: Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1, nắm vững qui trình, phương pháp dạy Tập đọc. Từ đó tự trang bị cho mình những kiến thức căn bản, vững chắc về phân môn học vần nói chung và việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy học vần nói riêng. Có cách nghiên cứu một đề tài khoa học, tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, từ đó kết hợp với thực tế để xây dựng được những giờ dạy học vần thực sự hiệu quả. 1/23
  2. Có một tư liệu tốt để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, mở rộng kiến thức để thực hiện những giờ dạy học vần đạt kết quả cao trong quá trình công tác. III/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Khảo sát sách Tiếng Việt lớp 1 tập 1 và tập 2, sách giáo viên và sách tham khảo; các bài viết, công trình có đề cập đến vấn đề để tìm hiểu cơ sở lý luận, cách thức xây dựng và tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc Tìm hiểu thực tế của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc của lớp 1C (năm học: 2018 -2019) do tôi chủ nhiệm và các lớp 1 cùng trường. Từ đó có cơ sở thực tế cho việc xây dựng trò chơi trong giờ dạy Tập đọc. Thiết kế một số loại trò chơi phục vụ cho giờ dạy Tập đọc phù hợp với đối tượng học sinh lớp 1. Ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tế giảng dạy, thiết kế một số giáo án cho phân môn Tập đọc. IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đọc các công trình nghiên cứu, các tài liệu tham khảo, các bài viết về vấn đề này để tìm hiểu về cách phân loại, nguyên tắc xây dựng và thiết kế trò chơi của các tác giả đi trước. Khảo sát lấy ý kiến của học sinh và giáo viên chủ nhiệm khối 1 nói chung và học sinh lớp 1C nói riêng để tìm hiểu thực tế của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc. Tổng hợp kết quả khảo sát, phân loại và xây dựng hệ thống trò chơi trong giờ dạy Tập đọc. V/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở những nguồn chính sau: 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một ( tập 1 – tập 2 ) 2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp Một ( tập 1 – tập 2 ) 3. Một số tài liệu, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả có liên quan đến vấn đề tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tiếng Việt nói chung và giờ dạy Tập đọc nói riêng. VI/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Trong chương trình Tiếng Việt 1 - Phân môn Tập đọc lớp 1 - Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu chuẩn như: - Sách giáo viên Tiếng Việt 1 tập 1 và tập 2 - Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1 2/23
  3. - Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Tiêng Việt 1 tập 2 - Sách giáo khoa. - Một số tài liệu khác. VII/ THỜI GIAN THỰC HIỆN: TT Các giai đoạn Thời gian thực hiện Công việc - Thu thập xử lý tài liệu 1 Giai đoạn 1 9/2018 – 11/2019 - Thực nghiệm - Viết bản thảo lần 1 2 Giai đoạn 2 12/2018 – 2/2019 - Viết bản thảo lần 2 - Viết bản thảo lần 3 3 Giai đoạn 3 3/2019 - Hoàn thiện SKKN 3/23
  4. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN I.CƠ SỞ LÝ LUẬN: Học sinh lớp 1 khó có thể chú ý cao độ từ đầu đến cuối tiết học 35 phút. Cũng đặc điểm tâm lý này mà trong qui trình một giờ dạy Tập đọc luôn luôn phân bố đồng đều trong 1 tiết để có thời gian nghỉ giữa giờ 3 – 5 phút. Tổ chức trò chơi trong giờ học, xét ở một khía cạnh nào đó, chính là tạo điều kiện cho học sinh hình thành và củng cố chú ý có chủ định. Trong giờ Tập đọc, trò chơi có hình thức sôi nổi, nội dung chơi phong phú sẽ tạo ra môi trường thuận lợi kích thích sự chú ý của trẻ. Từ đó, trẻ nắm bắt, nhớ bài một cách rất tự nhiên, không gò ép. Trẻ lớp 1 rất tò mò, ham thích tìm hiểu những điều mới lạ nên việc cho học sinh tham gia vào các trò chơi Tiếng Việt sẽ có tác dụng rất lớn tới sự phát triển tâm lý trẻ. Trò chơi Tiếng Việt nói chung và trò chơi Tập đọc nói riêng sẽ mở ra trước mắt các em một thế giới rất riêng mà ở đó các âm, vần, tiếng, từ các em đã được học trở nên gần gũi mà cũng thật huyền bí, thúc giục các em khám phá. Điều này sẽ tạo ra cho học sinh niềm say mê, hứng thú khi học các tiết Tiếng Việt. II.CƠ SỞ THỰC TẾ: Trên thực tế, trẻ thường không thỏa mãn với những kiến thức mà trẻ tiếp thu được qua gia đình, nhà trường. Các em thường đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Và tiếp tục nảy sinh những câu hỏi mới sau khi được giải đáp những vấn đề trước đó. Cũng vì thế, trong trò chơi trong giờ dạy Tập đọc sẽ giúp các em có cơ hội tự thể hiện mình, tìm tòi, thử nghiệm những tri thức đã tiếp thu. Qua đó càng bồi dưỡng lòng ham hiểu biết, trí tò mò, óc sáng tạo của trẻ một cách tự nhiên. Thông qua trò chơi, giáo viên có thể tạo ra con đường ngắn nhất, nhẹ nhàng nhất đưa tới cho trẻ những dấu hiệu mang tính bản chất về đối tượng để sau đó trẻ không cần đến đối tượng thật mà vẫn có thể liên tưởng, mô tả cụ thể đối tượng đó. Theo xu thế hiện nay, bất cứ một công trình nghiên cứu nào bàn về phương pháp cũng đều đề cập tới những phương pháp dạy học tích cực. Nghĩa là làm thế nào để đẩy hoạt động về phía học sinh, học sinh chủ động nắm bài, nhớ bài đồng thời duy trì được hứng thú cho học sinh. Một trong những phương pháp có thể nói là hiệu quả hơn cả là tổ chức trò chơi. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 1.Thực trạng: 4/23
  5. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tập đọc, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. Để biết được thực tế sử dụng trò chơi học tập trong môn Tập đọc cho học sinh Tiểu học hiện nay, tôi đã tiến hành điều tra và qua quan sát ở lớp mình dạy thực tế và các lớp khác. Kết quả điều tra năm học 2018-2019 TT Lớp Sĩ số Hứng thú Không hứng thú 1 1A 50 28 = 57% 22 = 43% 2 1B 51 26 = 51,2% 25 = 48,8% 3 1C 54 29 = 55,5% 25 = 44,5% 2. Những nguyên nhân a.Nguyên nhân từ phía GV: Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi .Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều( đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổchức .) Vì vậy mỗi giáo viên khi tiến hành dạy học đều ngại vận dụng hơn. Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học? b. Nguyên nhân từ phía HS: Khi tổ chức các trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể . Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng. HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tự tin để tham gia trò chơi CHƯƠNG III: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC 1.NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP Tổ chức trò chơi học tập trong các giờ học chính khóa được xem như là một phương pháp dạy học tích cực. Để đạt được hiệu quả cao nhất, khi tổ chức trò chơi cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: a.Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, dễ thực hiện. Mỗi trò chơi học tập phải được xây dựng đảm bảo tính vừa sức chung và riêng của đối tượng học sinh, để luôn luôn kích thích sự sang tạo, trí thông minh, khả năng vận dụng trí nhớ, kiến thức, kinh nghiệm đã có của học sinh. 5/23
  6. Trò chơi trong giờ học phải đảm bảo việc tổ chức thực hiện không quá cầu kì, phức tạp và tốn kém, phương tiện dễ làm cho giáo viên đứng lớp có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức ngay trong lớp học, giờ học. b.Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích: Giáo viên phải xác định rõ mục đích của bài học, của trò chơi và thông báo mục đích đó cho người học, người chơi, để không ai xa rời mục đích đã đề ra. Nguyên tắc này quyết định trực tiếp tới tính hiệu quả của trò chơi. c.Nguyên tắc bảo đảm tính tổ chức cao. Để đạt hiệu quả cao nhất, mỗi trò chơi cần đảm bảo tính tổ chức cao ở mọi khâu khi thực hiện như có sự chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn rõ ràng, tổ chức đúng luật chơi, đánh giá công khai, công bằng dân chủ. Trong đó, giáo viên là người đóng vai trò quan trọng, học sinh là nhân tố quyết định trực tiếp tới hiệu quả trò chơi. 2.NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI Những yêu cầu chung của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc a.Trò chơi phải mang tính chất học tập. Các trò chơi tổ chức trong giờ dạy Tập đọc phải kết hợp củng cố kiến thức về vần với rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. b.Trò chơi cần luôn tạo sự thi đua lành mạnh, sôi nổi giữa các đội, tổ , nhóm và cá nhân học sinh. c.Hình thức trò chơi phải đa dạng, giúp học sinh luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, tư thế ngồi học, phối hợp nhiều giác quan cùng một lúc để học sinh được học tập một cách linh hoạt, hứng thú. d.Luật chơi cần rõ ràng, tỉ mỉ, được giáo viên phổ biến cụ thể trước khi chơi. - - Luật chơi cần nêu: Tên trò chơi - Nội dung trò chơi - Cách tổ chức chơi. - Cách tính điểm cho từng đội chơi,người chơi. - Hình thức thưởng phạt. - Thời gian chơi. Giáo viên phải là người tổ chức chơi, công bố luật chơi, hướng dẫn chơi, giám sát người chơi, kiểm tra đánh giá kết quả các đội, nhóm, cá nhân một cách công bằng, dân chủ theo đúng luật chơi đã đề ra. Muốn vậy thì: - Lệnh đưa ra phải dứt khoát về ngữ điệu, ngắn gọn về câu chữ, dễ hiểu, dễ nhớ về nội dung - Nhận xét kịp thời công khai. 6/23
  7. - Đánh giá dân chủ công bằng, tôn trọng ý kiến đánh giá của các học sinh khác. - Trân trọng sản phẩm cuối cùng mà nhóm, đội, cá nhân làm được sau trò chơi, luôn có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để tạo sự hào hứng của các em trong những trò chơi khác, tiết học khác. - Tổ chức chơi an toàn, đúng mục đích e.Điều kiện tổ chức, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ trò chơi cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng phải đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng. g.Trò chơi phải tuyệt đối an toàn với học sinh , nhất là học sinh hiếu động như đối tượng học sinh lớp 1. Muốn vậy, giáo viên phải là người bao quát mọi diễn biến của lớp, làm chủ mọi tình huống, giải quyết kịp thời mọi nguy cơ có thể xảy ra. h.Cuối cùng, trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lý và phải trở thành một bộ phận của quá trình tổ chức giờ học. 3.SOẠN MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC: Có thể tạm chia ra làm 3 loại trò chơi như sau: a.Trò chơi đầu giờ: TRÒ 1: GỬI THƯ CHO BẠN * Mục đích:- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các từ ngữ có tiếng mang vần được ôn trong tiết học, theo SGK Tiếng Việt 1.Kết hợp rèn kĩ năng viết đúng; củng cố và mở rộng vốn từ,viết câu. * Chuẩn bị: Một số mảnh giấy trắng (bằng tờ giấy vở ô li gấp tư) kèm cách bì thư dùng để đựng giấy đã viết ("thư"), tuỳ theo số người chơi trong nhóm, ví dụ: Mỗi nhóm 4 - 5 người → 4 - 5 mảnh giấy trắng, 4 - 5 bì thư/1 nhóm. Mỗi lần chơi có 2 nhóm, có thể chơi nhiều lần, tuỳ thời gian cho phép. Cử trọng tài theo dõi, đánh giá và ghi điểm cho từng nh *Cách tổ chức: - 2 nhóm chơi ngồi bàn đối diện, cách nhau khoảng 3 - 4m; chuẩn bị mỗi người 1 mảnh giấy trắng và bút viết. Thời gian chơi : 5- 7 phút. - Trọng tài nêu yêu cầu: Mỗi người trong nhóm viết ra giấy 1 (hoặc 2) từ ngữ, mỗi từ ngữ gồm 2 tiếng, trong đó có ít nhất 1 tiếng mang vần được ôn hoặc câu chứa tiếng có vần được ôn; sau đó phát lệnh ("Bắt đầu") cho 2 nhóm cùng viết từ ngữ vào giấy trong thời gian khoảng 2 phút. Chú ý: Người ở 2 nhóm có thể tìm từ ngữ giống nhau nhưng trong cùng 1 nhóm thì cần tìm những từ khác nhau (chứa vần cần ôn ). Hết thời gian, 2 nhóm dừng viết; mỗi người trong nhóm gấp đôi tờ giấy ("thư") và bỏ vào phong bì của 7/23
  8. mình. Đại diện 2 nhóm "bắt thăm" (hoặc "oẳn tù tì" để giành quyền "đưa thư" trước. - Trọng tài điều khiển việc "đưa thư" và "đọc thư" của 2 nhóm như sau:Lần lượt từng người của nhóm "đưa thư" (A) cầm phong bì giao cho người của nhóm "nhận thư" (B) theo thứ tự 1, 2, 3, 4 Lần lượt từng người của nhóm B cầm phong bì, mở "thư" ra và đọc to từng từ ngữ trên giấy. Nhóm A "đưa thư" xong thì đến lượt nhóm B "đưa thư" (nhóm A làm nhiệm vụ "đọc thư"). Trọng tài cùng các bạn xác nhận kết quả và ghi điểm cho từng người ở cả 2 nhóm như sau: * Mỗi từ ngữ, câu của nhóm A viết đúng yêu cầu, được 1 điểm (đúng cả 2 từ ngữ, được 2 điểm). * Người của nhóm B đọc đúng và rõ ràng mỗi từ ngữ,câu được 1 điểm (đọc đúng và rõ ràng cả 2 từ ngữ, được 2 điểm). * Trường hợp người của nhóm A viết sai yêu cầu (không có tiếng mang vần ôn hoặc viết chữ ghi tiếng không có nghĩa, viết sai chính tả ) thì không được điểm. Người của nhóm B phát hiện ra chỗ sai trong "thư" của nhóm A để sửa lại và đọc cho đúng thì vẫn được tính điểm. - Hết lượt chơi của 2 nhóm, trọng tài cùng các bạn tính điểm của từng nhóm và tuyên bố kết quả (Nhóm nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc, được nhận danh hiệu Nhóm đọc - viết giỏi). Trò chơi này có thể chơi trong các bài Tập đọc như: Bác đưa thư, Cây bàng, Sau cơn mưa, Chú công để ôn các vần đã học TRÒ 2: HÁI HOA * Mục đích: - Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong chương trình. Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc . * Chuẩn bị:- Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi yêu cầu đọc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình. *Cách tổ chức:Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi ( khoảng từ 3 - 4 em chơi).Thời gian chơi : 5- 7 phút.Cách chơi: + Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi trên phiếu.Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng- Tuyên dương trước lớp. Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài : tất cả các bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Trò chơi này có thể chơi được ở các bài Tập đọc trong Sách giáo lớp 1 tập 2. b. Trò chơi giữa giờ: 8/23
  9. TRÒ 1: BÁC ĐƯA THƯ *Mục đích:Trò chơi này nhằm mục đích giúp học sinh có thể nhận và nhớ nhanh mặt chữ.Rèn luyện cho học sinh thói quen nhớ mặt chữ gắn liền với viết, qua đó học sinh sẽ nhớ rất lâu.Rèn các kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Thời gian chơi : 5 phút. Giáo dục các em tinh thần đồng đội, lòng biết ơn kính trọng người lao động. Trò chơi này có thể sử dụng trong tất cả các bài Tập đọc. * Chuẩn bị: Hòm thư bằng giấy bìa trên có ghi vần cần củng cố. Các bì thư ghi từ có chứa vần cần củng cố ( số lượng phụ thuộc vào số học sinh mỗi đội, số vần cần củng cố). Giáo viên hướng dẫn luật chơi. Lớp được chia thành 2 đội. Đặt tên cho mỗi đội ( đội xanh – đội đỏ). Mỗi đội cử ra 3 – 5 học sinh tham gia chơi. + Nội dung trò chơi : Vượt chướng ngại vật ( bước qua thanh ngang) thể hiện sự khó khăn của công việc đưa thư. Bỏ thư của mình vào hòm thư tương ứng ( lá thư ghi tiếng chứa vần giống với vần ghi trên hòm thư). Ví dụ: Hòm thư Bức thư ưu ươu Mỗi lần bỏ thư chỉ được bỏ 1 lá thư. Bạn này trở về hàng thì bạn tiếp theo mới được chơi. Mỗi lá thư gửi đúng địa chỉ được tính 1 điểm. Đội thắng là đội có số điểm cao hơn các đội khác. *Cách tổ chức: + Mỗi đội cử ra 3 – 5 bạn chơi ( phụ thuộc vào số vần cần cung cấp, cần củng cố). Đặt tên cho 2 đội: đội xanh, đội đỏ. + Giáo viên hô hiệu lệnh: “ bắt đầu”. Học sinh thứ nhất của 2 đội bắt đầu vượt qua chướng ngại vật ( thanh ngang tượng trưng cho những khó khăn mà bác đưa thư phải vượt qua) chạy lên bỏ 1 lá thư của mình được giao vào hòm thư tương ứng rồi về đứng cuối hàng. + Người chơi tiếp theo của 2 đội chơi nối tiếp cho đến khi hết giờ. + Hết 4 phút, giáo viên hô hiệu lệnh “ hết giờ” ( trò chơi kết thúc). Học sinh 2 đội về vị trí của mình. Giáo viên cùng học sinh cả lớp kiểm tra kết quả của từng đội. . Giáo viên lấy từng lá thư trong mỗi hòm thư dán lên phía trên hòm thư. . Đếm số lá thư đúng địa chỉ của mỗi đội. . Mỗi đội đọc to từ ghi trên lá thư đúng đội của mình. 9/23
  10. . Giáo viên công bố kết quả cuối cùng của hai đội, phân thắng thua, khen ngợi đội thắng, động viên các đội còn lại. Trò chơi này có thể sử dụng trong các bài Tập đọc: Bàn tay mẹ, Hoa ngọc lan, Vì bây giờ mẹ mới về TRÒ 2: ĐOÁN XEM NÀO * Mục đích: - Rèn trí thông minh khi giải các câu đố về chữ viết (dựa vào nghĩa từ, cấu tạo của tiếng và chữ ghi tiếng - từ đó ).Góp phần làm giàu vốn từ ngữ và cũng cố cách viết đúng chính tả Tiếng Việt. * Chuẩn bị: - Sưu tầm trong sách báo các câu đố về chữ có tác dụng phân biệt cách biết một số cặp âm đầu hoặc vần, thanh dễ lẫn.Một số mảnh giấy trắng (bằng tờ giấy vở ô li gấp tư) dùng để làm các bộ phiếu ghi câu đố chữ. Mỗi bộ gồm 4 (hoặc 6 phiếu) nhằm đố về các chữ cần phân biệt mỗi cặp âm đầu hoặc vần, thanh; câu đố của bộ nào thì ghi kí hiệu (A, B, C, D ) kèm theo thứ tự của câu đố trong bộ đó (1, 2, 3, 4) Ví dụ: Bộ A (c - k) A1. Vốn loài chuyên đi bắt gà Mất đuôi, xuống nước hoá ra khác loài. (Là những chữ gì) A2. Thiếu chữ đầu, được làm ông Còn đủ thì đẹp nhất trong họ gà (Là chữ gì) A3. Để nguyên - đứt cúc, mẹ tìm Thêm huyền - xe hỏng, bố đem ra dùng. (Là những chữ gì) A4. Để nguyên - dùng dán đồ chơi Thêm sắc là vật cắt rời giấy ra (Là những chữ gì) * Chú ý: Làm các bộ phiếu có nội dung giống nhau, đủ cho số nhóm tham gia thi. 10/23
  11. - Cử trọng tài điều khiển và cầm tờ giấy ghi lời giải câu đố (theo từng bộ phiếu). Ví dụ: (Theo các câu đố trên): Bộ A (c - k) A1. cáo, cá A2. công A3. kim, kìm A4. keo, kéo - Mỗi nhóm dự thi có 1 tờ giấy trắng và bút để ghi lời giải đáp câu đố (theo thứ tự a, b, c, d ). Cách tiến hành: - Trọng tài cần nêu yêu cầu người chơi tìm lời giải là từ có phụ âm đầu hoặc vần, thanh cần đố. Ví dụ ở bộ A trên, người chơi cần tìm lời giải là từ có phụ âm đầu là c hoặc k. - Các nhóm tham gia thi giải câu đố chữ ngồi ở các vị trí cách nhau khoảng 4 - 5m để tránh ảnh hưởng lẫn nhau (số nhóm dự thi bằng số bộ phiếu đã chuẩn bị trước); mỗi nhóm thi có thể từ 3 đến 5 người để bàn bạc, trao đổi, cùng giải câu đố. - Trọng tài trao đổi cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu và phát lệnh "bắt đầu" cho các nhóm cùng bàn bạc, giải đáp câu đố và ghi kết quả vào mảnh giấy trắng có đề tên nhóm (ví dụ: Nhóm Đoàn kết, nhóm Chăm chỉ, nhóm Thân ái ); nhóm nào ghi xong kết quả thì nộp ngay cho trọng tài để trọng tài đánh số thứ tự nộp trước hoặc sau (1, 2, 3 ) - Khi các nhóm đã nộp đủ kết quả, trọng tài lần lượt yêu cầu từng nhóm (theo thứ tự 1, 2, 3 ) cửa đại diện đọc từng câu đố và lời giải đáp để chấm điểm (giải đáp đúng mỗi câu đố, được 10 điểm). Dựa vào số điểm đạt được của từng nhóm, trọng tài công bố các giải Nhất, Nhì, ba (hoặc đồng giải Nhất ) - Tuỳ thời gian cho phép, có thể giải câu đố ở bộ tiếp theo (Bộ 2, Bộ 3 ). Cuối cùng, trọng tài tính tổng số điểm của từng nhóm để lấy giải chung cuộc. Trò chơi này có thể sử dụng trong các bài Tập đọc:Sau cơn mưa, Người trồng na, Anh hùng biển cả, để tăng vốn từ,câu của học sinh. c.Trò chơi cuối giờ: TRÒ 1:THI ĐỌC ĐỒNG THANH * Mục đích: Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài thơ đã học thuộc lòng trong SGK. Luyện trí nhớ và trau dồi khả năng đọc đòng thanh có sự phối hợp nhịp nhành giữa các thành viên trong nhóm. * Chuẩn bị: - Ôn lại các bài thơ (hoặc khổ thơ) đã học thuộc lòng trong SGK 11/23
  12. - Ghi tên các bài thơ sẽ thi đọc lên bảng lớp (theo thứ tự trên). Chú ý: Lập các nhóm để thi đọc đồng thanh (mỗi nhóm khoảng 4, 5 người), hoặc thi theo bàn, tổ học tập; cử nhóm trọng tài (nghe và xếp loại nhóm đọc) gồm các nhóm trưởng các nhóm nghe đọc đồng thanh.Mỗi trọng tài có 1 bộ thẻ (A, B, C) làm bằng bìa cứng dùng để xếp loại nhóm đọc. *Cách tổ chức: - Mỗi nhóm ngồi quây lại với nhau, chọn tên gọi cho nhóm (ví dụ: Sơn Ca, Hoạ Mi, Hoàng yến ) để trọng tài ghi kết quả thi đọc của nhóm lên bảng; cử nhóm trưởng điều hành hoạt động chung của nhóm và tham gia vào tổ trọng tài để đánh giá, xếp loại nhóm khác đọc.Mỗi nhóm đăng kí thi đọc 1, 2 bài thơ ghi trên bảng (mỗi bài thơ nên có ít nhất 2 nhóm thi đọc). Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ) theo thứ tự ghi trên bảng. Các nhóm khác theo dõi, sau đó cùng nhóm trưởng (trọng tài) chọn thẻ (A hoặc B, C) để đánh giá kết quả đọc của nhóm bạn và ghi lên bảng lớp; ví dụ: (1) Ai dậy sớm?- Sơn ca: A, A, A, A, A - Hoạ Mi: B, B, A, B, B - Hoàng Yến: A, A, A, A, A Chú ý: Cho điểm nhóm đọc đồng thanh theo các tiêu chuẩn sau: + Loại A: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng, đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải. + Loại B: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng nhưng đồng thanh chưa đều (hoặc to quá hay nhỏ quá) + Loại C: Chưa thật thuộc bài (còn có HS trong nhóm chưa tham gia đọc hoặc đọc sai) , đồng thanh chưa đều, cả nhóm phối hợp với nhau chưa tốt. - Thi độc đồng thanh giữa các nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả, so sánh và xếp loại nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả so sánh và xếp loại nhóm Nhất, Nhì, ba để động viên, khen thưởng. Trò chơi này có thể sử dụng trong nhiều bài Tập đọc lớp 1. TRÒ 2: NỐI Ô CHỮ * Mục đích: - Trong giờ Tập đọc, phần ôn lại các vần đã học, sử dụng trò chơi này nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững cấu tạo và nhớ nhanh mặt chữ. - Đồng thời còn giúp cho việc mở rộng vốn từ của học sinh. - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, đọc và viết. Trò chơi này sử dụng trong tất cả các bài tập đọc ( Tiết 1). * Chuẩn bị: 12/23
  13. - Giáo viên: ô chữ hình chữ nhật ( 8 – 10 ô chữ) - Học sinh: Thước kẻ + bút dạ *Cách tổ chức: - Lớp được chia thành 8 -10 đội, mỗi đội 5 em ngồi theo hình vòng tròn. Các đội đánh số từ 1 đến 8 hoặc 10. - Nội dung trò chơi: + Trò chơi này là một ô chữ hình chữ nhật. Trong đó mỗi ô chữ là một chữ cái ghi vần đã học. Học sinh nối ô chữ theo chiều ngang, chiều dọc hay đường chéo để tìm ra các tiếng, từ có nghĩa ( Học sinh dùng thước kẻ + bút dạ để nối) + Ghi từ tìm được vào bên phải ô chữ hình chữ nhật. + Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm. Đội thắng là đội có số điểm cao nhất. + Thời gian chơi: 5 phút. - Tổ chức chơi: + Giáo viên chia lớp thành 8 – 10 đội ( tùy số lượng học sinh), mỗi đội gồm 5 học sinh ngồi xếp vòng tròn. Đánh cho các đội từ 1 đến 8 hoặc 10. Các nhóm được phát ô chữ. + Giáo viên hô hiệu lệnh “bắt đầu”. Học sinh các nhóm thảo luận tìm từ có nghĩa bằng cách nối ô chữ ngang, dọc hoặc chéo. Học sinh ghi từ tìm được vào bên phải ô chữ hình chữ nhật. + Sau 5 phút, giáo viên hô hiệu lệnh ngừng trò chơi: “ hết giờ” (“ Trò chơi kết thúc”), giáo viên chọn 2 -3 nhóm làm nhanh nhất, treo kết quả của các nhóm đó lên bảng. Giáo viên cùng học sinh các đội kiểm tra kết quả của các nhóm đó. Các nhóm khác bổ sung. + Giáo viên công bố đáp án chuẩn. Tính điểm cho các đội, công bố đội thắng cuộc. *Minh họa: - Bài : Kể cho bé nghe (sách Tiếng Việt lớp 1 – tập 2 – trang 112 - 113) + Sử dụng trò chơi “ Nối ô chữ” sau phần ôn từ ứng dụng. + Mục đích: - Nhằm giúp học sinh củng cố các âm vần đã học. 1. Tìm tiếng trong bài có vần ươc 2. Tìm tiếng ngoài bài : + có vần ươc + có vần ươt Nắm vững cấu tạo và nhớ nhanh mặt chữ. Phối hợp rèn các kĩ năng đọc, viết, quan sát, tranh luận 13/23
  14. + Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng ô chữ ( tùy thuộc vào số lượng học sinh) ; Bảng ô chữ đáp án. Học sinh: Bút chì ( bút dạ)+ thước kẻ. 1 2 3 4 5 6 1 c a n ướ c v 2 á m á 3 i ơ n 4 l ướ t v ướ tr 5 ượ c ượ 6 c t 7 c ầ u tr ượ t + Giáo viên hướng dẫn luật chơi. Nội dung: Đây là một ô chữ hình chữ nhật. Trong đó mỗi ô chữ là từ chứa vần đã học Học sinh nối ô chữ theo chiều ngang, chiều dọc để tìm ra các từ có nghĩa ( nối bằng bút và thước) Ví dụ: Nối các ô chữ theo chiều ngang 1 ta được từ: ca nước.Ghi các từ đó bằng bút dạ sang phần trống bên phải ô chữ.Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm.Đội nào có số điểm cao nhất sẽ thắng. Trò chơi chơi trong 5 phút. + Tổ chức chơi: Giáo viên chia lớp làm 8 – 10 đội. Mỗi đội 5 em ( tùy số lượng học sinh. ).Đánh số cho các đội từ 1 đến 8 hoặc 10. Phát ô chữ cho mỗi đội. Giáo viên hô lệnh “ bắt đầu”, các đội thảo luận, tìm các từ có nghĩa theo hàng ngang, hàng dọc và ghi từ tìm được sang bên phải ô chữ.Sau 5 phút, giáo viên phát lệnh ngừng chơi, thu 2 bài của 2 đội làm nhanh nhất để cùng học sinh chữa, kiểm tra kết quả.Giáo viên công bố đáp án trò chơi. Tính điểm cho các đội, công bố đội thắng, khen ngợi động viên các đội khác. Trò chơi này được chơi ở các bài: Làm anh, Ò ó o, Hồ Gươm, Kể cho bé nghe, Mèo con đi học, CHƯƠNG IV TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 1/ Mục đích thực nghiệm: tập trung vào việc thể hiện một trò chơi đã xây dựng ở trên một số bài học, tiết dạy Học vần cụ thể trong chương trình. 14/23
  15. Từ đó thấy rõ được mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, rút ra được những bài học nhỏ cho bản thân; tạo điều kiện cho việc sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn thiện việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Học vần. 2/ Nội dung thực nghiệm: + Giáo án dạy bài Tập đọc ( Tiết 1): Đầm sen (trang 91 - 92 ;TV1– tập 2) + Giáo án dạy bài Tập đọc ( Tiết 1): Mèo con đi học ( Trang 103 – 104; TV1- tập 2) 3/ Đối tượng dạy thực nghiệm: Học sinh lớp 1C, 1A, 1B năm học 2018 -2019. 4/ Tiến hành thực nghiệm: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Ngày dạy : Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2019 TẬP ĐỌC Đầm sen I/ MỤC TIÊU 1. HS đọc trơn cả bài. Chú ý: - Phát âm đúng các tiếng có âm đầu là s hoặc x ( sen, xanh, xòe) và các tiếng có âm cuối là t ( mát, ngát, khiết, dẹt); - Nghỉ hơi sau dấu chấm ( bằng khoảng thời gian phát âm 1 tiếng). 2. Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần en, có vần oen. 3. Hiểu các từ ngữ: đài sen, nhị (nhụy), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát. - Nói được vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài đọc trong SGK - Đồ dùng sử dụng khi tổ chức trò chơi “ Bác đưa thư” III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Thời Nội dung các Phương pháp dạy học gian hoạt động dạy Hoạt động của GV Hoạt động của trò ( tiết học 1) 5’ 1. Kiểm tra - Gọi 2 học sinh đọc bài “Vì bây - 2 học sinh đọc bài bài cũ giờ mẹ mới về.”, trả lời các câu - 2 HS viết bảng lớp hỏi sau bài đọc. - Cả lớp viết bảng - 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp con viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, 15/23
  16. hoảng hốt.(theo lời đọc của GV) - GV nhận xét 15’ 2. Bài mới 1. Giới thiệu GV giới thiệu bài “Đầm sen” bài a- GV đọc diễn cảm bài văn 1 2. Luyện đọc : lần : giọng chậm rãi, khoan thai. b- HS luyện đọc. HS đọc tiếng, từ ngữ - Luyện đọc tiếng, từ : xanh khó theo bàn, dãy, mát, cánh hoa, xòe ra, ngan nhóm. ngát, thanh khiết. - Giải nghĩa từ khó : + đài sen : bộ phận phía ngoài cùng của hoa sen. + Nhị(nhụy) : bộ phận sinh sản của bông hoa -Luyện đọc câu : - HS đọc nối tiếp GV yêu cầu HS tiếp nối nhau từng câu trong bài đọc trơn từng câu. theo tổ. - Luyện đọc cả bài. - Thi đọc cả bài (cá - Cả lớp và GV nhận xét nhân) hoặc đọc đồng + HS đọc đồng thanh cả bài 1 thanh theo đơn vị lần. bàn, nhóm , tổ. a. GV nêu yêu cầu 1 trong - Cả lớp đọc đồng SGK : Tìm tiếng trong bài thanh 3. Ôn các vần có vần “en”. “en”, “oen” - HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần “en” (sen, ven, chen) 2 – 3 HS tìm tiếng có - GV nói với HS : vần cần ôn vần “en” trong bài. là vần “en”, “oen”. b. GV cho HS đọc yêu cầu 2. Chơi trò chơi “ Bác đưa thư” - GV chia lớp thành 2 đội ( đội - Một HS đọc yêu xanh – đội đỏ) cầu 2 trong SGK. - Luật chơi: + Trong 3 phút, 2 đội phải tìm và 16/23
  17. viết đúng, nhanh, nhiều từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần “en”, “oen”. + Lần lượt từng bạn trong đội viết từ vào thẻ rồi vượt chướng ngại vật để cho vào thùng thư tương ứng. + Đội nào tìm đúng, được nhiều thì đội đó thắng cuộc. *Tổ chức chơi: + Hiệu lệnh: Bắt đầu +Hết thời gian 3 phút, GV yêu cầu 2 đội vị trí ban đầu. HS chơi tiếp sức theo đội. -Học sinh của 2 đội sẽ lấy bút viết lên thẻ chữ rồi chạy lên vị trí thừng thư của nhóm + GV + HS cả lớp nhận xét, tính mình thả vào. điểm, công bố đội thắng. -HS chạy về chỗ bắt V : Vần “en” : xe ben, đèn, bén tay bạn tiếp theo, lần rễ, . lượt như thế cho đến Vần “oen” : Nông choèn, khi hết giờ. nhoẻn cười, xoèn xoẹt, xoen HS từng đội đọc đồng xoét, thanh những tiếng đã c. GV nêu yêu cầu 3 : Nói ghép được. câu chứa tiếng có vần “en”, “oen”. III. Củng cố, - GV nhận xét tiết học. HS nhìn tranh đọc 2 dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: câu mẫu trong sách “ Mời vào” giáo khoa HS thi nói câu chứa tiếng có vần en, oen Mỗi đội cử ra 3 bạn chơi. 17/23
  18. *Rút kinh nghiệm bổ sung sau tiết dạy: - Qua tiết dạy, học sinh đọc trôi chảy bài tập đọc: Đầm sen. Học sinh nắm được nội dung bài: tả vẻ đẹp của đầm sen - Trò chơi cuối tiết học giúp học sinh hứng thú, sôi nổi, ôn lại vần en, oen đã học, cung cấp thêm nhiều từ mới. *Nhận xét: - Ngoài việc đảm bảo được kiến thức chính của tiết học là rèn kĩ năng đọc, viết. Việc tham gia trò chơi giúp học sinh phát huy sức sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú Tuy nhiên, ở trò chơi này ta có thể bổ sung thêm cho trẻ những vốn từ ngữ mới. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Ngày dạy : Thứ tư ngày 8 tháng 4 năm 2019 TẬP ĐỌC Mèo con đi học I/MỤC TIÊU: 1.HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng khó: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Nghỉ hơi sau dấu chấm hỏi. 3.Ôn vần ưu, ươu: - Tìm tiếng trong bài có vần ưu - Tìm tiếng trong bài có vần ươu. - Nói câu chứa tiếng có vần ưu, ươu. 4.Hiểu nội dung bài: Bài thơ kể chuyện Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm Mèo sợ không dám nghỉ học nữa. Học thuộc lòng bài thơ II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bộ ghép chữ Học vần Tiếng Việt của GV và HS. - Màn hình tương tác minh họa. - Đồ dùng sử dụng khi tổ chức trò chơi “ Thi đọc đồng thanh” ( phân vai): mũ Mèo, mũ Cừu. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp dạy học Thời Nội dung các Hoạt động của GV Hoạt động của gian hoạt động dạy học HS 2’ A. Bài cũ: *Kiểm tra đánh giá: - Đọc bài thơ: HS đọc bài trong SGK, kết 1 -2 HS 18/23
  19. Phương pháp dạy học Thời Nội dung các Hoạt động của GV Hoạt động của gian hoạt động dạy học HS Chuyện ở lớp hợp TLCH - Trả lời câu hỏi: Mẹ muốn em bé kể chuyện gì?. - Đọc bài thơ “ Chuyện ở lớp” Viết bảng con ( nghe – viết) HS viết bảng. - Viết các từ ngữ: GV nhận xét vuốt tóc, đứng 10’ dậy. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Bài Tập đọc : GV đọc diễn cảm bài thơ: Mèo con đi học giọng hồn nhiên, nghịch 2. Hướng dẫn học ngợm. sinh luyện đọc +Giọng Mèo: chậm chạp, a. GV đọc toàn mệt mỏi, kiếm cớ đuôi ốm bài để trốn học. + Giọng Cừu : to, nhanh nhẹn, láu táu. Giọng Mèo: hốt hoảng vì sợ bị cắt đuôi - Giải nghĩa từ khó: + buồn bực: buồn và khó chịu 10’ +kiếm cớ: tìm lí do HS đọc CN, ĐT +be toáng: kêu ầm ĩ - Luyện đọc tiếng, từ ngữ. + Luyện đọc từ ngữ: buồn b. HS luyện đọc: bực, kiếm cớ, cái đuôi, Cừu. + Kết hợp phân tích các Đọc CN, ĐT tiếng: kiếm, đuôi - Luyện đọc câu: Luyện đọc HS luyện đọc từng dòng thơ, 19/23
  20. Phương pháp dạy học Thời Nội dung các Hoạt động của GV Hoạt động của gian hoạt động dạy học HS cả lớp đọc nhẩm - Luyện đọc đoạn, bài: HS đọc thầm + GV cho HS đọc nhẩm cả 5’ bài. + Yêu cầu 3 HS đọc to cả bài. Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần ưu 2 tổ tìm tiếng ngoài bài có vần ưu. 3.Ôn vần ưu, ươu 2 tổ tìm tiếng ngoài bài có vần ươu I. Củng cố, - Đặt câu có vần ưu dặn dò hoặc ươu *Thi đọc đồng thanh ( phân HS 4 đội thực vai) hiện yêu cầu : - Luật chơi: Chia nhóm, đọc Nội dung: phân vai của mình + Đọc theo vai: một nhóm Các nhóm cử đại đọc lời dẫn, một nhóm đọc diện thi đọc. ( đội lời Cừu, một nhóm đọc lời mũ Mèo, Cừu) Mèo Lần lượt từng đội + Trò chơi trong 3 phút. lên thi. + Tổ chức chơi: Đội thắng nhận GV chia lớp thành đội ( phần thưởng nhỏ theo đơn vị tổ: xanh, đỏ, của lớp. 7’ tím),mỗi đội 5-7 bạn Mỗi đội đứng lên thi. Phát lệnh “ Bắt đầu” Sau 3’, yêu cầu 4 đội về vị trí ban đầu và lần lượt từng Cả lớp hoạt động đội cử nhóm đại diện lên thi 3’ GV + HS còn lại theo dõi và 20/23
  21. Phương pháp dạy học Thời Nội dung các Hoạt động của GV Hoạt động của gian hoạt động dạy học HS đánh giá và so sánh xếp loại 3 – 4 HS đặt câu. các nhóm Nhất,Nhì GV công bố đội thắng cuộc. Động viên đội còn lại. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Tập đọc “Ngôi nhà” *RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: Qua tiết dạy, học sinh đọc trơn được toàn bài. Phát âm đúng được các tiếng khó Hiểu được nội dung bài Tập đọc. HS tìm được nhiều tiếng, từ ngữ ngoài bài có chứa vần ưu hoặc ươu. Nói được câu chứa tiếng có vần ưu hoặc ươu. - Trò chơi thi đọc đồng thanh (phân vai) giúp học sinh hứng thú, sôi nổi biết thể hiện giọng phù hợp với nhân vật, biết lắng nghe để tốc độ đọc tốt cùng cả đội. *Nhận xét: Ngoài việc đảm bảo được kiến thức chính của tiết học là rèn kĩ năng đọc. Việc tham gia trò chơi giúp học sinh phát huy sức sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú NHẬN XÉT CHUNG Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm tiết dạy trên, tôi nhận thấy: - Nội dung kiến thức của bài đáp ứng được mục tiêu của chương trình. - Học sinh tích cực tự giác, chủ động hăng hái phát phát biểu, giờ học sôi nổi, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Để đảm bảo tiết học được tiến hành theo phương pháp mới, giáo viên cần có hình thức tổ chức dạy học cho sinh động, nhằm khơi dậy cho học sinh tính năng động, sáng tạo trong học tập. 21/23
  22. KẾT QUẢ Qua một số buổi lấy ý kiến thăm dò của học sinh trong khối lớp 1 (năm học 2018 - 2019), được giáo viên áp dụng “ tổ chức trò chơi" tôi đã thống kê được như sau : Với các lớp được thường xuyên học các tiết Tập đọc có “ tổ chức trò chơi” : TT Lớp Sĩ số Hứng thú Không hứng thú 1 1A 50 50 = 100% 0 2 1B 51 51 = 100% 0 3 1C 54 54 = 100% 0 Như vậy, qua việc khảo sát thăm dò ý kiến của học sinh khối lớp 1 qua năm học vừa qua, tôi nhận thấy việc “ Giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi” là việc hết sức cần thiết mà mỗi người giáo viên nên áp dụng trong các tiết học. 22/23
  23. C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Như vậy việc đưa trò chơi học tập vào dạy học môn Tập đọc đã góp phần phát huy tính tích cực của học sinh. Các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động và tích cực, không bị gò bó, nhồi nhét. Ngược lại cả thầy và trò đều thoải mái, gần gũi nhau tuy nhiên sáng kiến vẫn còn thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo góp ý bổ sung để bản sáng kiến được hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng rãi trong dạy học. 2. Kiến nghị -Vì vậy, để sử dụng trò chơi học tập trong dạy học có hiệu quả việc cung cấp các tài liệu tham khảo cũng như tổ chức các chuyên đề, hội thảo mở các lớp tập huấn để không ngừng nâng cao kĩ năng tổ chức cho giáo viên là nhu cầu cấp thiết. Đồng thời, các cấp quản lí, giáo viên cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học cung cấp trang thiết bị cho học sinh đầy đủ hơn . Thiết kế các giờ dạy Tiếng việt hợp lí, áp dụng mọi phương pháp tối ưu trong dạy, chơi nhưng học, hoạt động vui chơi và học tập có sự cân đối với nhau. Đề nghị Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo về việc xây dựng các hình thức trò chơi phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học để giáo viên có thể được giao lưu học hỏi kinh nghiệm. - Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi, tôi đã áp dụng trong việc dạy và học phân môn Tập đọc ở lớp 1C trong năm học qua. Mặc dù rất cố gắng song đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để kinh nghiệm của tôi hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ Hà Nội,ngày 10 tháng 3 năm 2019 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người viết Đinh Thị Phương Hạnh 23/23
  24. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài: II/ Mục đích nghiên cứu: 1 III/Nhiệm vụ nghiên cứu: 1 IV/ Phương pháp nghiên cứu: . 2 V/Đối tượng nghiên cứu: . 2 VI/ Phạm vi nghiên cứu: . 2 VII/ Thời gian thực hiện: . 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 I.Cơ sở lí luận 4 II.Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc: . 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 4 1. Thực trạng 5 2. Nguyên nhân 5 CHƯƠNG III MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC 5 1.Nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập 5 2.Những yêu cầu chung cho việc tổ chức trò chơi 6 3. Soạn một số trò chơi trong giờ dạy Tập đọc 7 CHƯƠNG IV 15 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM Giáo án thực nghiệm 1 15 Giáo án thực nghiệm 2 18 KẾT QUẢ . 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 23 24/23
  25. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhà xuất bản TT Tên tài liệu Tên tác giả Năm xuất bản Tiếng Việt 1 tập 1 Đặng Thị Lanh ( chủ biên), Hoàng Nhà xuất bản 1 Cao Cương, Trần Thị Minh Phương. Giáo dục, năm 2008 Tiếng Việt 1 tập 2 Đặng Thị Lanh ( chủ biên), Hoàng Nhà xuất bản 2 Cao Cương, Trần Thị Minh Phương. Giáo dục, năm 2008 Thiết kế bài giảng Phạm Thị Thu Hà Nhà xuất bản Hà 3 Tiếng Việt 1 tập hai Nội, năm 2006 Phương pháp dạy học Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Nhà xuất bản Đại 4 Tiếng Việt 1 Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga. học Sư phạm, năm 2007 Trò chơi thực hành Lê Thị Tuyết Mai, Lâm Uyên NXB Giáo dục, 5 Tiếng Việt 1 năm 2002 Tài liệu bồi dưỡng Nhóm tác giả biên soạn NXB Giáo dục, giáo viên dạy sách năm 2002 6 giáo khoa lớp 1 chương trình Tiểu học mới Vui học Tiếng Việt Trần Mạnh Hưởng NXB Giáo dục, 7 tập 1, tập 2 năm 2002 25/23