Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập viết trong giờ học vần

doc 23 trang thienle22 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập viết trong giờ học vần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_viet_trong_gi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập viết trong giờ học vần

  1. Phòng giáo dục quận đống đa Trường tiểu học cát linh Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tập viết Trong giờ học vần Người thực hiện: Đặng thị phương dung Hà nội - 2006
  2. A.Phần mở đầu Lí do lựa chọn đề tài 1.Tầm quan trọng của việc dạy tập viết cho học sinh lớp 1 Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh dấu sự phát triển của nhân loại. Việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hoá, sự tinh hoa của một dân tộc. Ông cha từ xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người “văn hay- chữ tốt”. Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra một vài nét trong tính cách của họ. Nhưng quan trọng hơn cả là cùng với lời nói, chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người. Chữ viết đúng, sạch, đẹp, rõ ràng không những giúp người đọc dễ hiểu mà còn tạo thiện cảm với người đọc. Khi đủ tuổi vào lớp 1, các em đã phát âm được một số âm và các tiếng của mẹ đẻ. Một số em đã học mẫu giáo thì nhận dạng được chữ cái, biết giọi tên các chữ cái trong chữ nhưng chưa biết dùng ký hiệu để ghi lại từng âm vị. Môn học Tiếng Việt giúp các em nắm được kiến thức về ngôn ngữ, học để giao tiếp bằng ngôn ngữ, học để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt và phần nào hiếu được những vấn đề của cuộc sống. Như vậy ở môn Tiếng Việt lớp 1 là nền móng của bậc Tiểu học. Dạy Tiếng Việt lớp 1 có nhiệm vụ rất lớn lao là trao cho các em cái chìa khoá để vận dụng chữ viết khi học tập và là công cụ để các em sử dụng suốt đời. Đối với học sinh lớp 1 yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Vậy học sinh lớp 1 phải biết xác định đường kẻ, dòng kẻ, phải viết đúng kích cỡ, độ cao, độ rộng Nói chung phải có kỹ năng viết đúng quy trình, đây là cơ sở để các em viết chữ đẹp, rõ ràng, linh hoạt, đúng mẫu chữ ở các lớp trên. Kỹ năng viết được thực hành trước hết trong các phần tập viết của giờ Tiếng Việt, trong các tiết tập viết và được củng cố hoàn thiện ở các môn học khác. Đồng thời với việc rèn chữ các em học sinh sẽ có cơ hội rèn luyện tính cẩn thận, sự khoa học, óc thẩm mỹ, tình yêu Tổ quốc, yêu đất nước và tiếng mẹ đẻ. 2. Thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1 hiện nay Thực tế hiện nay ở trường tiểu học, chữ viết của học sinh chưa đồng đều, một số em viết đẹp, một số các em viết chữ chưa đẹp, viết ẩu, cẩu thả, có nhiều em lại viết sai lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của các em. Phải chăng chữ quốc ngữ khó viết? Học sinh do học nhiều môn nên không có thời gian luyện tập? Do chất lượng vở viết? Hay cấu tạo của chiếc bút? Nhưng dù với lý do nào đi nữa ai cũng nhận thấy rằng: “Nắn chữ có nghĩa là rèn người”. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc này, tôi đã tự học hỏi, tìm tòi cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 1. Tôi mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ và biện pháp để các em học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp hơn qua giờ học viết của giờ học vần. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy Tập viết trong giờ học vần” B. NộI DUNG Chương i: Dạy tập viết trong giờ học vần thế nào để giúp học sinh viết đúng và đẹp 1. Rèn học sinh viết chữ đúng mẫu: Đây là một yêu cầu quan trọng bậc nhất. Vì vậy những gi học sinh được tiếp xúc đầu tiên sẽ làm các em dễ nhớ và nhớ lâu nhất. Chính vì vậy, ngay sau khi học sinh được nhận mặt chữ, ghi âm bằng con đường qua mắt nhìn rồi lưu lại hình ảnh con chữ, các em phải tái hiện ngay con chữ đó trên bảng, (vở). Trong giờ học Tiếng Việt ngoài kỹ năng đọc, kỹ năng viết của học sinh cũng được thể hiện ngay. Học sinh được quan sát chữ mẫu của cô, nhận xét về chiều cao, độ rộng của chữ, cấu tạo của chữ gồm những nét nào và xem cô hướng dẫn cách viết từ điểm đặt bút đến cách đưa từng nét chữ, học sinh có thể nhập tâm ngay vào mẫu chữ và thể hiện điều đó ngay trên chiếc bảng học sinh. Ví dụ: Bài 8 Tiếng Việt I (tiết 1) - Dạy học sinh viết chữ h bao gồm các bước sau:
  3. Bước1: Học sinh quan sát chữ mẫu của cô và nhận xét. + Chữ h gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc 2 đầu. + Nét khuyết trên cao 5 li, nét móc 2 đầu cao 2 ly. + Chữ h rộng 2 ly. Bước 2: Học sinh quan sát cô viết mẫu: Giáo viên viết mẫu và giảng. Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ hai sát bên trái đường kẻ dọc tâm, viết nét khuyết cao 5 li dựa vào đường kẻ dọc cho đẹp, đến điểm dừng đến của nét khuyết trên đường kẻ ngang thứ nhất rê bút viết tiếp nét móc 2 đầu (rê sát bút trùng với đường kẻ dọc đến hết đường kẻ ngang thứ 2 mới tách ra viết nét móc 2 đầu) dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2. Bước 3: Học sinh tập viết chữ h ra bảng con Bước 4: Kiểm tra - đánh giá. + Học sinh nhận xét + Giáo viên bổ sung và sửa sai cho học sinh kịp thời Phải rèn cho học sinh viết chữ đúng mẫu ngay từ khi mới bắt đầu viết thì khi mới viết vào vở các em đỡ bị nhầm lẫn. Việc rèn viết được tiến hành đều đặn trong các giờ học vần, và như vậy tạo cho các em thói quen viết chữ đúng mẫu. Sang tiết 2: Trong phần tập viết GV nhắc lại cách viết và lưu ý cho học sinh về khoảng cách giữa các chữ, tư thế viết bài để các em có thể viết bài tốt hơn. 2. Các phương tiện giúp học sinh viết đúng và viết đẹp Điều quan trọng bậc nhất để học sinh viết đúng chữ mẫu và đẹp là các phương tiện học tập gồm: bảng, bút, vở tập viết, bàn ghế đúng quy cách, ánh sáng đầy đủ. Trong giờ Tiếng Việt phần tập viết của học sinh gồm viết bảng ở tiết 1 và viết vở ở tiết 2. Để học sinh có thể viết vào vở tốt, khâu viết bảng là rất cần thiết. Từ bài viết của học sinh ở bảng GV dễ theo dõi, kiểm tra và sửa sai ngay cho các em kịp thời. Về mẫu chiếc bảng cũng là vấn đề đáng nói, rất nhiều loại bảng có dòng, ô kẻ khác nhau, và mẫu kẻ ở bảng lại khác mới bảng mẫu của cô, khác với vở ô li nên gây khó khăn cho GV khi hướng dẫn học sinh viết và học sinh cũng khó thể hiện những điều cô dạy trên bảng vì các em mới vào học lớp 1 con rất nhiều bỡ ngỡ. Vở ô li chính hiện nay chính là mẫu phổ biến, thông dụng nhất để học sinh dễ bắt nhịp theo và với học sinh lớp 1 càng ít qui định thì các em càng dễ tiếp thu, dễ nhớ bấy nhiêu. Lý tưởng nhất hiện nay là mỗi học sinh có một chiếc bảng có kẻ ô giống như vở ô li mà học sinh đang tập viết gồm 5 li ngang và 5 li dọc trên 1 ô bảng. Khi sử dụng loại bảng này về phía giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần học sinh có thể vừa viết bảng, vừa viết vở được. Về phía học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em vì chỉ có một hướng dẫn thống nhất các em sẽ không phải lẫn lộn giữa cách viết bảng và vở. Hiệu quả hơn nữa là chiếc bảng được gắn nam châm phía sau để học sinh sau khi viết bài xong có thể gắn bài lên bảng nam châm, các bạn khác sẽ phát hiện được chỗ đúng, chỗ sai của bạn và tự sửa được cho bạn, cho bản thân mình. Với học sinh lớp 1, việc làm này lúc đầu có thể hơi khó nhưng ngày nào cũng được luyện tập sẽ trở thành thói quen nề nếp, sẽ tạo cho việc làm dễ hơn, hiệu quả học cao hơn. GV cũng có thể sử dụng ngay bảng của học sinh để gắn ngay vào bảng nam châm để sửa những lỗi sai phổ biến của cả lớp và dùng chiếc bảng học sinh để viết mẫu chữ cho học sinh quan sát và tập viết giống cô. Vở tập viết in thuận lợi là chữ có sẵn, chữ mẫu in rõ ràng, đẹp nhưng cần có điểm đặt bút để học sinh biết khoảng cách giữa các chữ và viết bài được dễ dàng. Ngoài các phương tiện nêu trên, bàn ghế đúng quy cách và ánh sáng trong phòng học là điều kiện rất quan trọng để giúp các em viết tốt. Vấn đề này Ban giám hiệu trường tôi hết sức quan tâm trang bị cho toàn trường đặc biệt là khối 1 bàn ghế đúng quy cách theo tiêu chuẩn, giữa bàn và ghế liền luôn có khoảng cách đảm bảo đúng chuẩn, ánh sáng trong trường học được trang bị đầy đủ, tốt. Trường còn trang bị cho tôi bảng nam châm, chống loá để tạo điều kiện cho tất cả học sinh nhìn bảng được rõ ràng. Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 Viết chữ đúng mẫu và đẹp 1. Đối với học sinh
  4. 1.1 Để giúp học sinh lớp 1 viết đúng và đẹp, trước tiên người giáo viên phải tự thống nhất một số thuật ngữ khi dạy tập viết để học sinh nghe quen tai và có thói quen nhận biết nhanh. Ví dụ: “Đường kẻ” học sinh nghe cô nói hiểu được đâu là đường kẻ ngang thứ nhất, thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 đường kẻ dọc trái, đường kẻ dọc phải. Cách xác định toạ độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ chuẩn. Học sinh qua giờ học luyện tập, tập viết sẽ tự nhận xét được độ cao, kích thước của chữ, biết được vị trí nằm trên đường kẻ nào, dòng kẻ thứ mấy thông qua chữ mẫu. 1.2. Việc tiếp theo quan trọng là học sinh phải nắm chắc điểm đặt bút đầu tiên. Biết được điểm dừng bút của một số chữ thường kết thúc ở điểm đặt bút hoặc ở đường kẻ ngang thứ 2. 1.3. GV có thể lặp lại điều này ở nhiều tiết học để học sinh luôn lưu ý nên hất quá tay chữ sẽ mất cân đối hoặc hất quá ít làm chữ viết giống chữ in. Trong kỹ thuật viết tạo sự liền mạch GV cần rèn học sinh biết cách rê bút, lia bút để đảm bảa kỹ thuật và tốc độ viết chữ. Ví dụ 1: Rê bút - viết chữ :n (cỡ chữ nhỡ) Học sinh viết nét móc xuôi trái (1), dừng bút ở đường kẻ thứ nhất, không nhấc bút mà ngược lên đường kẻ thứ 2 để viết nét móc 2 đầu, dừng bút ở đường kẻ thứ 2. Ví dụ 2: Lia bút - viết chữ: cô (cỡ chữ nhỡ) Học sinh viết chữ c đến điểm dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2 lia nhẹ đầu bút từ dưới lên trên, sang phải đến điểm đặt bút của ô (cách c khoảng nửa ô) viết chữ ô rồi lia bút lên đầu chữ o viết dấu mũ từ trái sang phải. 1.4. Để học sinh viết đúng chữ mẫu và viết đẹp phương tiện học tập của học sinh là đặc biệt cần thiết gồm: bút, bảng, vở tập viết, bàn ghế đúng quy cách, ánh sáng đầy đủ. 1.5. Khi học sinh viết bài, ngoài việc cầm bút đúng tư thế, muốn viết đúng và đẹp học sinh cân biết quan sát chữ mẫu để biết cấu tạo chữ, nhận xét được chiều cao, độ rộng của chữ, nhìn cô hướng dẫn cách viết để nắm được kỹ thuật viết chữ và viết theo mẫu. Đây là một trong những chữ khó viết ở phần chữ cái. Rất nhiều em khi viết đến chữ này đều bị mắc ở phần nét thắt giữa. Giúp các em khắc phục tôi đã làm như sau: Cho học sinh so sánh chữ h và chữ k (mẫu hai chữ phóng to) + Giống nhau: cùng có nét khuyết trên. học sinh đã biết cách viết + Khác nhau : chữ h có nét móc 2 đầu Chữ k có nét thắt giữa Để viết được đúng nét thắt giữa của chữ k, tôi đã phóng to riêng phần nét thắt giữa của chữ k trên khung chữ kẻ li. Học sinh nhận xét chiều cao, độ rộng của nét thắt: Nét thắt giữa gồm 2 phần: + Phần trên nét thắt hơi giống chữ c lộn ngược + Phần dưới nét móc gần giống nét móc 2 đầu. Tôi viết mẫu cho học sinh xem trên bảng từng phần của nét thắt, luyện học sinh viết ra bảng riêng từng phần của nét thắt cho học sinh quen tay. GV chú ý cho học sinh viết đúng the nét này ngay từ khi cho học sinh học các nét cơ bản. Sau khi học sinh đã viết được riêng từng phần nét thắt giữa, tôi hướng dẫn học sinh ghép 2 phần rời của nét thắt để được nét thắt giữa hoàn chỉnh bằng cách rê bút nối 2 phần của nét thắt như sau: Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết nét cong phải hơi chếch lên chạm đường kẻ ngang thứ 3 vòng gần đến điểm đặt bút vừa xong rê bút viết liền nút nằm ngang trên đường kẻ ngang thứ 2, điểm kết thúc của nét nút thẳng với chỗ rộng nhất của phần trên nét thắt, rê bút nối liền với nét móc dưới và dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2. Học sinh viết xong sẽ mang bảng mẫu của mình cho các bạn xem. Học sinh nhận xét rút ra chỗ đúng cần học tập, chỗ chưa đúng cần phải sửa. Học sinh được tập viết lại nét thắt giữa cho đẹp sau đó mới viết chữ k hoàn chỉnh trên cơ sở cô giáo viết chữ mẫu trên bảng và nhận xét được: Nét khuyết: cao 5 li, rộng 1 li.
  5. Nét thắt giữa: cao 2 li rộng 2 li rưỡi. Đặt bút ở giữa đường kẻ ngang thứ 2 (sát bên trái đường kẻ dọc) viết nét khuyết trên dựa vào đường kẻ dọc cho thẳng đến đường kẻ ngang dưới thứ nhất rê bút viết tiếp nét thắt giữa như trên, dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2. Muốn luyện tập đạt kết quả tốt học sinh phải nắm chắc về: + Chữ mẫu + Cấu tạo của chữ + Kỹ thuật viết chữ Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện thành kỹ năng như: Tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, cách trình bày bài cộng với ý thức tự giác của mỗi học sinh trong quá trình luyện tập sẽ làm bài viết của các em đẹp hơn. Học sinh được viết trên bảng, vở bài tập viết và viết cả vở ô li (giờ luyện viết). Để nhận biết bài viết của học sinh đá đúng, đẹp chưa cần có sự kiểm tra đánh giá, công việc này phải tiến hành thường xuyên, điều này chỉ có 2 ưu điểm sau: Giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu của học sinh, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp. 2.Đối với GV 2.1 Chữ viết của Giáo viên là tấm gương cho học sinh Giáo viên phải viết đúng, viết đẹp, trình bày rõ ràng mới có thể giáo dục cho học sinh viết sạch đẹp hơn được. Bởi xét về tâm lý của học sinh tiểu học dường như các em luôn lấy cô giáo mình làm gương. Vì vậy, giáo viên cần phải thường xuyên luyện chữ, cập nhật ngay với mẫu chữ đang hiện hành. 2.2 Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp Mỗi học sinh khi lên lớp giáo viên phải soạn bài đầy đủ. Việc soạn bài là công việc lập ra kế hoạch tổ chức hoạt động dạy và học trong từng bài. Tiết chính tả nhiều khi gây cho học sinh sự tẻ nhạt. Giáo viên phải bám vào yêu cầu của từng bài học từ đó nghiên cứu bổ xung cho phù hợp với học sinh của lớp mình. Bài soạn của giáo viên công phu sẽ tránh gây nhàm chán, rèn luyện được chữ viết mà lại gây được hào hứng cho học sinh. Để có bài soạn tốt, giáo viên luôn sưu tầm tài liệu, sách tham khảo về cách rèn luyện chữ viết cho học sinh, những quyển vở sạch, đẹp giới thiệu cho những em học sinh có ý thức lấy đó làm gương cho mình. Ngoài ra, về tư thế cầm bút của học sinh là điều giáo viên cần phải quan tâm đầu tiên,thực tế có nhiều cách cầm bút không đúng như tôi đã nêu ở phần viết bảng, giáo viên có thể phải mất hàng tuần và luyện thường xuyên trong suốt cả năm học về cách cầm bút đúng mẫu để học sinh viết tốt hơn. Khi viết đôi tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ, các cơ và tay của trẻ đang độ phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động các ngón tay còn vụng về, chống mệt mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý bị rơi. Điều này gây một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút quá chặt, các cơ tay căng lên rất khó di chuyển. Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Bàn tay phải với điểm tựa là mép cùi tay, đầu bút hướng ra phía trước, cầm bút phải tự nhiên, đừng chặt quá sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút. Nếu các em cầm sai kỹ thuật bằng 4, 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sex mau mệt, sức chú ý kém, kết quả viết chữ sẽ không đúng và nhanh được. 2.3. Rèn cho học sinh tư thế ngồi chuẩn Giáo viên phải rèn cho học sinh tư thế ngồi chuẩn để có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật để đời cho học sinh như: cận thị, vẹo cột sống Tư thế ngồi viết: - Lưng thẳng - Không tỳ ngực xuống bàn - Mắt cách vở khoảng 20 - 25 cm - Tay phải cầm bút, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để giữ. - Hai chân để song song thoải mái. Cách cầm bút - Cầm bút bằng ba ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. - Khi viết ba ngón tay di chuyển từ trái sang phải, cán bút nghiêng bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
  6. - Tuyệt đối sửa ngay những học sinh cầm bút tay trái. Tuy nhiên với những học sinh viết xấu, giáo viên sẽ có những biện pháp để giúp các em có thể viết đẹp hơn như: Tập tô chữ thêm Giáo viên kèm tay đôi, cầm tay ở một số nét chữ khó Giáo viên sửa sai ngay cho học sinh trên bảng con Luyện viết lại những chữ học sinh viết sai Xem (bảng) vở mẫu của bảng viết đẹp Uốn nắn tư thế ngồi viết đúng Bài viết của cô giáo phải luôn chuẩn Giáo viên nên giám sát học sinh trong quá trình viết để sửa sai kịp thời và lưu ý những lỗi học sinh hay mắc trước khi học sinh viết bài để giúp học sinh viết đúng. Cho học sinh ngồi xen kẽ: học sinh viết đẹp ngồi cạnh học sinh viết chưa đẹp để các em bắt chước bạn, thi viết đẹp giống bạn. Bảng chữ mẫu luôn để trước mặt để học sinh lúc nào cũng nhìn thấy chữ mẫu và viết theo. Trong quá trình dạy học tôi luôn tạo cho thói quen viết có chất lượng không cho học sinh viết quá nhiều bài, chấm điểm chữ viết hoặc xếp loại chữ theo từng bài viết, kể cả trong giờ luyện tập và quy định rõ ở mức độ nào học sinh phải viết lại bài. Sau đây tôi xin minh họa 1 bài dạy tập viết trong giờ học vần Bài 8 (Tiếng việt 1 - Tập 1) Thời Hoạt động dạy và học gian Giáo viên Học sinh 6’ Tiết 1 Hướng dẫn viết bảng Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài Đọc bài viết: l - h viết Lê - hè Gắn chữ: Yêu cầu học sinh so sánh chữ: 2 học sinh so sánh l với h Giống: có nét khuyết trên Khác: l có nét móc dưới H có nét móc 2 đầu Cho học sinh nhận xét về chiều 1 HS nhận xét cao? Chiều rộng của các chữ. Cao: Nét khuyết 5 li Nét móc 2 đầu: 2 li Nét móc dưới (nét hất) 1 li Rộng: h: 3li l: 2 li GV chỉ vào chữ mẫu và nói cách viết k: Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 sát bên trái đường kẻ dọc viết nét HS lắng nghe và quan sát cô viết mẫu
  7. khuyết trên cao 5 li dựa lưng vào đường kẻ dọc cho đẹp, đến gần đường kẻ ngang thứ nhất lượn bút nối liền với nét móc dưới rộng gần 2 li và dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2. h: Đặt bút viết nét khuyết trên giống như chữ l, đến điểm dừng bút của nét khuyết trên rê bút sát vào nét khuyết đến đường kẻ ngang thứ 2 lượn bút viết nét móc 2 đầu cao 2 li và dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2. - Viết mẫu và nói cách viết - GV viết mẫu bảng giống như bảng của học sinh Yêu cầu học sinh viết vào bảng HS viết bảng của mình. Gọi 2 - 3 học sinh mang bảng mẫu HS nhận xét bài viết (2 bảng đẹp, 1 bảng xấu) - Đúng? Bảng đẹp: Khen - Đẹp Bảng chưa đẹp: sửa sai cho học sinh 4’ Hướng dẫn viết chữ: Chú ý nét nối từ l - ê Cao? (e, ê: 2 li) Viết mẫu và nói cách viết (l, h: 5 li) Lê - hè Rộng: lê - gần 1ô * Lê: Cách 1 đường kẻ dọc. Viết l hè - hơn 1 ô như đã học đến điểm dừng bút của l. Đưa tay lượn rộng nửa ô viết như đã học. Dừng bút ở đường ngang thứ 2. Lia bút lên trên viết dấu mũ (^) * hè: Cách 1 đường kẻ dọc viết như đã học, đến điểm dừng bút của h. Đưa tay lượn rộng nửa ô viết e giống l - ê, xong lia bút lên trên e. Thêm dấu ( `). Giáo viên viết mẫu bảng Tiết 2: Hướng dẫn viết vở: - Khoảng cách giữa chữ l thứ nhất đến chữ l thứ 2 là một đường kẻ dọc. Chữ h: Tương tự - Quan sát sửa cho học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút. Chấm một số quyển vở học sinh Nhận xét bài viết Dặn dò
  8. C. KếT LUậN I. KếT LUậN Trong quá trình dạy môn học vần và hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi nhận thấy: học vần, tập viết là bộ môn thực hành phải có sự luyện tập thường xuyên hằng ngày. Tuy nhiên lứa tuổi các em còn nhỏ, rất ngại viết nhiều vì khi viết các em phải tập trung chú ý cao độ dễ gây mệt mỏi và cơ tay các em còn yếu nên nhanh bị mỏi chữ xấu điểm kém chán viết, ngại viết. Giáo viên trong quá trình dạy tạo cho học sinh viết quá nhiều bài, thực hiện một số biện pháp như tôi đã nêu ở trên. Đặc biệt động viên khen thưởng kịp thời những học sinh viết bài có tiến bộ. Trong khi tập viết, học sinh được hoạt động cá nhân nhiều phát huy tính tích cực chủ động tự giác của các em để hoàn thành bài học. Phương tiện hoạt động đúng mức sẽ góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách cho các em, rèn cho trẻ những phẩm chất đạo đức như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và thẩm mỹ để sau này lớn lên các em sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội. Trong nhà trường việc dạy học sinh viết đúng, viết đẹp cần được coi trọng từ lớp 1 và cả các lớp trên. Đó là một yêu cầu không được coi thường của giáo dục phổ thông. Tôi thiết nghĩ, để giúp các em học sinh viết sạch đẹp thì nhà trường và gia đình cần chuẩn bị tốt những điều kiện ban đầu về cơ sở vật chất giúp các em có được sự thoải mái khi viết. Đồng thời người giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy. Và một điều kiện không thể thiếu với mỗi người giáo viên đó là sự kiên trì, tính cẩn thận và luôn luôn yêu nghề mến trẻ. II. Kiến nghị Viết được chữ Tiếng Việt không khó, nhưng viết được chữ sạch đẹp thì không phải học sinh nào cũng làm được, tôi suy nghĩ việc này có kết quả cao hơn nếu được quan tâm thêm. Vì vậy tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau: + Trang bị đầy đủ hơn đồ dùng trực quan: Chữ mẫu, chữ ghép, chữ theo bộ, phù hợp với vở học sinh. + Bên cạnh bộ chữ thực hành Tiếng Việt có bộ chữ vui học tập giúp củng cố cho học sinh cách viết cấu tạo chữ. Nghiên cứu để sản xuất các loại vở không nhoè, giấy sáng màu vở tập viết có chữ mẫu in chuẩn theo dòng kẻ, bút đều mực, không nhoè. Trên đây là một số cách làm tôi đã áp dụng để giúp học sinh nâng cao chất lượng chữ viết và rèn ý thức học tập cho các em học sinh, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giúp tôi giảng dạy được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hà nội ngày 3 tháng 4 năm 2006 Người viết Đặng Thị Phương Dung