Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh sửa lỗi sai đặc trưng khi viết chính tả ở lớp 1

doc 6 trang thienle22 3430
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh sửa lỗi sai đặc trưng khi viết chính tả ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_sua_loi_sai_dac_trung_khi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh sửa lỗi sai đặc trưng khi viết chính tả ở lớp 1

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Dạy học sinh sửa lỗi sai đặc trưng khi viết chính tả ở lớp 1. Người thực hiện : Trần Thị Thịnh. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 - 2004 I. Lý do chọn đề tài: Học sinh lớp một chưa có kỹ năng viết chính tả, đặc biệt hay viết sai, chưa biết chữa lỗi chính tả dạng các tiếng và vần có cách đọc hoàn toàn giống nhau song cách viết theo luật chính tả lại khác nhau và viết chính tả phân biệt iê, yê. II. Cơ sở thực tiễn để chọn đề tài: 1- Quan niệm cũ và cũng lối mòn của sách hướng dẫn của phương pháp dạy học cũ chỉ hướng dẫn học sinh viết chính tả phân biệt giữa n-l, ch-tr, d-gi-r,s-x,c-qu-k, g-gh, ng-ngh, mà không có sách nào đề cập đến vấn đề dạy học sinh viết đúng chính tả các tiếng và vần có cách đọc giống nhau nhưng cách viết khác nhau, đây là chỗ sai đặc trưng của lớp một. VD: vần tiếng ac ác 2-Từ trước tới nay người giáo viên khi lên lớp chỉ nghĩ phải dạy đúng phương pháp, đúng yêu cầu của sách hướng dẫn, chưa mạnh dạn đưa những vấn đề mà sách hướng dẫn chưa đề cập tới vào bài giảng và đặc biệt không bao giờ dám đưa những vấn đề sai lên bảng lớp mà lúc nào cũng chỉ chăm chăm dạy cái đúng, vì vậy đối với học sinh việc tiếp thu kiến
  2. thức rất thụ đọng, cô bảo đúng là đúng, cô bảo sai là sai nên rất khó khăn cho việc học sinh tự chữa bài, chữa lỗi cho bản thân do vậy- có biết cái sai đâu mà sửa cho đúng. 3-Nhiều người cứ cho rằng dạy chính tả chỉ cần rèn luyện trong giờ chỉnh tả là đủ mà quên rằng chính tả là một phần môn của bộ môn Tiếng Việt, vậy muốn viết chính tả đúng thì trước tiên phải đọc đúng, nắm chắc cấu tạo vần tiếng và đặc biệt phân biệt rõ ràng những vần và những tiếng có cách đọc hoàn toàn giống nhau nhưng cách viết lại khác nhau, mà thực tế giảng dạy ở lớp một nhiều năm tôi thấy rất nhiều học sinh mắc lỗi này. III-Biện pháp thực hiện: Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên tôi đã tiến hành các biện pháp sau nhằm giúp học sinh sửa lỗi chính tả sau khi viết chính tả. Biện pháp thứ nhất: Xác định và lập bảng những lỗi sai đặc trưng của học sinh lớp một khi viết chính tả để có kế hoạch kèm cặp, sửa sai. Bảng những lỗi đặc trưng khi viết chính tả của học sinh lớp một: Bài Vần Tiếng Viết sai Viết đúng 65 ac ác độc ac độc ác 66 oc óc Trí oc Trí óc ôc ốc Con ôc Con ốc 67 uc úc Nước uc Nước úc ưc ức ấm ưc ấm ức 69 at át ươt at ướt át 70 ôt ốt Ki ôt Ki ốt ơt ớt Quả ơt Quả ớt 71 et ét et xăng ét xăng
  3. Bài Vần Tiếng Viết sai Viết đúng it ít it quá ít quá 72 ut út em ut em út 73 ap áp ap bức áp bức ăp ắp đầy ăp đầy ắp âp ấp âp ủ ấp ủ 75 ôp ốp ôp đá ốp đá 76 ep ép ep mía ép mía 77 up úp up cá úp cá 83 ach ách oc ach óc ách 84 êch ếch con êch con ếch ich ích lợi ich lợi ích 97 yêt ích yêt thị yết thị 105 ươc ước ươc mơ ước mơ ươt ướt ươt at ướt át 106 ươp ướp ươp cá ướp cá 113 oach oách rất oach rất oách 118 uât uất uât ưc uất ức Biện pháp hai: Hướng dẫn học sinh làm tập sửa lỗi chính tả bằng việc mạnh dạn nêu vấn đề học sinh sai lên bảng lớp để học sinh nhận xét phân tích từ đó tự sửa chữa lỗi chính tả của bản thân. Sau khi xác định lập bảng những lỗi hay sai đặc trưng của học sinh lớp một khi viết chính tả tôi cho học sinh nhận xét, phân tích xem trong bảng đó lỗi sai chung là gì, khi học sinh phát hiện đó là “thiếu dấu thanh” thì tôi tiến hành cho học sinh làm các bài tập sửa lỗi. Ví dụ 1: Bạn viết đúng hay sai các từ sau đây, Nếu sai con hãy sửa lại cho bạn:
  4. Dì ut Dì út Quả ơt Quả ớt Con êch Con ếch Sau khi cho học sinh sửa lại giáo viên cho học sinh nhận xét lỗi chính tả chung đó là thiếu thanh sắc. Ví dụ 2: Bạn viết đúng hay sai các từ sau đây, con hãy sửa lại và chỉ ra những điểm sai cho bạn: Iêt Kyêu -Yết Kiêu Bạn viết sai yê thành iê(Yết) Bạn viết sai iê thành yê(Kiêu) Với các dạng bài tập vừa nêu trên cho học sinh chữa bài cá nhân trên bảng, cả lớp chữa vào phiếu bài tập tôi đều cho học sinh nhận xét kỹ những chỗ sai của bạn, nhấn mạnh chỗ cần sửa bằng phấn màu và rút ra lỗi sai chung nhất, đặc trưng nhất để học sinh nhớ lâu và rèn kỹ năng chữa lỗi chính tả. Biện pháp ba: Hướng dẫn học sinh dùng các từ vừa chữa để tập đặt thành câu có nghĩa. Ví dụ: Con hãy dùng các từ vừa chữa được đúng để đặt câu: - Dì út chăm chỉ làm việc. - Cây ớt chỉ thiên sai trĩu quả. - Con ếch bắt sâu bọ phá hại mùa màng. Cho học sinh tập đặt câu như vậy vừa có tác dụng luyệnlại những tiếng viết chưa đúng chính tả vừa làm cơ sở cho hcọ sinh học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên.
  5. IV Kết quả thực hiện: Bằng các biện pháp đã nêu trên qua thực hiện rút ra kinh nghiệm tôi thấy học sinh lớp tôi đã đạt một số kết quả sau; 1- Rèn cho học sinh kỹ năng chữa lỗi chính tả thành thạo các lỗi sai đặc trưng khi vieets bài đó là cách phân biệt cách viết đúng vần và tiếng có cách đọc giống nhau nhưng cách viết khác nhau ở thanh sắc và iê, yê 2- Rèn cho học sinh biết phân tích, nhận xét cái sai để tìm ra hướng đi đúng, viết đúng và quan trọng nhất là hình thành cho học sinh biết tổng hợp những cái sai đặc trưng nhất để làm cơ sở cho việc viết đúng chính tả cho nhiều lớp tiếp theo. 3- Học sinh có khả năng phân biệt nhanh, chính xác vần tiếng thông qua việc chữa lỗi chính tả để làm cơ sở học tốt môn học vần. 4- Từ việc rèn đúng từ, tiếng trong câu văn bước đầu đã hình thành cho học sinh cách nói cách viết câu đúng ngữ pháp, có sáng tạo và mở rộng vốn từ cho học sinh. 5- Qua thực h iện rút kinh nghiệm có kết quả tôi đã phổ biến cho toàn tổ chuyên môn thực hiện để rút kinh nghiệm trong các năm sau . V. Bài học kinh nghiệm rút ra: 1-Trong giảng dạy, giáo viên phải luôn quan sát, chú ý ghi lại những điểm thành công trong bài dạy cũng như những mặt chưa đạt được trong tiết daỵ ngay sau tiết học để rút kinh nghiệm bổ xung. 2- Phải tìm ra những nét đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất cả về tốt cũng như những lỗi học sinh hay mắc phải nhất của lớp để có phương pháp dạy tốt nhất, giúp học sinh sửa chữa một cách có hiệu quả nhất. 3- Mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với lớp mình để đạt hiệu quả cáo nhất không sợ nêu vấn đề sai trước lớp như phương pháp cũ mà nếu thấy cần thiếtđể giúp học sinh được nhiều nhất ta cứ tiến hành làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
  6. Đây là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết trong nhiều năm, đã được bổ xung và áp dụngcó kết quả tốt trong việc dạy học sinh đúng chính tả. Hà Nội ngày 10-04-2002 Người viết Trần Thị Thịnh