Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài đọc theo phương pháp đổi mới môn tiếng Anh lớp 6 trường PTTHCS

doc 15 trang thienle22 3340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài đọc theo phương pháp đổi mới môn tiếng Anh lớp 6 trường PTTHCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_bai_doc_theo_phuong_phap_doi_moi_m.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy bài đọc theo phương pháp đổi mới môn tiếng Anh lớp 6 trường PTTHCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: DẠY BÀI ĐỌC THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 TRƯỜNG PTTHCS Họ và tên: LÊ THỊ KIM DUNG Trường : THCS Nguyễn Trường Tộ - Đống Đa – Hà Nội - 1 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ NỘI DUNG A. Mở đầu B. Nội dung I. LÝ LUẬN VÒ PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI ĐỌC. 1. Tầm quan trọng 2. Thủ thuật dạy bài đọc. II. THỰC TIỄN GIẢNG DẠY CỦA BẢN THÂN. 1. Nội dung bài đọc trong sách giáo khoa lớp 6. 2. Những vấn đề hỗ trợ cho một bài đọc. - Pairwork - Chuẩn bị cho một bài đọc hiểu 3. Phương pháp dạy một bài học cụ thể: a) Những vấn đề cần giải quyết trong bài. b) Phương pháp dạy. III. THỰC NGHIỆM DẠY UNIT 14 (A4,5 – P.142) (SGK lớp 6) IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ NHẬN XÉT QUA THỰC NGHIỆM DẠY 1. Kết quả khảo sát. 2. Ưu điểm của phương pháp mới. 3. Hạn chế và giải pháp khắc phục. C. Kết luận - 2 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ A. MỞ ĐẦU Thực tế trong một vài năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thong, nhất là phổ thông trung học cơ sở đang có nhiều cải tiến về phương pháp dạy và học tập. Mục đích của phương pháp đổi mới là làm thế nào để học sinh được thu hút vào bài học, được làm việc nhiều trên lớp và kết quả cuối cùng của học sinh nắm được bài đọc và thuộc bài học ngay trên lớp. Phương pháp lấy “ người học làm trung tâm” là phương pháp giáo dục tích cực. Đây là phương pháp giao tiếp, biến kiến thức được học thành kiến thức riêng, nhờ vậy học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong giao tiếp khi có tình huống thực tế. Xuất phát từ mục đích này, chúng ta là những người thầy phải tìm tòi, nghiên cứu đưa ra cách giảng dạy phù hợp giúp học sinh học tập tích cực, sáng tạo và tăng khả năng chủ động trong giao tiếp. Sau một thời gian tham khảo một số tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi trong quá trình thực nghiệm, tôi xin mạnh dạn trình bày một kinh nghiệm dạy bài đọc trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 do Nhà xuất bản giáo dục (Bộ giáo dục và đào tạo) phát hành. - 3 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ B. NỘI DUNG I. LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI ĐỌC: 1. Tầm quan trọng: Dạy học giúp học sinh mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh, cung cấp cho học sinh kinh nghiệm trong một vài lĩnh vực của cuộc sống, giúp học sinh làm chủ ngôn ngữ, phát triển kỹ năng đọc và ghi nhớ lâu hơn, giúp các em phát triển thói quen tốt và ham mê đọc sách. 2. Thủ thuật dạy bài đọc: Cần thực hiện theo 3 giai đoạn: a. Giai đoạn 1: Tạo tâm lý, gây hứng thú học tập cho học sinh, thu hút sự tò mò muốn tìm hiểu nội dung sắp học và hướng học sinh tới chủ đề đó. Giáo viên: - Nêu một số câu hỏi định hướng và chủ đề sắp học, giúp học sinh suy nghĩ trong khi học. - Đưa ra 1 số từ, cụm từ trong bài học để học sinh dự đoán xem từ và cụm từ được sử dụng như thế nào trong bài - Giới thiệu tranh có chủ đề sắp học và đưa ra một số từ gợi ý ở chủ điểm đó để học sinh dự đoán về chủ đề sắp học. b. Giai đoạn 2: Phát triển kỹ năng đọc của học sinh và giúp các em nắm được nội dung của bài đọc. Một số bài tập cho học sinh: - Bài tập chọn câu đúng (Multiple choice) - True or False statements - Điền từ vào chỗ trống ( Fill in each blank with one word) - Chọn tranh có ý nghĩa phù hợp với nội dung bài đọc. - Sắp xếp các câu hỏi bị xáo trộn thành câu phù hợp với nội dung bài đọc. - 4 -
  5. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ - Hỏi (trả lời) luôn cần thiết để kiểm tra việc nắm hiểu chi tiết của học sinh. c. Giai đoạn 3: Giúp học sinh hệ thống hóa toàn bộ nội dung bài đọc để kể lại bài và liên hệ 1 cách sáng tạo. Giáo viên gợi ý cho học sinh: - Từ, cụm từ theo chủ đề. - Hệ thống câu hỏi. - Biểu đồ, hoặc bảng tóm tắt nội dung bài học. II. THỰC TIỄN GIẢNG DẠY CỦA BẢN THÂN: 1. Nội dung bài đọc`: Cuốn sách giáo khoa lớp 6 do Nhà xuất bản giáo dục (Bộ giáo dục và đào tạo) phát hành bao gồm 16 đơn vị bài học có nội dung đề cập tới những chủ điểm gần gũi với học sinh : cách chào hỏi, đề nghị một cách lịch sự, vui chơi giải trí, môi trường và xã hội, đất nước và con người 2. Những vấn đề hỗ trợ cho một bài đọc: a) Pairwork: Là hình thức học tập theo cặp, mỗi học sinh đều phải làm việc cùng với bạn học tập của mình và tất cả các cặp học tập trong lớp đều phải cùng làm việc đông thời. Việc áp dụng hình thức học tập Pairwork vào bài khóa có ưu điểm: - Học sinh có cơ hội nói tiếng Anh nhiều hơn. - Các em được lôi cuốn vào hoạt động học tập. - Tăng cường sự bạo dạn, giảm bớt sự nhút nhát để nói trước lớp đối với những học sinh hay lo sợ, thiếu bình tĩnh. - Học sinh có cơ hội giúp đỡ nhau trong học tiếng Anh. b) Chuẩn bị cho một bài đọc: Trong phân phối chương trình, mỗi bài học lớp 6 được dạy từ 4-5 tiết. Do thời gian dạy bài đọc chỉ 1 tiết mà giáo viên phải truyền tải tới học sinh về từ vựng, cụm từ, cấu trúc trong bài để các em nắm được - 5 -
  6. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ bài ngay trên lớp. Muốn làm được như vậy, bắt buộc cả giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị trước cho một bài học về giáo cụ trực quan, tài liệu, kiến thức * Khâu chuẩn bị: - Học sinh: Chuẩn bị từ mới của bài học, tự tìm hiểu trước nghĩa của từ, sưu tầm tài liệu có liên quan về chủ đề sắp học giúp học sinh ngoài việc nắm được nội dung từ và cấu trúc trong sách còn có điều kiện mở rộng vốn từ vựng và kiến thức. - Giáo viên và học sinh cùng phải chuẩn bị giáo cụ trực quan phục vụ cho bài học. Hoặc giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh làm giáo cụ trực quan đơn giản (tranh vẽ, đồ vật ) nhằm: + Giúp cho giáo viên đỡ mất thời gian + Tăng hứng thú học tập của học sinh ( các em sẽ cảm thấy hứng thú khi được học bằng chính giáo cụ mình làm). + Đỡ tốn kém. - Giáo viên soạn bài tập phù hợp với nội dung bài dạy, hỗ trợ việc nắm nội dung bài học của học sinh. - Chuẩn bị cassette và băng cho bài học thật kĩ để không mất thời gian tua băng trên lớp. 3. Phương pháp dạy một bài học cụ thể: a) Những vấn đề cần giải quyết trong bài: - Chủ đề (topic): hướng sự chú ý của học sinh tới chủ đề của bài, tập trung khái thác nội dung bài và mở rộng nội dung trong phạm vi chủ đề của bài. - Ngôn ngữ (language): Giúp học sinh nắm chắc vấn đề ngữ pháp và từ vựng, cung cấp them vốn từ cho học sinh. - Kỹ năng (skill): Rèn và phát triển kỹ năng đọc trên cơ sở đó phát triển kỹ năng: Nghe – viết – nói. b) Phương pháp dạy: Quá trình dạy một bài đọc được chia làm 3 giai đoạn và tiến hành theo các bước sau: - 6 -
  7. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ Bước 1: Giáo viên đưa ra một số thủ thuật hướng suy nghĩ của học sinh tới nội dung sắp học: - Đặt một số câu hỏi. - Đưa ra một số từ gợi ý nhằm giúp học sinh đoán nội dung sắp học. - Giới thiệu tranh có chủ đề sắp học. - Giới thiệu từ mới sử dụng các thủ thuật (What &Where, ROR, matching .) Bước 2: Cho học sinh nghe băng (yêu cầu gấp sách lại) - Lần 1: Nghe toàn bộ bài, giúp học sinh khái quát nội dung bài đọc. Giáo viên phát phiếu bài tập, học sinh xem qua bài tập trước khi nghe lần 2. - Lần 2: Học sinh vừa nghe vừa làm bài tập, dạng bài tập thường sử dụng để kiểm tra nghe hiểu là: + Multiple or choice. + True or False. + Trả lời câu hỏi. + Điền từ vào chỗ trống. Sau khi làm xong, cho học sinh tự chữa với nhau và mở sách đối chiếu kết quả. Nếu học sinh sai, giáo viên chữa lại. Bước 3: Rèn luyện kỹ năng đọc: - Cho học sinh đọc thầm theo băng ( mở sách), giúp các em củng cố lại nội dung đã nắm bắt được. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. - Gọi đọc cá nhân: Chỉ gọi từ 2 đến 3 em đọc. Giáo viên chú ý sửa từ đọc sai cho em đó, và cho lớp đọc lại. Hướng dẫn và sửa thêm về ngữ điệu đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ. - Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: Giáo viên đặt một số câu hỏi tổng quát về nội dung bài học, dùng thủ thuật cho học sinh làm các dạng bài tập. + True or False: 1 học sinh nêu tình huống, 1 em khác trả lời. + Trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - 7 -
  8. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ III. Thực nghiệm dạy: UNIT 14 – A4,5 (P.142-143) – Making plans Bước 1: Tạo không khí ngoại ngữ: Giáo viên đưa ra một vài câu hỏi a) What are you going to do this summer vacation ? b) Where are you going to stay/visit ? c) Do you know Ha Long Bay ? Giáo viên giơ tranh ảnh về vịnh Hạ Long và những địa điểm mà học sinh chuẩn bị học, giới thiệu bài và từ mới: Phuong and Mai are going on vacation this summer. First, Phuong and Mai are going to visit Ha Long Bay. Then, they’re going to visit Hanoi. Next, they’re going to visit Hue. After that, they’re going to visit Nha Trang. Finally, they’re going to visit Ho Chi Minh city. - Trên bảng giáo viên viết 5 từ mới: first, then, next, after that, finally. - Giáo viên dùng thủ thuật để học sinh đọc viết và nhớ từ (ROR). Bước 2: - Giáo viên phát phiếu bài tập (Worksheets). Học sinh gấp sách. - Học sinh làm bài tập (EX1): Ordering statements (đoán xem Phuong va Mai sẽ đi đâu trước, đi đâu sau) - Học sinh nghe băng lần 1 và kiểm tra dự đoán của mình. - Giáo viên điều khiển lớp chữa bài: + Gọi 1 học sinh lên bảng sắp xếp lại thứ tự các câu trên cho đúng với nội dung của bài đọc. + Gọi học sinh nhận xét và chữa bài trên bảng. Bước 3: Thực hiện bài đọc - Mở sách giáo khoa - Học sinh nghe băng lần 2 và đọc thầm theo băng. Đọc cá nhân: 2,3 học sinh. Đọc lại các đoạn của bài đọc. - Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc: ngữ điệu đọc, sữa lỗi sai cho cá nhân. - Học sinh làm bài tập EX2: T/F Statements - 8 -
  9. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ - Gọi 1 học sinh lên bảng làm. Nếu câu sai phải chữa sang bên cạnh - Gợi ý học sinh lập bảng kế hoạch về 5 địa điểm mà Phương và Mai sẽ đi thăm : Ex 3 (worksheet). 5’ - Học sinh lên bảng và điền vào bảng kế hoạch. Bước 4: Thực hành: - Yêu cầu học sinh luyện tập hỏi đáp theo cặp dựa trên bảng kế hoạch vừa lập. - Giáo viên cho ví dụ mẫu ; Eg: .Which place are they going to visit first ? . Where are you going to stay ? . How long are they going to stay ? . What are they going to do ? - Học sinh hỏi và trả lời với những địa điểm còn lại sử dụng các trạng từ: Then, Next, After that, Finally. - Gọi một vài cặp học sinh hỏi và trả lời trước lớp các câu hỏi như trên. Giáo viên nhận xét đánh giá, cho điểm. Bước 5: Luyện tập sau bài đọc - Dựa vào bảng kế hoạch để nói lại bài học. - Mỗi học sinh nói lại 1 đoạn của bài. - Gọi 1 học sinh nói lại cả bài. Giáo viên nhận xét cho điểm. - Luyện tập theo nhóm (4 em): Yêu cầu nhóm tưởng tượng ra kỳ nghỉ sắp tới của nhóm. Cử đại diện lên bảng dán tranh theo trình tự và thuyết minh về kỳ nghỉ đó (sử dụng thì tương lai gần) Bước 6: Homework 1. Learn by heart new words + A4 2. Do EX A3,A4 (p114,115) Workbook 3. Prepare B1,2,3. (p 144) Textbook. - 9 -
  10. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ Worksheet: Unit 14 -Lesson 2 –A4 ,5 (P. 142,143 ) –Grade 6 I. Ex 1: Ordering statements: a. Phuong and Mai are going to stay in Nha Trang for 3 days. b. They are going to visit Ha Long Bay. c. They are going to visit Ngoc Son Temple. d. They are going to visit Hue for 2 days. e. They are going to visit their grandfather in HCM city for a week. 1- 2- 3- 4- 5- II.Ex 2: T/F statements: 1. Phuong and Mai’s uncle lives in Hanoi 2. They are going to see Ngoc Son Temple. 3. They are going to visit Hue for 3 days. 4. They are going to visit Nha Trang after visiting Hue. 5. They are going to visit grandparents for a week. III. Ex 3 : Complete a plan table: Places Where to stay How long activity Ha Long uncle’s house Visit the Bay see Ngoc Son Temple Hue friend’s house a week IV. EX 4: Retell the text V. Homework: 4. Learn by heart new words + A4 5. Do EX A3,A4 (p114,115) Workbook 6. Prepare B1,2,3. (p 144) Textbook. - 10 -
  11. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ KEY (Worksheet) I. EX 1: 1 – b 2 – c 3 – d 4 – a 5 – e II. EX 2: 1.F: He lives in Ha Long Bay. 2.T 3.F: They’re going to visit Hue for 2 days. 4.T 5.T III. EX 3: Places Where to stay How long activity Ha Long uncle’s house 2 days Visit the Bay Ha Noi Hotel 3 days see Ngoc Son Temple Hue friends’ house 2 days see the citadel Nha Trang friend’s house 3 days visit friends Ho Chi Minh grandparents’ house a week visit grandparents IV. EX 4: Retell the text using: First, then, next, after that, finally. - 11 -
  12. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ IV. Kết quả khảo sát rút ra từ thực nghiệm: 1. Kết quả khảo sát: Sau một thời gian áp dụng phương pháp mới thực dạy ở các lớp 6A7 và 6A9, tôi có được kết quả khảo sát sau: Lớp Khá - giỏi Trung bình Dưới TB 6A7 trước đổi mới 25% 50% 25% sau đổi mới 35% 58% 12% 6A9 trước đổi mới 25% 45% 30% sau đổi mới 30% 55% 15% 2. Nhận xét mặt tích cực so với phương pháp cũ: - Giáo viên không phải làm việc nhiều và chỉ giữ vai trò là người điều khiển hướng dẫn. - Học sinh đóng vai trò trung tâm: học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, được thực hành 100%. ( nhờ áp dụng Pairwork) - Với bài tập phong phú, đa dạng, cùng việc áp dụng thủ thuật dạy học khác nhau để hỗ trợ tích cực cho học sinh trong việc nắm nội dung bài học và rèn luyện kỹ năng, đặc biệt phát triển kỹ năng đọc cho học sinh. - Tạo hứng thú và thúc đẩy tinh thần học tập của học sinh - Học sinh xung phong lên bảng nói lại bài nhiều ngay trên lớp học. - Sau khi học xong bài, học sinh biết liên hệ thực tế cuộc sống một cách sáng tạo. 3. Những hạn chế còn tồn tại: a) Đối với giáo viên: - Phải đầu tư nhiều thời gian và sức lực cho một bài dạy: - 12 -
  13. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ + Soạn và sưu tầm các loại bài tập + Chuẩn bị giáo cụ trực quan + Lựa chọn và áp dụng thủ thuật dạy học để phù hợp với nội dung bài và đối tượng học sinh. - Phải sắp xếp thời gian cho hợp lý để không bị cháy giáo án. b) Đối với học sinh: - Học sinh còn bỡ ngỡ về phương pháp học mới, vì vậy việc thực hiện theo yêu cầu giáo viên còn chậm chạp và làm mất nhiều thời gian. - Học sinh thường mắc nhiều lỗi trong quá trình thực hành lẫn nhau do giáo viên khó kiểm soát được tất cả các lớp. - Chưa có thói quen học tập theo kiểu tư duy sáng tạo cho nên phần liên hệ thực tế thường gặp nhiều lúng túng. * Giải pháp khắc phục: Theo tôi, cả giáo viên và học sinh đều phải chịu khó đầu tư cho việc dạy và học, dần dà khi đã quen với phương pháp mới thì giữa giáo viên và học sinh sẽ tạo được sự cân bằng giữa việc dạy và học cũng như việc sắp sếp thời gian hợp lý trong một giờ dạy. - Về phía giáo viên cần có sự tìm tòi tham khảo các loại sách, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để có được bài tập phong phú về thể loại và nội dung. - Đối với học sinh, việc chuẩn bị trước từ mới, tham khảo tài liệu liên quan đến chủ đề sắp học, làm bài tập ở nhà sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên, và nắm kiến thức trên lớp.Giáo viên cần động viên học sinh thực hành nhiều trên lớp mà không ngại mắc lỗi, dần dần lỗi mắc sẽ giảm dần đi. - 13 -
  14. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ C. KẾT LUẬN Qua việc áp dụng lý thuyết về phương pháp dạy bài khóa vào thực tế giảng dạy cùng với kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng phương pháp dạy một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời kết hợp sử dụng các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của các em và giúp các em học tập có hiệu quả. Giáo viên cố gắng bám sát các bước cơ bản trong tiến trình bài dạy và phân phối thời gian cho hợp lý. Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi vận dụng phương pháp đổi mới dạy và học vào bài khóa lớp 6 vừa trình bày ở trên, tôi đã được học hỏi ở đồng nghiệp, qua các tài liệu tham khảo, nghiên cứu và thực nghiệm dạy với chính học sinh của tôi. Tôi thấy rằng, việc đổi mới phương pháp dạy và học là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trong nhà trường nói chung và trường phổ thông trung học cơ sở nói riêng. Vì thời gian đầu tư và thực nghiệm dạy chưa nhiều, do đó không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng để chúng ta cùng thực hiện có hiệu quả “ Đổi mới dạy – học” môn tíếng Anh. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2010 Người viết - 14 -
  15. Sáng kiến kinh nghiệm – Lê Thị Kim Dung - Nguyễn Trường Tộ Lê Thị Kim Dung - 15 -