Phiếu bài tập khối 8 (từ 6/4 đến 11/4)

pdf 21 trang thienle22 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 8 (từ 6/4 đến 11/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_8_tu_64_den_114.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 8 (từ 6/4 đến 11/4)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  (Từ 6/4/2020 đến 11/4/2020) 1. Toán học 7. Lịch sử 2. Ngữ văn 8. Địa lí 3. Tiếng Anh 9. Giáo dục công dân 4. Vật lí 10. Công nghệ 5. Hóa học 11. Âm nhạc 6. Sinh học 12. Thể dục 13. Mĩ thuật NĂM HỌC: 2019 - 2020 - 0 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM TOÁN 8 MÔN: TOÁN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH (DẠNG TOÁN CHUYỂN ĐỘNG – NĂNG SUẤT) LUYỆN TẬP KHÁI NIỆM HAI TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ. 1. Đại số: * Giải bài toán bằng cách lập phương trình gồm các bước sau: - Bước 1. Lập phương trình + Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. + Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết. + Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. - Bước 2. Giải phương trình thu được - Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi trả lời. 2. Hình học: Khái niệm hai tam giác đồng dạng: - Định nghĩa: Tam giác A'B'C' được gọi là A đồng dạng với tam giác ABC nếu: A'B' A'C' B'C' A' A ; B' B; C' C; == AB AC BC - Kí hiệu: ΔABC∽ ΔA'B'C'. B C A' C' B' A'B' A'C' B'C' - Tỉ số : = = k gọi là tỉ số đồng dạng. AB AC BC - Tính chất: + Mỗi tam giác đồng dạng với chính nó. + Nếu ΔA'B'C'∽ ΔABC thì . + Nếu ΔA'B'C'∽ ΔA''B''C'' và ΔA''B''C''∽ ΔABC thì - Định lí: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của một tam giác và song song với hai cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới đồng dạng với tam giác đã cho. - Chú ý: Định lí trên vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng cắt hai phần kéo dài hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại. - 1 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  3. Trường THCS Trung Hòa II. CÁC BÀI LUYỆN TẬP. 1. Hoàn thành các bài tập - Hình: Bài 24, 25, 26, 27b, 28 SGK trang 71, 72 - Đại: Bài 37 trang 30 SGK, bài 45 trang 31 SGK 2. Bài tập luyện tập A. Trắc nghiệm : Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Một ca nô có vận tốc là x (km/h) đi trên một dòng sông, biết vận tốc dòng chảy là 5 km/h. Vận tốc của ca nô đi ngược dòng là: x+5 x - 5 A. x + 5 B. x – 5 C. D. 2 2 Câu 2. Hai người cùng làm một công việc sau 24 giờ thì xong. Trung bình một giờ hai người đó làm được: 1 1 A. công việc B. công việc C. 24 công việc D. 12 công việc 24 12 Câu 3. Quãng đường Hà Nội – Huế là 675 km, một ô tô xuất phát từ Hà Nội lúc 7h30 phút đến Huế lúc 16 giờ 30 phút, vận tốc của ô tô là A. 57 km/h B. 76 km/h C. 74 km/h D. 75 km/h Câu 4. Vận tốc của ca nô thứ nhất là x km/h, ca nô thứ hai có vận tốc lớn hơn vận tốc của ca nô thứ nhất là 4 km/h. Khi đó vận tốc của ca nô thứ hai được biểu thị là: x A. x – 4 km/h B.4x km/h C. x + 4 km/h D. km/h 4 Câu 5. Cho ΔABC∽ ΔMNP theo tỉ số k. Biết MN = 4cm, AB = 8dm. Khi đó 1 1 A. k = 20 B. k = C. k = D. k = 2 20 2 5 Câu 6. Cho ΔMNP∽ ΔDEF theo tỉ số k = ; chu vi của ∆DEF bằng 105 cm. Khi đó chu 7 vi của ∆MNP bằng: A. 147 cm B. 75 cm C. 75 dm D. 147 dm B. Tự luận Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Từ bài 1 đến bài 3) Bài 1. Một canô xuôi từ bến A đến bến B với vận tốc 30 km/h, sau đó lại ngược từ bến B về bến A. Thời gian đi xuôi ít hơn thời gian đi ngược 40 phút. Tính khoảng cách giữa hai bến A và B, biết rằng vận tốc dòng nước là 3km/h và vận tốc thật của canô không đổi. Bài 2. Một người đi xe đạp từ A đến B cách nhau 24km. Khi đi từ B trở về A người đó tăng vận tốc thêm 4km/h so với lúc đi, nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 30 phút. Tính vận tốc của xe đạp khi đi từ A đến B. - 2 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  4. Trường THCS Trung Hòa Bài 3. Một tổ theo kế hoạch mỗi ngày phải sản xuất 40 sản phẩm. Khi thực hiện, do cải tiến năng suất nên mỗi ngày sản xuất được 45 sản phẩm. Do đó, tổ không những hoàn thành trước kế hoạch 2 ngày mà còn vượt mức 5 sản phẩm. Hỏi theo kế hoạch, tổ phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm? 3 Bài 4. Cho tam giác ABC. lấy điểm M trên cạnh AB sao cho AM = AB . Qua M kẻ 4 đường thẳng song song với BC cắt AC tại N. a) Chứng minh rằng tam giác AMN đồng dạng với tam giác ABC b) Tính chu vi tam giác ABC khi biết chu vi tam giác AMN bằng 30 cm. Bài 5. Cho tam giác ABC có AB = 20cm, BC = 14cm, CA = 10cm. Biết tam giác MNP đồng dạng với tam giác ABC và cạnh nhỏ nhất bằng 30cm. Tính các cạnh còn lại của tam giác MNP. HẾT - 3 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  5. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NHÓM VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Ngắm trăng” và ôn tập văn thuyết minh (thuyết minh về một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh) - Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2. Học thuộc lòng bài thơ. - Theo dõi và ghi chép lại bài giảng trên truyền hình (Kênh 2- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 3 B. Luyện tập. Phần I Trong bài thơ “Ngắm trăng”, Hồ Chí Minh có viết: “Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài của sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Câu 2. Nguyên tác bài thơ “ Ngắm trăng”, Bác đặt nhan đề là “Vọng nguyệt”, em có suy nghĩ gì về nhan đề này? Câu 3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu kết của bài thơ? Câu 4. Khi ở Pác Bó, giữa khó khăn, thiếu thốn, Bác Hồ vẫn ung dung, lạc quan với “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Lần này khi ở trong ngục tù, vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Ba chữ “nại nhược hà” trong câu thơ thứ hai có ý nghĩa gì? Ý nghĩa ấy giúp ta hiểu được điều gì về tâm trạng của Bác trong hai câu thơ đầu? Câu 5. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Em hiểu thế nào về nhận xét trên, hãy tìm hai câu thơ khác của Bác cũng viết về trăng. Câu 6. Viết đoạn văn diễn dịch từ 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua bài thơ “Ngắm trăng”. Đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán, một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ). Phần II. Em hãy viết bài văn thuyết minh về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh .HẾT - 4 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  6. Trường THCS Trung Hòa - 5 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  7. Trường THCS Trung Hòa - 6 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  8. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM VẬT LÝ 8 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 24 – Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. HS đọc thông tin mục I SGK trang 71 trả lời các câu hỏi: ?1: Nhà bác học Bơ-rao đã làm thí nghiệm như thế nào? ?2: Trong khi quan sát ông đã phát hiện ra điều gì? 2. HS quan sát hình 20.1, 20.2, 20.3 SGK trang 71-72, đọc phần mở đầu SGK và mục II, III SGK trang 71, 72 trả lời các câu hỏi: ?3: Quả bóng di chuyển như thế nào?Tại sao lại di chuyển? ?4: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Brao-nơ? ?5: Các học sinh tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Brao-nơ? ?6: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động? ?7: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? ?8: Mối liên hệ giữa sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử và nhiệt độ của vật? 3. HS làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt mực màu vào cốc nước (không khuấy lên), quan sát (chụp hoặc quay lại) hiện tượng xảy ra qua từng ngày (3 - 5 ngày). ?9: Mô tả hiện tượng em quan sát được? ?10: Hiện tượng khuếch tán là gì? II/ LUYỆN TẬP Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng và trọng lượng. 2. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. B. Sự tạo thành gió. C. Quả bóng bay dù buộc chặt vẫn bị xẹp theo thời gian. D. Đường tan vào nước. - 7 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  9. Trường THCS Trung Hòa 3. Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây: A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. 4. Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào: A. Nhiệt độ chất lỏng. B. Khối lượng chất lỏng. C. Trọng lượng chất lỏng. D. Thể tích chất lỏng. 5. Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn A. không chuyển động. B. đứng xa nhau. C. chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể. D. chuyển động quanh một vị trí xác định. Bài 2. Giải thích các hiện tượng sau: 1. Tại sao chỉ xịt nước hoa ở một góc phòng nhưng vài giây sau khắp mọi nơi trong phòng ta đều ngửi thấy mùi nước hoa? 2. Có nên phơi quần áo màu ở ngoài trời khi nắng gắt hay không? Tại sao? 3. Tại sao đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì thể tích của chất khí có thể coi như không đổi, còn áp suất khí chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng? HẾT - 8 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  10. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM HÓA HỌC 8 MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 8 Bài 31: Tính chất - ứng dụng của hiđro (mục II.2.Tác dụng với đồng oxit) và Bài 33: Điều chế khí hiđro – phản ứng thế (mục II.Phản ứng thế là gì?) hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm: Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khí hiđro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. B. Khí hiđro có thể tác dụng với tất cả oxit kim loại ở nhiệt độ cao. C. Khí hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. D. Khí hiđro có thể tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao. Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết khi cho khí hiđro khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao là A. bột rắn đen chuyển thành trắng. C. bột rắn đen chuyển thành đỏ. B. bột rắn đỏ chuyển thành vàng. D. bột rắn vàng chuyển thành đỏ. Câu 3: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế? to A. CuO + H2  Cu + H2O. B. Mg + 2HCl → MgCl2 +H2. C. Zn + CuSO4 → ZnSO4 +Cu. D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 +H2O.Câu 4: Khí cacbonic nặng hơn khí hiđro bao nhiêu lần? A. 11. B. 22. C. 33. D. 44. Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây đúng? A. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O. C. Fe3O4 + 2H2 Fe + H2O. B. Fe3O4 + H2 3Fe + 2H2O. D. Fe3O4 + H2 3Fe + 4H2O. Câu 6: Dãy các chất đều tác dụng được với khí hiđro ở nhiệt độ cao gồm: A. CuO, PbO, H2O. C. SO2 , CO2 , P2O5. B. Fe2O3, CO2, O2. D. CuO, Fe2O3, O2. Câu 7: Phản ứng của hiđro và oxi gây nổ mạnh nhất khi A. tỉ lệ về khối lượng của H2 và O2 là 1: 2. B. tỉ lệ về thể tích khí H2 và O2 là 2:1. C. tỉ lệ về số nguyên tử H và nguyên tử O là 4:1. D. tỉ lệ về số mol của H2 và O2 là 1:2. Câu 8: Trong các phản ứng hoá học sau đây có bao nhiêu phản ứng thế? H2 + CuO Cu + H2O. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. 3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 II. Tự luận: Làm bài tập 1,2,4 SGK trang 109 ; 2 SGK trang 117 -HẾT- - 9 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  11. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM SINH 8 MÔN: SINH- KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 43: Giới thiệu chung về hệ thần kinh, trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ? A. Tiểu não. B. Trụ não. C. Tủy sống. D. Hạch thần kinh. Câu 2. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng ? A. Cấu tạo. B. Chức năng. C. Tần suất hoạt động. D. Thời gian hoạt động. Câu 3. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não ? A. Bài tiết nước tiểu. B. Co bóp dạ dày. C. Dãn mạch máu dưới da. D. Co đồng tử. Câu 4. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là A. hạch thần kinh. B. dây thần kinh. C. cúc xináp. D. nơron. II. Tự luận: Bài 2 (trang 138 sgk Sinh học 8): Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ. Bài 3 (trang 138 sgk Sinh học 8): Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. -HẾT- - 10 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  12. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM LỊCH SỬ 8 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 TIẾT 42 CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX Các em học sinh nghiên cứu sách giáo khoa bài 26 (mục II) và trả lời các câu hỏi sau: Phần I. Trắc nghiệmEm hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế. C. Phong trào Cần vương. D. Phong trào Duy Tân. Câu 2. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892. C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành Huế 1885. D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895. Câu 3. Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng? A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc. B. Phong trào quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản. C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi. Câu 4. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 5. Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ. B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. - 11 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  13. Trường THCS Trung Hòa D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 7. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do A. triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp. B. nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương. C. không có sự đoàn kết của nhân dân. D. thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức. Câu 8. Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? A. Có sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước. B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm. C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước. D. Được trang bị vũ khí hiện đại. Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của khởi nghĩa Hương Khê (1885-1985)? A. Phan Đình Phùng hi sinh (28/12/1985) B. Phan Đình Phùng hi sinh (28/12/1895) C. Cuộc càn quét lần hai của thực dân Pháp. D. Phong trào Cần Vương thất bại. Câu 10. Trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? A. Phan Thanh Giản. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Cao Thắng. D. Tôn Thất Thuyết. Phần II. Tự luận. Câu 1. Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895). Câu 2. Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX? -HẾT- - 12 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  14. Trường THCS Trung Hòa - 13 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  15. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM GDCD 8 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Yêu cầu: - HS đọc bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng (Trang 47, 48 SGK) - Trả lời các câu hỏi phần gợi ý trong SGK trang 47. - Đọc ít nhất 3 lần phần Nội dung bài học trong SGK. - Đọc thêm phần Tư liệu tham khảo B. LUYỆN TẬP I. Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1: Tài sản nào sau đây thuộc sở hữu của Nhà nước? A. Tiền tiết kiệm của cá nhân gửi trong ngân hàng. B. Bệnh viện, công ty tư nhân. C. Phần vốn của cá nhân trong công ty cổ phần. D. Phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp. Câu 2: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội gọi là A. lợi ích công cộng B. lợi ích tập thể C. lợi ích quốc gia D. lợi ích toàn dân Câu 3: Lợi ích công cộng gắn liền với những công trình nào sau đây? A. Khách sạn tư nhân. B. Đường quốc lộ. C. Phòng khám tư. D. Căn hộ của người dân. Câu 4: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. A. đụng chạm đến. B. sử dụng. C. xâm phạm đến. D. khai thác. Câu 5. Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là A. cơ sở hạ tầng. B. cơ sở vật chất. C. điều kiện cần thiết. D. điều kiện tối ưu. Câu 6. Đối với tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì? A. Tôn trọng và bảo vệ. - 14 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  16. Trường THCS Trung Hòa B. Khai thác và sử dụng hợp lí. C. Chiếm hữu và sử dụng. D. Tôn trọng và khai thác. Câu 7. Trên báo đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận có một số đối tượng quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là A. phá hoại lợi ích công cộng. B. phá hoại tài sản của Nhà nước. C. phá hoại tài sản. D. phá hoại lợi ích. Câu 8. Đối với người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu sẽ bị xử phạt như thế nào? A. Từ 6 tháng đến 3 năm giam giữ hoặc khong giam giữ. B. Từ 6 tháng đến 5 năm. C. Từ 9 tháng đến 6 năm. D. Từ 12 tháng đến 36 tháng. Câu 9. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng theo điều nào? A. Điều 76 Hiến pháp 1992 B. Điều 78 Hiến pháp 1992 C. Điều 76 Hiến pháp 1990 D. Điều 78 Hiến pháp 1990 Câu 10. Biểu hiện nào là bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản Nhà nước? A. Khai thác khoáng sản kiệt quệ. B. Dùng mìn để đánh bắt cá ngoài biển. C. Bán máy tính cơ quan để lấy tiền đút túi. D. Bảo vệ môi trường. II. Tự luận: Câu 1. Học sinh chúng ta thường thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào? Câu 2. Cô A là nhân viên văn phòng cho một cơ quan Nhà nước. Ngoài nhiệm vụ được giao, hàng ngày sau giờ làm việc cô còn sử dụng máy vi tính của cơ quan để nhận thêm công việc bên ngoài nhằm tăng thêm thu nhập cho mình. Hỏi: a, Việc làm của cô A là đúng hay sai? Vì sao? b, Cơ quan sẽ xử lí việc làm của cô A như thế nào? HẾT HẾT - 15 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  17. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM CÔNG NGHỆ 8 MÔN: CÔNG NGHỆ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Tiết 28: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG Học sinh nghiên cứu bài 30 SGK: “Biến đổi chuyển động” và trả lời các câu hỏi sau I. Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Các bộ phận trong máy có: A. Duy nhất một dạng chuyển động B. Có 2 dạng chuyển động C. Có 1 hoặc 2 dạng chuyển động D. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau Câu 2: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động: A. Thẳng lên xuống B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều D. Tròn Câu 3: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay Câu 5: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong: A. Máy khâu đạp chân B. Máy cưa gỗ C. Ô tô D. Máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô Câu 7: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay. - 16 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  18. Trường THCS Trung Hòa Câu 8: Cấu tạo cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy bộ phận? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc trong: A. Máy dệt B. Máy khâu đạp chân C. Xe tự đẩy D. Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy Câu 10: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của: A. Tay quay B. Thanh truyền C. Thanh lắc D. Giá đỡ II. Tự luận Câu 1 : Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt và bánh răng – thanh răng. Câu 2 : Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc ? HẾT - 17 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  19. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM ÂM NHẠC MÔN: ÂM NHẠC - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Học hát: ‘‘Khát vọng mùa xuân’’ 1)Tìm hiểu về danh nhân âm nhạc thế giới Mozart 2)Tìm hiểu về nhạc sĩ Tô Hải 3)Các kí hiệu âm nhạc có trong bài hát? 4)Chia câu hát? Chia đoạn 5)Nội dung bài hát liên hệ bản thân 6)Nghiên cứu bài đọc thêm : ‘‘Âm vang một bài ca quốc tế’’ -HẾT- - 18 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  20. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NHÓM THỂ DỤC MÔN: THỂ DỤC : KHỐI 8 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Em hãy cho biết, kỹ thuật nhảy xa gồm có bao nhiêu giai đoạn? em hãy kể tên từng giai đoạn đó. Câu 2: Em hãy tìm hiểu và nêu kích thước sân thi đấu cầu lông. Câu 3: Thực hiện bật xa tại chỗ : Nam 10 lần, Nữ 6 lần Câu 4: Học sinh thực hiện chạy bền trên địa hình tự nhiên: Nam 500m, nữ 400m ( Học sinh có thể đổi thành chạy lên xuống cầu thang 3 tầng 5 vòng ) * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục, vợt, quả cầu. * Ghi chú: - Học sinh tập luyện hàng ngày lúc 16h30 - Yêu cầu phần thực hành học sinh quay lại video chứng minh quá trình tập luyện HẾT - 19 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)
  21. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Thế nào là tranh chân dung? - Tranh chân dung có mấy loại? - Phân tích sự khác nhau giữa tranh chân dung và ảnh chân dung. Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- - 20 - PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (6/4/2020 – 11/4/2020)