Phiếu bài tập khối 8 (từ 4/5 đến 10/5)

pdf 16 trang thienle22 3740
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 8 (từ 4/5 đến 10/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_8_tu_45_den_105.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 8 (từ 4/5 đến 10/5)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (Từ 4/5/2020 đến 10/5/2020) 1. Toán học 6. Sinh học 2. Ngữ văn 7. Lịch sử 3. Tiếng Anh 8. Địa lí 4. Vật lí 9. Giáo dục công dân 5. Hóa học 10. Công nghệ NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8 NHÓM TOÁN 8 MÔN: TOÁN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 HÌNH: ÔN TẬP CHƯƠNG III I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: Hình: Ôn tập chương III - Định lí Ta lét - Tính chất đường phân giác trong tam giác - Tam giác đồng dạng II. CÁC BÀI LUYỆN TẬP. 1. Hoàn thành các bài tập: Hình: Bài 58, 59, 60 SGK trang 92. 2. Bài tập luyện tập Bài 1. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. 1) Chứng minh: ΔABD ∽ ΔCBF 2) Chứng minh: AH.HD = CH.HF 3) Chứng minh: ΔBDF∽ ΔABC 4) Gọi K là giao điểm của DE và CF. Chứng minh: HF.CK = HK.CF 5) Chứng minh BH.BE + CH.CF = BC2 HD HE HF 6) Tình + + . AD BE CF BC2 7*) Chứng minh AD.HD 4 8*) Gọi M, N, P, Q lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ E xuống AB, AD, CF, BC. Chứng minh bốn điểm M, N, P, Q cùng nằm trên một đường thẳng. Bài 2. Cho O là trung điểm của đoạn AB. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB vẽ tia Ax, By cùng vuông góc với AB. Trên tia Ax lấy điểm C (khác A), qua O kẻ đường thẳng vuông góc với OC cắt tia Bx tại D. Kẻ OM vuông góc CD tại M, BM cắt Ax tại I. 1) Chứng minh ΔOAC∽ ΔDBO và AB2 = 4 AC.BD 2) Chứng minh ΔOCD∽ ΔACO. 3) Chứng minh: AC = AM . 4) Chứng minh AM vuông góc với BI. 5) Chứng minh OC // BM. 6) Chứng minh C là trung điểm của AI. 7) Từ M kẻ MH vuông góc AB tại H, cắt BC tại K. Chứng minh K là trung điểm MH. 8*) Chứng minh ba điểm A, K, D thẳng hàng. 9*) Xác định vị trí của điểm C trên Ax để ∆ ABM có diện tích lớn nhất. 10*) Tìm vị trí của C trên tia Ax để diện tích tứ giác ABDC nhỏ nhất. 11*) Gọi P là giao điểm của OC với AM, Q là giao điểm của OD với BM. Chứng minh AB2 PO D PC+= QO Q 4 12*) Gọi N là giao điểm của CD với AB (với điều kiện AC khác OA). Chứng minh: CM DN= CN DM . -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8 NHÓM VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Luyện tập Văn bản: “Nước Đại Việt ta” (Trích “Bình Ngô đại cáo” - Nguyễn Trãi) Tiếng Việt: Hành động nói (tiếp) A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Nước Đại Việt ta” và bài “Hành động nói” (tiếp) - Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2. - Theo dõi và ghi chép lại bài giảng trên truyền hình (Kênh 2- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 8 B. Luyện tập Phần I. Cho hai câu sau: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” (Nước Đại Việt ta- Nguyễn Trãi) Câu 1. Nêu xuất xứ của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Đoạn trích ấy thuộc thể loại nào? Nêu những đặc điểm của thể loại đó. Câu 2. Giải thích nội dung tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở hai câu trên? So sánh với quan niệm nhân nghĩa truyền thống của Nho giáo, tư tưởng ấy có sự kế thừa và phát triển như thế nào? Câu 3. Tính chất của một bản Tuyên ngôn độc lập được thể hiện ở những phương diện nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”? Theo em, trong đó phương diện nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 4. Từ văn bản trên, em hãy trình bày suy nghĩ về độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước trong thời đại ngày nay bằng đoạn văn ½ trang giấy. Phần II Câu 1. a. Có những nhóm hành động nói nào? b. Có mấy cách để thực hiện hành động nói? Đó là những cách nào? Câu 2: Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B. A B 1. Ôi sức trẻ! a. Hành động trình bày 2. Trâu của lão cày một ngày được mấy b. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc đường? 3. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. c. Hành động hỏi 4. Tôi sẽ giúp ông. d. Hành động điều khiển 5. Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng. e. Hành động hứa hẹn PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 3. Đọc hai câu văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây : Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi. (Nguyễn Trãi, Nước Đại Việt ta) a. Hai dòng trên thể hiện hành động nói nào? b. Hành động nói được chọn có phù hợp với kiểu câu được diễn đạt ở trên không? c. Dựa vào kết quả trả lời câu hỏi (b), hãy cho biết hành động nói được chọn là hành động nói trực tiếp hay hành động nói gián tiếp? Câu 4. Xác định hành động nói cho những câu in đậm sau. Cho biết chúng thuộc nhóm hành động nào? Cách thực hiện hành động nói là trực tiếp hay gián tiếp? a. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm: -Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. (Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố) b. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: – Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) c. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: – (1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem! (Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố) d. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than rằng: – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! (Dế Mèn phiêu lưu ký- Tô Hoài) e. Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi: – Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu. (Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê) g. Có người khẽ nói: – Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Câu 5. Các hành động nói ở những câu sau được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp? a. (Thằng kia!) (1) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (2) Nộp tiền sưu! (3) Mau! (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố) b. (1) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dậy các con.(2) Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An- dát và Lo-ren (3) Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. (4) Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. (5) Thầy mong các con hết sức chú ý. (Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê) -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM VẬT LÝ 8 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 ÔN TẬP Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Khi nhiệt độ của một miếng sắt giảm đi thì A. Thể tích của mỗi nguyên tử sắt giảm. B. Khoảng cách giữa các nguyên tử sắt tăng. C. Khoảng cách giữa các nguyên tử sắt giảm. D. Số nguyên tử sắt tăng. 2. Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng. 3. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. D. từ vật có thể tích nhỏ sang vật có thể tích lớn hơn. 4. Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì A. trọng lượng riêng của các khối chất lỏng đều tăng lên. B. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên nhỏ hơn của lớp ở dưới. C. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới. D. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên bằng của lớp dưới. 5. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. Bài 2. Giải thích các hiện tượng sau: 1. Gạo đang nấu trong nồi và gạo đang xát trong máy xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên? 2. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ ? Có phải nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không ? Bài 3. Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15oC vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17oC. Tính nhiệt dung riêng của đồng, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM HÓA 8 MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước và tìm hiểu Bảng tính tan trong nước của các axit - bazơ - muối SGK trang 156, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là A. số gam chất đó tan trong 100 g dung dịch. B. số gam chất đó tan trong 100 g dung dịch. C. số gam chất đó tan trong 100 g nước. D. số gam chất đó tan trong 100 g nước tạo ra dung dịch bão hòa. Câu 2: Dựa vào thí nghiệm tính tan của chất, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng? A. Có chất tan ít, có chất tan nhiều trong nước. B. Có chất tan, có chất không tan trong nước. C. Có chất tan vô hạn trong nước. D. Nước là dung môi của mọi chất. Câu 3: Bazơ nào sau đây tan tốt trong nước? A. NaOH. C. Fe(OH)3. B. Cu(OH)2. D. Mg(OH)2. Câu 4: Axit nào sau đây không tan trong nước? A. H2SiO3. C. HCl. B. H2SO4. D. HNO3. Câu 5: Muối nào sau đây không tan trong nước? A. CuSO4. B. BaCl2. C. AgNO3. D. CaCO3. Câu 6: Độ tan của một chất trong nước không phụ thuộc vào A. nhiệt độ. B. áp suất. C. xúc tác. D. bản chất của chất tan. II. Tự luận Làm bài tập 2-5 SGK trang 142. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM SINH 8 MÔN: SINH - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 50: Vệ sinh mắt, trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Cận thị là A. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau. B. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần. C. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. D. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Câu 2. Viễn thị thường gặp ở A. thai nhi. B. trẻ em. C. người lớn tuổi. D. thanh niên. Câu 3. Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây? 1. Do cầu mắt quá dài. 2. Do cầu mắt ngắn. 3. Do thể thủy tinh bị lão hóa. 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần. A. 1, 2, 3 4. B. 2, 4. C. 1, 3. D. 2, 3. Câu 4. Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị? 1. Do cầu mắt quá dài. 2. Do cầu mắt ngắn. 3. Do thể thủy tinh bị lão hóa . 4. Do thường xuyên nhìn vật với khoảng cách quá gần. A. 1, 4. B. 2, 4. C. 1, 3. D. 2, 3. Câu 5. Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính nào dưới đây? A. Kính râm. B. Kính lúp. C. Kính hội tụ. D. Kính phân kì. Câu 6. Để khắc phục tật viễn thị, ta cần đeo loại kính nào dưới đây? A. Kính hiển vi. B. Kính hội tụ. C. Kính viễn vọng. D. Kính phân kì. Câu 7. Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất? A. Đau mắt đỏ. B. Đau mắt hột. C. Đục thủy tinh thể. D. Thoái hóa điểm vàng. Câu 8. Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,8%. B. Tiếp xúc nhiều với nguồn bệnh. C. Luôn sờ tay lên mắt, dụi mắt. D. Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%. Câu 9. Việc giữ đúng tư thế và khoảng cách khi viết hay đọc sách giúp ta phòng ngừa được tật nào sau đây? A. Viễn thị, cận thị, loạn thị. B. Viễn thị. C. Cận thị. D. Loạn thị. Câu 10. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp. II. Tự luận: Em hãy nêu nguyên nhân và cách khắc phục của tật cận thị. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM LỊCH SỬ 8 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 TIẾT 46. CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN 1918 Các em học sinh nghiên cứu sách giáo khoa bài 29, 30 để làm các bài tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? A. Cướp đoạt ruộng đất B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô nặng D. Lập đồn điền Câu 2. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất ở lĩnh vực công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? A. Sản xuất xi - măng và gạch ngói B. Khai thác than và kim loại C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước. Câu 3. Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Chính sách “Chia để trị” B. Chính sách “Dùng người Pháp để trị người Việt” C. Chính sách “Đồng hóa” dân tộc Việt Nam. D. Chính sách “Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. Câu 4. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt. B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng. D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. Câu 5. Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 6. Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng đó là gì? A. Bạo động và cải cách. B. Đánh Pháp và hoà Pháp. C. Theo phương Tây và theo Nhật. D. Dựa vào Nhật và dựa vào Pháp. Câu 7. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào? A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc. B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản. C. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga. Câu 8. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là ai? A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu. Câu 9. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX để gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với A. đánh đuổi phong kiến tay sai. B. cải biến xã hội. C. giành độc lập dân tộc. D. giải phóng giai cấp nông dân. Câu 10. Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang. B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị. D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập. II. Tự luận Câu 1. Em hãy trình bày nội dung của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà thực dân Pháp đẩy mạnh ở Việt Nam trong những năm 1897-1918. Câu 2. Nêu đặc điểm giống và khác nhau của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6 NHÓM ĐỊA LÍ 8 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 Học sinh nghiên cứu Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam, hoàn thành nội dung sau: I. Tự luận Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Câu 2: Em hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về khí hậu – thời tiết ở nước ta. II. Trắc nghiệm Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện ở A. nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC. B. khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. C. một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau. D. lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%. Câu 2: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta? A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 3: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta? A. Vĩ độ. B. Địa hình. C. Gió mùa. D. Kinh độ. Câu 4: Em chọn từ nào để điền vào chỗ chấm ( ): Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì A. rét. B. mưa. C. bão táp. D. đầy nước. Câu 5: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi A. Hoàng Liên Sơn. B. Bạch Mã. C.Trường Sơn Bắc. D.Trường Sơn Nam. Câu 6: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta? A. Đông Bắc. B. Tây Nguyên. C. Duyên hải miền Trung. D. Nam Bộ. Câu 7: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc là A. nóng ẩm, mưa nhiều. B. nóng, khô, ít mưa. C. đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm. D. lạnh và khô. Câu 8: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện ở A. nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn. B. khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau. C. khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian. D. có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra. Câu 9: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào? A. Mùa hạ. B. Mùa thu. C. Cuối hạ đầu thu. D. Cuối thu đầu đông. Câu 10: Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân? A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. Đa dạng cơ cấu cây trồng. C. Trong nông nghiệp có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. D. Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM GDCD 8 MÔN GDCD KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Yêu cầu: - HS đọc bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trả lời các câu hỏi phần gợi ý trong SGK trang 54. - Đọc ít nhất 3 lần phần Nội dung bài học trong SGK. - Đọc thêm phần Tư liệu tham khảo B. LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành vào năm nào? A. Năm 1945. B. Năm 1946. C. Năm 1947. D. Năm 1948. Câu 2: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo A. trình tự và thủ tục đặc biệt. B. đa số. C. luật hành chính. D. sự hướng dẫn của Chính phủ. Câu 3: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 4: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành? A. Có 1/3 số đại biểu tán thành. B. Có 2/3 số đại biểu tán thành. C. Có ít nhất 1/3 đại biểu tán thành. D. Có ít nhất nhất 2/3 số đại biểu tán thành. Câu 5: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều? A. 11 chương, 120 điều. B. 12 chương, 121 điều. C. 13 chương, 122 điều. D. 14 chương, 123 điều. Câu 6: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng? A. Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Tổng Bí thư. D. Chính phủ. Câu 7: Hiến pháp nước ta hiện nay được ban hành vào năm nào? A. Năm 1980 B. Năm 1960 C. Năm 2013 D. Năm 1946 Câu 8: Người ký bản Hiến pháp là A. Chủ tịch Quốc hội. B. Chủ tịch nước. C. Tổng Bí thư. D. Phó Chủ tịch Quốc hội. Câu 9: Mọi công dân đối với Hiến pháp như thế nào? A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành Hiến pháp, pháp luật. C. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 12 -
  14. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA D. Phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. Câu 10: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương nào? A. Chương I. B. Chương II. C. Chương III. D. Chương IV. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1: Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 qui định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Câu hỏi: Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây? a) Hiến pháp. b) Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. c) Luật Doanh nghiệp. d) Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng. đ) Luật Thuế giá trị gia tăng. e) Luật Giáo dục Câu 2: Tùng là học sinh chậm tiến của lớp, thường xuyên đi học muộn, không học bài, làm bài, nhiều lúc còn đánh nhau với các bạn ở trong và ngoài trường. Trong dịp Tết, Tùng còn bị công an giữ xe đạp vì tội đua xe. Câu hỏi: a. Tùng đã vi phạm hành vi đạo đức, pháp luật nào? b. Ai có quyền xử lí việc vi phạm của Tùng? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 13 -
  15. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM CÔNG NGHỆ 8 MÔN: CÔNG NGHỆ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Tiết 31: Chủ đề an toàn điện Học sinh nghiên cứu bài 33, 34, 35 SGK trả lời các câu hỏi sau I. Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Hãy chọn những hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây? A. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp B. Thả diều gần đường dây điện C. Không buộc trâu bò vào cột điện cao áp D. Tắm mưa gần đường dây diện cao áp Câu 2. Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện theo trình tự nào ? A. Cắt cầu dao→ Rút cầu chì → Rút phích cắm điện B. Rút phích cắm điện → Rút cầu chì → Cắt cầu dao C. Cắt cầu dao→ Rút phích cắm điện → Rút cầu chì D. Đáp án A, B, C Câu 3. Bút thử điện có thể kiểm tra điện áp ở giới hạn ? A. Dưới 1000V. B. Dưới 100V. C. Trên 1000V. D. Trên 100V. Câu 4. Bộ phận cách điện của bút thử điện là ? A. Thân bút và lò xo B. Nắp và vỏ bút C. Thân bút và vỏ bút D. Tất cả đều đúng Câu 5. Những dụng cụ bảo vệ an toàn điện nào thường được sử dụng trong gia đình ? A. Bút thử điện B. Thảm cao su C. Găng tay cao su D. Đáp án A, B, C Câu 6. Trình tự cứu người bị tai nạn điện là : A. Sơ cứu nạn nhân →Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa đến bệnh viện B. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Sơ cứu nạn nhân → Đưa đến bệnh viện C. Đáp án A và B đều sai D. Đáp án A và B đều đúng Câu 7. Những phương pháp hô hấp nhân tạo gồm có : A. Phương pháp nằm sấp B. Phương pháp hà hơi thổi ngạt. C. Phương pháp nằm ngửa D. Đáp án A và B Câu 8. Một người đang đứng dưới đất, tay chạm vào tủ lạnh bị rò điện. Phải làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ? A. Rút phích cắm điện B. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh. C. Ngắt nắp cầu chì hoặc ngắt aptomat. D. Đáp án A, B, C PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 14 -
  16. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 9. Đặc điểm của phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực: A. Cần có đồng thời 2 người cứu giúp. B. Phối hợp vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt C. Tỉ lệ: 5 lần xoa bóp tim/1 lần thổi ngạt. D. Tất cả các đặc điểm trên Câu 10. Động tác đẩy hơi ra cần thực hiện các bước nào ? A. Nhô toàn thân về phía trước. B. Dùng sức nặng toàn thân ấn vào lưng nạn nhân. C. Bóp các ngón tay vào chổ xương sườn cụt. Miệng đếm nhịp 1,2,3 . D. Đáp án A, B, C II. Tự luận Câu 1: Những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn? Câu 2: Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì? Câu 3: Tại sao khi sử dụng bút thử điện, bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút? Câu 4: Hãy đặt ra một tình huống cứu người bị tai nạn điện và đưa ra biện pháp cứu người bị tai nạn đó. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 4/5/2020 ĐẾN 10/5/2020) - 15 -