Phiếu bài tập khối 8 (từ 30/3 đến 4/4)

pdf 22 trang thienle22 5660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 8 (từ 30/3 đến 4/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_8_tu_303_den_44.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 8 (từ 30/3 đến 4/4)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (Từ 30/3/2020 đến 4/4/2020) 1. Toán học 7. Lịch sử 2. Ngữ văn 8. Địa lí 3. Tiếng Anh 9. Giáo dục công dân 4. Vật lí 10. Âm nhạc 5. Hóa học 11. Mĩ thuật 6. Sinh học NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 0 -
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM TOÁN 8 MÔN: TOÁN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ. 1. Đại số: Luyện tập Giải bài toán bằng cách lập phương trình Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình : - Bước 1. Lập phương trình + Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. + Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết. + Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. - Bước 2. Giải phương trình thu được - Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi trả lời 2. Hình học: Luyện tập Tính chất đường phân giác của tam giác: - Định lí: Trong tam giác đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tí lệ với hai cạnh kề hai đoạn thẳng. - Chú ý: Định lí trên vẫn đúng với tia phân giác của góc ngoài tam giác. II- CÁC BÀI LUYỆN TẬP. A.TRẮC NGHIỆM : Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Số thứ nhất là a, số thứ hai là 59. Tổng của hai số đó bằng A. a – 59 B. a + 59 C. a.59 D. a : 59 Câu 2. Tổng hai số là 90, số này gấp đôi số kia. Hai số cần tìm là: A. 20 và 70 B. 30 và 60 C. 40 và 50 D. 10 và 80 Câu 3. Cho một số có hai chữ số, biết rằng chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị. Nếu gọi chữ số hàng đơn vị là a ( 0 < a ≤ 3) thì chữ số hàng chục là: A. 3a B. a + 3 C. a – 3 D. a : 3 Câu 4. Cho tam giác ABC có đường phân giác AD, AB = 6cm, BD = 4cm, AC = 9cm. Khi đó ta có: A. BC = 13cm B. BC = 15cm C. BC = 10cm D. BC = 12cm Câu 5. Cho hình vẽ. Biết KB = x A cm, BC = 8 cm, AC = 10cm, AB = 4cm. Giá trị của x bằng: 10cm 4cm A. 6 B. 2 K C 16 x cm B 8cm C. 4 D. 3 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 1 -
  3. Trường THCS Trung Hòa B. TỰ LUẬN Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Từ bài 1 đến bài 3) Bài 1. Tử của một phân số nhỏ hơn mẫu của nó 5 đơn vị. Nếu ta thêm vào tử 17 đơn vị và vào mẫu 2 đơn vị thì được một phân số mới bằng số nghịch đảo của phân số ban đầu. Tìm phân số ban đầu. Bài 2. Một số có nhiều hơn hai chữ số, chữ số hàng đơn vị là 5. Biết rằng khi xóa chữ số 5 thì số đó giảm đi 1787 đơn vị. Tìm số đó. Bài 3. Một số có hai chữ số trong đó chữ số hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị. Nếu đổi chỗ hai chữ số cho nhau thì được một số nhỏ hơn số đã cho 18 đơn vị. Tìm số đó. Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 20cm, AC = 21cm. a) Tính độ dài cạnh BC. b) Đường phân giác của góc A cắt cạnh BC ở D. Tính DB, DC. c) Qua B kẻ đường thẳng song song với AC cắt AB ở E, qua D kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC ở F. Tứ giác AEDF là hình gì? Tính diện tích tứ giác đó. Bài 5. Cho tam giác ABC, trung tuyến AM. Đường phân giác của góc AMB cắt cạnh AB ở D, đường phân giác của góc AMC cắt cạnh AC ở E. a) Chứng minh rằng DE // BC. b) Gọi I là giao điểm của DE và AM. Chứng minh I là trung điểm của DE. Bài 6. Tam giác ABC có chu vi 27cm, BC là cạnh lớn nhất của tam giác. Đường phân giác của góc B chia cạnh AC thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với 1: 2. Đường phân giác góc C chia cạnh AB thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với 3: 4. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 2 -
  4. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM VĂN 8 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 LUYỆN TẬP VĂN BẢN: “TỨC CẢNH PÁC BÓ” TIẾNG VIỆT: CÂU CẦU KHIẾN A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Tức cảnh Pác Bó” và bài “Câu cầu khiến” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2). - Theo dõi và ghi chép lại các bài giảng trên truyền hình (Kênh 2- Đài phát thanh- Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 3. B. Luyện tập PHẦN I Cho câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” (Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh) Câu 1. Em hãy chép ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành bài thơ. Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Câu 3. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Bó nhưng lại kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Theo em, vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời đầy gian khổ ấy là “sang”? Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, theo hình thức diễn dịch, trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, nêu cảm nhận của mình về bài thơ. PHẦN II Câu 1. Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây. Hãy giải thích vì sao trong các câu cầu khiến đó không có chủ ngữ? a. Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mang sang đây. (Sọ Dừa) b. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí! (Cây bút thần) c. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố) Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong các câu cầu khiến dưới đây: a. Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất. (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố) PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 3 -
  5. Trường THCS Trung Hòa b. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố) Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau về hình thức của câu cầu khiến và sự thay đổi quan hệ giữa người nói và người nghe trong những câu sau (trích từ truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”): a. Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm nữ hoàng. b. Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao. Câu 4. Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ ( trích “Cuộc chia tay của những con búp bê”- Khánh Hoài): a. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: - Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi b. Đem chia đồ chơi ra đi- Mẹ tôi ra lệnh c. Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 4 -
  6. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 5 -
  7. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 6 -
  8. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM VẬT LÝ 8 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 23: Các chất được cấu tạo như thế nào? I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI. 1. HS đọc thông tin phần I SGK trang 68 và quan sát H.19.3 SGK trang 69, trả lời các câu hỏi: - Các chất có liền một khối hay không? Tại sao? - Nguyên tử, phân tử là gì? - Lấy VD minh họa? 2. HS quan sát lại H 19.3 SGK trang 69, đọc phần II SGK trang 69 trả lời các câu hỏi: - Các nguyên tử Silic có được sắp xếp liền xít với nhau không? - Tìm hiểu thí nghiệm mô hình SGK trang 69: + Nhận xét thể tích hỗn hợp khi trộn cát và ngô với tổng thể tích ban đầu của cát và ngô. + Giải thích tại sao có sự hụt thể tích đó? - Giữa các nguyên tử, phân tử các chất nói chung có khoảng cách hay không? II/ LUYỆN TẬP. Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. 2. Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng. C. số nguyên tử đồng tăng. B. khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng. D. cả ba phương án trên đều không đúng. 3. Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì A. kích thước mỗi phân tử khí giảm. C. Khối lượng mỗi phân tử giảm. B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm. D. Số phân tử khí giảm. 4. Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 7 -
  9. Trường THCS Trung Hòa A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra C. Đứng rất gần nhau. B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại D. Đứng xa nhau. Bài 2. Giải thích các hiện tượng sau: 1. Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp? 2. Tại sao khi muối dưa, muối có thể thấm vào lá dưa và cọng dưa? Bài 3.Kích thước của một phân tử hiđrô vào khoảng 0,00000023mm. Hãy tính độ dài của mỗi chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 8 -
  10. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM HÓA HỌC 8 MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 31: tính chất - ứng dụng của hiđro, phần I. Tính chất vật lí và II. Tính chất hóa học (chỉ tìm hiểu phần 1. Tác dụng với oxi) trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm. Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. B. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ mạnh nhất. C. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 2 thể tích khí hiđro và 1 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. D. Hiđro cháy mãnh liệt trong oxi nên gây tiếng nổ mạnh. Câu 2: Hỗn hợp khí H2 và khí O2 khi cháy lại gây tiếng nổ vì A. hiđro cháy mãnh liệt trong oxi. B. phản ứng này tỏa nhiều nhiệt. C. thể tích nước mới tạo thành bị dãn nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được. D. hiđro và oxi là hai chất khí, nên khi cháy gây tiếng nổ. Câu 3: Tính chất vật lý không phải của hiđro là A. nhẹ nhất trong tất cả các khí. B. không màu, không mùi. C. ít hòa tan trong nước. D. nặng hơn không khí. Câu 4: Công thức hóa học của khí hiđro là A. H2O. B. H. C. H2. D. H3. Câu 5: Khí nào là khí nhẹ nhất trong các khí sau? A. H2. B. H2S. C. O2. D. CO2. Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây đúng? t o A. 2H + O ⎯⎯ → H2O. B. 4H2 +2 O2 4H2O. C. 4H + O2 2H2O. D. 2H2 + O2 2H2O. o Câu 7: Ở nhiệt độ 0 C và 1 atm thì 22,4 lít khí H2 chứa số phân tử khí là A. 6.1023. B. 6.1020. C. 6.1021. D. 6.1022. Câu 8: Thể tích của 1,2 gam khí hiđro ở đktc là A. 1,344 lít. B. 13,44 lít. C. 26,88 lít. D. 2,688 lít. Câu 9: Khí nào sau đây có tỉ khối so với oxi là 0,0625? A. CO2. B. SO2. C. H2. D. N2. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 9 -
  11. Trường THCS Trung Hòa Câu 10: Ở đktc, 1 lít khí oxi nặng gấp bao nhiêu lần 1 lít khí hiđro? A. 8 lần. B. 32 lần. C. 16 lần. D. 24 lần. II. Tự luận Bài 6 trang 109 – sách giáo khoa. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 10 -
  12. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM SINH 8 MÔN: SINH- KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 42: Vệ sinh da, trả lời các câu hỏi sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da ? A. 85% B. 40% C. 99% D. 35% Câu 2. Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào ? A. Lông và bao lông B. Tuyến nhờn C. Tuyến mồ hôi D. Tầng tế bào sống Câu 3. Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ? A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức C. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông) D. Tất cả các phương án trên Câu 4. Việc làm nào dưới đây giúp tăng cường lưu thông máu, khiến da ngày một hồng hào, khỏe mạnh ? A. Để đầu trần đi lại dưới trời nắng B. Tắm nước lạnh, càng lạnh càng tốt C. Tắm nắng vào buổi trưa D. Thường xuyên mát xa cơ thể Câu 5. Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì ? A. Tránh để da bị xây xát B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da D. Tập thể dục thường xuyên Câu 6. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ? A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ Câu 7. Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da ? A. Tả B. Sốt xuất huyết C. Hắc lào PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 11 -
  13. Trường THCS Trung Hòa D. Thương hàn Câu 8. Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây ? A. Uốn ván B. Tiêu chảy cấp C. Viêm gan A D. Thủy đậu Câu 9. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây ? A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn Câu 10. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần C. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt D. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa II. Tự luận Câu 1: Hãy nêu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da phù hợp. Câu 2: Trong những ngày nghỉ này, em đã làm những gì để rèn luyện da? Theo em, việc rèn luyện da sẽ giúp ích gì trong việc phòng chống virus Corona hiện nay? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 12 -
  14. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 13 -
  15. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 14 -
  16. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ĐỊA 8 MÔN: ĐỊA- KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa Bài 24: Vùng biển Việt Nam, trả lời các câu hỏi sau: I. Tự luận Câu 1: Trình bày chế độ gió, chế độ nhiệt của biển nước ta. Câu 2: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân? II. Trắc nghiệm Câu 1: Chế độ nhiệt trên biển Đông A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. Câu 2: Độ muối trung bình của biển đông khoảng: A. 30-33‰. B. 30-35‰. C. 33-35‰. D. 33-38‰. Câu 3: Vùng biển của Việt Nam là một phần của A. Biển Hoa Đông. B. Biển Đông. C. Biển Xu-Lu. D. Biển Gia-va. Câu 4: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Câu 5: Chế độ gió trên biển Đông A. Quanh năm chung 1 chế độ gió. B. Mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam. C. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng đông bắc khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam. D. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam. Câu 6: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là A. lũ lụt. B. hạn hán. C. bão nhiệt đới. D. núi lửa. Câu 7: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu A. ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. xích đạo. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 15 -
  17. Trường THCS Trung Hòa Câu 9: Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển Việt Nam là A. than đá. B. sắt. C. thiếc. D. dầu khí. Câu 10 : Tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay: A. các hoạt động du lịch biển không gây ô môi trường vùng biển. B. các hoạt động khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển. C. môi trường vùng biển Việt Nam rất trong lành. D. một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm. HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 16 -
  18. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NHÓM GDCD 8 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 * Lưu ý: Học sinh nghiên cứu SGK bài: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác và trả lời các câu hỏi dưới đây: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào? A. Quyền chiếm hữu tài sản của mình. B. Quyền sử dụng và định đoạt tài sản của mình. C. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình. D. Quyền bán tài sản của mình cho người khác. Câu 2: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là gì? A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Quyền tranh chấp. Câu 3: Quyền khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản được gọi là gì? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 4 : Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là gì? A. Quyền tranh chấp. B. Quyền khai thác. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền định đoạt. Câu 5: Việc ông A cho con gái thừa kế một mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 6: Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ phần nhiều cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B không có quyền sở hữu tài sản nào? A. Quyền chiếm hữu. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 17 -
  19. Trường THCS Trung Hòa B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Quyền chiếm đoạt tài sản của các cổ đông khác. Câu 7: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào? A. Trung thực, tự trọng, liêm khiết. B. Bao dung, độ lượng. C. Đùm bọc, giúp đỡ nhau. D. Nhường cơm sẻ áo. Câu 8: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: Nhà nước quyền sở hữu hợp pháp của công dân. A. Công nhận và chịu trách nhiệm. B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm. C. Công nhận và đảm bảo. D. Công nhận và bảo hộ. Câu 9: Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây? A. Xe máy do mình đứng tên. B. Sổ tiết kiệm do mình đứng tên. C. Thửa đất do mình đứng tên. D. Căn hộ do mình đứng tên. Câu 10: Công dân cần có nghĩa vụ nào ? A. Công dân không có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của mình. B. Chỉ cần tôn trọng tài sản của mình, không cần tôn trọng tài sản của người khác, C. Việc tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ của mọi công dân. D. Nhặt được của rơi không biết của ai thì có thể sử dụng. PHẦN II: TỰ LUẬN Linh mượn xe đạp của Liên để đi ra thị trấn. Khi mượn, Linh nói sẽ trả lại xe cho Liên sau ba giờ. Khoảng gần ba giờ sau, Linh vể đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng đã hỏi mượn chiếc xe này. Linh ngập ngừng, vì chiếc xe này không phải của mình, liệu mình có quyền cho mượn lại không? Thấy Linh do dự, Hằng nói: “Cậu đã mượn xe của Liên thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà” Câu hỏi: a. Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định (quyền định đoạt) cho Hằng mượn xe của Liên không? b. Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì? Câu 2: PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 18 -
  20. Trường THCS Trung Hòa Tài và Định đang đi xe đạp trên đường bỗng nhìn thấy một chiếc ví của ai đó đánh rơi. Hai bạn nhặt lên, mở ra xem thấy trong đó có 700.000 đồng và một số giấy tờ khác. Tài bảo Định: "Chúng mình nên mang ví đến đồn công an để trả lại cho người mất". Định nói: "Chúng mình nhặt được ví người ta đánh rơi chứ có lấy cắp đâu. Theo tớ, cứ lấy hết số tiền này, còn ví thì trả lại nguyên chỗ cũ". Câu hỏi: a. Tài và Định có quyền lấy tiền trong ví đó không? Vì sao? b. Em sẽ xử sự như thế nào nếu gặp trường hợp tương tự? -HẾT- HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 19 -
  21. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM ÂM NHẠC MÔN: ÂM NHẠC - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 TÌM HIỂU VỀ NHẠC SĨ SÔ-PANH 1. Sưu tầm tranh ảnh và các câu chuyện về nhạc sĩ Sô-panh 2. Em hãy nêu năm sinh năm mất của Sô-panh và sự nghiệp âm nhạc của ông. 3. Những tác phẩm tiêu biểu của Sô-panh là gì? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 20 -
  22. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Thế nào là tranh cổ động? - Tranh cổ động thường được đặt ở đâu? - Phân tích tác phẩm: Vì mái trường không có ma túy ( SGK)( Nội dung, bố cục, màu sắc như thế nào?) Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (30/3/2020 – 4/4/2020) - 21 -