Phiếu bài tập khối 8 (từ 27/4 đến 2/5)

pdf 13 trang thienle22 5240
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập khối 8 (từ 27/4 đến 2/5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_8_tu_274_den_25.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 8 (từ 27/4 đến 2/5)

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (Từ 27/4/2020 đến 2/5/2020) 1. Toán học 5. Hóa học 2. Ngữ văn 6. Sinh học 3. Tiếng Anh 7. Lịch sử 4. Vật lí NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 0 -
  2. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7 NHÓM TOÁN 8 MÔN: TOÁN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 LUYỆN TẬP LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN LUYỆN TẬP CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG CỦA TAM GIÁC VUÔNG I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ. 1. Đại số: - Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương: Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số dương ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho. Với c là số dương: a -2b C.2020a – b. Phát biểu nào sau đây đúng? ab A. a > b B. -2a > -2b C. D. 3a + 1 >3b + 1 33 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 1 -
  3. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA S Câu 4. Cho ∆ ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 4cm, AC = 9cm. Khi đó HAB bằng SHAC 4 9 2 16 A. B. C. D. 9 4 3 81 Câu 5. Cho ΔABC∽ ΔMNP theo tỉ số đồng dạng k. Tỉ số hai đường cao tương ứng của ∆ MNP và ∆ ABC là: 1 1 A. k B. C. k2 D. k k 2 B. Tự luận Bài 1. Cho a 5 – 19b. Bài 2. Biết a 0, b > 0, c > 0. Chứng minh rằng: ab ab bc ca a) + 2 b) + + a + b + c ba c a b Bài 4. Cho a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác. Chứng minh a2 + b2 + c2 < 2(ab + bc + ca). Bài 5. Cho tam giác ABC vuông ở A , đường cao AH . a) Chứng minh tam giác ABC và tam giác HBA đồng dạng, từ đó suy ra AB2 = BC. BH . b) Gọi M là trung điểm của HC . Trên tia đối tia MA lấy điểm D sao cho MD= MA. Chứng minh AH// DC . c) Gọi E là hình chiếu của D trên đường thẳng AH , F là hình chiếu của H trên đường thẳng AM . Chứng minh 3 đường thẳng AB , FH và DE đồng quy. Bài 6. Cho hình chữ nhật ABCD biết AB = 8cm , BC = 6cm , AH là đường cao của ADB . a) Chứng minh AHB∽ BCD . b) Chứng minh AD2 = DH. DB . c) Tính DH . d) Gọi M là trung điểm của BH , P là trung điểm của CD . Chứng minh AM⊥ MP . - HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 2 -
  4. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7 NHÓM VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 LUYỆN TẬP Văn bản: “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) Tiếng Việt: Hành động nói A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Hịch tướng sĩ” và bài “Hành động nói”- Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2. - Theo dõi và ghi chép lại bài giảng trên truyền hình (Kênh 2- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 7 B. Luyện tập. Phần I. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!” (Trích “ Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn) Câu 1. Trình bày nội dung của đoạn văn trên? Nội dung ấy được tác giả gợi tả bằng những biện pháp nghệ thuật nào, nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? Câu 2. Từ hoàn cảnh sáng tác của văn bản “Hịch tướng sĩ”, em hãy cho biết mục đích của Trần Quốc Tuấn khi soạn bài hịch này? Câu 3. Hãy lập một sơ đồ khái quát thể hiện trình tự lập luận của văn bản “Hịch tướng sĩ”. Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng vị chủ soái Trần Quốc Tuấn qua bài “Hịch tướng sĩ”, trong đoạn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân và chú thích). Phần II Câu 1. Hãy cho biết các kiểu câu ( phân loại theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật) được dùng với các mục đích trực tiếp ứng với các kiểu hành động nói dưới đây: STT Các hành động nói Kiểu câu phân loại theo mục đích nói 1 Kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét, dự đoán, thông báo, báo cáo, giới thiệu 2 Mời, yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, đe dọa, khuyên, thách thức 3 Hỏi 4 Cám ơn, xin lỗi, than phiền 5 Hứa, đảm bảo PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 3 -
  5. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 2. Cho các câu sau: (1) Tôi mời lão hút trước ( Nhưng lão không nghe .) ( Nam Cao) (2) Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này. ( Mẹ tôi) a. Câu (1) thực hiện hành động mời, câu (2) thực hiện hành động “cảnh cáo” có đúng không? Tại sao? b. Chỉ ra kiểu hành động nói của mỗi câu. Câu 3. Xác định kiểu hành động nói của các câu văn đánh số sau đây, chỉ ra kiểu câu, cách thực hiện hành động nói của những câu đó? “Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn: - (1) Sao? (2) Sao? Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - (3) Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! (4) Tôi hối lắm! (5) Tôi hối hận lắm! (6) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dội của tôi. (7) Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu thế này: - (8) Tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. (9) Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.” (Tô Hoài) Câu 4. Em hãy chọn một hành động nói bất kì và thực hiện hành động đó bằng cách trực tiếp và cách gián tiếp. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 4 -
  6. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 5 -
  7. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 6 -
  8. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM VẬT LÍ 8 MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 Tiết 27: Công thức tính nhiệt lượng. Phương trình cân bằng nhiệt I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI 1. HS đọc mục II SGK/86 trả lời câu hỏi sau: ?1: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? ?2: Nhiệt dung riêng của một chất là gì? Nói nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K, em hãy cho biết ý nghĩa của con số đó? 2. HS đọc mục I SGK/88 trả lời câu hỏi sau: ?3: Em hãy nêu nội dung của nguyên lí truyền nhiệt? ?4: Viết công thức tính nhiệt lượng vật tỏa ra và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? ?5: Viết phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau? II/ LUYỆN TẬP Bài 1. Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Câu nào sau đây nói về điều kiện truyền nhiệt giữa hai vật là đúng? A. Nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt năng nhỏ sang vật có nhiệt năng lớn hơn. B. Nhiệt không thể truyền giữa hai vật có nhiệt năng bằng nhau. C. Nhiệt chỉ có thể truyền từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D. Nhiệt không thể tự truyền được từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn. 2. Ba vật làm bằng đồng, nhôm, sắt có cùng khối lượng. Vật nào tỏa lượng nhiệt nhiều hơn khi độ giảm nhiệt độ của chúng đều bằng nhau? Biết nhiệt dung riêng của chúng lần lượt là 380J/kg.K, 880J/kg.K, 460J/kg.K. Chọn đáp án đúng theo thứ tự tăng dần trong các kết quả sau: A. Đồng – Nhôm – Sắt. B. Đồng – Sắt – Nhôm. C. Nhôm – Sắt – Đồng. D. Nhôm – Đồng – Sắt. 3. Thả một miếng nhôm được nung nóng vào nước lạnh. Câu mô tả nào sau đây trái với nguyên lí truyền nhiệt? A. Nhôm truyền nhiệt cho nước tới khi nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau. B. Nhiệt năng của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt năng của nước tăng lên bấy nhiêu. C. Nhiệt độ của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt độ của nước tăng lên bấy nhiêu. D. Nhiệt lượng do nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào. 4. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là: A. 57000J B. 5,7Kj C. 38000J D. 95000J Bài 2. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 7 -
  9. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Bài 3. Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 130C một miếng kim loại có khối lượng 400g được nung nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại? Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K. Bài 4. Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt? b) Tính nhiệt lượng nước thu vào? c) Tính nhiệt dung riêng của chì? d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 8 -
  10. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM HÓA 8 MÔN: HÓA HỌC - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1: Dung dịch là hỗn hợp A. của chất rắn trong chất lỏng. C. của chất khí trong chất lỏng. B. đồng nhất của chất rắn và dung môi. D. đồng nhất của dung môi và chất tan. Câu 2: Trộn 5 ml rượu etylic (cồn) với 50 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic. B. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước. C. Nước và rượu etylic là dung môi. D. Nước và rượu etylic đều là chất tan. Câu 3: Biện pháp nào không làm quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? A. Khuấy dung dịch. C. Đun nóng dung dịch. B. Làm lạnh dung dịch. D. Nghiền nhỏ chất rắn. Câu 4: Ở nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là A. dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. C. dung dịch có nhiều chất tan. B. dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. ` D. dung dịch có một chất tan. Câu 5: Trong phòng thí nghiệm có lọ đựng hóa chất ghi “dung dịch axit sunfuric (H2SO4)”. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Dung môi là nước, chất tan là axit sunfuric. B. Dung môi là axit sunfuric, chất tan là nước. C. Dung môi là rượu, chất tan là axit sunfuric. D. Không có dung môi, chất tan là axit sunfuric. Câu 6: Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam muối ăn. Dung dịch nào sau đây là dung dịch muối ăn bão hòa ở 20oC? A. Dung dịch có chứa 40 gam nước, 3,6 gam muối ăn. B. Dung dịch có chứa 20 gam nước, 3,6 gam muối ăn. C. Dung dịch có chứa 10 gam nước, 1,8 gam muối ăn. D. Dung dịch có chứa 20 gam nước, 7,2 gam muối ăn. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất tan chỉ là chất rắn. C. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng, chất khí. B. Chất tan chỉ là chất khí. D. Chất tan là chất khí, chất lỏng. Câu 8: Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc đựng nước, khuấy nhẹ. Hiện tượng thu được là A. dầu ăn tan hết trong nước. C. dầu ăn tan một phần trong nước. B. dầu ăn chìm xuống đáy cốc. D. dầu ăn không tan, nổi lên trên nước. II. Tự luận: Làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 138. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 9 -
  11. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HOÀ PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM SINH 8 MÔN SINH HỌC - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 8 - Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau. I. Trắc nghiệm Câu 1. Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm. B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh. C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán. D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm. Câu 2. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác ? A. Tế bào nón. B. Tế bào que. C. Tế bào hạch. D. Tế bào nón, tế bào que, tế bào hạch. Câu 3. Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của A. tế bào que. B. tế bào nón. C. tế bào hạch. D. tế bào hai cực. Câu 4. Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây ? A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh. B. Ánh sáng mạnh và màu sắc. C. Ánh sáng yếu và màu sắc. D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc. Câu 5. Ở mắt người, điểm mù là nơi A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác. B. nơi tập trung tế bào nón. C. nơi tập trung tế bào que. D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang. Câu 6. Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất ? A. Màng giác. B. Thủy dịch. C. Dịch thủy tinh. D. Thể thủy tinh. Câu 7. Mống mắt còn có tên gọi khác là A. lòng đen. B. lỗ đồng tử. C. điểm vàng. D. điểm mù. Câu 8. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. A. thể thủy tinh. B. thủy dịch. C. dịch thủy tinh. D. màng giác. II. Tự luận Em hãy trả lời câu hỏi Bài 49 trang 155: Vì sao ảnh của vật trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 10 -
  12. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM LỊCH SỬ 8 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 TIẾT 45. LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ Các em học sinh nghiên cứu sách giáo khoa bài 24, 25, 26, 27 để làm các bài tập sau. I. Trắc nghiệm. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Ai là người được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái? A. Nguyễn Trung Trực. C. Phan Tôn. B. Trương Định. D. Trương Quyền. Câu 2. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương là A. khởi nghĩa Ba Đình. C. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa Yên Thế. Câu 3. Năm 1863-1871, ai là người gửi 30 bản điều trần duy tân đất nước nhưng không được vua Tự Đức chấp nhận? A. Nguyễn Lộ Trạch. C. Trần Đình Túc. B. Nguyễn Trường Tộ. D. Nguyễn Huy Tế. Câu 4. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại ở Nam Kì là do đâu? A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng. B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. C. Quân Pháp thiếu lương thực. D. Khí hậu khắc nghiệt. Câu 5. Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định. B. Trương Quyền. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 6. Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào? A. Cho quân tiếp viện. B. Cầu cứu nhà Thanh. C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp. D. Thương thuyết với Pháp. Câu 7. Trận Cầu Giấy lần thứ hai, quân dân ta đã chiến đấu anh dũng giết được tên tướng giặc là Ri-vi-e vào năm nào? A. 1873. B. 1881. C. 1882. D. 1883. Câu 8. Tính chất của phong trào yêu nước Cần Vương (1885-1895) là gì? A. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ tư sản. B. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến. C. Phong trào cải cách Duy Tân. D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng nông dân tự phát. Câu 9. Lãnh đạo đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là ai? A. Đề Thám. B. Phan Bội Châu. C. Đề Nắm. D. Phan Chu Trinh. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 11 -
  13. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA Câu 10. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta cuối thế kỉ XIX? A. Lực lượng còn non yếu. B. Phong trào diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự đoàn kết. C. Vũ khí thô sơ, lạc hậu, tư tưởng dễ thỏa hiệp. D. Chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến. II. Tự luận Câu 1. Em hãy trình bày nội dung của Hiệp ước Hác- măng? Chỉ ra sự khác biệt giữa Hiệp ước Pa-tơ-nốt và Hiệp ước Hác-măng? Câu 2. a. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Cần Vương. b. Qua phong trào ấy, em có suy nghĩ gì về tinh thần đấu tranh của thế hệ cha anh đi trước và có điều gì nhắn nhủ đến các bạn trẻ Việt Nam thời bình. -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 27/4/2020 ĐẾN 2/5/2020) - 12 -