Phiếu bài tập khối 8 (từ 13/4 đến 18/4)

pdf 24 trang thienle22 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập khối 8 (từ 13/4 đến 18/4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_khoi_8_tu_134_den_184.pdf

Nội dung text: Phiếu bài tập khối 8 (từ 13/4 đến 18/4)

  1. Trường THCS Trung Hòa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HOÀ  (Từ 13/4/2020 đến 18/4/2020) 1. Toán học 7. Lịch sử 2. Ngữ văn 8. Địa lí 3. Tiếng Anh 9. Giáo dục công dân 4. Vật lí 10. Công nghệ 5. Hóa học 11. Âm nhạc 6. Sinh học 12. Thể dục 13. Mĩ thuật NĂM HỌC: 2019 - 2020 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 0
  2. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM TOÁN 8 MÔN: TOÁN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ĐẠI SỐ LUYỆN TẬP TRƯỜNG HỢP ĐỒNG DẠNG THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ. 1. Đại số: Ôn tập chương III - Giải phương trình bậc nhất, phương trình tích phương trình chứa ẩn ở mẫu - Giải bài toán bằng cách lập phương trình 2. Hình học: Luyện tập trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác - Định lí: Nếu ba cạnh của tam giác này tỉ A lệ với ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng A'B' A'C' B'C' == ΔABC∽ ΔA'B'C' AB AC BC B C (c.c.c) A' C' B' II. CÁC BÀI LUYỆN TẬP. 1. Hoàn thành các bài tập - Hình: Bài 29, 30, 31 SGK trang 74, 75. - Đại: Bài 64, 68, 69 SBT trang 16, 17. 2. Bài tập luyện tập A. Trắc nghiệm : Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn. A. x – 1 = x + 2 B. (x – 1).(x – 2) = 0 C. ax + b = 0 D. 2x – 1 = 0 Câu 2. Giá trị của b để phương trình 3x + b = 0 có nghiệm x = -2 là: A. b = -6 B. b = 6 C. b = 1 D. b = -1 Câu 3. Phương trình ẩn x: m(x – 1) = 5 – (m – 1).x vô nghiệm khi và chỉ khi: 1 1 A. m = 0 B. m = 1 C. m = D. m = 2 2 3x 2 2x 11 3 Câu 4. Điều kiện xác định của phương trình là x 2 x2 4 2 x 2 11 A. x ≠ -2 và x ≠ 2 B. x ;x C. x ≠ 2 D. x ≠ -2 32 PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 1
  3. Trường THCS Trung Hòa Câu 5. Cho ΔABC∽ ΔMNP . Biết MN = 4cm; NP = 7cm, PM = 9cm, AC – BC = 6cm. Khi đó ta có A. AB = 12cm; BC = 21cm; CA = 27cm B. AB = 12cm; BC = 27cm; CA = 21cm C. AB = 27cm; BC = 12cm; CA = 21cm D. AB = 21cm; BC = 27cm; CA = 12cm B. Tự luận Bài 1. Giải các phương trình sau: a) 52x 3 45x 7 19 2x 11 b)3x12x1 5x8x1 2x4 4x3 x132x3 c) 7 3 8 5 d) x32 5x 6x 0 Bài 2. Giải các phương trình sau: x 3 x 2 x 5x 2 a) 2 b) 1 x 1 x 3 x (x 2)(3 x) x 2 1 1 5 x 1 x 1 2(x2 2) c) d) 2x 3 x(2x 3) x x 2 x 2 x2 4 Bài 3. Hai canô cùng khởi hành từ hai bến A và B cách nhau 85km và đi ngược chiều nhau. Sau 1giờ 40phút thì hai canô gặp nhau. Tính vận tốc riêng của mỗi canô, biết rằng vận tốc đi xuôi dòng lớn hơn vận tốc của canô đi ngược dòng là 9km/h và vận tốc dòng nước là 3km/h. Bài 4. Cho tứ giác ABCD có AB = 5cm, BC = 36cm, CD = 45cm, DA = 12cm, BD = 15cm. a) Chứng minh rằng tam giác ABD đồng dạng với tam giác BDC. b) Chứng minh rằng tứ giác ABCD là hình thang. Bài 5. Cho tam giác ABC đồng dạng với tam giác MNP. Gọi I, J theo thứ tự là trung điểm của MN và MP. Chứng minh rằng tam giác ABC đồng dạng với tam giác MIJ. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 2
  4. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NHÓM VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Luyện tập : Văn bản: “Chiếu dời đô” ( Lí Công Uẩn) Tiếng Việt: Câu cảm thán A. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Đọc lại văn bản “Chiếu dời đô” và bài “Câu cảm thán”- Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2. - Theo dõi và ghi chép lại bài giảng trên truyền hình (Kênh 2- Đài phát thanh -Truyền hình Hà Nội). - Hoàn thành phiếu bài tập số 5 B. Luyện tập. Phần I. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” (SGK Ngữ văn 8, tập hai- NXBGD Việt Nam) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó. Câu 2. Em hãy trình bày những đặc điểm của thể Chiếu. Sử dụng những câu văn biền ngẫu là đặc điểm nổi bật của Chiếu. Em hãy ghi lại một câu văn biền ngẫu có trong đoạn văn trên và nêu những đặc điểm của văn biền ngẫu. Câu 3. Em hãy lí giải vì sao thành Đại La xứng đáng được chọn là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời? Câu 4. Em hãy chỉ ra trong đoạn trích trên những câu văn mang tính chất đối thoại tâm tình, bày tỏ nỗi lòng của tác giả. Việc xen kẽ những câu văn đó trong văn bản có tác dụng gì? Câu 5. Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu triển khai câu chủ đề “Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”. Đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn (gạch chân và chú thích). Câu 6. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử với bao biến thiên dâu bể, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn luôn là mảnh đất linh thiêng nghìn năm văn hiến, là thủ đô yêu dấu, là trái tim hồng của đất nước ta. Là một học sinh được học tập và lớn lên trên mảnh đất linh PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 3
  5. Trường THCS Trung Hòa thiêng nghìn năm văn hiến ấy, em sẽ làm gì để góp phần vào sự phát triển vững mạnh của thủ đô. Phần II. Câu 1. Em hãy chỉ ra các câu cảm thán trong các câu sau. Chỉ ra những dấu hiệu của câu cảm thán. a. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay!Khúc đê này hỏng mất. (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) b. Tiếc thay nước đã đánh phèn, Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần! (Nguyễn Du) c. Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (Cô bé bán diêm) Câu 2. Em hãy chỉ ra cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị. a. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. (Ngô Tất Tố) b. Ha ha! Một lưỡi gươm! (Sự tích Hồ Gươm) c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ) Câu 3. a. Em hãy đặt một câu câu cảm thán, một câu cầu khiến cùng nội dung phù hợp với các hình ảnh sau: Hình ảnh y bác sĩ cả nước kêu gọi cộng đồng vượt qua dịch Covid-19 b. Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa câu cầu khiến và câu cảm thán. .HẾT . PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 4
  6. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 5
  7. Trường THCS Trung Hòa PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 6
  8. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM VẬT LÝ 8 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 Chủ đề: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt Tiết 25: Nhiệt năng. Các hình thức truyền nhiệt I/ HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI MỚI - HS nghiên cứu SGK bài 21 – Nhiệt năng, bài 22 – Dẫn nhiệt, bài 23 – Đối lưu. Bức xạ nhiệt (SGK/74-82) 1. HS đọc thông tin mục I SGK trang 74 trả lời các câu hỏi: ?1: Nhiệt năng của vật là gì? ?2: Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? ?3: Vật đứng yên có nhiệt năng không? Vì sao? 2. HS đọc thông tin mục II, III SGK trang 74 trả lời các câu hỏi: ?4: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Kể tên? Mỗi cách lấy hai ví dụ minh họa? ?5: Nhiệt lượng là gì? Kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng? 3. HS đọc thông tin mục I, II SGK trang 77 trả lời các câu hỏi: ?6: Sự dẫn nhiệt là gì?Lấy ví dụ? ?7: So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? 4. HS đọc thông tin mục I, II SGK trang 80 trả lời các câu hỏi: ?9: Đối lưu là gì? Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? ?10: Trong chân không và trong chất rắn có xảy ra đối lưu không? Vì sao? ?11: Bức xạ nhiệt là gì? Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở đâu? ?12: Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào? II/ LUYỆN TẬP Bài 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật cũng tăng? A. Động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt năng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả ba câu trả lời trên đều đúng. 2. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây cách nào là đúng? A. Nhôm – nước – dầu – không khí. B. Không khí- nước- dầu – nhôm. C. Không khí – dầu – nước – nhôm. D. Nhôm – dầu – nước – không khí. 3. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào chủ yếu không liên quan đến bức xạ nhiệt? A. Chơi đèn kéo quân. B. Sản xuất muối ăn. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 7
  9. Trường THCS Trung Hòa C. Tạo ra pin Mặt trời. D. Ta cảm thấy nóng khi ngồi gần bóng đèn điện. Bài 2. Giải thích các hiện tượng sau: 1. Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? 2. Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày? 3. Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen? HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 8
  10. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM HÓA HỌC 8 MÔN: HÓA HỌC-KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Hóa học 8 Bài 33: Điều chế hiđro – Phản ứng thế, mục I/ Điều chế hiđro hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: I. Trắc nghiệm Câu 1. Muốn điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào? A. Cho một số kim loại tác dụng với dung dịch axit. B. Dùng than khử oxi ở nhiệt độ cao. C. Điện phân nước. D. Nhiệt phân những hợp chất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Câu 2. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra khí hiđro? A. lưu huỳnh. B. đồng. C. kẽm. D. photpho. Câu 3. Cho sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ: Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. Cu, HCl, H2. B. Zn, H2SO4, H2. C. KMnO4, HCl, H2. D. Fe, H2O, H2. Câu 4. Có thể thu khí H2 bằng cách đẩy nước vì H2 A. nhẹ hơn nước. B. tan nhiều trong nước. C. nặng hơn nước. D. ít tan trong nước. Câu 5. Phương pháp nào ở hình dưới đây không được sử dụng để thu khí hiđro? . PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 9
  11. Trường THCS Trung Hòa Câu 6: Cho các phương trình hoá học sau: t (1) 2Al + 3CuO  3Cu + Al2O3 (2) 2Mg + O2 2MgO (3) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O (4) 3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe (5) C + H2O CO + H2 (6) Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu (7) CaCO3 CaO CO2 (8) Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 Những phương trình hoá học biểu diễn phản ứng thế là: A. (1), (4), (5), (8). B. (1), (4), (5), (7). C. (2), (4), (6), (8). D. (1), (5), (6), (8). Câu 7: Hãy ghép một trong các chữ cái A hoặc B, C, D chỉ nội dung TN với một chữ số trong số 1, 2, 3, 4, 5 chỉ hiện tượng xảy ra cho phù hợp. Thí nghiệm Hiện tượng A. Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm 1. Chất bột chuyển từ màu đen sang màu chứa lá Mg. đỏ. Thành ống thủy tinh có hơi nước. B. Đốt cháy dòng khí H2 sinh ra ở đầu 2. Bọt khí xuất hiện nhanh chóng, kim ống vuốt nhọn. loại tan dần, thành ống nghiệm rất nóng. C. Dẫn khí hiđro qua ống thủy tinh hình 3. Không có hiện tượng gì. trụ có chứa bột CuO ở nhiệt độ cao. 4. Ban đầu không có hiện tượng gì. Sau đó, chất bột chuyển từ màu đỏ sang màu đen. 5. Chất khí cháy với ngọn lửa xanh 6. Chất khí cháy với ngọn lửa màu tím. II. Tự luận Làm bài tập 1, 3, 5 SGK trang 117. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 10
  12. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM SINH 8 MÔN: SINH-KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy nghiên cứu Sách giáo khoa Sinh học 8: Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian và hoàn thành các nhiệm vụ học tập sau: Câu 1. Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não? A. Tủy sống. B. Hạch thần kinh. C. Não trung gian. D. Tiểu não. Câu 2. Liền phía sau trụ não là A. não giữa. B. đại não. C. tiểu não. D. hành não. Câu 3. Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống? A. Não trung gian. B. Não giữa. C. Cầu não. D. Hành não. Câu 4. Trụ não không bao gồm cấu trúc nào dưới đây? A. Hành não. B. Cầu não. C. Não giữa. D. Tiểu não. Câu 5. Bộ phận nào dưới đây được cấu tạo bởi chất trắng bao ngoài, chất xám nằm bên trong? A. Tiểu não, trụ não, đại não. B. Trụ não. C. Tiểu não. D. Đại não. Câu 6. Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì? A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người. B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa. C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể. D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 11
  13. Trường THCS Trung Hòa Câu 7. Bộ phận nào của não là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường truyền cảm giác từ dưới đi lên não? A. Cầu não. B. Tiểu não. C. Não giữa. D. Não trung gian. Câu 8. Con người có tất cả bao nhiêu đôi dây thần kinh não? A. 6 đôi. B. 31 đôi. C. 12 đôi. D. 24 đôi. Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Ở người, nhân xám của là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát của các dây thần kinh não A. tiểu não. B. não trung gian. C. trụ não. D. tiểu não. Câu 10. Khi phá hủy một phần của bộ phận nào dưới đây, ếch sẽ nhảy và bơi loạng choạng? A. Cuống não. B. Tiểu não. C. Hành não. D. Cầu não. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 12
  14. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM LỊCH SỬ 8 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 TIẾT 43. CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (tiết 3) Các em học sinh nghiên cứu sách giáo khoa bài 26, 27 để làm các bài tập sau: Phần I. Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1: Nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh nhằm mục đích gì? A. “Phò vua cứu nước”. B. Bảo vệ cuộc sống, đòi lại đất đai bị thực dân Pháp đánh chiếm. C. Giành lại độc lập, lập ra triều đại mới. D. Cứu nước, cứu nhà. Câu 2: Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào? A. 1884. B. 4/1892. C. 1893. D. 1897. Câu 3: Giai đoạn 1898 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì? A. Xây dựng phòng tuyến. B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp. C. Xây dựng đồn điền Phồn Xương, chuẩn bị lực lượng, lương thực và liên hệ với một số nhà yêu nước. D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ. Câu 4: Giai đoạn 1893 – 1897, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì? A. Tìm cách đình chiến với thực dân Pháp. B. Lo tích lũy lương thực. C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân với mục đích là đòi ruộng đất cho nông dân. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 13
  15. Trường THCS Trung Hòa Câu 6: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập. B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp. C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước. Câu 7. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chính thức chấm dứt vào thời gian nào? A. 10/2/1913. B. 11/2/1913. C. 10/2/1914. D. 10/12/1913. Câu 8. Địa danh Yên Thế thuộc tỉnh nào của nước ta? A. Hà Giang. B. Bắc Giang. C. Bắc Ninh. D. Tiền Giang. Câu 9. Nghĩa quân Hoàng Hoa Thám bắt được con tin là điền chủ Chesnay, thực dân Pháp buộc phải hòa hoãn lần thứ nhất vào A. 10/1894 B. 10/1984. C. 10/1994. D. 11/1894. Câu 10. Nguyên nhân tồn tại lâu dài của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là gì? A. Có tầng lớp tiên tiến lãnh đạo phong trào. B. Có sự ủng hộ của các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. C. Có sự đoàn kết đấu tranh thành phong trào lớn. D. Biết kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ cho dân. Phần II. Tự luận. Câu 1. a. Nêu nguyên bùng nổ cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế? b. Trình diễn biến khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913) theo bảng sau: Giai đoạn (thời gian) Lãnh đạo Sự kiện chính Câu 2. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương và phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng nhân dân cuối thế kỉ XIX. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 14
  16. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM ĐỊA LÍ 8 MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam, hoàn thành nội dung sau: I. Tự luận Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta. Câu 2: Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố nào? II. Trắc nghiệm Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là A. đồi núi. B. đồng bằng. C. bán bình nguyên. D. đồi trung du. Câu 2: Dãy núi cao nhất nước ta là A. Pu Sam Sao. B. Hoàng Liên Sơn. C. Pu Đen Đinh. D. Trường Sơn Bắc. Câu 3: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam là A. tây-đông. B. bắc –nam. C. tây bắc-đông Nam. D. đông bắc – tây nam. Câu 4: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam? A. 55% B. 65% C. 75% D. 85% Câu 5: Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là A. tây bắc-đông nam và vòng cung. B. tây bắc-đông nam và tây-đông. C. vòng cung và tây-đông. D. tây-đông và bắc- nam. Câu 6: Đáp án nào sau đây không phải là thuộc tính của địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa? A. Nhiều sông suối cắt xẻ bề mặt núi và đồng bằng. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 15
  17. Trường THCS Trung Hòa B. Dạng địa hình nhân tạo. C. Các hiện tượng đất trượt và sụt lở trên bề mặt địa hình. D. Nhiều dạng địa hình cacxtơ nhiệt đới. Câu 7: Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo? A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng. C. Địa hình đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên. Câu 8: Các cao nguyên badan phân bố ở A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 9: Địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi ở nước ta là A. địa hình cacxtơ. B. địa hình đồng bằng. C. địa hình bán bình nguyên. D. địa hình cao nguyên. Câu 10: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn A. Tiền Cambri. B. Tân kiến tạo. C. Trung sinh. D. Cổ sinh. HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 16
  18. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM GDCD 8 MÔN GDCD KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 A. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP * Yêu cầu: - HS đọc bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Trang 50, SGK) - Trả lời các câu hỏi phần gợi ý trong SGK trang 50. - Đọc ít nhất 3 lần phần: Nội dung bài học trong SGK. - Đọc thêm phần Tư liệu tham khảo B. LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn trước chữ cái đầu tiên của đáp án đúng. Câu 1: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được gọi là A. khiếu nại. B. tố cáo. C. kỉ luật. D. thanh tra. Câu 2: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật được gọi là gì? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Kỉ luật. D. Thanh tra. Câu 3: Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền A. quan trọng của mỗi tổ chức cá nhân. B. quan trọng nhất của công dân C. cơ bản của công dân. D. được pháp luật quy định. Câu 4: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là A. trực tiếp, đơn thư, báo đài. B. nói riêng với người bị khiếu nại, tố cáo. C. nhờ tổ trưởng dân phố giải quyết nội dung khiếu nại, tố cáo. D. báo công an. Câu 5: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào? A. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân. B. Công an phường, xã, thị trấn. C. Báo với Ủy ban nhân dân các cấp D. Báo với Hội đồng nhân dân các cấp Câu 6: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình? A. Làm đơn khiếu nại. B. Làm đơn tố cáo. C. Chấp nhận nghỉ việc. D. Đe dọa Giám đốc. PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 17
  19. Trường THCS Trung Hòa Câu 7: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì? A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng. B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng. C. Mặc kệ coi như không biết. D. Nhắc nhở công ty X. Câu 8: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì? A. Chủ quan, duy ý chí. B. Trung thực, khách quan,thận trọng. C. Nóng vội. D. Khai báo thiếu trung thực Câu 9: Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào dưới đây? A. Xử lí và truy tố tất cả các trường hợp bị khiếu nại, tố cáo. B. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. C. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống ai đó. D. Không bảo vệ người khiếu nại, tố cáo. Câu 10: Người khiếu nại, tố cáo không cần thực hiện trách nhiệm nào sau đây? A. Trình bày trung thực về nội dung tố cáo. B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật. C. Thực hiện đúng quy định của pháp luật. D. Điều tra nội dung khiếu nại, tố cáo. II. Tự luận: Câu 1. Em hãy so sánh để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo. Câu 2: Những hành vi nào sau đây thể hiện quyền khiếu nại và những hành vi nào thể hiện quyền tố cáo của công dân? Quyền khiếu Quyền tố Việc làm nại cáo A. Gửi đơn đề nghị xem xét lại quyết định kỉ luật của Giám đốc công ty B. Gửi đơn bày tỏ sự không đồng ý với quyết định phạt tiền của cảnh sát giao thông C. Báo với bảo vệ trường học về người lấy trộm tài sản của trường D. Báo với công an về một ổ đánh bạc E. Báo với kiểm lâm về người chặt phá rừng PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 18
  20. Trường THCS Trung Hòa Câu 3: Chị Phương là nhân viên Công ty X. Một lần, do bị hỏng xe máy giữa đường nên chị đến cơ quan làm việc muộn hơn bình thường 2 tiếng. Trước đó, chị Phương đã gọi điện thoại báo cho Trưởng phòng, nhưng vì máy của chị hết pin giữa đường nên không liên lạc được. Giám đốc Công ty đã ra quyết định nghiêm khắc phê bình chị Phương. Chị Phương cho rằng quyết định của Giám đốc đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, chị quyết định khiếu nại quyết định này của Giám đốc. Câu hỏi: Trong trường hợp này, chị Phương làm đơn khiếu nại quyết định của Giám đốc công ty là đúng hay sai? Vì sao? HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 19
  21. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM CÔNG NGHỆ 8 MỐN: CÔNG NGHỆ 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Tiết 29: THỰC HÀNH TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG Câu 1 trang 107 Công nghệ 8: Quan sát mô hình động cơ 4 kì ở hình 31.1, tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu: cơ cáu trục khuỷu-thanh truyền; cơ cấu cam cần tịnh tiến đóng mở van nạp, van thải. Câu 2 trang 108 Công nghệ 8: Khi pit-tông lên đến điểm cao nhất và điểm thấp nhất thì vị trí của thanh truyền và trục khuỷu như thế nào? Câu 3 trang 108 Công nghệ 8: Khi tay quay quay một vòng thì pít tông chuyển động ra sao? Câu 4. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích của xe đạp và hoàn thành bảng sau: Bánh dẫn Bánh bị dẫn Tỉ số truyền Tỉ số truyền lí thuyết thực tế D = D = Đường kính d bd bánh đai Z = Z = Số răng của bộ d bd truyền động xích Câu 5. Hãy nối các ý ở cột A với hình ảnh tương ứng ở cột B Cột A Cột B 1. Truyền động xích a) 2. Truyền động đai b) 3. Truyền động bánh răng c) HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 20
  22. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM ÂM NHẠC MÔN: ÂM NHẠC - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 1) Tìm hiểu về tác giả và nội dung bài hát : “Tuổi hồng”? 2) Tìm hiểu các kí hiệu có trong bài hát, chia đoạn,chia câu? 3) Qua bài hát, em có cảm nhận gì về những tháng ngày trên ghế nhà trường? PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 21
  23. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NHÓM THỂ DỤC MÔN: THỂ DỤC : KHỐI 8 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Em hãy tìm hiểu và cho biết, trong nhảy xa giải đoạn nào là quan trọng nhất? Tại sao? Câu 2: Giới thiệu một số điểm cơ bản của nội dung thi đấu nhảy xa Câu 3: Em hãy thực hiện động tác giậm nhảy tại chỗ tay chạm vào vật trên cao ( Học sinh có thể chạm vào lá cây trên cao hoặc đồ vật treo sẵn tại nhà ) . Thực hiện 10 lần Câu 4: Thực hiện chạy bền 300m đối với Nữ, 500m đối với Nam (Có thể đổi thành chạy lên xuống cầu thang nhà 3 tầng 6 vòng, tập bài tập bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông liên hoàn x 3 lần với nữ và 5 lần đối với nam), bài thể dục TABATA tại chỗ. * Chuẩn bị đồ dùng trang phục giờ học: Quần áo thể dục * Ghi chú: - Học sinh tập luyện hàng ngày lúc 16h30 - Yêu cầu phần thực hành học sinh quay lại video chứng minh quá trình tập luyện HẾT PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 22
  24. Trường THCS Trung Hòa TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 NHÓM MĨ THUẬT MÔN: MĨ THUẬT - KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 Em hãy tìm hiểu và trả lời những câu hỏi sau: - Khẩu hiệu thường được treo ở đâu? - Khẩu hiệu thường được trình bày trên những chất liệu gì? - Sưu tầm một số hình ảnh khẩu hiệu và nhận xét về các nội dung sau: + Bố cục + Màu sắc + Cách ngắt dòng Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: - SGK, vở ghi - Giấy vẽ A4 - Bút chì, màu vẽ, tẩy -HẾT- PHIẾU BÀI TẬP KHỐI 8 (TỪ 13/4/2020 – 18/4/2020) 23