Nội dung tự học môn Giáo dục công dân 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng

doc 5 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1190
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tự học môn Giáo dục công dân 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_tu_hoc_mon_giao_duc_cong_dan_10_bai_13_cong_dan_voi.doc

Nội dung text: Nội dung tự học môn Giáo dục công dân 10 - Bài 13: Công dân với cộng đồng

  1. TRƯỜNG THPT BÙI HỮU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NGHĨA NAM TỔ SỬ - ĐỊA- GDCD Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bình Thủy, ngày 16 tháng 02 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Căn cứ công văn số Số: 316/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 02 năm 2020 Về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Căn cứ vào kế hoạch số 14 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Tổ Sử - Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn GDCD lớp 10 trong thời gian phòng dịch (từ 17/2 đến 22/2/2020), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG TỰ HỌC BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (2 tiết) II. HÌNH THỨC: - Học sinh sau khi học nội dung trên và từ đó vận dụng để làm bài tập thực hành, trắc nghiệm. - Làm đáp án bằng file word. - Lớp trưởng tổng hợp bài làm của các bạn trong lớp nén thành file nén gởi qua cho mail cho giáo viên dậy lớp mình (lưu ý khi lưu file bài làm cần ghi rõ họ tên, lớp). - Địa chỉ Mail nộp bài hang.giaoduccongdan@gmail.com - Thời gian hoàn thành: Chậm nhất 17g chiều thứ 7 ngày 22/2/2020. - Đánh giá sản phẩm: + GVBM sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp mình giảng dạy và có thể có hình thức cho điểm đối với sản phẩm chất lượng (tùy quyết định của GVBM). + Tuyệt đối học sinh không được sao chép bài của nhau, nếu có biểu hiện sao chép giáo viên bộ môn sẽ trừ điểm của tất cả bài làm giống nhau. + Học sinh không nộp sản phẩm sẽ bị cho điểm 0. - Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì trao đổi với cô Hằng theo địa chỉ liên hệ + FB: Le Hang + Zalo: 0971207757 Lê Hằng +Mail: hang.giaoduccongdan@gmail.com Trên đây là kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn GDCD lớp 10 trong thời gian phòng dịch của môn giáo dục công dân lớp 10 Người lập kế hoạch Lê Thị Hằng
  2. NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN GDCD 10 BÀI 13 CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG 1- Cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong đời sống con người. a) Cộng đồng là gì ? Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. * Có nhiều cộng đồng. Ví dụ: Gia đình; lớp học Cộng đồng dân cư: làng, xã Cộng đồng ngôn ngữ Cộng đồng dân tộc * Đặc điểm các cộng đồng: - Khác nhau: Về quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động. - Giống nhau: Nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, đời sống, phong tục tập quán b) Vai trò của cộng đồng. - Cộng đồng là môi trường, điều kiện phát triển của cá nhân con người. - Cộng đồng quan tâm, chăm lo và giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ, giữa lợi ích chung và riêng - Mặt khác, mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng tạo nên sức mạnh cho cộng đồng. 2- Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. a) Nhân nghĩa: - Nhân là lòng thương người. - Nghĩa là cách xử thế hợp theo lẽ phải => Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải * Biểu hiện: - Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau - Nhường nhịn, đùm bọc nhau - Vị tha, bao dung, độ lượng * Ý nghĩa: - Nhân nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Giúp cho con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vợt qua khó khăn. - Làm cho cuộc sống con người thêm tốt đẹp. * Trách nhiệm của Thanh niên học sinh: - Kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ - Quan tâm giúp đỡ mọi người - Cảm thông, bao dung, độ lượng - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội: uống nớc nhớ nguồn, từ thiện - Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc. Tôn trọng giữ gìn truyền thống đạo đức dân tộc. 2- b) Hoà nhập * Khái niệm Hoà nhập là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. * Ý nghĩa:
  3. Sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. * Học sinh cần làm gì để hoà nhập: - Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ mọi ngời; chan hoà, vui vẻ, cởi mở với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và vận động mọi người cùng tham gia. b) Hợp tác. * Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. * Biểu hiện của hợp tác: - Cùng bàn bạc - Phối hợp nhịp nhàng - Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau - Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ * ý nghĩa của hợp tác: - Tạo nên sức mạnh chung - Đem lại chất lượng và hiệu quả cao - Hợp tác là một phẩm chất, một yêu cầu đối với một công dân trong xã hội hiện đại. * Nguyên tắc của hợp tác: - Tự nguyện, bình đẳng - Hai bên đều có lợi * Các loại hợp tác: - Hợp tác song phương, đa phương - Hợp tác từng mặt hoặc toàn diện - Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia. * Trách nhiệm của thanh niên học sinh: - Cùng nhau bàn bạc, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch. - Nghiêm túc thực hiện - Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp ý kiến. BÀI TẬP I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Đâu là biểu hiện của hợp tác? A. Luôn quan tâm, chia sẽ với mọi người những khó khăn trong cuộc sống. B. Giúp đở, hổ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. C. Sống chan hòa với mọi người, không gây mâu thuẫn bất hòa với người khác. D. Có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng, của xã hội. Câu 2. Người sống không hòa nhập với cộng đồng sẽ có một cuộc sống A. nghèo khổ và vất vả. B. đơn độc, buồn tẻ. C. độc thân, bất hạnh. D. đau khổ, phiền muộn. Câu 3. Toàn thể những người cùng chung sống có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội gọi là
  4. A. cộng đồng. B. tập thể. C. dân cư. D. làng xóm. Câu 4. Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh A. trong một số trường hợp. B. vượt qua khó khăn trong cuộc sống. C. để làm giàu cho gia đình mình. D. để chinh phục thiên nhiên. Câu 5. Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của hợp tác? A. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. B. Giúp con ngưới có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn. C. Làm cho cuộc sống của con người thêm tốt đẹp. D. Là phẩm chất, yêu cầu đối với công dân trong xã hội hiện đại. Câu 6. Xây dựng giờ học tốt, đó là biểu hiện của A. hạnh phúc. B. sự hợp tác. C. nhân nghĩa. D. hòa nhập. Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện sự hợp tác? A. X tìm mọi cách lôi kéo bạn về nhóm mình. B. A và B cùng thảo luận bài kiểm tra. C. K thảo luận các bài tập của nhóm. D. H học nhóm để nhận giúp đỡ của bạn. Câu 8. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” nói về A. hòa nhập. B. lương tâm. C. nhân phẩm. D. nhân nghĩa. Câu 9. Khi nhu cầu và lợi ích chung của cá nhân không phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội thì cá nhân phải A. đặt nhu cầu và lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng, xã hội. B. ưu tiên cho nhu cầu và lợi ích của cá nhân sau đó tới lợi ích của cộng đồng, xã hội. C. thực hiện theo đúng yêu cầu và lợi ích của cá nhân. D. đặt nhu cầu và lợi ích của cộng đồng, xã hội lên trên lợi ích cá nhân. Câu 10. Các học sinh Việt Nam tham gia các kỳ thi Olimpic quốc tế là biểu hiện của nội dung nào dưới đây? A. Hợp tác. B. Hòa nhập. C. Danh dự. D. Tự trọng. Câu 12: Hàng năm nhà trường thường tổ chức cho học sinh thăm viếng các nghĩa trang liệt sĩ nhằm giáo dục cho học sinh A. tinh thần tương thân, tương ái. B. truyền thống nhân nghĩa. C. sống hòa nhập với cộng đồng. D. Tinh thần đoàn kết. Câu 13. Tính A hiền, ít nói nên khi vào cơ quan làm việc anh chỉ quan tâm đến công việc mà không giao tiếp với mọi người. Việc làm này thể hiện anh không thực hiện được trách nhiệm nào sau đây? A. Hòa nhập. B. Hợp tác. C. Nhân nghĩa. D. Quan tâm. Câu 14. M thường xuyên nguyên góp quần áo cũ tặng các bạn vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm của M thể hiện trách nhiệm nào của công dân với cộng đồng?
  5. A. Nhân nghĩa. B. Hòa nhập. C. Đoàn kết. D. Hợp tác. Câu 15. Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, của xã hội là sống A. hòa nhập. B. vì mọi người. C. lành mạnh. D. có ích. II. PHẦN TỰ LUẬN CÂU HỎI: Nhân nghĩa là gì? Để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc mỗi học sinh chúng ta cần làm gì? Em hãy kể tên các hoạt động của bản thân, gia đình, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. ̣