Nội dung tự học môn Giáo dục công dân 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

doc 5 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1710
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung tự học môn Giáo dục công dân 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnoi_dung_tu_hoc_mon_giao_duc_cong_dan_10_bai_12_cong_dan_voi.doc

Nội dung text: Nội dung tự học môn Giáo dục công dân 10 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

  1. TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SỬ - ĐỊA- GDCD Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bình Thủy, ngày 09 tháng 02 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Căn cứ công văn số Số: 316/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 02 năm 2020 Về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Căn cứ vào kế hoạch số 14 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Tổ Sử - Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn GDCD lớp 10 trong thời gian phòng dịch (từ 10/2 đến 17/2/2020), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG TỰ HỌC BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (2 tiết) II. HÌNH THỨC: - Học sinh sau khi học nội dung trên và từ đó vận dụng để làm bài tập thực hành, trắc nghiệm. - Làm đáp án bằng file word. - Lớp trưởng tổng hợp bài làm của các bạn trong lớp nén thành file nén gởi qua cho mail cho giáo viên dậy lớp mình (lưu ý khi lưu file bài làm cần ghi rõ họ tên, lớp). - Địa chỉ Mail nộp bài lớp 10A1 và 10A2 nộp cho cô Ngọc theo địa chỉ lethinhung1982hoahong@gmail.com; Từ lớp 10A3 đến 10A13 nộp cho cô Hằng theo địa chỉ mail hang.giaoduccongdan@gmail.com - Thời gian hoàn thành: Chậm nhất 17g chiều thứ 7 ngày 15/2/2020. - Đánh giá sản phẩm: + GVBM sẽ đánh giá sản phẩm của HS lớp mình giảng dạy và có thể có hình thức cho điểm đối với sản phẩm chất lượng (tùy quyết định của GVBM). + Tuyệt đối học sinh không được sao chép bài của nhau, nếu có biểu hiện sao chép giáo viên bộ môn sẽ trừ điểm của tất cả bài làm giống nhau. + Học sinh không nộp sản phẩm sẽ bị cho điểm 0. - Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì trao đổi với cô Hằng theo địa chỉ liên hệ + FB: Le Hang + Zalo: 0971207757 Lê Hằng +Mail: hang.giaoduccongdan@gmail.com
  2. Trên đây là kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn GDCD lớp 10 trong thời gian phòng dịch của môn giáo dục công dân lớp 10 Người lập kế hoạch Lê Thị Hằng NỘI DUNG TỰ HỌC MÔN GDCD 10 BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ( 2 TIẾT) 1- Tình yêu a) Tình yêu là gì? - Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặtlàm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. - Tình yêu mang tính xã hội. b) Tình yêu chân chính. * Tình yêu chân chính - Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. * Biểu hiện: - Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó, đồng cảm. - Sự quan tâm sâu sắc, không vụ lợi. - Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. - Có lòng vị tha, nhân ái, sự thông cảm, chia sẻ với nhau. c) Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên - Yêu quá sớm. - Yêu nhiều người cùng 1 lúc. - Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. 2- Hôn nhân. a) Hôn nhân là gì ? - Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn, được pháp luật thừa nhận. * Cơ sở của hôn nhân: Là tình yêu và được pháp luật thừa nhận. b) Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. * Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Biểu hiện: - Dựa trên tình yêu chân chính. - Cá nhân được tự do kết hôn theo luật định - Được đảm bảo về mặt pháp lý ( đăng ký kết hôn) - Đảm bảo quyền li hôn * Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
  3. Biểu hiện: - Vợ chồng phải chung thuỷ với nhau, yêu thương và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình. 3- Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thànhviên. a) Gia đình là gì ? * Khái niệm: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. * Cơ sở: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. b) Chức năng của gia đình. - Chức năng duy trì nòi giống - Chức năng kinh tế - Chức năng tổ chức đời sống gia đình - Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. BÀI TẬP I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ của xã hội là A. tình yêu tiến bộ. B. tình yêu chân chính. C. tình yêu hiện đại. D. tình yêu đúng nghĩa. Câu 2: Tình yêu chân chính làm cho con người A. ngày càng tiến bộ hơn. B. sớm đạt được mục đích của mình . C. có địa vị và thu nhập cao. D. trưởng thành và hoàn thiện hơn. Câu 3: Hôn nhân được đánh dấu bằng A. kết hôn. B. đám cưới. C. lễ đính hôn. D. cầu hôn. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân nước ta? A. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. B. Một vợ một chồng. C. Vợ chồng bình đẳng. D. Tự nguyện, tiến bộ. Câu 5: Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ khi hai người đã A. tổ chức đám cưới. B. có con chung. C. đăng ký kết hôn. D. tự nguyện đến với nhau. Câu 6: Việc cưới xin giữa những người vị thành niên chưa đến tuổi kết hôn được gọi là A. yêu đương quá sớm. B. tảo hôn. C. hủ tục. D. lạc hậu. Câu 7. Tình yêu luôn mang tính A. xã hội. B. riêng tư. C. cá nhân. D. ích kỷ. Câu 8. Cộng đồng người chung sống gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống được gọi là A. gia tộc. B. gia đình. C. họ hàng. D. thị tộc. Câu 9. Trong gia đình quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu, giữa anh chị em ruột với nhau được gọi là
  4. A. quan hệ huyết thống. B. quan hệ hôn nhân. C. quan hệ họ hàng. D. quan hệ gần gũi. Câu 10. Tự nguyện trong hôn nhân được thể hiện qua việc A. cha, mẹ đặt đâu con ngồi đó. B. cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. C. hôn nhân được pháp luật bảo vệ. D. hôn nhân được đảm bảo về mặt pháp lý. Câu 11. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện ở A. sự cào bằng, chia đôi mọi công việc trong gia đình. B. vợ chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau. C. vợ chồng có quyền lợi, quyền hạn ngang nhau. D. vợ chồng phải chung thủy, yêu thương, giúp đở nhau cùng tiến bộ. Câu 12. Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Lợi ích kinh tế. B. Lợi ích xã hội. C. Tình yêu chân chính. D. Tình bạn lâu năm. Câu 13. Em tán thành ý kiến nào dưới đây? A. Gia đình đông con là gia đình có phúc. B. “Môn đăng hộ đối” là điều kiện quan trọng nhất để kết hôn. C. Hôn nhân cần dựa trên tình yêu. D. Kết hôn nên theo sự sắp đặt của cha mẹ vì cha mẹ có nhiều kinh nghiệm. D. Kết hôn nên theo sự sắp đặt của cha mẹ vì cha mẹ có nhiều kinh nghiệm. Câu 14. Chị N cho rằng muốn có cuộc sống sung sướng thì phải yêu và lấy người có công việc ổn định và giàu có, quan niệm củ chị N là biểu hiện nào dưới đây trong tình yêu? A. Tình yêu hiện đại. B. Tình yêu chân chính. C. Thành thật trong tình yêu. D. Tình yêu vụ lợi. Câu 15. Sau khi kết hôn chị H không muốn sinh con vì như vậy sẽ không có thời gian để phát triển sự nghiệp. Quan niệm đó của chị H đã đi ngược với chức năng nào dưới đây của gia đình? A. Duy trì nòi giống. B. Nuôi dưỡng và giáo dục con cái. C. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. D. Chức năng kinh tế. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa chế độ hôn nhân nước ta hiện nay và chế độ hôn nhân trong thời kỳ phong kiến?