Nội dung ôn tập Sinh học 12

docx 12 trang thienle22 4670
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_sinh_hoc_12.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Sinh học 12

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP SINH HỌC 12 (TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19) I. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất 1. Sự phát sinh sự sống trên Trái đất Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất là: Tiến hoá hoá học → Tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học. a. Tiến hóa hóa học - Giai đoạn tổng hợp những chất hữu cơ cho sự sống từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. - Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh phân tử hữu cơ có thể hình thành tự phát trong tự nhiên. - Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là axit nuclêic và prôtêin (pôlipeptit) b. Tiến hóa tiền sinh học - Các đại phân tử xuất hiện trong nước và tập trung với nhau, các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ hình thành lớp màng bao bọc các đại phân tử hữu cơ => giọt nhỏ (Côaxecva - hỗn hợp dung dịch keo đông tụ thành giọt nhỏ, có màng bao bọc ). - Các Côaxecva có khả năng trao đổi chất, khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học được CLTN giữ lại hình thành các TB sơ khai (mầm mống cơ thể đầu tiên) tiến hoá sinh học Các loài như ngày nay. Sơ đồ: Sự phát sinh sự sống trên Trái đất : Năng lượng tự nhiên Các chất khí trong Chất hữu cơ đơn Các đại phân tử Các loại phức hợp khí quyển nguyên giản các phân tử hữu cơ ( Pôlipeptit, axít thuỷ (CH4, NH3, ( axit amin, Nu, nuclêic) (ARN-pôlipeptit; C2N2, H2O, H2, đường đơn, axít ARN-xaccarit; CO2) béo ) pôlipeptit-lipit, ) CLTN Phức hợp các phân tử hữu cơ có thể tự sao và dịch mã ( ARN và pôlipeptit được bao bọc bởi màng bán thấm ) 2. Sự phát triển sự sống qua các đại địa chất a. Hóa thạch - Định nghĩa: Hóa thạch là di tích của các SV để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. - Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới + Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. + Xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau và mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
  2. * Xác định tuổi hóa thạch dựa vào phân tích các đồng vị phóng xạ trong hóa thạch như cacbon 14 (thời gian bán rã 5730 năm), urani 238 (thời gian bán rã 4,5 tỉ năm). b. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất - Hiện tượng trôi dạt lục địa Là hiện tượng các phiến kiến tạo của vỏ Trái Đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng bỏng bên dưới chuyển động - Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất là những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình. => Chia làm 5 đại địa chất: Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh. - SV trong các đại địa chất(Bảng 33, SGK trang 142) II. Sự phát sinh loài người 1. Bằng chứng về nguồn gốc ĐV của loài người 2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người - Từ loài vượn người cổ đại tiến hóa hình thành nên chi Homo để rồi sau đó tiếp tục tiến hóa hình thành nên loài người H.Sapiens (habilis – loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo H.erectus  H.sapiens). 3. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa - Người hiện đại có đặc điểm: Bộ não lớn, trí tuệ phát triển, có tiếng nói và chữ viết. - Bàn tay với các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Có khả năng tiến hóa văn hóa XH ngày càng phát triển: từ công cụ bằng đá sử dụng lửa tạo quần áo chăn nuôi, trồng trọt, KH – CN. - Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình. LUYỆN TẬP BÀI SỐ 1 Câu 1. Tiến hoá tiền sinh học là quá trình A. hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên. B. hình thành các pôlipeptit từ các axit amin. C. các đại phân tử hữu cơ. D. Xuất hiện các nuclêôtit và saccarit. Câu 2. Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất A. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. B. Hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac. C. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. D. Saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic. Câu 3. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ A. các nguồn năng lượng tự nhiên. B. Sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ. C. sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ. D. các enzym tổng hợp. Câu 4. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có sự
  3. A. tạo thành các côaxecva theo phương thức hóa học. B. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. C. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hoá học. D. xuất hiện các enzim theo phương thức hoá học. Câu 5. Sự sống đầu tiên xuất hiện ở MT A. trong nước đại dương. B. khí quyển nguyên thuỷ. C. trong lòng đất và được thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa. D. trên đất liền Câu 6. Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện A. các SV đơn giản đầu tiên. B. Quy luật CLTN. C. các hạt côaxecva. D. Các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ. Câu 7. Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào A. những biến đổi về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình. B. Sự thay đổi khí hậu. C. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch. D. lớp đất đá và hoá thạch điển hình. Câu 8. Đại Trung sinh là đại phát triển ưu thế của A. quyết TV và lưỡng cư.B. dương xỉ có hạt và bò sát C. cây hạt trần và bò sát. D. cây hạt kín và thú Câu 9. Thứ tự của 5 đại trong lịch sử phát triển sự sống là: A. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân Sinh. B. Thái cổ, Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân Sinh. C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân Sinh. D. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân Sinh. Câu 10. Kỉ Cambri thuộc đại: A. Cổ sinh. B. Thái cổ.C. Trung sinh. D. Tân sinh. Câu 11. TV ở cạn đầu tiên xuất hiện ở kỉ: A. Than đá.B. Đêvôn.C. Xilua.D. Cambri. Câu 12. Cây có hoa ngự trị ở kỉ A. Đệ tam.B. Đệ tứC. Phấn trắng.D. Tam điệp Câu 13. Sự kiện xảy ra ở kỉ Đêvôn là A. phát sinh TV, tảo biển ngự trị. B. phân hoá cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng. C. dương xỉ phát triển mạnh, TV có hạt xuất hiện. D. cây Hạt trần ngự trị. Câu 14. Loài người xuất hiện vào kỉ A. Đệ tam của đại Tân sinhB. Đệ tứ của đại Tân sinh C. Phấn trắng của đại Trung sinhD. Jura của đại Trung sinh. Câu 15. Bò sát xuất hiện ở kỉ A. Pecmi.B. Cacbon.C. Đêvôn.D. Tam điệp. Câu 16. Dạng vượn người được xem là có họ hàng gần gũi nhất với loài người hiện đại là : A. vượn ;B. Dười ươi ;C. Tinh tinh.D. Gôrila. Câu 17. Loài người được phát sinh trực tiếp từ loài nào ?
  4. A. H. Habilis. B. H.erectus.C. KhỉD. Tinh tinh Câu 18. Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu? A. Châu Phi B. Châu ÁC. Đông nam châu ÁD. Châu Mỹ Câu 19. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. tinh tinhB. Đười ươiC. GôriliaD. Vượn Câu 20. Dạng vượn người hiện đại có nhiều đặc điểm giống người nhất là A. tinh tinhB. Đười ươi C. GôrilaD. Vượn Câu 21. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người? A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng C. Mấu lồi ở mép vành tai D. Chi trước ngắn hơn chi sau Câu 22. Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là: A. Quá trình tích luỹ thông tin di truyền B. Quá trình biến đổi thông tin di truyền C. Quá trình đột biến trong sinh sản D. Quá trình biến dị tổ hợp Câu 23. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là A. cấu tạo tay và chân.B. Cấu tạo của bộ răng. C. cấu tạo và kích thước của bộ não.D. Cấu tạo của bộ xương. Câu 24. Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển? A. có cằm. B. Không có cằmC. Xương hàm nhỏD. Không có răng nanh. Câu 25. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là A. Homo habilisB. Homo sapiensC. Homo erectusD. Homo neanderthalensis. Câu 26. Dạng vượn người hóa thạch cổ nhất là: A. ĐriôpitecB. ÔxtralôpitecC. PitêcantrôpD. Nêanđectan BÀI SỐ 2: Câu 1. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh. C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh. D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. Câu 2. Trình tự các kỉ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là A. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic B. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic C. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic D. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta? A. sâu bọ xuất hiện B. xuất hiện thực vật có hoa C. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ D. tiến hoá động vật có vú Câu 4. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại
  5. A. cổ sinhB. nguyên sinhC. trung sinhD. tân sinh Câu 5. Loài người hình thành vào kỉ A. đệ tamB. đệ tứC. juraD. tam điệp Câu 6. Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh? A. kỉ phấn trắngB. kỉ juraC. tam điệpD. đêvôn Câu 7. Ý nghĩa của hoá thạch là A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 8. Trôi dạt lục địa là hiện tượng A. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy. B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại. C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea. D. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật. Câu 9. Sinh vật trong đại thái cổ được biết đến là A. hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ sơ nhất. B. hoá thạch của động vật, thực vật bậc cao. C. xuất hiện tảo. D. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi. Câu 10. Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ? A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật. B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Hóa thạch và khoáng sản. Câu 11. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại thái cốB. Đại cổ sinhC. Đại trung sinh D. Đại tân sinh. Câu 12. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. phát sinh thực vật và các ngành động vật, B. sự phát triển cực thịnh của bò sát C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú . D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. Câu 13. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng? A. cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này. B. được chia thành 2 kỉ, trong đó loaì người xuất hiện vào kỉ đệ tứ C. phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng. D. ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế. Câu 14. Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch? A. Than đá có vết lá dương xỉB. Dấu chân khủng long trên than bùn C. Mũi tên đồng,trống đồng Đông sơnD. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm Câu 15. Sự di cư của các động ,thực vật ở cạn vào kỉ đệ tứ là do A. khí hậu khô,băng tan,biển rút tạo điều kiện cho sự di cư B. Sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và thú ăn thịt C. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ
  6. D. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển,mực nước biển rút xuống Câu 16. Dựa vào đâu người ta chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các mốc thời gian địa chất? A. Hoá thạch B. Đặc điểm khí hậu, địa chất C. Hoá thạch và các đặc điểm khí hậu, địa chất D. Đặc điểm sinh vật Câu 17. Cách đây bao lâu tất cả các phiến kiến tạo liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất trên trái đất? A. 12 triệu nămB. 20 triệu nămC. 50 triệu nămD. 250 triệu năm Câu 18. Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào? A. CacbonB. ĐêvônC. SiluaD. Pecmi Câu 19. Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào? A. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-yếm khí B. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-hiếu khí C. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-hiếu khí D. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-yếm khí Câu 20. Chu kì bán rã của 14C và 238U là: A. 5.730 năm và 4,5 tỉ nămB. 5.730 năm và 4,5 triệu năm C. 570 năm và 4,5 triệu nămD. 570 năm và 4,5 tỉ năm II. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm và phân loại MT a. Khái niệm MT sống của SV bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh SV, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới SV; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của SV. b. Có 04 loại MT là : MT trên cạn, MT nước, MT đất, MT SV. 2. Các nhân tố sinh thái Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố MT có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống SV. a. Nhân tố sinh thái vô sinh: khí hậu, thổ nhưỡng, nước và địa hình, b. Nhân tố hữu sinh : vi SV, nấm, ĐV, TV và con người. 3. Giới hạn sinh thái Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó SV có thể tồn tại và phát triển. - Khoảng thuận lợi : là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho SV sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất. - Khoảng chống chịu : khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của SV. 4. Ổ sinh thái Ổ sinh thái của một loài là “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của MT nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển dài lâu. - Nơi ở: là nơi cư trú của một loài. II. QUẦN THỂ SINH VẬT
  7. 1. QT SV: Là tập hợp các cá thể cùng trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. 2. Quá trình hình thành QT SV. Các cá thể phát tán  MT mới  CLTN tác động  Những cá thể thích nghi  QT. 3. Quan hệ giữa các cá thể trong QT SV - Quan hệ hỗ trợ:Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, - VD. + Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông. + Chó rừng thường quần tụ từng đàn. - Ý nghĩa: Giúp QT tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản. - Quan hệ cạnh tranh: Các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống. - Ý nghĩa: + Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong QT + Đảm bảo và thúc đẩy QT phát triển. 4. Các đặc trưng cơ bản của quần thể a. Tỉ lệ giới tính (đặc trưng quan trọng nhất). Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong QT. - Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như : MT sống, mùa sinh sản, sinh lý - Tỉ lệ giới tính của QT là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của QT trong điều kiện MT thay đổi. b. Nhóm tuổi - Có nhiều cách phân chia : 1. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản 2. Tuổi sinh lý là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong QT. 3. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể. 4. Tuổi QT là tuổi bình quân của các cá thể trong QT. 5. Sự phân bố cá thể của QT Có 3 kiểu phân bố với ý nghĩa cụ thể như sau: + Phân bố theo nhóm : Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của MT. + Phân bố đồng đều : Làm giảm mức độ canh tranh giữa các cá thể trong QT. + Phân bố ngẫu nhiên : SV tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong MT. 6. Mật độ cá thể của QT Mật độ cá thể của QT là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của QT.Mật độ cá thể của QT có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong MT, tới khả năng sinh sản và tử vong của các cá thể. 7. Kích thước của QT SV a. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa Kích thước của của QT là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT. Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con. - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển - Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà QT có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của MT
  8. b. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước củaQT SV - Mức độ sinh sản của QT Là số lượng cá thể của QT được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian. - Mức tử vong của QT Là số lượng cá thể của QT bị chết trong 1 đơn vị thời gian. - Phát tán cá thể của QT Phát tán là sự xuất cư và nhập cư. - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏQT đến nơi sống mới. - Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài QT chuyển tới sống trong QT. 8. Tăng trưởng của QT - Điều kiện MT thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J) - Điều kiện MT không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng của QT giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S) *Tăng trưởng của QT người - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử - Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng MT giảm sút ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. 9. Biến động số lượng cá thể Biến động số lượng cá thể của QT là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể. - Biến động theo chu kì Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện MT. - Biến động số lượng không theo chu kì Là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của MT tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên. - Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của QT + Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh (khí hậu, thổ nhưỡng) + Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh (cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn,kẻ thù ăn thịt) - Sự điều chỉnh số lượng cá thể của QT QT sống trong MT xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc làm tăng số lượng cá thể của QT. - Trạng thái cân bằng của QT Trạng thái cân bằng của QT là trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của MT. LUYỆN TẬP BÀI SỐ 1 Câu 1: Thế nào là MT sống? A. Tất cả các yếu tố tự nhiên.B. Tất cả các yếu tố quanh SV. C. Các nhân tố tác động trực tiếp lên cơ thể SV.D. Các nhân tố tác động gián tiếp lên cơ thể SV. Câu 2: Các loài sâu, bọ có MT sống chủ yếu là: A. MT đất.B. MT cạn. C. MT nước. D. MT SV. Câu 3: MT mà các loài ếch, nhái không thể tồn tại và phát triển được: A. MT nước.B. MT đất. C. MT không khí. D. MT nước ngọt. Câu 4: Các loài cá chép, cá mè có MT sống là: A. MT nước ngọt. B. MT nước lợ. C. MT nước mặn.D. Lớp bùn đáy. Câu 5: Các loài lươn, trạch sống chủ yếu ở: A. Tầng nước mặn.B. Tầng nước giữa. C. Lớp bùn đáy. D. Tầng nước sâu.
  9. Câu 6: Nhân tố sinh thái là: A. Các nhân tố vô sinh.B. Các nhân tố hữu sinh. C. Nhân tố con người.D. Bao gồm nhân tố vô sinh, hữu sinh, con người. Câu 7: Thế nào là giới hạn sinh thái? A. Giới hạn dưới khả năng chịu đựng của cơ thể SV. B. Giới hạn chịu đựng của SV với MT sống. C. Giới hạn trên khả năng chịu đựng của cơ thể SV. D. Điểm cực thuận cho sự sinh trưởng và phát triền của SV. Câu 8: Cá rô phí có nhiệt độ thuận lợi từ: A. 400C – 420C.B. 35 0C – 400C.C. 20 0C – 350C.D. 5,6 0C – 420C. Câu 9: Đâu là khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi? A. 5,60C – 420C.B. 35 0C – 420C. C. 200C – 350C.D. 20 0C – 420C. Câu 10: Cây trồng ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt ở nhiệt độ: A. 150C - 200C.B. 20 0C – 250C.C. 20 0C – 300C.D. 25 0C – 300C. Câu 11: Cá chép có giới hạn nhiệt độ từ 2 0C - 440C. Cá rô phi có giới hạn nhiệt độ từ 5,60C - 420C. Điều nào sau đây là đúng? A. Cá chép phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ dưới thấp hơn. B. Cá rô phi phân bố rộng hơn vì có giới hạn nhiệt độ dưới cao hơn. C. Cá chép phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn nhiệt độ rộng hơn. D. Cá rô phi phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn nhiệt hẹp hơn. Câu 12. Cho các tập hợp sau: 1. các con chó sói trong rừng 4. các con khỉ trong vườn bách thú 2. các cây thông trên đồi 5. cá rô phi đơn tính trong hồ 3. các con chim trên đồng cỏ 6. ốc bươu vàng ở ruộng lúa Tập hợp nào là QT SV? A. 1, 3, 4, 5, 6B. 1, 2, 6C. 1, 2, 3, 5, 6D. 2, 3, 5 Câu 13. Những con voi trong vườn bách thú là A. tập hợp cá thể voi.B. quần thể.C. quần xã.D. hệ sinh thái. Câu 14. Tác dụng của quan hệ hổ trợ trong QT là: A. Cạn kiệt nguồn sống.B. Mức cạnh tranh gay gắt. C. Kiếm ăn, bảo vệ và sinh sản tốt hơn.D. Tranh giành đực cái. Câu 15. Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong QT có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của MT. B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong MT. C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong QT. D. Giúp các cá thể liên kết bền vững. Câu 16. Cá thể trong QT phân bố đồng đều khi: A. Tập trung ở những nơi có điều kiện sống tốt. B. Điều kiện sống phân bố đồng đều. C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều. D. Điều kiện sống nghèo nàn. Câu 17. Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong QT có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của MT. B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong MT. C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong QT. D. Cả A, B và C. Câu 18. Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổ định do A. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử
  10. B. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. C. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. D. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. Câu19. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. nguồn thức ăn từ MT.B. sức sinh sản. C. mức tử vong.D. sức tăng trưởng của cá thể. Câu 20. Một QT với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi: A. nhóm đang sinh sản.B. nhóm trước sinh sản. C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. BÀI SỐ 2 Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Chịu được ánh sáng mạnh. B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. C. Lá xếp nghiêng. D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng? A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Mọc dưới bóng của cây khác. C. Lá nằm ngang. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ. Câu 3. Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 4. Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc. C. kích thước cơ thể nhỏ. D. ra mồ hôi. Câu 5. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 6. Nơi ở của các loài là: A. địa điểm cư trú của chúng.B. địa điểm sinh sản của chúng. C. địa điểm thích nghi của chúng.D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.
  11. Câu 7. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường? A. Lưỡng cư.B. Cá xương.C. Thú.D. Bò sát. Câu 8. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất.B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần.D. chết hàng loạt. Câu 9. Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật A. ưa bóng và chịu hạn.B. ưa sáng.C. ưa bóng.D. chịu nóng. Câu 10. Có các loại môi trường phổ biến là: A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong. C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài. D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn. Câu 11. Có các loại nhân tố sinh thái nào: A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Câu 12. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6 0C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0C đến 420C được gọi là A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng? A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang. B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh. C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá. Câu 14. Ở động vật hằng nhiệt (đồng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có: A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. C. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. D. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. Câu 15. Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh. B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
  12. C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh. D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái? A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật. D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh. Câu 17: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác. B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác. C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh. D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh. Câu 18. Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ ). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật? A. Kẻ thù.B. Ánh sáng.C. Nhiệt độD. Thức ăn. Câu 19. Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là: A. ánh sáng.B. nhiệt độ.C. độ ẩmD. gió. Câu 20. Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau A. có giới hạn sinh thái khác nhau. B. có giới hạn sinh thái giống nhau. C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau. D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.