Kĩ thuật biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cấp trung học cơ sở

ppt 46 trang thienle22 3681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kĩ thuật biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cấp trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptki_thuat_bien_soan_va_chuan_hoa_cau_hoi_trac_nghiem_khach_qu.ppt

Nội dung text: Kĩ thuật biên soạn và chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cấp trung học cơ sở

  1. KĨ THUẬT BIÊN SOẠN VÀ CHUẨN HÓA CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN ĐỊA LÍ Cấp trung học cơ sở
  2. 1. Giới thiệu về TNKQ 2. Quy trình biên soạn 3. Câu hỏi TNKQ 4. Kĩ thuật biên soạn
  3. I. Giới thiệu chung về Trắc nghiệm khách quan  TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.  Cách cho điểm TNKQ hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. 3
  4. PHÂN LOẠI CÁC CÂU HỎI Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan - Hỏi tổng quát gộp nhiều ý - Hỏi từng ý - Cung cấp đáp án - Chọn đáp án Đúng-sai Chọn trả lời Ghép câu Điền thêm Diễn giải Tiểu luận Luận văn Khoá luận Luận án 4
  5. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions) Các loại Trắc nghiệm Đúng, Sai câu hỏi (Yes/No Questions) TNKQ Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer). Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items) 5
  6. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN
  7. Xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả (mô tả các mức độ nhận thức Soạn câu hỏi thô (đề xuất ý tưởng) Quy trình Rà soát, chọn lọc, biên tập và thẩm định câu hỏi (thẩm định nội dung, ngôn ngữ và kĩ thuật) viết câu hỏi trắc Thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi nghiệm khách Chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm quan Xây dựng đề, thử nghiệm, phân tích, đánh giá đề Chỉnh sửa đề sau thử nghiệm Rà soát, lựa chọn vào ngân hàng câu hỏi
  8. Nghiên cứu kĩ ma trận và bản đặc tả nội dung (ma trận) Nghiên cứu cấp độ (các mức độ nhận thức) của câu hỏi cần viết Quy trình Viết lời dẫn cho câu hỏi soạn câu hỏi thô Viết các phương án cho câu hỏi (phương án đúng và phương án nhiễu) Giải thích lí do cho việc lựa chọn các phương án nhiễu Phản biện chéo (các GV phản biện cho nhau, nhóm) Chỉnh sửa câu hỏi Hoàn thiện và đặt mã cho câu hỏi để dễ sử dụng
  9. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1. Câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (MCQ) Câu hỏi MCQ bao gồm 2 phần: - Phần 1: câu phát biểu căn bản, gọi là câu dẫn hoặc câu hỏi. - Phần 2: các phương án để thí sinh lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, các phương án còn lại là phương án nhiễu.
  10. 2. Các dạng câu hỏi MCQ theo kiểu loại - Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu. - Câu theo cấu trúc phủ định. - Câu kết hợp các phương án. - Câu điền khuyết -
  11. Ví dụ: Câu 1. Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. Gió phơn Tây Nam. D. Gió mùa Tây Nam. Câu 2. Việc khuyến khích khai thác hải sản xa bờ không có ý nghĩa nào sau đây? A. Bảo vệ chủ quyền biển – đảo đất nước. B. Hạn chế cạn kiệt tài nguyên ven bờ. C. Khắc phục ô nhiễm môi trường ven bờ. D. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Câu 3. Trong hoạt động sản xuất, các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm A. thâm canh cây lúa đạt đến trình độ cao B. làm nghề thủ công nghiệp đạt mức độ tinh xảo C. trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công Câu 4. Chọn các phương án sau đây để điền vào chỗ sao cho hợp lí. Cao nguyên là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên Cao nguyên cũng có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có sườn dốc. A. 200m. B. 500m. C. 100m. D. 1000m.
  12. 3. Dạng câu hỏi MCQ theo nội dung môn Địa lí có 2 loại cơ bản: - Dạng MCQ kiến thức. - Dạng MCQ kĩ năng.  Lưu ý: Đối với dạng kĩ năng có các loại như: + Câu hỏi sử dụng bản đồ, lược đồ, Atlat Địa lí VN. + Câu hỏi sử dụng số liệu thống kê. + Câu hỏi sử dụng biểu đồ,
  13. KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI 1. Các yêu cầu chung khi viết câu hỏi MCQ đối với môn Địa lí 1.1. Tập trung vào một vấn đề duy nhất trong 01 chuẩn Ví dụ. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây? A. Tổng lượng mưa trong năm cao. B. Gió thổi theo các mùa khác nhau. C. Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C. D. Độ ẩm tương đối của không khí lớn.
  14. 1. Các yêu cầu chung khi viết câu hỏi MCQ đối với môn Địa lí 1.2. Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng Ví dụ: Khí áp là A. trọng lượng của không khí. B. sức ép của không khí được đo bằng khí áp kế. C. sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. D. độ dày của khí quyển và hơi nước.
  15. Hoặc Một trong những nguyên nhân làm cho tỉ suất tử thô ở các nước đang phát triển giảm đi rõ rệt so với trước đây là do A. tiến bộ về y tế và thành tựu của khoa học kĩ thuật. B. chính sách phát triển dân số của các quốc gia. C. môi trường sống được cải thiện trong lành hơn. D. kinh tế phát triển, thu nhập trên đầu người cao.
  16. 1.3. Dùng từ vựng một cách nhất quán Ví dụ. Nét nổi bật của khí hậu Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. mùa đông lạnh giá, mưa phùn gió bấc lấn át tính chất nhiệt đới. B. tháng 8 giữa mùa hạ mưa nhiều, thường gây lũ lụt. C. thời tiết lạnh nhất nước ta, thay đổi thất thường theo mùa. D. mùa đông đến sớm nhất và kết thúc cũng sớm so với cả nước.
  17. 1.4. Tránh việc câu MCQ này gợi ý cho một câu MCQ khác Ví dụ: Câu 1. Các sông có hướng vòng cung thuộc vùng núi Đông Bắc là A. sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam B. sông Chảy, sông Thương, sông Kỳ Cùng C. sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng Giang D. sông Hồng, sông Lục Nam, sông Kỳ Cùng Câu 2. Địa hình khu vực nào sau đây bao gồm những cánh cung núi lớn và đồi? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
  18. 1.5. Tránh các kiến thức quá riêng biệt của vùng miền khi kiểm tra/thi trên diện rộng quốc gia hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân Ví dụ 1. Nhãn lồng là sản phẩm nổi tiếng ở tỉnh nào? A. Hải Dương. B. Hưng Yên. C. Bắc Giang. D. Lạng Sơn. Ví dụ 2. Theo em, các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất không liên tục là do nguyên nhân nào sau đây? A. Do nhiệt độ mỗi nơi trên Trái Đất có sự khác nhau. B. Các đai khí áp bị các dãy núi cao chia cắt. C. Do các khối không khí luôn chuyển động. D. Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.
  19. 1.6. Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong SGK Ví dụ. Nhà máy thuỷ điện nào sau đây đang được xây dựng? A. Hoà Bình B. Sơn La C. Trị An D.Thác Bà Dữ liệu theo SGK đã lạc hậu Hoặc Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào A. số trẻ sinh ra trong một năm. B. số trẻ sinh ra còn sống trong một năm. C. số trẻ sinh ra và người già mất đi trong năm. D. số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
  20. 1.7. Tránh viết câu trắc nghiệm khôi hài Ví dụ: Ở nước ta chăn nuôi trâu nhằm mục đích nào sau đây? A. Cung cấp thịt. B. Cung cấp sữa. C. Cung cấp phân bón. D. Phát triển du lịch. Dạng câu hỏi như thế này không được ra để kiểm tra học sinh. 1.8. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế Ví dụ: Nguyên nhân nào làm giảm nhiệt độ ở các vùng cực Tây nước ta? A. Có đường bờ biển dài 3260 km. B. Gió mùa Đông Bắc. C. Gió Đông Nam từ biển thổi vào. D. Gió Tây Nam. Trên thực tế, không vùng cực Tây, chỉ có điểm cực Tây.
  21. 1.9. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn Ví dụ: Nhiệt độ cao và mưa nhiều đặc trưng của miền khí hậu ẩm ướt. Những người sống trong loại khí hậu này thường phàn nàn về việc ra nhiều mồ hôi, ngay cả khi có ngày ấm áp dường như họ cũng không thoải mái. Khí hậu được mô tả là gì? A. Sa mạc. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Cận xích đạo. Sửa lại thành: Thuật ngữ nào dưới đây mô tả kiểu khí hậu với nhiệt độ cao và mưa nhiều? A. Sa mạc. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Xích đạo.
  22. 2. Viết lời dẫn cho câu hỏi MCQ Yêu cầu cơ bản khi viết câu dẫn, phải làm HS biết/hiểu rõ: - Câu hỏi cần phải trả lời; - Yêu cầu cần thực hiện; - Vấn đề cần giải quyết. 2.1. Nên viết câu dẫn là câu hỏi trực tiếp Với mỗi PA trả lời đều viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối câu. Ví dụ: Thủy chế của sông đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Độ dốc của lòng sông. B. Nguồn cấp nước cho sông. C. Độ dài của con sông. D. Độ lớn của lưu vực sông.
  23. 2.2. Câu dẫn là một câu chưa hoàn chỉnh thì nối với PA trả lời, chỉ có tên riêng, tên địa danh mới viết hoa ở đầu câu; có dấu chấm ở cuối câu. Ví dụ: Đồng bằng là dạng địa hình A. có độ cao tuyệt đối trên 500m, bề mặt có nhiều gợn sóng. B. thường có độ cao tuyệt đối dưới 200m, bề mặt rộng bằng phẳng. C. có độ cao tương đối không quá 200m, thường tập trung thành từng vùng. D. có độ cao tuyệt đối 1000m, bề mặt tương đối bẳng phẳng hoặc gợn sóng.
  24. 2.3. Câu dẫn là một câu phủ định thì phải in đậm từ phủ định "Không", "Không đúng", Ví dụ: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không đúng với đặc điểm địa hình nước ta? A. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình nước ta. B. Địa hình được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc. C. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. D. Địa hình không chịu tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội.
  25. 2.4. Câu dẫn có thể để dưới dạng điền khuyết (chọn từ ở các PA để điền vào câu cho hoàn chỉnh) Ví dụ: Chọn các phương án sau đây để điền vào chỗ sao cho hợp lí. Cao nguyên là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối trên Cao nguyên cũng có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có sườn dốc. A. 200m. B. 500m. C. 100m. D. 1000m. Không nên chọn định dạng này: để ngay khuyết thiếu ở đầu câu dẫn.
  26. 2.5. Những lưu ý: - Tránh câu dẫn dài dòng hoặc là câu phức, thông tin không rõ ràng Ví dụ: Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới nói chung và các khu vực nói riêng đang có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây là do A. tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật. B. chính sách phát triển dân số của các quốc gia. C. môi trường sống ngày càng được cải thiện trong lành hơn. D. kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao. Sửa lại là: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất sinh thô trên thế giới giảm do A. tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật. B. chính sách phát triển dân số của các quốc gia. C. môi trường sống ngày càng được cải thiện trong lành hơn. D. kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao.
  27. - Tránh viết câu dẫn như câu tự luận Ví dụ: Hãy cho biết năm 2015, tỉ lệ dân số sống trong các đô thị đạt đến bao nhiêu phần trăm (%)? A. 35%. B. 46%. C. 57%. D. 68%. Hoặc Hãy cho biết khoảng một nửa chiều dài đường ống trên thế giới được xây dựng sau năm bao nhiêu? A. Năm 1945. B. Năm 1950. C. Năm 1975. D. Năm 1999.
  28. - Tránh các thông tin thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”, hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối” "chủ yếu" hay thông tin là câu phức hợp; thông tin xa lạ vào lời dẫn, gây nhầm lẫn. Ví dụ: Giá trị kinh tế của sông ngòi là A. mọi con sông đều có giá trị thủy điện, cung cấp nước ngọt và phù sa. B. các sông có lưu lượng lớn, độ dốc cao thì khả năng thủy điện lớn. C. bất kì sông nào cũng đều thuận lợi cho giao thông đường thủy. D. chỉ có một số sông về mùa lũ gây không thiệt hại.
  29. 3. Viết PA trả lời cho câu hỏi MCQ - Viết 4 phương án: A, B, C, D. Một trong 4 phương án phải có 1 phương án đúng nhất hoặc 1 phương án đúng duy nhất. - Cấu trúc ngữ pháp của các phương án phải phù hợp với phần dẫn và có độ dài tương đương nhau. Trường hợp dài ngắn khác nhau thì sắp xếp thứ tự từ phương án ngắn đến dài. - 4 phương án trả lời cần độc lập nhau, không tạo thành nhóm, hai phương án một nhóm hoặc 3 phương án một nhóm. Hạn chế tối đa sử dụng cụm từ không có phương án nào đúng hoặc tất cả đều đúng hoặc AB đúng hay CD đúng. - Sắp xếp các phương án trả lời theo thứ tự hợp lí để tiết kiệm thời gian đọc cho HS. Ví dụ các năm xếp từ năm nhỏ đến lớn.
  30. 3.1. Phải chắc cánh có 01 phương án đúng hoặc đúng nhất Ví dụ 1. Các đai áp thấp thường nằm ở A. cực bắc. B. vĩ độ 300B và 300N. C. vĩ độ 600B và 600N. D. cực nam. Ví dụ 2. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng? A. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu. B. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao. C. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú. D. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất. VD 2 mơ hồ trong câu dẫn và không có đáp án.
  31. 3.2. Lưu ý - Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó Câu trả lời nên được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo độ lớn, số liệu Ví dụ. Đường bờ biển nước ta có chiều dài bao nhiêu km? A. 1400 km. B. 2100 km. C. 3260 km. D. 4600 km.
  32. - Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa Ví dụ: Đất phù sa thích hợp với cây trồng nào sau đây? A. Cây chè. B. Cây cà phê. C. Cây cao su. D. Cây lúa.
  33. - Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ, ) Ví dụ: Hoạt động nào sau đây của con người làm giảm độ phì của đất ? A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi. B. Thực hiện cơ giới hoá trong trồng trọt. C. Đẩy mạnh luân canh và xem canh. D. Trong sản xuất nông nghiệp sử dụng bừa bãi phân hóa học và thuốc trừ sâu trong trồng trọt. Sửa phương án D là: D. Sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu.
  34. - Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi Ví dụ: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày nào sau đây? A. Ngày 21 tháng 3. B. Ngày 22 tháng 6. C. Ngày 23 tháng 9. D. Ngày 22 tháng 12. Sửa lại thành: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất vào ngày A. 21 tháng 3. B. 22 tháng 6. C. 23 tháng 9. D. 22 tháng 12.
  35. 4. Viết phương án nhiễu cho câu MCQ -Việc xác định câu nhiễu phải dựa trên việc HS hiểu sai thông tin trong văn bản hoặc nhằm phân biệt các nội dung kiến thức. -Là câu trả lời hợp lý, nhưng không chính xác đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. -Chỉ hợp lý đối với những HS không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. Không hợp lý đối với các HS có kiến thức, chịu khó học bài. -Xác định được khả năng HS hiểu sai hoặc khuynh hướng dạy học nào đó dẫn đến hiểu sai góp phần vào cải tiến phương pháp dạy học và điều chỉnh quá trình học của HS. - Phải là sai nhưng hợp lí cùng “pha” với đáp án đúng.
  36. 4.1. Phương án nhiễu là câu đúng, nhưng không phù hợp và trả lời cho câu dẫn VD: Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nghề nuôi trồng thuỷ sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển? A. Có vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tôm, bãi cá. B. Trong vùng có nhiều hồ thuỷ điện và hồ thuỷ lợi. C. Bờ biển dài 3260 km, với nhiều vụng, đầm phá. D. Nhờ có vùng nước mặn, nước lợ ven bờ. Hoặc Tây Nguyên có đặc điểm địa hình nào sau đây? A. Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung. B. Núi cao, địa hình hiểm trở, nhiều đỉnh cao trên 2000m. C. Địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng. D. Vùng núi và gò đồi ở phía tây, phía đông là đồng bằng.
  37. 4.2. Lưu ý - Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu Ví dụ: Hạ Long thuộc tỉnh nào sau đây? A. An Giang. B. Hậu Giang. C. Kiên Giang. D. Quảng Ninh.
  38. - Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản Ví dụ: Nhân tố được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là tài nguyên A. đất. B. khí hậu. C. nước. D. sinh vật.
  39. - Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời Ví dụ: Nhà nông luân canh để A. giãn việc theo thời vụ. B. dễ dàng nghỉ ngơi. C. bảo trì đất đai D. lấy lại chế độ dinh dưỡng. Nhiều lỗi văn phạm: dễ dàng nghỉ ngơi; bảo trì; lấy lại,
  40. MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI MCQ (Theo GS. Boleslaw Niemierko)
  41. Cấp độ Mô tả Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể Nhận nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu biết cầu
  42. Cấp độ Mô tả Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng được thể Thông hiện theo cách tương tự như cách giáo hiểu viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học.
  43. Cấp độ Mô tả Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một Vận cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được dụng sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản (ở cấp và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các độ thông tin đã được trình bày giống với bài thấp) giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa.
  44. Cấp độ Mô tả Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề Vận mới, không giống với những điều đã được dụng học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ (ở cấp năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp độ cao) với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.
  45. Cấp độ Mô tả Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề Vận mới, không giống với những điều đã được dụng học, hoặc trình bày trong sách giáo khoa, nhưng ở mức độ phù hợp nhiệm vụ, với kỹ (ở cấp năng và kiến thức được giảng dạy phù hợp độ cao) với mức độ nhận thức này. Đây là những vấn đề, nhiệm vụ giống với các tình huống mà Học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội.