Kế hoạch dạy học Giáo dục công dân 11 - Bài 9, 10

docx 11 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Giáo dục công dân 11 - Bài 9, 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_giao_duc_cong_dan_11_bai_9_10.docx

Nội dung text: Kế hoạch dạy học Giáo dục công dân 11 - Bài 9, 10

  1. SỞ GD & ĐT TP CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ: Sử - Địa - GDCD Cần Thơ, ngày 9 tháng 2 năm 2020 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC MÔN GDCD LỚP 11 Căn cứ công văn Số: 316/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 02 năm 2020 Về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Căn cứ vào kế hoạch số 14 của Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa Tổ Sử- Địa – GDCD thông qua kế hoạch hướng tổ chức cho học sinh học tập tại nhà môn GDCD lớp 11 trong thời gian phòng dịch (từ 10/2 đến 15/2/2020), cụ thể như sau: I. NỘI DUNG TỰ HỌC ÔN TẬP: + Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA + Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA II. HÌNH THỨC: Học sinh học bài cũ ( bài 9 và 10) và làm 1 số câu hỏi trắc nghiệm CHUẨN BỊ VÀO HỌC KIỂM TRA 15 PHÚT 1. Thời gian hoàn thành: Đến thứ 6 ngày 14/2/2020. 2. Giải đáp thắc mắc chung: HS các em có cần trao đổi, thắc mắc thì cô Diễm sẽ hướng dẫn các em trong giờ hành chính và theo TKB nhà trường đã sắp xếp. Ngoài ra các em cũng có thể trao đổi với GVBM lớp mình. 3. Địa chỉ hỏi , giải đáp thắc mắc : Địa chỉ liên hệ: Cô Nguyễn Ngọc Diễm + FB: Nguyễn Ngọc + Zalo:0918679054- Nguyenngocdiep +Mail: nguyenngocdiembhn@yahoo.com.vn Người làm kế hoạch NGUYỄN NGỌC DIỄM
  2. Bài 9: NHÀ NƯỚC XĂ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nguồn gốc, bản chất của nhà nước. a. Nguồn gốc của nhà nước. CXNT CHNL XPPK XHTB XHCN Chưa có NN 4 kiểu nhà nước - Xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. - Xã hội phân hóa thành các giai cấp → mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được. Lập ra một bộ máy trấn áp gọi là nhà nước. - Ở Việt Nam: + Trị thủy + Tự vệ b. Bản chất của nhà nước. ( Đọc thêm ) 2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam a. Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - NN pháp quyền: quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, và nhà nước hoạt động trong khuân khổ pháp luật. - NN pháp quyền TS: NN của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản NN pháp quyền TS NN pháp quyền XHCN - NN của GC TS - NN của toàn thể ND - Thể hiện ý chí của GCTS - Thể hiện ý chí của GCCN và NDLĐ - Do giai cấp tư sản lãnh đạo - Do GCCN thông qua chính đảng ĐCS lãnh đạo - NN pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, vì nhân dân, vì nhân dân. Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Đặc điểm của NN pháp quyền XHCN: + Là NN của dân, do dân, vì dân + Quyền lực nhà nước thuộc về ND + NN quản lý XH bằng PL + NN do ĐCS lãnh đạo + NN thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt của NN. b. Bản chất của NN pháp quyền XHCN VN. - Điều 2 của HP 92 sđ: Là NN của dân, do dân, vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức do ĐCS lãnh đạo. - NN ta mang bản chất giai cấp công nhân - Bản chất NN pháp quyền XHCN VN thể hiện: + Tính nhân dân: . NN của dân, do dân, vì dân . ND tham gia quản lý NN
  3. . Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND . Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ + Tính dân tộc: . Đoàn kết toàn dân tộc . Có những CS đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc . Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. c. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoạt động quyền lực của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Chức năng đảm bảo an ninh chính trị và TT ATXH + Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưa gây rối, phá hoại, bạo loạn. + Ổn định chính trị, ATXH để xây dựng và PT. - Chức nằng tổ chức và xây dựng + Xây dựng và quản lý nền kinh tế + Xây dựng và quản lý văn hoá, giáo dục, k.học + Xây dựng và đảm bảo các CSXH + Xây dựng HTPL - So sánh: NN CHNL, PK, TBCN NN XHCN (VN) + Bạo lực - trấn áp: bảo vệ và duy trì + Bạo lực – trấn áp: chống lại giai cấp sự thống trị của giai cấp bóc lột bóc lột, thế lực thù địch và ATXH. + Tổ chức – xây dựng: đem lại sự giàu + Tổ chức – xây dựng: xây dựng xã hội có cho giai cấp bóc lột. mới, nền KT mới, nền văn hóa mới, con người mới d. Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị. ( Đọc thêm ) 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN VN. - Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Rèn luyện đạo đức, học tập tốt, sống lành mạnh. - Ngăn ngừa VPPL, tuyên truyền mọi người tin vào đường lối của Đảng và NN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Câu 1: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây? A. Nhà nước chiến nô, phong kiến, tư sản, XHCN B. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, tư sản, XHCN C. Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, XHCN D. Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, phong kiến, XHCN
  4. Câu 3: Trong các kiểu nhà nước, nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước trước đó? A. Chiếm hữu nô lệ. B. Phong kiến C. Tư bản. D. XHCN. Câu 4: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào? A. Thời kì giữa xã hội CSNT. B. Thời kì đầu CSNT. C. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX. D. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ. Câu 5: Nhà nước xuất hiện do A. ý muốn chủ quan của con người. B. ý chí của giai cấp thống trị. C. một tất yếu khách quan. D. lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào. Câu 6: Bản chất của nhà nước là gì? A. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội. B. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội. C. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng. D. Mang bản chất của giai cấp thống trị. Câu 7. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định". Đại từ nhân xưng "các ông" trong câu nói trên muốn chỉ ai?: A. Các nhà làm luật B. Quốc hội, nghị viện C. Nhà nước, giai cấp thống trị D. Chính phủ Câu 8. Những yếu tố tư tưởng XHCN được xuất hiện từ khi nào? A. Chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời B. Sự xuất hiện chế độ tư hữu, xuất hiện giai cấp thống trị và bóc lột. C. Sự xuất hiện giai cấp công nhân D. Ngay từ thời cộng sản nguyên thuỷ. Câu 9. Ai đã đưa ra quan niệm "CNXH là sự phản kháng và đấu tranh chống sự bóc lột người lao động, một cuộc đấu tranh nhằm hoàn toàn xoá bỏ sự bóc lột" A. S.Phuriê B. C.Mác C. Ph.Ănghen D. V.I.Lênin Câu 10. Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là A. mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất B. do sự phát triển của lực lượng sản xuất C. do sự phát triển của giai cấp công nhân D. giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động Câu 11. Tiến trình của cách mạng xã hội chủ nghĩa có mấy giai đoạn? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 12. Điều kiện chủ quan có vai trò quyết định nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là A. mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
  5. C. sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt khi nó đã có đảng tiên phong lãnh đạo. D. giai cấp công nhân liên minh được với giai cấp công nhân nông dân. Câu 13: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào? A. Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác B. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác C. Cả a, b đúng D. cả a, b sai Câu 14: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. D. Tất cả cá giai cấp trong xã hội. Câu 15: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì A. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động B. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân C. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam D. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 16: Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là gì? A. Phục vụ lợi ích của nhân dân B. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước C. Thể hiện ý chí của nhân dân D. Do nhân dân xây dựng nên Câu 17. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam A. do nhân dân bầu B. do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước C. do Chủ tịch nước giới thiệu D. do Chính phủ bầu Câu 18. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam? A. Pháp lệnh B. Luật C. Hiến pháp D. Nghị quyết Câu 19: Ai là người đưa ra tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH? A.Lenin. B. Hồ Chí Minh. C. Đặng Tiểu Bình. D. Phạm Văn Đồng. Câu 20: Thời kì quá độ lên CNXH ở trên phạm vi cả nước ở nước ta bắt đầu từ khi nào?
  6. a. 1945. b. 1954. c. 1975 d. 1930 BÀI 10 NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về bản chất, nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. * Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện cụ thể như sau: - Nền dân chủ XHCN Mang bản chất của giai cấp công nhân - Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX - Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác-Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội, do ĐCS VN lãnh đạo. - Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động - Nền dân chủ XHCN gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. - So sánh DCTS với DC XHCN. + Dân chủ tư sản * Phục vụ lợi ích của thiểu số (giai cấp tư sản) * Mang bản chất giai cấp tư sản * Do các Đảng của GCTS lãnh đạo, thực hiện đa nguyên chính trị * Tư hữu về TLSX + Dân chủ XHCN * Phục vụ lợi ích của đa số NDLĐ *Mang bản chất Giai cấp công nhân * Do ĐCS lãnh đạo, thực hiện nhất nguyên chính trị * Công hữu về TLSX 2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Mục đích: Đem lại quyền lực thực sự cho nhân dân. a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực KT. ( Đọc thêm ) b. ND cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị. - Thực hiện mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. - Biểu hiện: + Quyền bầu cử, ứng cử + Tham gia quản lý nhà nước + Kiến nghị với các cơ quan nhà nước + Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tư do tín ngưỡng + Khiếu nại tố cáo c. ND cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa. - Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa - Biểu hiện: + Tham gia đời sống văn hóa, văn nghệ + Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, văn nghệ + Sáng tác, phê bình văn hóa, văn nghệ 2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.
  7. d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực XH. - Quyền lao động, - Quyền bình đẳng nam nữ - Quyền được hưởng an toàn XH và bảo hiểm XH - Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe - Quyền được đảm bảo về vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động. - Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ. a. Dân chủ trực tiếp. - Khái niệm: SGK - Nhân dân bình đẳng và tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực KT, CT, VH, XH và biểu quyết theo đa số. - VD: Công dân bầu trưởng khu vực, tổ trưởng tổ dân số, bầu cử HĐND các cấp; Góp ý sửa đổi, bổ sung các đạo luật b. Dân chủ gián tiếp. - Khái niệm: SGK - Nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý nhà nước thông qua những người, cơ quan đại diện. - VD: HĐND tỉnh, huyện, xã do dân địa phương bầu ra có nhiệm vụ thay mặt nhân dân quản lý xã hội. c. Mối quan hệ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. - Đều là hình thức của chế độ dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau.Vì: Đều là hình thức của chế độ dân chủ tập trung mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc trình độ nhận thức của mọi người dân. - Hạn chế: + Dân chủ trực tiếp: Đây là hình thức dân chủ mang tính quần chúng rộng rãi những lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân + Dân chủ gián tiếp: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp; phụ thuộc vào năng lực người đại diện. Vì vậy, phải kết hợp hai hình thức này để phát huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Câu 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của A. giai cấp công nhân. B. quảng đại quần chúng nhân dân. C. những người quản lý. D. giai cấp nông dân. Câu 2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp A. công nhân. B. nông dân. C. trí thức. D.tiểu thương. Câu 3. Có mấy hình thức cơ bản của dân chủ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ A. tư hữu về tư liệu sản xuất B. tư hữu về quá trình sản xuất. C. công hữu về tư liệu sản xuất. D. công hữu về quá trình sản xuất. Câu 5: Dân chủ là quyền lực thuộc về
  8. A. nhân dân B. tự do. C. con người. D. xã hội. Câu 6. Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Giai cấp tư sản. D. Tư tưởng Mác – Lênin. Câu 7. Trong lĩnh vực văn hoá công dân thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần. B. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. C. Quyền bình đẳng nam, nữ. D. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. Câu 8. Nội dung nào không phải là dân chủ trong lĩnh vực xã hội? A. Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần. B. Quyền bình đẳng nam, nữ. C. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. D. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. Câu 9. Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghê thuật thuộc nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực A. văn hoá. B. chính trị. C. kinh tế. D. xã hội. Câu 10.Quyền nào dưới đây là một trong các nội dung dân chủ trong các lĩnh vực chínhtrị? A. Quyền sáng tác văn học. B. Quyền bình đẳng nam nữ. C. Quyền tự do báo chí. D. Quyền lao động. Câu 11. Trong lĩnh vực chính trị, người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân là ai? A. Đại biểu Quốc hội. B. Thủ tướng chính phủ C. Chủ tịch nước. D. Chủ tịch Quốc hội. Câu 12. Đấu tranh với tệ nạn mê tín, dị đoan là biểu hiện của dân chủ ở lĩnh vực nào? A. Xã hội. B. Văn hóa. C. Tư tưởng. D. Chính trị. Câu 13. Trong buổi họp thôn, bác A tham gia góp ý kiến về việc xây dựng đường bê tông của thôn mình. Vậy, bác A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ mở rộng. D. Dân chủ đại diện. Câu 14. A đã 18 tuổi, A rất vui mừng vì đây là lần đầu mình được cầm lá phiếu đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. VậyA đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ mở rộng. D. Dân chủ của nhân dân. Câu 15. Thông qua quyền bầu cử của mình, bạn A đã thực hiện quyền công dân của mình ở hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ mở rộng. D. Dân chủ của nhân dân. Câu 16. Thấy anh Y đang chặt trộm gỗ ở rừng phòng hộ, X liền tố cáo anh Y,vậy X đang thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Trong lĩnh vực kinh tế. B. Trong lĩnh vực chính trị.
  9. C. Trong lĩnh vực văn hoá. D. Trong lĩnh vực xã hội. Câu 17. A là học sinh trường THPT đã tham gia cuộc thi sáng tác thơ văn trên báo Hoa học trò và đạt giải nhất. Vậy A đã tham gia xây dựng nền dân chủ XHCN ở lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế - chính trị B. Chính trị - văn hoá C. Văn hoá – xã hội. D. Kinh tế - văn hoá. Câu 18: “ Bà mẹ khi mang thai, trẻ em đều được tiêm vắc xin phòng bệnh miễn phí” là thể hiện của nội dung dân chủtrong lĩnh vực nào dưới đây? A. Văn hóa B. Chính trị C. Kinh tế D. Xã hội Câu 19. Phường H chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách là thể hiện dân chủ ở lĩnh vực nào sau đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D.Xã hội. Câu 20. Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Anh X ứng cử vào hội đồng nhân dân phường. B. Chị B tham gia phê bình văn học. C.Anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật. D.Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan. Câu 21. Trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013, nhân dân được tham gia góp ý xây dựng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Việc làm này của nhân dân được thực hiện thông qua hình thức dân chủ nào dưới đây? A.Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Tự do. D. Công khai. Câu 22. Đầu năm học các bạn học sinh lớp 10 được cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn bầu lớp trưởng, bí thư, tổ trưởng. Vậy các bạn đã thực hiện hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ mở rộng. D. Dân chủ hình thức. Câu 23: Nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là nội dung của hình thức dân chủ A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Hình thức D. Công khai Câu 24: Thông qua những quy chế, thiết chế, anh K đi bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp B. Dân chủ gián tiếp C. Dân chủ hình thức D. Dân chủ công khai Câu 25: Dấu hiệu cơ bản nào dưới đây không phải là đặc trưng của dân chủ trực tiếp? A. Tham gia, trực tiếp quyết định công việc chung cả cộng đồng B. Quyết định công việc chung thông qua người đại diện của mình C. Thảo luận, biểu quyết để quyết định công việc của cộng đồng D. Giám sát hoạt động của chính quyền và các cơ quan nhà nước Câu 26: Dấu hiệu cơ bản nào dưới đây là đặc trưng của dân chủ gián tiếp? A. Thảo luận, biểu quyết để quyết định công việc của cộng đồng B. Xây dựng và thực hiện các quy ước phù hợp với pháp luật C. Thông qua các quy chế, thiết chế để bầu người đại diện của mình D. Quyết định công việc chung thông qua người đại diện của mình
  10. Câu 27: Trong buổi thảo luận về nền dann chủ xã hội chủ nghĩa ( XHCN ), bạn A khẳng định: Dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi và triệt để nhất trong lịch sử. Theo em, bạn A đã khẳng định phương diện nào đưới đây khi nói về bản chất của nền dân chủ? A. Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân B. Nền dân chủ XHCN là nền của nhân dân lao động C. Nền dân chủ XHCN gắn liền với pháp luận, kỉ luật, kỉ cương D. Nền dân chủ Xhcn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tinh thần Câu 28: Việc người thân của em tố cáo một số hành vi sai trái của chính quyền địa phương khi có đầy đủ bằng chứng là thực hiện quyền dân chủ A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Đại diện D. Hình thức Câu 29: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hình thức dân chủ gián tiếp? A. Bạn L sáng tác một cuốn tiểu thuyết về tình cảm tuổi học trò. B. Lớp 11C họp bàn kế hoạch tôt chức cắm trại nhân dịp 26/3. C. Anh H đăng kí mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. D. Chị N đại diện cho cử tri của tỉnh phát biểu tại họp quốc hội. Câu 30: Gia đình bạn K có bố, mẹ và anh trai thuộc đối tượng đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đợt này. Ngày mai diễn ra bầu cử nhưng vì nhà còn mấy sào ruộng đang gặt dở nên bố bạn K dự định sẽ tranh thủ đi bầu và bỏ phiếu hộ mọi người trong nhà. Nếu là K, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện hiểu biết của mình về dân chủ? A. Đồng ý với bố vì bố là chủ gia đình nên quyết định của bố luôn hợp lí. B. Không đồng ý với bố nhưng không có ý kiến gì vì mình là con. C. Nói với bố: bố, mẹ và anh phải trực tiếp đi bầu mới thực hiện dân chủ. D. Xung phong đi bỏ phiếu thay cho bố, mẹ và anh để mọi người đi gặt. Câu 31: Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Trung học phổ thông VL đã tiến hành một số hoạt động. Theo em, hoạt động nào dưới đây là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp? A. Trưởng Ban kiểm tra tư cách đại biểu đọc báo cáo kết quả kiểm tra. B. Bí thư Đoàn trường đọc bản tổng hợp ý kiến góp ý cho báo cáo chính trị. C. Đại biểu dự đại hội bó phiếu bầu Ban Chấp hành Đoàn trường. D. Tổ trưởng tổ bầu cử thông báo kết quả bầu Ban Chấp hành Đoàn trường. Câu 32: Đến ngày bầu cử, bà Kh không cho con trai mình là P ( đủ 18 tuổi ) đang học lớp 12 đi bầu cử với lí do P phải tập trung vào học để chuản bị cho kì thi cuối năm. Nếu là P, em lựa chọn cách làm nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia xây dựng nền dân chủ? A. Đồng ý với mẹ, đưa phiếu bầu nhờ mẹ đi bầu và bỏ phiếu hộ. B. Biết ý kiến của mẹ nhưng vẫn nghe lời và làm theo. C. Làm theo lời cha mẹ nhưng vẫn giải thích cho mẹ về quyền dân chủ. D. Giải thích để mẹ hiểu về quyền dân chủ của công dân và tự đi bầu cử.