Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

docx 80 trang nhungbui22 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mi_thuat_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuo.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

  1. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: MĨ THUẬT LỚP: 6
  2. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT 6 TT Nội dung Số tiết Chủ đề 1: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác mĩ thuật 4 1 Bài 1: Một số thể loại mĩ thuật 2 Bài 2: Xây dựng ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề 2 Chủ đề 2: Ngôi nhà yêu thương 4 2 Bài 3: Tạo hình ngôi nhà 2 Bài 4: Thiết kế quà lưu niệm 2 Chủ đề 3: Hoạt động trong trường học 4 3 Bài 5: Tạo hình hoạt động trong trường học 2 Bài 6: Thiết kế, tạo dáng đồ chơi 2 Chủ đề 4: Mĩ thuật thời kì tiền sử 4 4 Bài 7: Mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử 2 Bài 8: Mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử 2 5 Kiểm tra/ đánh giá học kì I 1 Chủ đề 5: Trò chơi dân gian 4 6 Bài 9: Sáng tạo mĩ thuật với trò chơi dân gian 2 Bài 10: Thiết kế thiệp chúc mừng 2 Chủ đề 6: Sắc màu lễ hội 4 7 Bài 11: Hoà sắc trong tranh chủ đề lễ hội 2 Bài 12: Màu sắc lễ hội trong thiết kế lịch treo tường 2 Chủ đề 7: Cuộc sống thường ngày 4 8 Bài 13: Sáng tạo mĩ thuật với hình ảnh trong cuộc sống 2 Bài 14: Thiết kế thời gian biểu 2 Chủ đề 8: Mĩ thuật thời kì cổ đại 4 9 Bài 15: Mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại 2 Bài 16: Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại 2 10 Kiểm tra/ đánh giá học kì II 1 11 Trưng bày cuối năm 1 Tổng cộng 35 tiết
  3. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 1 XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức − Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT; − Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT; – Biết cách phân tích được vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện một SPMT; – Biết nhận xét, đánh giá SPMTcủa cá nhân, nhóm. 3. Phẩm chất Có hiểu biết và ứng xử phù hợp với những lĩnh vực của mĩ thuật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  4. 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - Biết được tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng (trong phạm vi THCS). - Biết được một số đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu chú thích các hình minh hoạ thể loại mĩ thuật trong SGK và tài liệu minh hoạ bổ sung (nếu có); - HS quan sát, tìm hiểu nội dung của hình minh hoạ và phần chú giải để hiểu về đặc điểm một số thể loại mĩ thuật. c. Sản phẩm học tập - Nhận thức của HS về tên gọi, đặc điểm cơ bản của một số thể loại mĩ thuật cần biết trong nội dung môn Mĩ thuật lớp 6. - Trả lời khái quát câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6. d. Tổ chức thực hiện - GV nhắc lại kiến thức đã học. Gợi ý nội dung: Trong cấp Tiểu học, HS đã làm quen với những TPMT như tranh, tượng, phù điêu hay những sản phẩm được thiết kế gắn với cuộc sống như: đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất, - GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề: + Em biết mĩ thuật gồm những lĩnh vực nào? (Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng) + Mĩ thuật tạo hình gồm có những thể loại nào? (Hội hoạ; Đồ hoạ tranh in; Điêu khắc: tượng, phù điêu) + Mĩ thuật ứng dụng gồm có những thể loại nào? (Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, ) - GV ghi câu trả lời lên bảng (không đánh giá).
  5. – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 5 – 6, quan sát tranh, ảnh, tìm hiểu một số TPMT và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6. – GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật tạo hình: + Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in có đặc điểm gì về hình, màu, diễn tả trên không gian nào? + Điêu khắc có đặc điểm gì về khối, diễn tả trong không gian nào? + TPMT trong không gian 2D (Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in) có đặc điểm gì khác với TPMT trong không gian 3D (Điêu khắc)? – GV ghi ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá). – GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật ứng dụng: + Qua sản phẩm minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì với sản phẩm Thiết kế thời trang? + Qua sản phẩm minh hoạ, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì so với Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in? – Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức: + Hình, màu, khối và sự sắp xếp các yếu tố này là đặc điểm nhận biết của mĩ thuật; + Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố và nguyên lí tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống. + Những sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng thường gắn với sản xuất công nghiệp và cuộc sống như các sản phẩm: thời trang, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng, - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6 theo gợi ý: - Các thể loại mĩ thuật tạo hình đều sử dụng nhữn yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống. + Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc, để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.
  6. + Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp, trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng, để tạo nên những TPMT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gianh hai chiều như chạm khắc, gò đồng, + Đồ hoạ tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoạ tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản. - Các thể loại mĩ thuật ứng dụng sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng Mĩ thuật ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống và bao gồm các thể loại như: Thiết kế đồ họa; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế thời trang 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu Thể hiện được một SPMT (tạo hình hoặc ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS lựa chọn thể loại và chất liệu để thực hiện sản phẩm. - HS thực hiện SPMTtheo thể loại, chất liệu và cách thực hiện vẽ hoặc nặn. c. Sản phẩm học tập SPMT theo thể loại mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng. d. Tổ chức thực hiện – Qua phần chốt ý ở hoạt động 1, GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một SPMT, có thể trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình hoặc mĩ thuật ứng dụng. – GV đưa câu hỏi gợi ý: + Em lựa chọn thể hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực nào? + Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì? + Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ, xé, dán, nặn, kết hợp đa chất liệu, sử dụng vật liệu tái sử dụng, ) – HS nào phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào Bài tập Mĩ thuật 6.
  7. Lưu ý: Đối với HS sử dụng hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu Từng bước hình thành năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ qua việc đặt câu hỏi, thảo luận và đưa ra ý kiến của bản thân về SPMT đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện của cá nhân/ nhóm. b. Nội dung - GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8. c. Sản phẩm học tập - Chia sẻ được cảm nhận về đặc điểm của thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua các sản phẩm thực hành. - Trưng bày và nêu được tên sản phẩm đã thực hành. d. Tổ chức thực hiện – Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8. Lưu ý: Tùy vào số HS thực tế của lớp học, GV Tổ chức thực hiện Thảo luận theo các cách: – Từng HS phát biểu (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 20 HS). – HS phát biểu theo nhóm (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 30 – 40 HS). – HS phát biểu theo dãy (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số trên 40 HS). 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Sử dụng kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm/ SPMTtrong cuộc sống. b. Nội dung
  8. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8. c. Sản phẩm học tập Nhận biết được một số tác phẩm/ sản phẩm thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng được minh hoạ trong sách (hoặc tác phẩm/ SPMTdo GV chuẩn bị). d. Tổ chức thực hiện – Trong hoạt động này, GV giúp HS sử dụng các yếu tố nhận biết về các thể loại mĩ thuật đã học ở các hoạt động trên để xác định những sản phẩm/ TPMT trong đời sống. – GV có thể sử dụng hình và câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 8, hoặc sử dụng hình minh hoạ những sản phẩm/ TPMT tiêu biểu ở địa phương đã chuẩn bị. Điều này giúp cho HS vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống, hình thành khả năng tự học, tìm hiểu gắn với môi trường sống của mình ở mỗi địa phương. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỀ Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Mối quan hệ giữa xây dựng ý tưởng và thực hiện SPMT; – Khai thác hình ảnh để thể hiện SPMT. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Xác định được nội dung của chủ đề; – Biết khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống để thể hiện về chủ đề;
  9. – Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và đánh giá được yếu tố, nguyên lí tạo hình trong SPMT của cá nhân, nhóm. 3. Phẩm chất – Nhận biết sự phong phú trong xây dựng và khai thác chất liệu từ cuộc sống trong sáng tạo SPMT; – Có ý thức khai thác hình ảnh trong thực hành, sáng tạo; – Có hiểu biết hơn về việc sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: quang cảnh, cảnh vật và sáng tác của hoạ sĩ, nhà điêu khắc; – Một số SPMT như: tranh, tượng, phù điêu, về cảnh vật gần gũi ở địa phương, để HS có thể quan sát trực tiếp, thuận tiện trong việc liên tưởng từ cảnh vật, sinh hoạt trong thực tế tới những SPMT cụ thể. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu − Biết khai thác ý tưởng và mối quan hệ giữa tên chủ đề và nội dung cần thể hiện; − Tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống. b. Nội dung - GV yêu cầu HS tìm hiểu hình ảnh và một số cách xây dựng ý tưởng trong sáng tác ở SGK Mĩ thuật 6, trang 9 – 10. - HS quan sát, tìm hiểu hình minh hoạ trang 9 − 10 và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 10. c. Sản phẩm học tập Nhận biết được cách thể hiện ý tưởng trong sáng tác theo chủ đề thông qua việc khai thác chất liệu từ cuộc sống. d. Tổ chức thực hiện
  10. - GV dẫn dắt vào bài học. Gợi ý nội dung: Trong cấp Tiểu học, HS đã làm quen và sử dụng những yếu tố tạo hình như chấm, nét, hình, khối, để tạo nên những SPMT theo ý thích, cũng như một số nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, Những yếu tố và nguyên lí tạo hình này cũng sẽ là nội dung mà HS sẽ làm quen và lĩnh hội trong môn Mĩ thuật ở cấp THCS để thể hiện ý tưởng của mình theo những chủ đề cụ thể. Nội dung bài 2 sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng trong thực hành làm SPMT theo chủ đề. - GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề: + Để xây dựng ý tưởng thể hiện một chủ đề trong môn Mĩ thuật, điều đầu tiên em làm là gì? + Khi có ý tưởng để thực hiện một chủ đề, em sẽ làm gì để cụ thể hoá ra thành SPMT? - GV ghi câu trả lời lên bảng (không đánh giá). – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 9, tìm hiểu cách khai thác cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để xây dựng ý tưởng. – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 10, tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng từ cảnh đẹp, sinh hoạt trong cuộc sống và chuyển thể thành SPMT và trả lời câu hỏi cuối trang. – GV ghi ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá). – Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số cách xây dựng ý tưởng để thể hiện theo chủ đề như sau: + Có thể quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để tìm được những hình ảnh phù hợp liên quan đến chủ đề muốn diễn tả. + Có thể tìm những hình ảnh phù hợp với chủ đề thông qua bưu thiệp, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường, Internet, . + Có thể nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề. + Có thể tưởng tượng về những hình ảnh phù hợp để diễn tả về chủ đề. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu - Biết được các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua phân tích sơ đồ;
  11. - Biết cách tìm ý tưởng và thể hiện qua một SPMT cụ thể. b. Nội dung - GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT qua sơ đồ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 10. - HS tìm hiểu quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện SPMT và thực hành tạo sản phẩm mình yêu thích. c. Sản phẩm học tập SPMTvề chủ đề mình yêu thích. d. Tổ chức thực hiện – Qua phần tóm tắt ở hoạt động 1, GV yêu cầu HS xây dựng ý tưởng và vẽ một bức tranh về chủ đề mà em yêu thích. – GV đặt câu hỏi gợi ý: + Em lựa chọn chủ đề nào? + Em tìm ý tưởng để thể hiện hình ảnh về chủ đề đó bằng cách nào? + Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ; xé, dán; nặn; kết hợp đa chất liệu; sử dụng vật liệu tái sử dụng, ) – HS nào phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào Bài tập Mĩ thuật 6. Lưu ý: Đối với HS sử dụng hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu – Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn; – Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. - HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11. c. Sản phẩm học tập Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn. d. Tổ chức thực hiện – Căn cứ vào SPMT học sinh vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11.
  12. – Căn cứ vào bài thực hành của HS, GV đưa ra những gợi ý để HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm: + Những sản phẩm thể hiện nhân vật, khung cảnh gắn liền với tên chủ đề. + Những sản phẩm có ý tưởng từ sự liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ của bản thân liên quan đến chủ đề. – Qua việc sắp xếp này nhằm giúp HS hiểu rõ hơn cách thể hiện ở mỗi chủ đề theo những hình thức khác nhau. – GV cho HS thảo luận về sơ đồ quá trình xây dựng ý tưởng để thực hiện SPMT. Lưu ý: – Đây là hình thức chốt ý theo cách sơ đồ hoá, cũng như hệ thống lại kiến thức đã thực hiện ở các hoạt động trên. – Một số HS có thể theo cách này qua việc thảo luận GV giúp HS có cái nhìn tổng thể, khái quát từ việc xây dựng ý tưởng cho đến cụ thể hoá ra bằng SPMT. Từ đó, HS sẽ điều chỉnh cho sản phẩm của mình hiệu quả nhất. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Biết cách sử dụng kiến thức, kĩ năng đã được học trong chủ đề để tìm hiểu, thưởng thức vẻ đẹp của TPMT được giới thiệu trong sách, hình thành kĩ năng thường thức mĩ thuật. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát TPMT được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11. - HS thảo luận và trả lời theo định hướng gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11. c. Sản phẩm học tập Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp của TPMT. d. Tổ chức thực hiện – Hoạt động này giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thường thức mĩ thuật có hiệu quả, ở chủ đề này là tìm ý tưởng thể hiện ở SPMT. – GV sử dụng hình ảnh minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 11 hoặc SPMT đã chuẩn bị từ trước để khai thác nội dung chính của hoạt động này.
  13. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 2 NGÔI NHÀ YÊU THƯƠNG Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 3: TẠO HÌNH NGÔI NHÀ Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Giới thiệu vẻ đẹp và tạo hình ngôi nhà; – Giới thiệu tác giả Bùi Xuân Phái với những tác phẩm về đề tài “Phố”; – Cách tạo hình ngôi nhà qua một số SPMT, trong đó có cách thể hiện in độc bản; – Tìm hiểu một số TPMT khai thác hình ảnh ngôi nhà trong xây dựng bố cục, 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Nhận biết hình dáng, đặc điểm của ngôi nhà và có ý tưởng, lựa chọn chất liệu để thể hiện; – Biết và sử dụng các yếu tố tạo hình như: nét, hình khối, màu sắc để thể hiện SPMT về ngôi nhà; – Biết và phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó cảm thụ được vẻ đẹp trong tạo dáng SPMT ngôi nhà ở dạng 2D và 3D. 3. Phẩm chất
  14. – Nhận biết sự phong phú của các hình ảnh ngôi nhà ở một số vùng, miền và có ý thức quan sát, khai thác hình ảnh ngôi nhà thân quen ở địa phương trong thực hành, sáng tạo SPMT; – Yêu quý môi trường sống và ý thức về vẻ đẹp của ngôi nhà mình ở. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số ảnh chụp ngôi nhà tiêu biểu kiến trúc vùng, miền tại địa phương và ngôi nhà đại diện cho các vùng, miền khác trong thực tế cuộc sống; – TPMT về ngôi nhà có nội dung liên quan đến chủ đề. (Có thể sử dụng hình ảnh trong SGK, hoặc sưu tầm tranh, ảnh, video clip về ngôi nhà). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu – Quan sát các hình ảnh minh hoạ thấy được sự phong phú của tạo hình ngôi nhà. – Tìm hiểu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và tác phẩm hội hoạ thể hiện về đề tài “Phố” của ông. b. Nội dung – HS quan sát các hình ảnh minh hoạ về ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị). Qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà. – Tìm hiểu về ngôi nhà được thể hiện trong TPMT của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái – GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SGK Mĩ thuật 6, trang 13. c. Sản phẩm học tập – HS nhận thức được sự phong phú trong tạo hình và cách thể hiện về ngôi nhà. – Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT có tạo hình ngôi nhà. d. Tổ chức thực hiện
  15. – GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát các hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12, hoặc ảnh đã sưu tầm, gợi ý HS tìm hiểu về sự giống và khác nhau trong các bộ phận cấu thành ngôi nhà ở các vùng, miền. GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK, có thể gợi mở để HS nắm bắt được nội dung câu hỏi liên quan đến đặc trưng vùng miền: + Loại cây nào gắn với nhà vùng miền nào? + Tìm sự khác nhau về hình dáng, kết cấu, chất liệu tạo dựng ngôi nhà ở mỗi vùng, miền. - GVcho HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12 theo gợi ý: + Hình dáng ngôi nhà có những đặc điểm gì? ∙ Các ngôi nhà đều có kết cấu bao gồm: mái, tường, cửa sổ, cửa ra vào. ∙ Về hình dáng: nhà sàn, nhà rông được xây dựng trên các cây cột cao; nhà rường và nhà cổ (tỉnh Đồng Tháp) xây dựng trên mặt đất và có hình dáng thấp. ∙ Tỉ lệ mái nhà cũng cao thấp khác nhau để phù hợp với dáng chung của ngôi nhà + Quang cảnh xung quanh ngôi nhà như thế nào? Ngôi nhà gắn bó, hài hoà với cảnh quan xung quanh như cây, hồ nước, tạo nên không gian cho con người sống khoẻ mạnh. - GV tiếp tục triển khai hoạt động quan sát và tìm hiểu nội dung về “ngôi nhà” trong tranh: nhà trong phố qua loạt tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và gợi ý cho HS trả lời câu hỏi về những hiểu biết của HS về tác phẩm và tác giả Bùi Xuân Phái theo hệ thống câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 13. - Trong tranh “ Phố “ của họa sĩ Bùi Xuân Phái có hình ảnh những ngôi nhà; con đường; góc phố; bầu trời, con người, cây cột điện Những hình ảnh đó dược thể hiện bằng nét viền thẳng, đậm và mảng màu khỏe, dứt khoát. - Tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được diễn tả bằng gam màu nâu đỏ nhiều sắc thái phong phú diễn tả vẻ thâm nghiêm của những ngôi nhà cổ Hà Nội. – GV hướng dẫn cho các nhóm HS viết đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái. Nếu còn thời gian, GV có thể chọn một nhóm trình bày bài giới thiệu của nhóm mình.
  16. Lưu ý: GV cần gợi mở cho HS rõ thêm nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, nhấn mạnh thể loại tranh vẽ về phố cổ làm nên nét đặc trưng của hoạ sĩ; Động viên HS sử dụng thuật ngữ chuyên ngành để mô tả vẻ đẹp trong tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái; Có thể tổ chức thực hiện theo cá nhân hoặc nhóm tuỳ theo điều kiện thực tế. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu – Tìm hiểu cách thể hiện ngôi nhà qua SPMT tranh in độc bản. – Biết cách thể hiện một SPMT có tạo hình ngôi nhà. b. Nội dung – HS quan sát, tìm hiểu các bước thực hiện SPMT tranh in độc bản trong SGK Mĩ thuật 6, trang 14; – HS thực hiện SPMTcó tạo hình ngôi nhà; c. Sản phẩm học tập – SPMT có tạo hình ngôi nhà theo hình thức tranh vẽ hoặc tranh in. d. Tổ chức thực hiện –GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 14, cho HS quan sát và đặt câu hỏi về các chất liệu sử dụng, về các bước thực hiện một SPMT tranh in. GV giúp HS phát hiện ván in cần lựa chọn chất liệu không thấm nước và dễ tìm như: mica, kính hoặc giấy bóng kính, – GV tổ chức cho HS thực hành sản phẩm tranh vẽ hoặc tranh in theo hình thức cá nhân, chất liệu tự chọn đã chuẩn bị. – GV lựa chọn trưng bày sản phẩm lên bảng (theo nhóm hoặc sản phẩm cá nhân), và đặt câu hỏi để HS chia sẻ, thảo luận về việc sử dụng các yếu tố tạo hình đã được học: hình, nét, màu, Lưu ý: – GV tổ chức thực hiện thực hành phù hợp với điều kiện học tập và sự chuẩn bị của của HS, có thể cho HS thực hành theo hình thức cá nhân hoặc nhóm đôi nếu muốn tạo SPMT tranh in.
  17. – Tuỳ vào trình độ và khả năng của HS, GV có thể gợi ý hoặc thị phạm đối với những HS thực hiện sản phẩm ở các chất liệu khó như: tranh in, xé − dán, để quan sát, gợi mở, tạo hứng thú, hấp dẫn HS. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu – Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. – Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm; – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 16. c. Sản phẩm học tập – Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn. d. Tổ chức thực hiện – GV lựa chọn SPMT của HS đã thực hiện từ tiết trước để trưng bày theo hình thức nhóm chất liệu hoặc nhóm HS. – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 16, và trả lời các câu hỏi: + Những hình ảnh, màu sắc nào được sử dụng để thể hiện bài thực hành? + Bạn thích bài thực hành nào nhất? Vì sao? - GV giải thích câu hỏi rõ hơn và gợi mở, giúp HS nhận biết những biểu hiện của nguyên lí tương phản trong mĩ thuật thể hiện ở các đặc điểm cụ thể nào trong phần Em có biết. Qua đó, GV chốt kiến thức mới đã học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Biết cách sử dụng kĩ năng, kiến thức trong chủ đề để mô tả tạo hình ngôi nhà trong những bức tranh của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát tác phẩm hội hoạ của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh.
  18. – HS thảo luận và trả lời theo gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 17. c. Sản phẩm học tập – Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp ngôi nhà trong TPMT. d. Tổ chức thực hiện – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 17, xem hai tranh: Auvers-sur- Oise street (Con đường ở vùng Auvers-sur-Oise); và Thatched cottages at Cordeville, Auvers-sur-Oise (Nhà tranh ở làng Cordeville, vùng Auvers sur Oise) hoặc tranh, ảnh, clip đã sưu tầm (nếu có) và nêu các gợi ý để HS nhận biết về cách sử dụng nét, hình, màu sắc, màu đậm, màu nhạt và nguyên lí tương phản trong tranh của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh. – GV hướng dẫn HS phân tích nguyên lí tương phản trong hai bức tranh của hoạ sĩ Van Gogh. + Tương phản về đường nét: Trong cả hai bức tranh, hoạ sĩ Van Gogh đều sử dụng tương phản về đường nét: đường cong, cuộn xoáy diễn tả mây, bầu trời, con đường tương phản với những nét thẳng, khoẻ thể hiện ngôi nhà. + Tương phản về màu sắc trong tranh “Con đường ở vùng Auvers- sur-Oise”: Hoạ sĩ đã sử dụng cặp màu tương phản đỏ - xanh lá cây trên những mái nhà; màu xanh trời tương phản với màu vàng rực của con đường. + Tương phản về đậm nhạt trong bức tranh “Nhà tranh ở làng Cordeville, vùng Auvers- sur- Oise”: Những mảng đậm nhạt mạnh, tương phản trên bầu trời, giữa cây và nhà, giữa nhà và con đường. Lưu ý: – GV có thể chủ động phân bổ thời gian tổ chức các hoạt động cho phù hợp điều kiện địa phương (đối với trường bố trí dạy tiết đôi hoặc tiết đơn). – Tùy theo điều kiện thực tế và tùy năng khiếu của mỗi HS, GV có thể gợi ý cho HS thực hiện thêm hoạt động luyện tập bằng cách mô phỏng cách vẽ của hoạ sĩ Vincent Willem Van Gogh để vẽ một ngôi nhà yêu thích.
  19. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 4: THIẾT KẾ QUÀ LƯU NIỆM Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Tìm hiểu về lĩnh vực Thiết kế công nghiệp qua cách thiết kế và trang trí món quà lưu niệm; – Gắn kết kiến thức, kĩ năng môn học đối với tính ứng dụng qua sản phẩm cụ thể, quà lưu niệm; – Làm quen với khái niệm Thiết kế công nghiệp với những sản phẩm cụ thể. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Xác định được mục đích sử dụng của SPMT có tính ứng dụng; – Có ý thức sử dụng những vật liệu sẵn có để tạo thành sản phẩm món quà lưu niệm tạo hình ngôi nhà tặng bạn và người thân trong gia đình; – Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về sản phẩm món quà lưu niệm đã làm trong chủ đề. 3. Phẩm chất – Nhận biết sự phong phú của lĩnh vực mĩ thuật trong cuộc sống. – Thêm yêu thích môn Mĩ thuật bởi sự xuất hiện đa dạng của lĩnh vực này. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6 hoặc SPMT ứng dụng có tạo hình ngôi nhà (nếu có) về nội dung liên quan đến bài học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  20. 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu Tìm hiểu mối liên hệ giữa SPMT và quà lưu niệm, một dạng sản phẩm trong lĩnh vực Thiết kế công nghiệp. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát một số SPMT quà lưu niệm 3D minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 18. – HS tìm hiểu và bước đầu nhận biết được chất liệu của SPMT. c. Sản phẩm học tập – Cảm nhận, hiểu được ý nghĩa và hình thức tạo hình một món quà lưu niệm. d. Tổ chức thực hiện - GV cho HS quan sát một số hình ảnh về SPMT có tạo hình ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 18, hoặc SPMT ứng dụng đã chuẩn bị (nếu có) và gợi ý cho HS trả lời câu hỏi về: – Cách thức tạo hình sản phẩm, lựa chọn chất liệu là gì? – Các yếu tố tạo hình (đường nét, hình, khối, màu sắc) và nguyên lí tạo hình nào (nguyên lí cân bằng, tương phản) được sử dụng trong sản phẩm như thế nào? – Ý tưởng của cá nhân trong tạo sản phẩm ngôi nhà như thế nào? 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu − Tìm hiểu các bước thực hiện quà lưu niệm hình ngôi nhà. − Thiết kế và trang trí quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà. b. Nội dung – HS quan sát các bước thực hiện tạo sản phẩm, thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 19. – HS thực hiện thiết kế và trang trí quà lưu niệm có tạo hình ngôi nhà. c. Sản phẩm học tập
  21. – SPMT quà lưu niệm có tạo hình ngôi nhà. d. Tổ chức thực hiện – GV hướng dẫn HS quan sát các bước thiết kế quà lưu niệm hình ngôi nhà trong SGK Mĩ thuật 6, trang 19, và trả lời câu hỏi: Để làm một món quà lưu niệm từ vật liệu tái sử dụng, em cần thực hiện những bước nào? – GV gợi ý cho HS phát hiện các bước thực hiện qua trả lời các câu hỏi gợi ý: + Ngôi nhà được thiết kế từ chất liệu nào? + Các bộ phận nào của ngôi nhà được thiết kế trước? + Để trang trí và làm đẹp cho ngôi nhà, cần bổ sung thêm những hình ảnh nào? + Cách bố trí, sắp xếp đồ vật trong nhà như thế nào để tạo thành SPMT ứng dụng 3D? – GV cho HS quan sát một số SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 6, trang 20 và trả lời câu hỏi: + Để sử dụng hình ảnh ngôi nhà trong trang trí quà lưu niệm, các sản phẩm nào hay được thể hiện? + Em có ý tưởng về thiết kế quà lưu niệm như thế nào? – GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết và GV dành thời gian cho HS thực hiện sản phẩm: tạo dáng và trang trí quà lưu niệm có sử dụng hình ngôi nhà. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu – Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. – Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của cá nhân/ nhóm. – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21. c. Sản phẩm học tập Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn thực hiện trong bài. d. Tổ chức thực hiện
  22. GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thiện theo cá nhân/ nhóm hoặc có thể lựa chọn một số sản phẩm tiêu biểu để trưng bày ở vị trí HS dễ quan sát và gợi ý HS trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21. Lưu ý: Tùy vào điều kiện thực tế, GV có thể tạo tình huống để HS trả lời về vật liệu lựa chọn sử dụng, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tạo SPMT, 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Sử dụng kiến thức đã học để nhận biết và cảm nhận vẻ đẹp tạo hình ngôi nhà được thể hiện trong SPMT b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát SPMT được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21. – HS thảo luận và chia sẻ về câu lệnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21. c. Sản phẩm học tập Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp của SPMT minh hoạ trong SGK (hoặc do GV chuẩn bị). d. Tổ chức thực hiện – GV cho HS quan sát SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 6, trang 21 hoặc các sản phẩm do GV chuẩn bị liên quan đến nội dung bài học và đặt câu hỏi gợi ý về các hình thức của quà lưu niệm phù hợp tặng người thân như: bưu thiệp, thiệp mừng, hộp đựng quà, Từ đó, gợi ý các cách tạo hình theo chủ đề ngôi nhà để trang trí cho quà lưu niệm. – GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm đã làm theo cá nhân/ nhóm để chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm mà bản thân và các bạn đã làm. GV nêu ý kiến gợi ý để điều chỉnh sản phẩm tốt hơn.
  23. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 3 HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỌC Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 5: TẠO HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ TRƯỜNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Giới thiệu những hình ảnh hoạt động trong trường học, các gợi ý để HS hình thành ý tưởng trong thực hành, sáng tạo; – Giới thiệu một số TPMT thể hiện hoạt động của HS; – Các bước thực hiện SPMT theo hình thức phù điêu đắp nổi. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Hình thành kĩ năng quan sát, khai thác hình ảnh các hoạt động trong trường học để thể hiện SPMT; – Biết sử dụng nét, hình, màu, khối để thể hiện các nhân vật hoạt động; – Biết đặt câu hỏi và phân tích được nguyên lí tạo hình sử dụng trong sáng tạo SPMT. 3. Phẩm chất – Có thêm niềm yêu thích với môn học thông qua việc khai thác chất liệu từ trong môi trường học tập để thể hiện SPMT; – Yêu quý môi trường học tập, quan tâm hơn đến các hoạt động vui chơi, học tập, thiện nguyện trong nhà trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  24. – Một số hình ảnh, clip liên quan đến hoạt động giáo dục trong trường học trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát; – Một số vật liệu tái sử dụng như: vỏ hộp, viên sỏi, mẩu gỗ, giấy, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu – Quan sát các hình ảnh minh hoạ thấy được sự phong phú của các hoạt động giáo dục trong trường học; – Hình thành kĩ năng quan sát, khai thác hình ảnh các hoạt động trong trường học để thể hiện SPMT. b. Nội dung – HS quan sát các hình ảnh minh hoạ về các hoạt động giáo dục trong trường học. Qua đó nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT. – GV đặt câu hỏi định hướng, hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi về những nội dung liên quan đến chủ đề. c. Sản phẩm học tập – HS nhận thức được sự phong phú của các hoạt động giáo dục trong trường học, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện của giáo dục. – Hình thành ý tưởng thể hiện SPMT về chủ đề hoạt động trong trường học. – Vẽ lại được một vài hình dáng , động tác hoạt động. d. Tổ chức thực hiện – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 22, quan sát ảnh về một số hoạt động của HS và cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK: + Kể tên những hoạt động học tập , thể thao, từ thiện, ở trường em. + Ghi chép bằng hình vẽ các động tác, dáng người. + Lựa chọn màu sắc để thể hiện SPMT theo chủ đề. - GV hướng dẫn HS quan sát hai TPMT thể hiện hoạt động vui chơi của HS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 24. Để HS có thể trả lời được
  25. câu hỏi cảm nhận vẻ đẹp của hai bức tranh, GV có thể gợi ý cho HS lưu ý về: Cách sắp xếp các nhân vật trong hai bức tranh; màu sắc, đậm nhạt và cách vẽ khác nhau của hai tác giả. + Tranh Học tổ của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được vé bằng những mảng màu lớn, đơn giản. Bức tranh có sự cân đối giữa mảng sáng, mảng đậm. Ánh sáng tập trung trên các khuôn mặt và giữa tranh. Bức tranh cho thấy vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản, trong sáng và không khí học tập say sưa, chăm chỉ. + Tranh Về đích lại có vẻ đẹp khoẻ khoắn trong cách vẽ. Bức tranh được diễn tả bằng những vệt màu, nét bút mạnh mẽ. Ánh sáng tập trung vào nhóm HS giữa tranh thu hút, hướng điểm nhìn của người xem tập trung vào nhóm nhân vật chính. - Sau khi HS quan sát, tìm hiểu hai bức tranh, GV có thể tổ chức cho các em trao đổi về vẻ đẹp của hai tác phẩm theo nhóm hoặc theo bàn. Trên cơ sở đó, HS bày tỏ những cảm nhận, cảm xúc, tình cảm của cá nhân với hai tác phẩm của hoạ sĩ. – Khi HS trả lời câu hỏi, GV tóm tắt, nhận xét, chỉ ra những ưu điểm để động viên HS tự tin, hứng thú trong học tập. Kết quả của hoạt động quan sát giúp HS tìm cảm hứng, hình thành ý tưởng, vẽ được một vài hình dáng, động tác để thể hiện một SPMT theo chủ đề Hoạt động trong trường học. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu - Nhận biết các bước thể hiện một sản phẩm đắp nổi về chủ đề : Hoạt động trong trường học - Vẽ lại một số động tác, dáng người và lựa chọn màu sắc để thể hiện SPMT theo chủ đề. - Biết sắp xếp đường nét, hình mảng, màu sắc để thể hiện SPMT. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ các bước thể hiện SPMT theo hình thức phù điêu đắp nổi về chủ đề: Hoạt động trong trường học. - GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 25 - HS thể hiện sản phẩm của mình bằng hình thức tạo hình tự chọn. c. Sản phẩm học tập
  26. SPMT về chủ đề: Hoạt động trong trường học bằng hình thức đắp nổi hoặc xé, dán. d. Tổ chức thực hiện – Trước khi HS tiến hành thể hiện một SPMT về chủ đề Hoạt động trong trường học theo hình thức tự chọn, GV hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ ở SGK Mĩ thuật 6, trang 24 về các bước thể hiện một SPMT theo hình thức phù điêu đắp nổi. – GV hướng dẫn HS quan sát và có thể đặt câu hỏi gợi mở cho HS trao đổi: + Bức phù điêu đắp nổi trong hình minh hoạ được làm bằng chất liệu gì? + Nêu các bước thể hiện sáng tạo phù điêu đắp nổi theo chủ đề. – GV tổ chức cho HS trả lời hai câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 24: + Có những hoạt động nào ở trường học em thường thấy và đã được tham gia? + Em sử dụng hình, màu như thế nào để thể hiện động tác, dáng người? – Qua hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, GV có thể gợi ý, trao đổi để HS biết được các bước thể hiện một SPMT theo hình thức phù điêu đắp nổi về chủ đề Hoạt động trong trường học, qua đó lựa chọn được hình thức, chất liệu và thể hiện được SPMT của mình. – Để có thể thực hiện SPMT về chủ đề Hoạt động trong trường học, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và tham khảo cách thức thực hiện qua ba SPMT của học sinh được giới thiệu ở SGK Mĩ thuật 6, trang 25. Gợi ý: – Về ý tưởng: Thể hiện hoạt động vui chơi nào? Tư thế và động tác tiêu biểu của hoạt động vui chơi này như thế nào? Ngoài hoạt động vui chơi, có thể hiện thêm hình ảnh nào khác? – Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu? GV có thể nói qua về hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu đem đến, ví dụ như: nhẵn hay thô ráp; cảm giác về mặt phẳng hay không gian ba chiều, Lưu ý:
  27. – Tuỳ vào điều kiện thực tế của nhà trường, GV có thể cho HS thực hành với nhiều hình thức khác nhau, từ hoạt động cá nhân cho đến hoạt động nhóm, phù hợp với sự chuẩn bị của GV và HS. – Khi thực hành, HS có thể sáng tạo SPMT theo hình thức tự chọn bằng vật liệu phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân, nhà trường và địa phương. – Đối với những HS còn khó khăn trong việc tìm ý tưởng, GV tổ chức củng cố cho HS thực hành các kĩ năng tìm ý tưởng để thể hiện đề tài, từ quan sát ảnh, tranh và các SPMT của HS. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu – Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. – Trình bày những cảm nhận về SPMT trước nhóm. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 26. c. Sản phẩm học tập – Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn. d. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn cho HS quan sát SPMT theo nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 26, và mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp về các nội dung này. + Bài thực hành của bạn thể hiện hoạt động gì? + Những ý tưởng của bạn đã được thể hiện như thế nào trong bài thực hành? + Trong bài thực hành này, bạn đã xử lí hình khối, đường nét, màu sắc như thế nào? Lưu ý: Tuỳ vào thời gian hoàn thành sản phẩm ở hoạt động 2, GV Tổ chức thực hiện 3 cho phù hợp theo đúng ý nghĩa luyện tập, củng cố kiến thức, dành nhiều thời gian cho HS thực hiện phần vận dụng ở hoạt động 4.
  28. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu – Trưng bày được SPMT của nhóm theo hình thức đắp nổi hoặc xé, dán theo chủ đề. – Chia sẻ cảm nhận với các bạn. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS phân loại các SPMT đã thực hiện – HS trưng bày các sản phẩm theo các hình thức thể hiện sản phẩm hoặc theo một chủ đề c. Sản phẩm học tập – Tổ chức trưng bày SPMT của nhóm. – Thuyết trình, chia sẻ với các bạn về ý tưởng trưng bày SPMT d. Tổ chức thực hiện – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 26, và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm. Tuỳ theo sĩ số HS và điều kiện của lớp học cũng như các hình thức thể hiện SPMT của HS, GV chia HS trong lớp thành các nhóm cho phù hợp. – GV hướng dẫn HS quan sát hai SPMT được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 6, trang 26, hoặc những sản phẩm đã chuẩn bị trước và đặt câu hỏi: + Những sản phẩm này thể hiện các hoạt động gì? Được làm từ vật liệu tái sử dụng nào? + Các bước thực hiện SPMT này ra sao? – HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng trao đổi về ý tưởng sản phẩm nhóm và phân công nhiệm vụ với các thành viên trong nhóm để có thể sắp xếp các sản phẩm riêng lẻ của các bạn thành một sản phẩm chung và viết bài thuyết trình giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm trước cả lớp. – GV cho HS nói về SPMT mình sẽ thể hiện về đề tài này theo các nội dung gợi ý sau: + Nhóm em đặt tên cho sản phẩm là gì? + Các em sẽ trưng bày sản phẩm của nhóm ở đâu?
  29. – Nhóm HS nào trình bày xong thì thực hiện sản phẩm của mình. Lưu ý: – HS có thể chọn hình thức sáng tạo yêu thích. – Khi HS thực hiện sản phẩm, GV đứng bao quát và có gợi ý, hướng dẫn nhóm HS còn lúng túng trong việc tìm ý tưởng hay cách thể hiện, nhưng không làm thay hay sửa trực tiếp lên sản phẩm của HS. – Sau khi các nhóm hoàn thành SPMT, GV tổ chức cho các nhóm HS trình bày, giới thiệu về cách sắp xếp các nhân vật và hoạt động trong sản phẩm chung của nhóm. Qua đó, HS có thể vận dụng những kiến thức đã được học về yếu tố, nguyên lí tạo hình vào phân tích, giới thiệu SPMT. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 6: THIẾT KẾ ĐỒ CHƠI Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những nội dung đơn giản liên quan đến thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng; – Các bước cơ bản để thực hiện đồ chơi đá bóng. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm đồ chơi; – Có ý thức sử dụng những vật liệu sẵn có để tạo được những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, trong đó có khai thác hình ảnh về hoạt động vui chơi trong trường học;
  30. – Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm đồ chơi được tạo dáng, thiết kế trong chủ đề. 3. Phẩm chất – Khai thác những vật liệu có sẵn hoặc tái chế để làm sản phẩm đồ chơi. Qua đó có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường; – Biết trân trọng sự lao động, sáng tạo và giữ gìn những sản phẩm đồ chơi yêu thích. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh về đồ chơi hoặc những đồ chơi có trang trí bằng các hoạt động vui chơi của HS; – Một số vật liệu sẵn có như: giấy báo, bìa, màu, hộp cát-tông, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu – Nhận thức được thiết kế đồ chơi thuộc lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng; - Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm đồ chơi. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát hai sản phẩm đồ chơi được thiết kế có trang trí bằng hình ảnh hoạt động trong trường học. – HS quan sát tìm hiểu, hình thành kiến thức bước đầu về mĩ thuật ứng dụng. c. Sản phẩm học tập Nhận thức của HS về mĩ thuật ứng dụng trong đó có thiết kế đồ chơi phù hợp và an toàn. d. Tổ chức thực hiện – GV có thể sử dụng hình ảnh minh hoạ ở SGK Mĩ thuật 6, trang 27, hoặc những đồ chơi HS có trang trí bằng các hình ảnh về hoạt động trong trường học để HS quan sát, tìm hiểu về thiết kế đồ chơi. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên lí cân bằng trong tạo dáng, màu sắc, trang trí đồ chơi.
  31. – GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết để biết thêm về thiết kế đồ chơi trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng, củng cố kiến thức đã học về thể loại mĩ thuật ở chủ đề 1. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu – Có ý thức và sử dụng những vật liệu sẵn có để thiết kế được một đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, thể hiện chủ đề: Hoạt động trong trường học. b. Nội dung – HS hình thành ý tưởng thiết kế đồ chơi qua việc trả lời hai câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 28. – HS thể hiện sản phẩm đồ chơi của cá nhân. c. Sản phẩm học tập – Bước đầu hiểu được quá trình thiết kế một SPMTứng dụng. – Thiết kế được một đồ chơi phù hợp theo chủ đề: Hoạt động trong trường học. d. Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 28, và tìm hiểu về các bước thực hiện đồ chơi đá bóng. – GV gợi ý để HS tìm hiểu về sản phẩm đồ chơi trong hình minh hoạ và trả lời các câu hỏi sau: + Em sẽ thiết kế loại sản phẩm đồ chơi gì? + Em sử dụng những vật liệu gì để thiết kế sản phẩm? + Em có nhận xét như thế nào về cách thiết kế, tạo dáng, màu sắc được sử dụng ở sản phẩm đồ chơi đá bóng? – Khi HS trả lời câu hỏi, GV ghi lên bảng, các HS khác bổ sung cho đầy đủ. GV nhận xét, chốt các kiến thức cần thiết về các bước thực hiện một SPMT ứng dụng. – GV tiếp tục tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu hai SPMT trong SGK Mĩ thuật 6, trang 29 của bạn đã làm qua một số gợi ý: + Hai sản phẩm “Chơi cầu lông” và “Chơi bóng rổ” có cách thiết kế khác nhau như thế nào? Không gian trong sản phẩm “Chơi cầu lông” được bạn Lê Mỹ Hằng tạo ra bằng cách gì? + Vật liệu được các bạn sử dụng là gì? + Màu sắc sân bóng rổ được bạn Võ Ngọc Huy sử dụng theo nguyên lí cân bằng hay tương phản? – HS phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình.
  32. – GV quan sát, hướng dẫn cho HS thể hiện thiết kế và trang trí một món đồ chơi thực hiện chủ đề Hoạt động trong trường học từ vật liệu có sẵn. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu - Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm đồ chơi được tạo dáng, thiết kế trong chủ đề. - Thảo luận được theo những câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30. b. Nội dung - GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30. - HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập - Nhận thức của HS về những đồ vật, chất liệu bạn đã sử dụng để thiết kế đồ chơi. - Trưng bày được SP đã thể hiện d. Tổ chức thực hiện – Căn cứ vào sản phẩm đồ chơi HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30. + Câu hỏi 1 giúp HS tìm hiểu về chất liệu sử dụng để thiết kế đồ chơi và rèn luyện kĩ năng sử dụng vật liệu có sẵn một cách hiệu quả và hợp lí. + Câu hỏi 2 giúp HS tìm hiểu về mối quan hệ giữa công dụng, chức năng và giá trị thẩm mĩ của đồ chơi để tìm được nội dung thiết kế phù hợp. + Câu hỏi 3 giúp HS liên tưởng đến việc Tổ chức thực hiện vui chơi phù hợp với đồ chơi đã thiết kế. – GV có thể tổ chức cho HS trình bày những ý kiến thảo luận của nhóm mình. – GV tổng kết và chốt các kiến thức cơ bản về mối liên quan giữa công dụng, chức năng và yếu tố mĩ thuật trong SPMT ứng dụng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu – Vận dụng những kiến thức đã học về thiết kế sản phẩm đồ chơi HS trang trí, làm mới đồ chơi yêu thích của mình. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS trang trí, làm mới món đồ chơi mà HS yêu thích. – HS thực hiện trang trí đồ chơi yêu thích. c. Sản phẩm học tập – Một món đồ chơi yêu thích được làm mới hoặc sắp xếp các sản phẩm đồ chơi riêng lẻ thành một sản phẩm đồ chơi chung của cả nhóm. d. Tổ chức thực hiện
  33. – GV hướng dẫn HS quan sát hai sản phẩm đồ chơi được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30. – HS trao đổi về hình thức làm mới đồ chơi yêu thích hoặc sắp xếp sáng tạo ra sản phẩm chung trong hình minh hoạ. – Tìm hiểu về các món đồ chơi cùng chủ đề để có thể tạo thành một sản phẩm chung. Sau khi HS quan sát và tìm hiểu về hai sản phẩm minh hoạ, căn cứ vào bài thực hành của HS, GV đưa ra những gợi ý phân nhóm để HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm với những tiêu chí: + Những sản phẩm đồ chơi cùng thể loại. + Những sản phẩm đồ chơi có ý tưởng từ sự liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ của bản thân liên quan đến chủ đề. – Vận dụng những kiến thức đã học về yếu tố và nguyên lí tạo hình, nhóm HS tổ chức, sắp xếp các sản phẩm đồ chơi của các thành viên trong nhóm thành một sản phẩm chung hợp lí, có chủ đề, mang ý nghĩa giáo dục, Lưu ý: – Khi sắp xếp, HS có thể sử dụng thêm các yếu tố màu sắc, chữ viết hoặc các đồ trang trí phù hợp để làm đẹp và hoàn thiện sản phẩm của mình. – GV bao quát và hướng dẫn, gợi ý trong quá trình HS thực hiện sản phẩm, kịp thời động viên, rút kinh nghiệm, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập vận dụng của các nhóm. – Hoạt động vận dụng này giúp HS hiểu rõ hơn cách thể hiện ở mỗi sản phẩm đồ chơi theo hình thức tạo hình 2D hoặc 3D đồng thời phát huy tính sáng tạo của HS. – Trên cơ sở những món đồ chơi HS đã thiết kế, GV lựa chọn một số đồ chơi đẹp, cùng chủ đề có thể tổ chức một trò chơi chung tạo hứng thú, động lực trong học tập cho HS. – Cuối giờ học, GV tổng kết, củng cố các kiến thức đã học trong bài về thiết kế SPMT ứng dụng qua hình thức đôi bạn tự đặt câu hỏi và trả lời. Hình thức này vừa củng cố kiến thức trong bài về mĩ thuật ứng dụng vừa giúp HS rèn luyện kĩ năng biết đặt câu hỏi và trả lời cũng như nhận xét đánh giá SPMT theo yêu cầu của môn học. Mặt khác, điều này cũng giúp HS tự tin trong giao tiếp và làm việc nhóm với các bạn.
  34. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 4 MĨ THUẬT THỜI KÌ TIỀN SỬ Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 7: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TIỀN SỬ Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giá trị mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử qua một số hiện vật; - Các bước thực hiện một SPMT có sử dụng tạo hình mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử; - Mô phỏng về một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức nặn hoặc vẽ. 2. Năng lực - Biết được một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử; - Biết cách khai thác giá trị tạo hình ở thời kì này trong mô phỏng, trang trí một SPMT; - Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn. 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử; - Thêm yêu thích môn học bởi sự đa dạng, phong phú và lịch sử lâu đời của loại hình mĩ thuật trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số hình ảnh, clip liên quan đến mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát; - Một số SPMT liên quan đến chủ đề mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để làm minh họa, phân tích vẻ đẹp tạo hình cho HS quan sát trực tiếp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu
  35. - Biết đến một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử. - Biết đến tên gọi và hình thức tranh hang động. - Làm quen với lĩnh vực lịch sử mĩ thuật. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu tạo hình qua một số hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 6, trang 31 – 32. - HS quan sát và tìm hiểu một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để hiểu biết về kiến thức lịch sử mĩ thuật giai đoạn này. c. Sản phẩm Có kiến thức cơ bản, đơn giản về lịch sử mĩ thuật, vẻ đẹp tạo hình thời kì tiền sử trên thế giới. d. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 31, quan sát tranh hang động và khắc trên đá thời kì tiền sử và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: o Hình vẽ trong hang động và khắc trên đá thời kì tiền sử diễn tả những hình tượng gì? o Màu sắc trong tranh hang động như thế nào? o Những hình ảnh được thể hiện có đặc điểm gì? o Tượng đá tìm thấy ở Willendorf (Áo) có tạo hình thế nào? - Khi HS trả lời, GV ghi tóm tắt các ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá). - GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 32, quan sát phù điêu đá, tượng voi ma mút, hình những bàn tay trên đá thời kì tiền sử và đặt câu hỏi: o Phù điêu ở Val Camonica, Italia khắc hình gì? o Tượng voi ma mút có niên đại khoảng năm bao nhiêu? o EM có cảm nhận gì về những bàn tay trên đá được tìm thấy trong hang động cách đây hơn 10 000 năm? - GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 31 – 32 để hiểu hơn về tranh hang động và thời kì tiền sử. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu - Các bước cơ bản tạo một SPMT và sử dụng tạo hình thời kì tiền sử trên thế giới để trang trí. - Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức vẽ hoặc nặn. b. Nội dung
  36. - HS quan sát và tìm hiểu các bước tạo và trang trí một chiếc ống đựng bút bằng giấy trong SGK Mĩ thuật 6, trang 33. c. Sản phẩm SPMT có đặc điểm tạo hình mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử. d. Tổ chức thực hiện - GV cho HS tìm hiểu các bước thực hiện một chiếc ống đựng bút có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí. - Trong phần này, GV hướng dẫn HS phân tích các bước thực hiện để HS củng cố lại cách thực hiện sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu. - GV hướng dẫn HS quan sát các SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 6, trang 34, để tham khảo về chất liệu, cách làm, GV nhắc nhở HS thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc, đường nét, hình mảng tương phản để sản phẩm trở nên sinh động. - Khi thực hiện SPMT về chủ đề Mĩ thuật thời kì tiền sử theo hình thức nhóm, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện. Gợi ý: - Vẽ ý tưởng: Thể hiện sản phẩm có tạo hình thế nào? Hình dáng và công năng sử dụng ra sao? Sản phẩm sử dụng hình ảnh nào của di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử? - Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một hay kết hợp nhiều chất liệu? Lưu ý: Tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường, GV có thể cho HS thực hành với nhiều hình thức khác nhau, từ hoạt động cá nhân cho đến hoạt động nhóm, phù hợp với sự chuẩn bị của GV và HS. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu - Biết được cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. - Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. - HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 35. c. Sản phẩm - Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp trên SPMT của cá nhân và các bạn. d. Tổ chức thực hiện
  37. - GV cho HS thảo luận nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 35 và mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp về các nội dung này. o Những đối tượng được thể hiện ở di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử là gì? o Kể tên một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử. - Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên được hiểu biết của mình về di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí một sản phẩm cụ thể. b. Nội dung - HS tham khảo việc sử dụng hoa văn, tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí thẻ đánh dấu sách. - HS thực hiện việc khai thác yếu tố tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí một sản phẩm cụ thể. c. Sản phẩm SPMT được trang trí bởi tạo hình mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử. d. Tổ chức thực hiện - GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 35 để tìm hiểu thêm về tạo hình của mĩ thuật thế giời thời kì tiền sử. - GV cho HS lựa chọn hình ảnh tiêu biểu của di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để sáng tạo và trang trí thẻ đánh dấu sách. - GV động viên, khuyến khích cá nhân hoặc nhóm phát huy hơn nữa để sản phẩm được hiệu quả hơn. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết IV. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giá trị mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua một số hiện vật;
  38. - Các bước thực hiện một SPMT có sử dụng tạo hình mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử; - Mô phỏng về một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử yêu thích bằng vật liệu sẵn có. 2. Năng lực - Biết được một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử; - Biết và mô phỏng được một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử; - Hiểu được mối liên hệ giữa Mĩ thuật và thành tựu của ngành Khảo cổ học. 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử; - Thêm yêu thích môn học bởi sự đa dạng, phong phú và lịch sử lâu đời của loại hình mĩ thuật ở Việt Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số hình ảnh, clip liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát; - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - HS biết đến một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. - HS biết được khoảng thời gian xuất hiện của mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam. b. Nội dung - HS tìm hiểu về một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua hình minh họa trong SGK Mĩ thuật (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm). - HS tìm hiểu tên gọi và giai đoạn lịch sử của một số nền văn hóa thời kì tiền sử ở Việt Nam. c. Sản phẩm Có kiến thức cơ bản, đơn giản về lịch sử mĩ thuật, vẻ đẹp tạo hình thời kì tiền sử ở Việt Nam. d. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 36, quan sát một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. GV mở rộng câu hỏi, nhằm nhấn mạnh những đặc điểm tạo hình của các di sản mĩ thuật thời kì này. - GV bổ sung kiến thức để làm nổi bật những di sản tiêu biểu. o Di sản mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam chủ yếu là hình khắc trên hang động, xương thú và đồ đá như: rìu đá, chày và bàn nghiền đá,
  39. o Các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tập trung ở một số địa điểm như: Tràng An, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu - HS biết quy trình các bước thực hiện SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. - HS thực hiện được việc mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu sẵn có. b. Nội dung - HS tìm hiểu các bước tạo SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tại SGK Mĩ thuật 6, trang 37. - HS thực hiện mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu sẵn có. c. Sản phẩm SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. d. Tổ chức thực hiện - GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 37 và trao đổi về mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử như gợi ý về di sản mĩ thuật cần mô phỏng. - Trước khi mỗi cá nhân/ nhóm thực hiện sản phẩm mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện. Gợi ý: - Về chất liệu: Có thể sử dụng những vật liệu sẵn có như: giấy bìa, vải, hộp giấy, màu vẽ, bút lông, keo dán, - Vẽ mô phỏng: HS lựa chọn di sản các em thích, phù hợp với vật liệu sẵn có để mô phỏng. - Về cách thực hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu phù hợp với di sản mĩ thuật mà các em đã lựa chọn. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu - Biết được cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. - Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. - HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38. c. Sản phẩm
  40. Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp trên SPMT mô phỏng di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử của cá nhân và các bạn. d. Tổ chức thực hiện - Thông qua sản phẩm của cá nhân/ nhóm ở hoạt động thể hiện, GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38: o Hãy kể tên những di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử mà bạn biết. o Nêu công dụng của di sản thời kì tiền sử trong cuộc sống của người Việt cổ. o Bạn ấn tượng với thể loại di sản mĩ thuật nào của Việt Nam thời kì tiền sử? - GV đưa ra các gợi ý để HS cùng thảo luận. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập. b. Nội dung HS tham khảo việc sử dụng hoa văn, tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập, thông qua trang trí hai sản phẩm mĩ thuật là chiếc đồng hồ giấy và hộp đựng dụng cụ học tập trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38. c. Sản phẩm Trang trí góc học tập bằng SPMT cụ thể. d. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS quan sát các hình minh họa ở SGK Mĩ thuật 6, trang 38, trao đổi các bước tiến hành và thiết kế một đồ vật có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập. o Bạn đã sử dụng hình ảnh di sản mĩ thuật ở đâu để trang trí? o Bạn có nhận xét gì về hình thức trang trí mà bạn đã lựa chọn? - Thông qua hoạt động quan sát, GV trao đổi để HS hình thành ý tưởng và lựa chọn hình thức vận dụng cho cá nhân hoặc nhóm. - GV yêu cầu cá nhân/ nhóm thực hiện vận dụng ngay tại lớp, hoặc về nhà làm.
  41. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 5 TRÒ CHƠI DÂN GIAN Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 9: SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Giới thiệu một số trò chơi dân gian; – Các bước thực hiện một bức tranh có hình ảnh về trò chơi dân gian; – Biết trưng bày, nhận xét, đánh giá SPMT. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Biết cách khai thác hình ảnh từ trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT; – Biết sử dụng chấm, nét, hình, màu, khối thể hiện được hoạt động trong trò chơi dân gian; – Cảm thụ được vẻ đẹp của SPMT thể hiện về trò chơi dân gian. 3. Phẩm chất – Nhận biết sự phong phú của các trò chơi dân gian ở nhiều vùng, miền đất nước; – Trân trọng những di sản văn hoá trò chơi dân gian được bảo tồn qua nhiều thế hệ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  42. – Một số ảnh, clip liên quan đến trò chơi dân gian trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát; – Một số tranh, tượng thể hiện về trò chơi dân gian; – Tham khảo một số cách tổ chức và quy định trong trò chơi dân gian để giới thiệu cho HS, nếu có điều kiện. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - HS làm quen tạo hình, động tác của một số trò chơi dân gian; - HS biết đến ý nghĩa của trò chơi dân gian. b. Nội dung – HS quan sát, tìm hiểu động tác trong một số trò chơi dân gian được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm); – HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 để có thêm gợi ý cho việc khai thác hình ảnh thể hiện SPMT theo chủ đề. c. Sản phẩm học tập Ý thức về việc khai thác hình ảnh về trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT theo chủ đề. d. Tổ chức thực hiện – GV đặt câu hỏi: Em đã chơi trò chơi dân gian nào? – GV cho HS quan sát ảnh minh hoạ về trò chơi dân gian trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 và đặt câu hỏi: Em đã chơi trò chơi dân gian nào có trong hình ảnh minh hoạ ở SGK? – GV ghi ý tóm tắt ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá). – GV gợi mở (phân tích trực tiếp trên hình ảnh minh hoạ): + Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động trò chơi dân gian như ngồi, đứng choãi chân đẩy gậy hoặc kéo co, nhảy sạp,
  43. + Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến động tác, mối tương quan tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sao cho hài hoà, thuận mắt. + Để thể hiện được đặc điểm trò chơi dân gian cần chú ý đến động tác, biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu - HS biết được các bước cơ bản để thực hiện một bức tranh có hình ảnh về trò chơi dân gian; - Thực hiện được một SPMT có hình ảnh về trò chơi dân gian. b. Nội dung – HS tham khảo các bước thực hiện một bức tranh về chủ đề trong SGK Mĩ thuật 6, trang 40; – HS thực hiện một SPMT theo hình thức tranh vẽ hoặc tranh in về chủ đề Trò chơi dân gian. c. Sản phẩm học tập SPMT cụ thể về chủ đề theo hình thức tranh vẽ hoặc tranh in. d. Tổ chức thực hiện – GV cho HS quan sát các bước thực hiện bức tranh có hình ảnh trò chơi dân gian múa lân ở SGK Mĩ thuật 6, trang 40. – Sau khi cùng nhau xem ảnh, clip về trò chơi dân gian, cách thể hiện trò chơi trong tranh dân gian, GV cho HS lựa chọn một trò chơi dân gian mà mình yêu thích để thực hiện SPMT, bằng các hình thức như: vẽ; xé, dán hoặc nặn dáng đơn, dáng đôi, (tuỳ trò chơi và kĩ năng thực hiện của HS). Lưu ý: GV nhắc HS vẽ (hoặc xé, dán) hình to, có hình chính − hình phụ, các hình liên kết với nhau (không rời rạc), có tiền cảnh − hậu cảnh, Có thể kết hợp vẽ và xé, dán. Đối với HS lựa chọn hình thức nặn, GV lưu ý HS chú ý đến thể hiện rõ động tác tiêu biểu của trò chơi, có thể tham khảo tranh khắc gỗ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu
  44. – Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. – Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41 c. Sản phẩm học tập Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn thể hiện về chủ đề Trò chơi dân gian. d. Tổ chức thực hiện – Căn cứ vào những bài thực hành của HS ở mục 2, GV cho HS thực hiện phần thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41. Lúc này, GV là người kiểm soát và hướng dẫn các nhóm thực hiện nội dung cần thảo luận. – Qua những nội dung đã được thảo luận, GV định hướng HS có nhiều cách, nội dung để thể hiện về chủ đề này. – GV có thể giới thiệu ý nghĩa của một số trò chơi dân gian tiêu biểu, bổ sung thêm ý kiến phát biểu của HS trong hoạt động này. TT Trò chơi dân gian Ý nghĩa 1 Đấu vật Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tinh thần thượng võ và ý chí chiến đấu không bỏ cuộc. 2 Kéo co Đề cao tinh thần đoàn kết, sức khoẻ và vui vẻ. 3 Bịt mắt bắt dê Rèn luyện tính phán đoán, định hướng. 4 Chọi cá/ gà Mang ý nghĩa khát vọng chiến thắng. 5 Rước đèn Hoạt động cộng đồng, vui chơi, đem đến niềm vui trong dịp tết Trung thu. 6 Đẩy gậy Rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo cũng như tâm lí, kĩ thuật, sự dẻo dai, 7 Chơi chuyền Rèn luyện sự kết hợp giữa tay và mắt, đồng thời kết hợp với khả năng diễn ngôn (hát những câu thơ phù hợp với từng bàn, từng chặng). 8 Rồng rắn lên mây Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỉ luật và khả năng đối đáp.
  45. 9 Nhảy dây Tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật, cũng như có thể rèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng. 10 Nhảy bao bố Tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật, cũng như có thể rèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng. 11 Trồng nụ trồng hoa Rèn luyện sức mạnh chân và sự phối hợp, khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác của tay. 12 Ô ăn quan Rèn luyện tư duy. – Qua các SPMT đã thực hiện của HS, GV lựa chọn hai sản phẩm tiêu biểu để phân tích cho HS hiểu thêm về biểu hiện của nguyên lí tạo hình cân bằng trong mĩ thuật. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Tiếp tục hình thành kĩ năng bằng việc sử dụng nguyên lí tạo hình để cảm nhận/ phân tích TPMT. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS tìm hiểu về biểu hiện của nguyên lí cân bằng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41. – HS thảo luận và trao đổi về câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41. c. Sản phẩm học tập Biết và có ý thức sử dụng kiến thức về mĩ thuật đã học. d. Tổ chức thực hiện – Hoạt động này giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thường thức mĩ thuật có hiệu quả, ở bài này HS chỉ ra được nguyên lí cân bằng trong tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi (SGK Mĩ thuật 6, trang 41) và các SPMT trong bài. – GV sử dụng hình ảnh minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, bài 9 hoặc SPMT đã chuẩn bị từ trước để khai thác nội dung chính của hoạt động này. – GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41, để tìm hiểu nguyên lí cân bằng trong mĩ thuật biểu hiện qua các yếu tố tạo hình như màu, hình, đậm nhạt,
  46. ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I GV tổ chức cho HS thực hành một bài đánh giá định kì có tính chất tổng hợp kiến thức, kĩ năng của bốn chủ đề đã học. Tiêu chí bài đánh giá này là: + HS có biết cách tìm ý tưởng từ các nguồn khác nhau như: ảnh, tranh, hay những hình ảnh trong bài thơ, bài văn, bài hát. + HS có chủ động lựa chọn vật liệu và cách thể hiện SPMT theo yêu cầu của các chủ đề không? Phần trưng bày ở nội dung này, GV yêu cầu HS mang các sản phẩm đã thực hiện trong học kì I đến lớp và tổ chức trưng bày trong lớp, có thể kết hợp nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 − 11 hay họp phụ huynh cuối học kì I. Với hoạt động này, GV mời phụ huynh HS xem và thưởng thức các sản phẩm của HS trong một học kì.
  47. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 10: THIẾT KẾ THIỆP CHÚC MỪNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Làm quen với một trong những sản phẩm tiêu biểu của thể loại Thiết kế đồ hoạ, qua đó có hiểu biết ban đầu về thể loại này. – Khai thác hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng; – Các bước cơ bản để thực hiện một dạng thiệp chúc mừng; – Ý thức về mối quan hệ giữa giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm thiết kế. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Biết và có ý thức khai thác giá trị di sản văn hoá dân tộc trong SPMT thiệp chúc mừng, qua đó làm quen với Thiết kế đồ hoạ; – Sử dụng tạo hình hoạt động trong trò chơi dân gian để trang trí thiệp chúc mừng; – Có hiểu biết bước đầu về mối quan hệ giữa công năng sử dụng và giá trị thẩm mĩ của sản phẩm thiết kế. 3. Phẩm chất – Nhận biết sự phong phú của sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng; – Thêm yêu thích môn học thông qua những hữu ích mà môn học đem lại; II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  48. – Một số hình ảnh, clip liên quan đến thiết kế, trang trí thiệp chúc mừng trình chiếu trên Powerpoint cho HS quan sát; – Những SPMT ứng dụng liên quan đến hình ảnh trò chơi dân gian làm minh hoạ, phân tích cách thiết kế, trang trí giúp HS quan sát trực tiếp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - HS có được nhận thức cần thiết về việc khai thác, sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng. - HS có ý thức ban đầu về mối quan hệ hình và chữ trong sản phẩm thiết kế đồ hoạ. b. Nội dung – HS tìm hiểu về việc sử dụng hình ảnh, chữ trong 2 sản phẩm thiệp chúc mừng, trong SGK Mĩ thuật 6, trang 42. – HS thảo luận và trao đổi về những ứng dụng của ngành Thiết kế đồ hoạ trong phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 42. c. Sản phẩm học tập Biết và có ý thức sắp xếp hình và chữ trong sản phẩm thiệp chúc mừng. d. Tổ chức thực hiện – GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 442 quan sát một số thiệp chúc mừng với các hình thức thiết kế và các nội dung thể hiện khác nhau. – Giới thiệu thêm một số sản phẩm thiệp chúc mừng khác (hình ảnh, sản phẩm thật nếu có) do GV chuẩn bị trước. – GV đặt câu hỏi để HS trả lời theo các gợi ý sau: + Vật liệu nào thường được sử dụng làm thiệp? + Hình thức thiết kế thiệp chúc mừng là gì? (Phần này GV có thể bổ sung thêm về hình thức Thiết kế đồ hoạ qua phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 42). + Hình ảnh nào được thể hiện trên thiệp? (bao gồm cả hình vẽ sự vật và chữ, vì chữ cũng là một thành tố quan trọng trong thiết kế thiệp chúc mừng)
  49. – GV cũng chú ý giới thiệu thêm công năng sử dụng của thiệp (treo hay thiệp gập để bàn) để HS hình dung được kiểu dáng và hình thức thể hiện. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu HS biết được các bước cơ bản để thiết kế một thiệp chúc mừng, có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian, qua đó lưu ý đến tính thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm. HS thực hiện được việc thiết kế một tấp thiệp chúc mừng, có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thiệp chúc mừng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 43. – HS thảo luận và trao đổi về mỗi quan hệ giữa tính thẩm mĩ và công năng sử dụng trong sản phẩm, thông qua tìm hiểu thiệp chúc mừng (lưu ý đến yếu tố quan trọng trong mĩ thuật ứng dụng: đẹp nhưng phải dùng được). – HS thực hiện làm một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật bạn, có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian. c. Sản phẩm học tập Thiệp chúc mừng sinh nhật có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian. d. Tổ chức thực hiện – GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 43, cho HS tìm hiểu, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện thiết kế thiệp chúc mừng theo chủ đề Trò chơi dân gian. – Trước khi mỗi HS/ nhóm thiết kế và trang trí một sản phẩm thiệp chúc mừng sinh nhật bạn trong đó có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện. – GV lưu ý về tính thẩm mĩ và công năng sử dụng hiệu quả của sản phẩm. Gợi ý: + Về chất liệu: HS nên lựa chọn các vật liệu dễ tìm kiếm, dễ thể hiện như: giấy bìa, giấy màu, đất nặn,
  50. + Về hình thức: có thể thiết kế thiệp dạng 2D hoặc 3D (cắt, dán, gập nổi). + Về cách thể hiện: Lựa chọn chất liệu và hình thức thể hiện trước; sau đó tiến hành các bước như: phác hình/ chữ, vẽ/ cắt/ đắp nổi, các chi tiết; cuối cùng tô màu hoặc lắp ghép hoàn thiện. Lưu ý: + Tuỳ vào điều kiện thực tế của nhà trường, GV có thể cho HS thực hành với nhiều hình thức khác nhau, từ hoạt động cá nhân cho đến hoạt động nhóm, phù hợp với sự chuẩn bị của GV và HS. + Đối với những HS còn gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng, GV tổ chức cho HS thực hành các kĩ năng tìm ý tưởng để thể hiện đề tài ở chủ đề 1, từ quan sát thực tế, ảnh, tranh cho đến các SPMT của HS đã làm, 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu - Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được việc khai thác hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng. - Thảo luận được theo những câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 45. b. Nội dung - GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 45. - HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm học tập Củng cố nhận thức của HS liên quan đến việc sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng. d. Tổ chức thực hiện – GV cho HS thảo luận trong nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 45, và trình bày trước nhóm về các nội dung này. – Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên được hiểu biết của mình về việc thực hiện sản phẩm, từ lựa chọn chất liệu, lựa chọn hình thức thiết kế đến việc kết hợp các yếu tố và nguyên lí tạo hình, cuối cùng là công năng sử dụng.
  51. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Làm rõ hơn tính ứng dụng và liên môn qua việc viết lời chúc mừng năm mới cho người thân vào tấm thiệp đã thực hiện. b. Nội dung - HS suy nghĩ về nội dung và cách diễn đạt cô đọng, súc tích. - HS thảo luận và tập viết ra giấy. c. Sản phẩm học tập Thể hiện lời chúc mừng năm mới với người thân vào tấm thiệp đã thực hiện. d. Tổ chức thực hiện - GV gợi ý một số nội dung chúc mừng thường viết vào thiệp nhân dịp năm mới như: sức khỏe, may mắn, hạnh phúc, - GV gợi ý một số vị trí viết lời chúc mừng: + Đối với thiệp đơn: vào mặt sau + Đối với thiệp đôi: vào mặt thứ 3 - GV gợi ý cách diễn đạt: ngắn gọn, súc tích, - Sau khi gợi ý, GV cho HS suy nghĩ và viết lời chúc ra giấy nháp. Lưu ý: Đối với nội dung này, GV cho HS sử dụng thước kẻ để xác định dòng cho ngay ngắn (đối với lời chúc sử dụng hình thức trình bày thẳng hàng) hay tạo đường lượn (đối với lời chúc sử dụng hình thức không thẳng hàng).
  52. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 6 SẮC MÀU LỄ HỘI Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 11: HOÀ SẮC TRONG TRANH CHỦ ĐỀ LỄ HỘI Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Khai thác hình ảnh lễ hội trong thực hành, sáng tạo; – Hoà sắc trong tranh qua việc sử dụng, kết hợp một số màu thường xuất hiện trong lễ hội. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Thực hiện được việc kết hợp các màu để tạo nên hoà sắc; – Sử dụng được những màu thường xuất hiện trong lễ hội để tạo nên một hoà sắc chung trong tranh; – Biết phân tích được hoà sắc trong một TPMT cụ thể. 3. Phẩm chất – Nhận biết sự phong phú của các hoạt động trong lễ hội, qua đó có ý thức về vẻ đẹp, giá trị của lễ hội trong đời sống đương đại; – Trân trọng giá trị của lễ hội tại nơi mình sống hoặc đến tham quan. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học sắc màu lễ hội như: hình ảnh lễ hội; sản phẩm/ TPMT chủ đề Sắc màu lễ hội trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát.
  53. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu HS có ý thức về việc quan sát quang cảnh, hoạt động trong lễ hội để hình thành kĩ năng khai thác hình ảnh từ cuộc sống trong thực hành, sáng tạo theo chủ đề. b. Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát quang cảnh, hoạt động trong hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 46 (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm). - HS thảo luận và trao đổi về các câu hỏi trang 48, đây là những gợi ý cho việc khai thác hình ảnh lễ hội trong thực hành, sáng tạo. c. Sản phẩm học tập Có kiến thức về việc khai thác hình ảnh lễ hội để thực hiện SPMT ở hoạt động Thể hiện. d. Tổ chức thực hiện – GV giới thiệu về lễ hội Việt Nam theo vùng, miền, mùa. GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề: + Em biết những lễ hội nào của Việt Nam? + Em đã được tham gia lễ hội nào? Nêu đặc trưng của lễ hội đó. GV ghi câu trả lời lên bảng (không đánh giá). – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 46, quan sát, tìm hiểu một số hình ảnh về quang cảnh và hoạt động trong lễ hội. – GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm, đặc trưng của lễ hội vùng miền: + Em kể tên lễ hội ở miền núi/ đồng bằng/ sông nước mà em biết. + Những lễ hội đó được diễn ra vào thời gian nào trong năm? – GV ghi ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).
  54. – GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của từng lễ hội tiêu biểu Việt Nam: Đặc trưng của lễ hội Việt Nam có màu sắc cụ thể nào? Em kể tên một số màu đặc trưng đó. – Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức. + Tên một số lễ hội theo vùng miền: lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương (Phú Thọ); lễ hội đền Gióng (Hà Nội); lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận); lễ hội Cầu Ngư (Thừa Thiên Huế); lễ hội Buôn Đôn (Đắk Lắk); lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh), + Đặc trưng về một số lễ hội cụ thể: về hình ảnh, màu sắc, không gian, thời gian và ý nghĩa văn hoá của lễ hội. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu - Tìm hiểu các bước cơ bản để thể hiện hoà sắc trong một SPMT 2D, 3D có hình ảnh hoạt động trong lễ hội. - Thực hiện một SPMT sử dụng một số màu hay xuất hiện trong lễ hội để tạo hoà sắc. b. Nội dung - Tìm hiểu các bước thực hiện SPMT 2D, 3D trong SGK Mĩ thuật 6, trang 47 - 48. - Thực hiện một SPMT về chủ đề lễ hội bằng hình thức nặn hoặc vẽ. c. Sản phẩm học tập SPMT 2D, 3D có sắc màu lễ hội. d. Tổ chức thực hiện – Trước khi yêu cầu HS thể hiện một SPMT về đề tài lễ hội, GV cho HS quan sát minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 47 - 48, để tìm hiểu về cách thể hiện một SPMT về lễ hội. – GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 49, hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung và cách tạo nên hoà sắc trong một SPMT. – GV yêu cầu HS dùng hình thức yêu thích để tạo một SPMT, có thể trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình 2D hoặc 3D. – GV đưa câu hỏi gợi ý:
  55. + Em lựa chọn thể hiện quang cảnh và hoạt động nào trong lễ hội để làm SPMT? + Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì? + Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ; xé, dán; nặn; kết hợp đa chất liệu; sử dụng vật liệu tái sử dụng, ). – HS nào phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào Bài tập Mĩ thuật 6. Lưu ý: – Đối với HS sử dụng hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu – Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. – Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung – HS quan sát SPMT của nhóm. – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 50. c. Sản phẩm học tập – Cảm nhận, phân tích được hoà sắc trong SPMT của cá nhân và các bạn. d. Tổ chức thực hiện – Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 50: + Màu sắc nào được thể hiện trong sản phẩm của bạn? + Bạn đã dùng hoà sắc gì để thể hiện SPMT? + Bạn có gặp khó khăn gì khi khai thác vốn văn hoá dân tộc trong sáng tạo SPMT không? Vì sao?
  56. Lưu ý: Tùy vào số HS thực tế của lớp học, GV tổ chức thực hiện Thảo luận theo các cách: – Từng HS phát biểu (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 20 HS). – HS phát biểu theo nhóm ((nên tổ chức đối với lớp có sĩ số khoảng 30 – 40 HS). – HS phát biểu theo dãy (nên tổ chức đối với lớp có sĩ số trên 40 HS). 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Sử dụng được kiến thức về hoà sắc để cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm hội hoạ sơn mài Lễ hội đầu năm của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí (hoặc TPMT do GV chuẩn bị). b. Nội dung - HS xem tranh, thảo luận và trao đổi các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 50 (hoặc trong tư liệu do GV chuẩn bị thêm). c. Sản phẩm học tập Nâng cao khả năng phân tích và đánh giá thẩm mĩ. d. Tổ chức thực hiện – Trong hoạt động này, GV hướng dẫn HS sử dụng kiến thức về yếu tố tạo hình đã học phân tích tranh sơn mài Lễ hội đầu năm của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí. – GV có thể sử dụng hình ảnh và câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 50, hoặc sử dụng hình minh hoạ đã chuẩn bị để làm rõ về tác giả, tác phẩm. Điều này giúp cho HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực hiện SPMT về lễ hội.
  57. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 12: MÀU SẮC LỄ HỘI TRONG THIẾT KẾ LỊCH TREO TƯỜNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Nội dung cơ bản trong thiết kế lịch treo tường có sử dụng màu sắc đặc trưng lễ hội; – Khai thác màu cờ lễ hội trong thiết kế SPMTứng dụng. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Sử dụng màu sắc đặc trưng của lễ hội trong thiết kế lịch treo tường; – Biết tạo ra bố cục màu trong thiết kế lịch treo tường; – Biết phân tích yếu tố sắc độ của màu trong một SPMTcụ thể. 3. Phẩm chất – Có ý thức khai thác hình ảnh từ lễ hội trong thực hành, sáng tạo; – Thêm hiểu biết và trân trọng những giá trị văn hoá đặc sắc trong các lễ hội của đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: hình ảnh lễ hội; sản phẩm/ TPMT chủ đề lễ hội. – Một số SPMT ứng dụng có chủ đề Sắc màu lễ hội để HS có thể quan sát trực tiếp, thuận tiện trong việc liên tưởng từ cảnh vật, sinh hoạt trong thực tế tới những SPMT cụ thể;
  58. – SPMT/ TPMT mà HS thích sưu tầm từ bưu thiệp, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - Biết được một số màu đặc trưng trong lễ hội qua tìm hiểu về cờ lễ hội. - Tìm hiểu những thông tin liên quan đến thiết kế lịch treo tường, thông qua câu hỏi trang 53. b. Nội dung - HS xem sản phẩm thiết kế lịch treo tường trong SGK Mĩ thuật 6, trang 53 (hoặc trong tư liệu do GV chuẩn bị thêm). - HS có những gợi ý để hình thành ý tưởng trong thiết kế lịch treo tường. c. Sản phẩm học tập Hiểu biết cơ bản về thiết kế lịch treo tường sử dụng sắc màu lễ hội. d. Tổ chức thực hiện – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 51, tìm hiểu về màu sắc trong cờ lễ hội, trong một số sản phẩm lịch treo tường. – Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số cách xây dựng ý tưởng để thiết kế lịch treo tường. + Có thể quan sát hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 53, đưa nhận xét về yếu tố hình, chữ và thông tin thời gian trên lịch treo tường tháng và bloc lịch. + Có thể tìm những hình ảnh về lễ hội phù hợp với chủ đề thông qua bưu thiệp, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường, Internet + Có thể nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề lễ hội. + Lựa chọn màu sắc để thiết kế lịch theo nội dung chủ đề. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu
  59. - Biết các bước cơ bản thiết kế lịch treo tường, trong đó lưu ý đến việc bố trí phần hình trang trí và nội dung/ chức năng của lịch (mối quan hệ giữa yếu tố thẩm mĩ và công năng sử dụng). - Xác định được yếu tố màu đậm, màu nhạt để đảm bảo tính trang trí hấp dẫn trong sản ph- ẩm thiết kế lịch treo tường. - Thực hiện được việc thiết kế lịch treo tường có sử dụng sắc màu lễ hội để trang trí. b. Nội dung - HS xem hình minh hoạ các bước thiết kế lịch treo tường trong SGK Mĩ thuật 6, trang 52 (hoặc trong tư liệu do GV chuẩn bị thêm). c. Sản phẩm học tập SPMT lịch treo tường có sử dụng sắc màu lễ hội. d. Tổ chức thực hiện – GV tổ chức cho HS quan sát và tìm hiểu các bước thiết kế một tờ lịch treo tường trong SGK Mĩ thuật 6, trang 54 và một số SPMT lịch treo tường treo tường trong SGK Mĩ thuật 6, trang 55. – GV yêu cầu HS xây dựng ý tưởng và thiết kế một tờ lịch treo tường và sử dụng sắc màu lễ hội để trang trí. – GV đặt câu hỏi gợi ý: + Em lựa chọn hình ảnh nào? + Em tìm ý tưởng để thiết kế lịch với bố cục, hình ảnh và màu sắc như thế nào? + Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ; xé, dán; nặn; kết hợp đa chất liệu; sử dụng vật liệu tái sử dụng, ). – HS phát biểu xong, GV cho HS thực hiện ngay phần thực hành của mình vào Bài tập Mĩ thuật 6. GV cũng cung cấp thêm kiến thức cho HS trong phần Em có biết để HS hiểu thêm về sự kết hợp giữa giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng trong hàng hoá tiêu dùng. Lưu ý: Đối với HS sử dụng hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6. 3. Hoạt động 3: Thảo luận
  60. a. Mục tiêu - Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được thiết kế lịch treo tường khai thác hình ảnh lễ hội. - Thảo luận được theo những câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 54. b. Nội dung - GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 54. - HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm học tập – Nhận thức của HS về lĩnh vực thiết kế lịch treo tường. d. Tổ chức thực hiện – Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 54. – Căn cứ vào bài thực hành của HS, GV đưa ra những gợi ý để HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm: + Những sản phẩm thiết kế lịch có sử dụng hình ảnh lễ hội. + Những sản phẩm thiết kế lịch chỉ sử dụng màu cờ lễ hội. Việc sắp xếp này nhằm giúp HS hiểu rõ hơn cách thiết kế lịch với những hình thức thể hiện khác nhau. – GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi để HS có nhận thức rõ về cách làm bài thiết kế lịch: + Bạn đã sử dụng những màu nào trong cờ lễ hội để trang trí sản phẩm lịch treo tường? + Trong thiết kế lịch treo tường, bạn đã sử dụng hoà sắc nào? Kể tên các màu nóng, màu lạnh được sử dụng trong bài. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu
  61. Sử dụng những kiến thức đã học về khai thác hình ảnh trong lễ hội để trang trí một món đồ mà mình yêu thích. b. Nội dung -HS quan sát một số đồ vật có sử dụng hình ảnh, màu sắc trong lễ hội để trang trí trong SGK Mĩ thuật 6, trang 54. c. Sản phẩm học tập Một món đồ được trang trí từ sắc màu, hình ảnh trong lễ hội. d. Tổ chức thực hiện – Hoạt động này giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học vào sử dụng sắc màu lễ hội để trang trí một đồ vật yêu thích đã chuẩn bị trước. – GV sử dụng hình ảnh minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 54, hoặc SPMT đã chuẩn bị để hướng dẫn HS khai thác nội dung chính của hoạt động này. Cuối giờ học, GV tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm đã hoàn thành, động viên, khuyến khích HS, tạo hứng thú học tập cho các em. – Lưu ý: Tùy vào điều kiện của nhà trường và năng lực của HS, GV cho HS thực hiện lệnh này trong thời gian trên lớp hoặc ở nhà.
  62. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 7 CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 13: SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI HÌNH ẢNH TRONG CUỘC SỐNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Hình ảnh trong cuộc sống thường ngày làm chất liệu trong thực hành, sáng tạo mĩ thuật; – Cách khai thác hình ảnh trong TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Biết và sử dụng được đường nét, màu sắc để thể hiện SPMTvề cuộc sống thường ngày; – Phân tích được mối liên hệ giữa mĩ thuật với cuộc sống thường ngày. 3. Phẩm chất – Nhận biết sự phong phú của các hoạt động thường ngày cũng là chất liệu trong sáng tác mĩ thuật; – Có ý thức, hình thành kĩ năng quan sát đối với những động tác, dáng người, màu sắc trong thể hiện SPMT liên quan đến chủ đề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh, clip liên quan đến việc làm trong cuộc sống thường ngày trình chiếu trên Powerpoint cho HS quan sát;
  63. – Một SPMT liên quan đến chủ đề Cuộc sống thường ngày gần gũi ở địa phương để làm minh hoạ, phân tích dáng người cho HS quan sát trực tiếp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu – Tìm hiểu về những tư thế, hình dáng đẹp từ những hoạt động thường ngày. – Tìm hiểu cách sắp xếp hình, sử dụng màu để thể hiện TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ. b. Nội dung - HS quan sát một số hình minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 55. - HS thảo luận nội dung trong phần Em có biết để tìm ý tưởng, khai thác hình ảnh từ hoạt động thường ngày trong sáng tác của hoạ sĩ Mai Trung Thứ. c. Sản phẩm học tập Ghi nhớ, ghi chép một số tư thế, hình dáng đẹp làm tư liệu trong sáng tạo SPMT theo chủ đề. d. Tổ chức thực hiện – GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 55, quan sát ảnh minh hoạ về một số việc làm thường ngày của HS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. – Khi HS trả lời, GV ghi tóm tắt các ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá). – GV gợi mở: + Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động thường ngày như ngồi, đứng; bán thân – toàn thân; chính diện – ¾ – ½. + Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến mối tương quan giữa tay, chân, đầu, thân người sao cho hài hoà, thuận mắt. – GV cho HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 56, quan sát hai TPMT của hoạ sĩ Mai Trung Thứ và đặt câu hỏi: + Những dáng người nào được thể hiện trong hai tác phẩm này?
  64. + Những tác phẩm này có màu sắc, chất liệu như thế nào? + Em học được gì về cách tạo hình, sắp xếp nhân vật trong hai bức tranh này? – GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết để hiểu hơn về những sáng tác của hoạ sĩ và hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu về tác phẩm và sự nghiệp của hoạ sĩ Mai Trung Thứ. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu – Biết các bước thể hiện một SPMT 3D từ vật liệu sẵn có, tái sử dụng; – Thực hiện một SPMT theo chủ đề bằng hình thức nặn hoặc vẽ. b. Nội dung - HS quan sát các bước thực hiện SPMT trong SGK Mĩ thuật 6, trang 57. - HS quan sát một số SPMTđã hoàn thành với các chất liệu khác nhau ở trong SGK Mĩ thuật 6, trang 60 để tìm ý tưởng thể hiện sản phẩm của mình. c. Sản phẩm học tập SPMT thể hiện về hoạt động trong cuộc sống thường ngày. d. Tổ chức thực hiện – GV cho HS phân tích các bước thực hiện SPMT thể hiện việc làm trong cuộc sống trong SGK Mĩ thuật 6, trang 59 để HS củng cố lại cách thực hiện sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu. – GV lưu ý HS thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc trang trí cần tươi để sản phẩm trở nên sinh động. – Trước khi thực hiện SPMT về chủ đề Cuộc sống thường ngày theo hình thức tự chọn, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện. Gợi ý: – Về ý tưởng: Thể hiện việc làm nào? Dáng và động tác tiêu biểu của việc làm này như thế nào? Ngoài hình ảnh thể hiện về việc làm, có thể hiện thêm hình ảnh nào khác? – Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu? GV có thể nói qua về hiệu quả thị giác hay chất
  65. cảm mà mỗi chất liệu đem đến, ví dụ như: nhẵn hay thô ráp; cảm giác về mặt phẳng hay không gian ba chiều, Lưu ý: – Tuỳ vào điều kiện thực tế của nhà trường, GV có thể cho HS làm thực hành với nhiều hình thức khác nhau, từ hoạt động cá nhân cho đến hoạt động nhóm, phù hợp với sự chuẩn bị của GV và HS. – Đối với những HS còn gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng, GV tổ chức cho HS thực hành các kĩ năng tìm ý tưởng để thể hiện đề tài ở chủ đề 1, từ quan sát ảnh, tranh cho đến hình ảnh từ bài thơ, bài văn, bài hát, 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu – Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn. – Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. – HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 58. c. Sản phẩm học tập Cảm nhận, phân tích được SPMT về chủ đề Cuộc sống thường ngày của cá nhân và các bạn. d. Tổ chức thực hiện – GV cho HS thảo luận trong nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 58, và mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp về các nội dung này. – GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên được hiểu biết của mình về việc thực hiện sản phẩm, cũng như sử dụng những nguyên lí tạo hình nào để thể hiện. Đây là hình thức kiểm tra, củng cố kiến thức hiệu quả (đã làm ra thì biết làm ra thế nào, tránh tình trạng không chủ đích trong sáng tạo, thực hành SPMT). 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Trưng bày, sắp xếp các sản phẩm theo nhóm nội dung và chia sẻ với các bạn.
  66. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS phân loại các SPMT đã thực hiện theo nhóm như: việc trong nhà, việc ngoài sân, việc giúp đỡ bố mẹ, sinh hoạt cá nhân, – HS xây dựng một câu chuyện liên quan đến sản phẩm của nhóm và chia sẻ. c. Sản phẩm học tập Trưng bày, sắp xếp SPMT theo nhóm và chia sẻ cùng các bạn. d. Tổ chức thực hiện – GV cho HS sắp xếp các sản phẩm đã làm trong nhóm thành một sản phẩm chung theo một nội dung/ câu chuyện gắn với các sản phẩm này. – Mỗi nhóm cử đại diện lên giới thiệu về sản phẩm chung của nhóm và nói về nội dung/ câu chuyện mà nhóm đã thống nhất. – GV căn cứ vào sản phẩm chung và phần giới thiệu để động viên, khuyến khích các nhóm phát huy hơn nữa để sản phẩm chung được hiệu quả hơn. Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 14: THIẾT KẾ THỜI GIAN BIỂU Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Thiết kế thời gian biểu bằng hình thức lên kế hoạch và sử dụng yếu tố tạo hình tạo biểu tượng; – Khai thác hình ảnh từ cuộc sống thường ngày để trang trí một đồ dùng học tập mà em yêu thích. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ:
  67. – Biết cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng thiết kế thời gian biểu hằng ngày; – Biết sử dụng nét tạo hình cách điệu trong thể hiện một số việc làm thường ngày; – Ứng dụng được kiến thức, kĩ năng trong môn Mĩ thuật để tạo sản phẩm. 3. Phẩm chất – Biết lên kế hoạch cho bản thân; – Biết trân trọng và sử dụng thời gian hiệu quả. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh, clip liên quan đến việc làm trong cuộc sống thường ngày trình chiếu trên Powerpoint cho HS quan sát. – Một SPMT ứng dụng liên quan đến thời gian biểu để làm minh hoạ, phân tích cách sử dụng dáng người tượng trưng cho một số hoạt động thường ngày, giúp HS quan sát trực tiếp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a. Mục tiêu - Có ý thức sử dụng nét để tạo biểu tượng; - Lên được kế hoạch về các hoạt động chính trong ngày. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng nét để tạo biểu tượng sử dụng trong thời gian biểu trong SGK Mĩ thuật 6, trang 59, đó là nhân cách hoá từ chiếc đồng hồ, gắn liền với yếu tố thời gian. c. Sản phẩm học tập Có ý thức về việc lên kế hoạch cho bản thân và sử dụng yếu tố tạo hình để tạo biểu tượng sử dụng trong thời gian biểu. d. Tổ chức thực hiện – GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 59, quan sát một số biểu tượng đồng hồ được cách điệu theo một số dáng người để minh hoạ về một số hoạt động thường ngày. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. – GV gợi ý để thiết kế các biểu tượng, các em lưu ý: + Tính tượng trưng (VD: khi nói về các hoạt động thường ngày thì đồng hồ có tính tượng trưng cao vì qua đó thể hiện về giờ nào việc nấy);
  68. + Tính cách điệu (VD: khai thác những động tác đặc trưng để xây dựng biểu tượng). 2. Hoạt động 2: Thể hiện a. Mục tiêu Thiết kế được thời gian biểu hằng ngày cho bản thân, trong đó sử dụng yếu tố tạo hình để trang trí. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS lựa chọn hình biểu tượng và chất liệu để thể hiện, qua câu hỏi về ý tưởng thể hiện ở hoạt động Quan sát. – HS nói ý tưởng và thực hiện ra giấy. c. Sản phẩm học tập SPMT thời gian biểu theo chất liệu tự chọn. d. Tổ chức thực hiện - Trước khi mỗi HS/ nhóm thiết kế biểu tượng và trang trí một thời gian biểu hằng ngày, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện. Gợi ý: – Về thời gian biểu: Thể hiện thời gian biểu cho một hoạt động hay cho một ngày/ tuần/ tháng, – Về ý tưởng xây dựng biểu tượng: Sử dụng hình nào có tính tượng trưng? Sử dụng dáng cách điệu nào? (nếu có). – Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu? 3. Hoạt động 3: Thảo luận a. Mục tiêu - Biết đặt câu hỏi, trả lời và hiểu được tính ứng dụng của thiết kế đồ hoạ trong sản phẩm thiết kế thời gian biểu. - Thảo luận được theo những câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 61. b. Nội dung - GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật trang 61. - HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm học tập Nhận thức của HS về sử dụng khai thác hình ảnh cuộc sống thường ngày trong thiết kế biểu tượng. d. Tổ chức thực hiện – GV cho HS thảo luận trong nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 60, và trình bày trước nhóm về các nội dung này.
  69. – Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên được hiểu biết của mình về việc thực hiện sản phẩm, từ xây dựng ý tưởng về biểu tượng (từ một đồ vật em thích hay chỉ là một hình đơn giản) cũng như sử dụng tính cách điệu (dáng, động tác hay chỉ là một chỉ dẫn đơn giản). Đây là hình thức kiểm tra, củng cố kiến thức hiệu quả (đã sáng tạo cần có ý tưởng và tìm cách thực hiện ý tưởng đó) tránh hiện tượng không chủ đích trong sáng tạo, thực hành SPMT. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu Khai thác hình ảnh từ cuộc sống thường ngày để trang trí một đồ dùng học tập yêu thích. b. Nội dung – GV hướng dẫn HS lựa chọn hình ảnh để trang trí; – HS sử dụng yếu tố tạo hình để trang trí; – HS nói ý tưởng và thực hiện ra giấy. c. Sản phẩm học tập Trang trí một đồ dùng học tập trong đó sử dụng hình ản cuộc sống thường ngày. d. Tổ chức thực hiện – Căn cứ theo thời gian hoàn thành ba hoạt động trên mà GV cho HS thực hiện hoạt động này ở trên lớp hay giao về nhà. – GV lưu ý: + Ở mức bắt buộc: HS có thể sử dụng biểu tượng đã tạo hình ở hoạt động Thể hiện để trang trí. + Ở mức khuyến khích: HS có thể sử dụng thêm các hình ảnh khác hỗ trợ trang trí sản phẩm thêm sinh động. + Ở mức tuỳ ý: HS có thể thiết kế một biểu tượng khác phù hợp với sản phẩm cần trang trí.
  70. KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 8 MĨ THUẬT THỜI KÌ CỔ ĐẠI Trường: Tổ: Họ và tên giáo viên: BÀI 15: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ ĐẠI Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại; - Biết trưng bày, nhận xét , đánh giá sản phẩm của mình, của bạn; - Biết mô phỏng một di sản văn hoá vật thể thế giới thời kì cổ đại và thể hiện lại bằng hình thức tạo hình 2D, 3D; - Hiểu cách tạo dáng và trang trí bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. 2. Năng lực Sau bài học, HS sẽ: – Phát triển kĩ năng quan sát, khai thác giá trị tạo hình ở thời kì này trong mô phỏng, trang trí một SPMT; – Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn; – Mô phỏng được một di sản văn hoá vật thể thế giới thời kì Cổ đại và thể hiện lại bằng hình thức tạo hình 2D, 3D; – Tạo dáng và trang trí được bìa một cuốn sổ lưu niệm có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. 3. Phẩm chất
  71. - Có thêm hiểu biết về việc sử dụng vật liệu tái sử dụng trong thực hành SPMT liên quan đến chủ đề; - Chủ động tham gia giữ gìn và bảo tồn di sản nghệ thuật; - Cảm nhận được vẻ đẹp của mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như sản phẩm/ TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, ; – Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật thế giới thời kì Cổ đại. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát a) Mục tiêu HS nhận biết được sự phong phú, đa dang của di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại b) Nội dung HS tìm hiểu thông tin, hình ảnh từ tranh/ ảnh/ video; nhận biết một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. c) Sản phẩm học tập HS phân biệt và nhận ra được vẻ đẹp của một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì Cổ đại d) Tổ chức thực hiện – GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 65, quan sát hình ảnh minh hoạ và trả lời câu hỏi: + Những di vật mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại được minh hoạ trong SGK bao gồm những thể loại mĩ thuật nào? + Hãy nhận xét cách tạo hình và trang trí trên những di vật này. – GV ghi ý chính lên bảng (không đánh giá). – GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày về mĩ thuật thời kì Cổ đại theo các gợi ý:
  72. + Thời kì Cổ đại được xác định ở thời điểm nào? + Tạo hình trên những di vật này có gì khác so với thời kì Ttền sử? +Trong những thành tựu mĩ thuật thời kì này, em thích di vật nào nhất? – Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức: + Thời cổ đại là thời kì bắt đầu xuất hiện các nền văn minh đầu tiên trên thế giới. + Đây là thời kì mĩ thuật phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu lớn và để lại nhiều tác phẩm có giá trị tạo nền móng cho sự phát triển của mĩ thuật thế giới sau này. +Tạo hình của thời kì này phong phú, hướng đến ca ngợi các vị thần, thể hiện con người và trang trí dụng cụ sinh hoạt thường ngày. + Chất liệu được sử dụng nhiều là những loại đá quý, đồng. + Các công trình kiến trúc có kích thước lớn, tỉ lệ hài hoà và nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay. 2. Hoạt động 2: Thể hiện a) Mục tiêu - HS biết quy trình các bước thể hiện sản phẩm mĩ thuật về một di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. - HS thực hiện được mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức mô hình hoặc nặn. b) Nội dung - HS tìm hiểu các bước thực hiện sản phẩm mĩ thuật mô phỏng kim tự tháp. - HS thực hiện được mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức mô hình hoặc nặn. c) Sản phẩm học tập SPMT mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. d) Tổ chức thực hiện – GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước thực hiện SPMT mô phỏng kim tự tháp Ai Cập qua hoạt động quan sát hình minh hoạ SGK Mĩ thuật 6, trang 63. – GV cho HS lựa chọn một di sản văn hoá vật thể thế giới thời kì cổ đại và thể hiện lại bằng hình thức tạo hình 2D, 3D, lưu ý đến: hình dáng, màu sắc, vật liệu để thể hiện, tên gọi,
  73. – Để tiết học sinh động, tuỳ vào cơ sở vật chất nhà trường và lựa chọn của HS, GV hướng dẫn HS chuẩn bị những mảnh bìa cứng cỡ từ 20 x 30 cm, hoặc đất nặn, để HS có thể thuận tiện thực hiện hoạt động thực hành của mình. – GV đưa câu hỏi gợi ý: + Em lựa chọn thể hiện sản phẩm lĩnh vực nào? + Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì? + Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ; xé, dán; nặn; kết hợp đa chất liệu; sử dụng vật liệu tái sử dụng, ). Lưu ý: Đối với hình thức thể hiện 3D, GV cho HS vẽ phác thảo ý tưởng vào phần thực hành, Bài tập Mĩ thuật 6. 3. Hoạt động 3: Thảo luận a) Mục tiêu + HS biết trưng bày, nhận xét , đánh giá sản phẩm của mình, của bạn. + HS biết mô phỏng một di sản văn hoá vật thể thế giới thời kì cổ đại và thể hiện lại bằng hình thức tạo hình 2D, 3D bằng các nguyên vật liệu tìm được (bìa cứng, đất nặn ) b) Nội dung − GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm. − HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 64. c) Sản phẩm học tập Cảm nhận, phân tích được SPMT mô phỏng di sản mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại của cá nhân và các bạn. d) Tổ chức thực hiện – Căn cứ vào SPMT mà HS vừa thực hiện, GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm theo những câu hỏi sau gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 64. + Hình ảnh nào của thời kì cổ đại được thể hiện trên sản phẩm mĩ thuật này? + Bạn đã sử dụng những vật liệu nào để thực hiện sản phẩm mĩ thuật? + Bạn đã sắp xếp yếu tố hình, màu, khối như thế nào trong sản phẩm mĩ thuật của mình? - GV đưa ra các gợi ý để HS cùng thảo luận.