Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm (Bộ 2)

doc 151 trang nhungbui22 13/08/2022 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm (Bộ 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm (Bộ 2)

  1. KHBD LỊCH SỬ 6- SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. - Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Giải thích được vì sao cần học lịch sử. 2. Về kĩ năng, năng lực Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như: - Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử. - Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống. - Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể. 3. Về phẩm chất Bổi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái, II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu , bài powerpoit 2. Học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi
  2. theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian. GV có thể sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức của HS vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian như vậy chính là lịch sử. GV lấy ví dụ gần gũi, sát thực với HS và đặt câu hỏi: Sự thay đổi của các sự vật/hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì? Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của sự vật, hiện tượng đó. GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS: Vậy lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?, để dẫn dắt vào bài mới. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Lịch sử là gì? a. Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử. b. Nội dung: GV có thê’ sử dụng đố dùng trực quan, tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đê’ tiến hành các hoạt động
  3. dạy học. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Sau phần thảo luận, trả lời của HS đề mở đầu bài học mới, GV tiếp tục dẫn dắt: Sự thay đổi của các dạng máy tính hay một sự vật, hiện tượng qua thời gian như vậy chính là lịch sử hình thành và phát triền của sự vật, hiện tượng đó. Sự thay đổi đó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Bước 2: GV có thể định hướng HS tiếp tục lấy - Lịch sử là tất cả những gì đã thêm một số ví dụ khác trong tự nhiên và đời xảy ra trong quá khứ và lịch sử là sống xã hội và cùng thảo luận đê’ khắc sâu một khoa học nghiên cứu về quá kiến thức. Từ đó, GV giải thích: Lịch sử là khứ của loài người. gì? Đó chính là những gì có thật đã xảy ra - Môn học Lịch sử là môn học trong quá khứ và lịch sử xã hội loài người là tìm hiểu về quá khứ của loài người những hoạt động của con người từ khi xuất trên cơ sở của khoa học lịch sử. hiện đến ngày nay. Môn Lịch sử mà các em được học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người. Bước 3: - GV có thể cho HS đọc một câu chuyện lịch sử hay xem một bức tranh (ảnh), sau đó cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không? (Đó chính là lịch sử được con người ghi chép hay chụp lại, tức là lịch sử được nhận thức). Và chính nhờ những câu chuyện hay hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử.
  4. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Vì sao phải học lịch sử? a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà, b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp vấn đáp. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV yêu cầu HS giới thiệu vắn tắt về gia đình mình (gốm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình, ) và giải thích: biết được nguồn gốc, truyến thống gia đình thông qua ai, thông qua phương tiện nào và điều đó có tác dụng như thế nào, Yêu cầu cần đạt: HS hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, tự Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn hào vế truyền thống gia đình và xác định của bản thân, gia đình, dòng họ, dân được trách nhiệm của mình để kế tục tộc, và rộng hơn là của cả loài người; truyển thống đó, biết trong quá khứ con người đã sống, Bước 2: đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội - GV hướng dẫn HS khai thác hai câu ra sao, thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dẫn Học lịch sử giúp đúc kết những bài trong SGK để rút ra ý nghĩa của việc học học kinh nghiêm vế sự thành công và lịch sử (hai câu thơ đã chỉ ra yêu cầu củng thất bại của quá khứ để phục vụ hiện như ý nghĩa, vai trò của việc học lịch sử tại và xây dựng cuộc sống trong tương (“phải biết sử” để “tường gốc tích”). lai. Bước 3:
  5. GV có thể khai thác thêm mục “Kết nối với ngày nay” bằng cách đặt câu hỏi cho HS thảo luận và trả lời: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời căn dặn của Bác Hồ? Tại sao Bác lại chọn địa điểm tại Đền Hùng để căn dặn các chiến sĩ? Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa gì? GV kết luận: Yêu cầu cẩn đạt: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết vế nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà, Bước 4: GV cho HS quan sát hai tác phẩm nghiên cứu lịch sử (một tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam và một tác phẩm nghiên cứu lịch sử thế giới) và cho biết tác dụng của việc biên soạn hai tác phẩm đó. Trước khi HS trả lời, GV có thể giới thiệu qua tác giả, nội dung của hai tác phẩm đó, từ đó HS nêu được: Việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn, của dần tộc và nhân loại. Để từ đó, chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng tương lai. Từ việc đặt câu hỏi trên đề HS trả lời và đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi: Vỉ sao phải học lịch sử? GV có thể chốt lại kiến thức cho HS hiểu và ghi nhớ. - GV mở rộng ( Kết nối với ngày nay): Trước khi tiến về tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã về thăm Đến Hùng. Tại Đền Giếng, trong Khu di tích Đền Hùng - nơi thờ tự các Vua Hùng, sáng 19 - 9 - 1954, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong. Chỉ tay lên đền, Bác hỏi: “Các chú có biết đây là nơi
  6. nào không? Đây chính là đền thờ Vua Hùng, tổ tiên chúng ta, người sáng lập nước ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây là rất có ỷ nghĩa. Ngày xưa, các Vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước”. Chính tại nơi đây, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Bác không chỉ giúp ta thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ xưa tới nay mà còn nói lên vai trò của Sử học: Chính nhờ Sử học đã phục dựng lại quá trình lập nước thời các Vua Hùng để ngày nay chúng ta tiếp nối truyền thống đó. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Câu hỏi này đưa ra quan điểm của một danh nhân về vai trò của lịch sử: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống’.’ GV có thể vận dụng phương pháp tranh luận nhằm phát triển kĩ năng, tư duy phản biện của HS. GV chia lớp thành hai nhóm, thảo luận và đại diện nhóm trả lời ý kiến. Có thể hai nhóm HS sẽ đồng tình hoặc không đống tình với ý kiến đó. GV chú trọng khai thác lí do vì sao HS đồng tình hoặc không đống tình, chấp nhận cả những lí do hợp lí khác ngoài SGK hay kiến thức vừa được hình thành của HS. Cuối cùng, GV cẩn chốt lại ý kiến đúng. Câu 3. GV có thê’ cho HS tự trình bày vế cách học lịch sử của bản thân: Học qua các nguồn (hình thức) nào? Học như thế nào? Em thấy cách học nào hứng thú/ hiệu quả nhấtđối với mình? Vì sao?, Từ đó định hướng, chỉ dẫn thêm cho HS về các hình thức học tập lịch sử để đạt hiệu quả: đọc sách (SGK, sách tham khảo, ), xem phim (phim lịch sử, các băng video, hình, ) và học trong các bảo tàng, học tại thực địa, Khi học cần ghi nhớ những yếu tố cơ bản cần xác định (thời gian, không gian - địa điểm xảy ra và con người liên quan đến sự kiện đó); những câu hỏi cần tìm câu trả lời khi học tập, tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, GV có thê’ lấy thêm ví dụ về các hình thức khác nữa để HS thấy rằng việc học lịch sử rất phong phú, không chỉ bó hẹp trong việc nghe giảng và học trong SGK như lâu nay các em vẫn thường làm.
  7. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 4. GV có thể hỏi HS về môn học mình yêu thích nhất, rồi đặt vấn đề: Nếu thích học các môn khác thì có cần học lịch sử không và định hướng để HS trả lời: - Học lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống nên bất cứ ai cũng cần. - Mỗi môn học, ngành học đều có lịch sử hình thành và phát triển của nó: Toán học có lịch sử ngành Toán học, Vật lí có lịch sử ngành Vật lí, Nếu các em hiểu và biết được lịch sử các ngành nghề thì sẽ giúp các em làm tốt hơn ngành nghề mình yêu thích. Suy rộng ra, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm, những bài học về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Các nhà sử học thời xưa đã nói: “Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương để răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa, nước nào cũng có sử là vì vậy”. “Sử phải tỏ rõ được sự phải trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của sử còn vinh dự hơn áo đẹp vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực là cái cân, cái gương của muôn đời”. (Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Tạp 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972) - Trong một đại hội quốc tế về giáo dục lịch sử, vai trò của bộ môn Lịch sử được khẳng định, vì “con người tương lai phải nắm vững những kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới đê’ có thể trở thành người chủ có ý thức trên hành tinh chúng ta, nghĩa là hiểu: sống và lao động để làm gì, cần phải đấu tranh chống tệ nạn gì, nhằm bảo vệ và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp như thế nào ”. (Theo Nhập môn sử học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987)
  8. BÀI 2. DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc, 2. Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.Về kĩ năng, năng lực Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triền năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: GV có thể sử dụng câu hỏi khai thác hình ảnh trong SGK để hỏi HS về những
  9. hiểu biết của các em về hiện vật, về những điều các em cảm nhận, suy luận được thông qua quan sát hình ảnh (trong hình là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán vế đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ, ). HS có thể trả lời đúng, hoặc đúng một phần, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Đó chính là nguồn sử liệu, mả dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Tư liệu hiện vật a. Mục tiêu: HS nêu được tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật, còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất cũng như nêu được ý nghĩa của loại tư liệu này. b. Nội dung: GV khai thác kênh hình, kiến thức trong SGK c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS quan sát một số tư liệu hiện vật đã chuẩn bị trước hoặc hình 2, 3 Những di tích hoặc đồ vật của người trong SGK; định hướng HS nhận xét: xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay Điểm chung của những tư liệu đó là gì? trên mặt đất được gọi chung là những (GV có thê’ đặt những câu hỏi gợi ý: Hiện tư liệu hiện vật. Nến móng nhà, các vật tìm thấy ở đâu, có điểm gì đáng chú lỗ chân cột gỗ, đường cống tiêu, thoát ý?, ). Trên cơ sở đó rút ra khái niệm: nước, giếng nước và nhiều di vật như Bước 2: gạch “Giang lây quân,’đầu ngói ống - GV có thể tổ chức hoạt động cặp đôi trang trí hình thú, ngói úp trang trí đôi và thực hiện yêu cầu: Kể thêm một số tư chim phượng bằng đất nung, được liệu hiện vật mà em biết. HS tìm những đổ khai quật ở di tích Hoàng thành vật trong gia đình rồi trao đổi với bạn, Thăng Long đều là những tư liệu hiện cùng nhau thảo luận đề rút ra đổ vật nào là vật quý giá, là minh chứng sinh động tư liệu hiện vật. HS có thể trả lời đúng cho bề dày lịch sử - văn hoá của
  10. hoặc sai, GV khuyến khích và dẫn dắt các Hoàng thành Thăng Long, chứng tỏ em đi đến kiến thức đúng. nơi đây đã từng là một kinh đô sầm Bước 3: uất của nước ta. - GV có thể mở rộng phân tích thêm để HS thấy được những ưu điểm, nhược điếm của tư liệu hiện vật thông qua phân tích một ví dụ cụ thể (ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung cho thấy một cách trực quan những hoa văn tinh xảo được khắc trên đó, chứng tỏ trình độ kĩ thuật đã phát triển, đời sống tinh thần phong phú của người xưa, nhưng đó chỉ là hiện vật “câm” và thường không còn nguyên vẹn và đầy đủ, ). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Tư liệu chữ viết a. Mục tiêu: HS rút ra được khái niệm và ý nghĩa của tư liệu chữ viết b. Nội dung: GV sử dụng kênh hình, Hs thảo luận nhóm c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS đọc đoạn tư liệu Di chúc của Hồ Chí Minh, thảo luận cặp đôi về câu - Tư liệu chữ viết là những bản ghi, hỏi: Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin tài liệu chép tay hay sách được in, gì? Để giúp HS khai thác tốt những thông tin khắc. Tư liệu chữ viết còn lại đến chính của tư liệu, GV gợi ý HS xác định các ngày nay hết sức phong phú và đa từ khoá thể hiện nội dung cốt lõi, thông qua dạng, có thê’ chiếm tới quá nửa các đó để trả lời câu hỏi. loại tư liệu hiện có. + GV cho đại diện cặp đôi trả lời trước - Nguồn tư liệu này cho chúng ta lớp, HS khác có thể bổ sung, sau đó GV có biết tương đối đầy đủ vế các mặt
  11. thề chốt câu trả lời. đời sống trong quá khứ của con Bước 2: người. Nó đánh dấu loài người đã - GV có thể gợi ý để HS hiểu thêm vê' bước vào thời đại văn minh, tách sự ra đời của chữ viết: Lúc đầu chỉ là những hẳn loài người khỏi các loài động kí hiệu rời rạc, sau đó mới được chắp nối, vật cao cấp khác. Nhờ có chữ viết, ghép hoàn chỉnh và tuân theo những quy tắc mọi sự việc trong đời sống cho đến (ngữ pháp) nhất định. Để hiếu về lịch sử ra những suy nghĩ, tư tưởng, của đời của chữ viết, HS sẽ được tìm hiểu kĩ hơn con người có thể đều được ghi trong Chương 3. Xã hội cổ đại. chép lại và lưu giữ cho muôn đời Bước 3: sau. - GV nhấn mạnh: Từ khi có chữ viết, con người biết ghi chép các sự vật, hiện tượng, thành những câu chuyện hay những bộ sử đồ sộ. Chữ có thể được khắc trên xương, mai rùa, bia đá, chuông đổng, viết trên đất sét, lá cây, vải, và sau này là in trên giấy, từ đó đặt câu hỏi cho HS: Em hiểu thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết? + HS đọc thông tin và qua ví dụ cụ thể có thể trả lời được: Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ; ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người. + Hình 4. Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như vê' nền giáo dục nước
  12. ta thời kì đó. Bước 4: - GV có thể mở rộng, định hướng cho HS nhận xét về ưu điểm (cho biết khá đầy đủ), nhược điểm (chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết) của loại tư liệu chữ viết. Mục 3. Tư liệu truyền miệng a. Mục tiêu: HS hiểu được tư liệu truyền miệng là gì và nêu được một số ví dụ về loại tư liệu này. b. Nội dung: GV có thể chia lớp thành các nhóm (đã phân công từ trước) c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV đặt câu hỏi: Hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em đã - Tư liệu truyền miệng là những từng được nghe hoặc biết. Sau khi HS trả câu chuyện dần gian được kể lời (có thể kể đúng hoặc chưa đúng), GV truyền miệng từ đời này qua đời dẫn dắt để HS trả lời câu hỏi: Theo em, thế khác nên khá phong phú và đa nào là tư liệu truyền miệng? dạng. Tư liệu truyền miệng có + HS nêu được: Tư liệu truyền miệng thể là những truyện cổ tích, thần là những câu chuyện dân gian (thần thoại, thoại, ngụ ngôn, có thể bao hàm truyến thuyết, cổ tích, ) được kể truyền cả những ca dao, hò vè, câu miệng từ đời này qua đời khác. đối, Bước 2, 3: Tư liệu truyền miệng bao giờ - Từ đó, GV đặt câu hỏi: Hình 5 trong cũng chứa đựng những yếu tố SGK giúp em liên tưởng đến truyền thuyết lịch sử, phản ánh một phần hiện nào trong dân gian? thực cuộc sống quá khứ. Bước 4: - GV có thể chia lớp thành các nhóm (đã phân công từ trước). Các nhóm có thề tổ chức thành một vở kịch ngắn hoặc cử đại diện kể lại vắn tắt nội dung truyền
  13. thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sau đó, GV có thể đặt ra yêu cầu: Chỉ ra các yếu tố mang tính lịch sử thông qua mỗi truyền thuyết đó. Mục 4. Tư liệu gốc a. Mục tiêu: HS phân biệt được tư liệu gốc, tư liệu chữ viết, tư liệu hiện vật và tư liệu truyền miệng; đổng thời hiểu được tư liệu gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về một sự kiện nào đó. b. Nội dung: Có thể khai thác chính các tư liệu chữ viết, hình ảnh đã được sử dụng ở các mục trên (thuộc tư liệu gốc). c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Tư liệu gốc là những tư liệu cung - Sau khi tổ chức cho HS tìm hiểu về cấp những thông tin đầu tiên và trực ba loại tư liệu trên, GV đặt câu hỏi cho HS tiếp vê' một sự kiện hay biến cố tại thảo luận: Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? thời kì lịch sử nào đó. Tư liệu gốc Nêu ví dụ cụ thể. bao giờ cũng cung cấp những thông Bước 2: tin chính xác và đáng tin cậy hơn cả. - GV chốt lại: Cả ba loại tư liệu trên Tuy nhiên, tư liệu gốc thường chỉ đểu có những nguồn gốc, xuất xứ khác cung cấp những thông tin vê' một nhau. Có loại được tạo nên bởi chính mặt, một khía cạnh nào đó của sự những người tham gia hoặc chứng kiến sự kiện mà không thể cho ta biết toàn kiện, biến cố đã xảy ra, hay là sản phẩm cảnh các sự kiện đã xảy ra. của chính thời kì lịch sử đó - đó là tư liệu gốc. Những tài liệu được biên soạn lại dựa trên các tư liệu gốc thì được gọi là những tư liệu phái sinh. Tư liệu gốc bao giờ cũng có giá trị, đáng tin cậy hơn tư liệu phái sinh. Bước 3: - GV có thể dẫn ra những ví dụ cụ thể và phân tích thêm để HS hiểu rõ hơn vê' các loại hình tư liệu lịch sử; khuyến khích
  14. HS nêu được những ví dụ theo hiểu biết của các em. Bước 4: - GV có thể mở rộng cho HS: Các nhà nghiên cứu lịch sử có vai trò như thế nào? Vì sao họ được ví như những “thám tử”? (Muốn biết và dựng lại lịch sử trong quá khứ, các nhà nghiên cứu phải đi tìm tòi các bằng chứng (cũng chính vì thế mà họ được ví như “thám tử”), tức là các tư liệu lịch sử, sau đó khai thác, phân tích, phê phán, về các tư liệu đó, giải thích và trình bày lại lịch sử theo cách của mình). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 2. Chỉ có hình 5 không phải là tư liệu gốc. Cần lưu ý thêm là việc phân loại các loại tư liệu chỉ là tương đối và cần xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau một cách linh hoạt. Những tấm bia đá ở Văn Miếu (Hà Nội) có thể vừa là tư liệu hiện vật vừa là tư liệu chữ viết, vì những bản văn khắc trên bia là tư liệu chữ viết, còn tấm bia lại là tư liệu hiện vật. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 4. GV có thể sử dụng phiếu học tập, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của HS: Em hãy kể tên các loại tư liệu lịch sử mà em biết. GV định hướng: Trong cuộc sống, xung quanh các em đều tồn tại rất nhiều các dạng tư liệu lịch sử. Em có thể liệt kê ở
  15. nhà hoặc nơi em sinh sống có những tư liệu cụ thể nào giúp em tìm hiểu về những gì đã xảy ra trong quá khứ? Kể tên các hiện vật đó. Dựa vào tư liệu giúp em biết được điểu gì? (GV có thể gợi ý: Đó có thể là những vật quen thuộc, gần gũi như bình gốm, mâm đồng, bút, sách, vở, các công trình kiến trúc, gắn liền với các địa danh, con người cụ thể, ). Thực hiện nhiệm vụ học tập này góp phần vào quá trình biến những kiến thức lịch sử hàn lâm trở nên gần gũi, thiết thực hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trống đổng Ngọc Lũ: hiện vật tiêu biểu nhất của văn hoá Đông Sơn, được tìm thấy vào khoảng những năm 1739 - 1745 ở làng Ngọc Lũ, xã Như Trác, huyện Nam Xang (nay là Phủ Lý, Hà Nam), có đường kính 79cm, cao 63cm, nặng 86kg. Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao 14 cánh đúc nổi, xung quanh là những hình người mặc váy dài, đội mũ cắm lông chim, tay cầm chày giã gạo, hình nhà mái cong, nhiều hình chim, thú và hoa văn, Qua đó cho ta biết về đời sống vật chất (cấy lúa, giã gạo, nhà cửa, ) và tinh thần (mặc váy dài, đội mũ cắm lông chim, lễ hội, ). - Hoàng thảnh Thăng Long: là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Công trình kiến trúc đổ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.Tháng 12 - 2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19 000m1 2 tại trung tâm chính trị Ba Đình - Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết kiển trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá, phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kì Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tuỳ và nhà Đường (thế kỉ VII đến thế kỉ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 - 1945). Với ý nghĩa và giá trị to lớn đó, năm 2010, Uỷ ban Di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hoá thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước Việt Nam. Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
  16. BÀI 3. THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Nêu được một số khái niệm: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, âm lịch, dương lịch, Công lịch, trước Công nguyên, Công nguyên, dương lịch, âm lịch, ; cách tính thời gian trong lịch sử. - Biết cách đọc, ghi các mốc thời gian trong lịch sử. 2. Về kĩ năng, năng Ịực Biết vận dụng cách tính thời gian trong học tập lịch sử; vẽ được biểu đồ thời gian, tính được các mốc thời gian. 3. Về phẩm chất Tiếp tục bồi dưỡng phẩm chất trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1 Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2.Học sinh - SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tẩm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện:
  17. - GV có thê’ gợi ý để HS đưa ra các nhận xét khi quan sát tờ lịch: Trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải còn ghi thêm: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu. - Sau đó, GV đặt câu hỏi: Vì sao lại như vậy? (Đó là cách tính và ghi thời gian trên tờ lịch theo cả ngày âm lịch và Công lịch). HS có thể trả lời đúng, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng. Dựa vào đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Thời gian trong lịch sử. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? a. Mục tiêu: HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. HS nêu được vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử: muốn hiểu và phục dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự. b. Nội dung: GV có thể cho HS trình bày hiểu biết của mình (cá nhân/nhóm HS) c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV có thể ra bài tập nhỏ cho HS: Hãy lập đường thời gian những sự kiện - Việc sắp xếp các sự kiện theo trình quan trọng của cá nhân em trong khoảng tự thời gian là một trong những yêu hai năm gần đây cẩu bắt buộc của khoa học lịch sử, + GV gợi ý: Đường thời gian đó chính nhằm dựng lại lịch sử một cách chân là lịch sử phát triển của cá nhân em trong thực nhất. thời gian năm năm: sự kiện nào diễn ra - Để đo đếm được thời gian, ta trước, sự kiện nào diễn ra sau, ). Từ đó có cần biết cách tính thời gian. Để tính thể cho HS ôn lại kiến thức cũ: Lịch sử là được thời gian từ xưa loài người đã quá trình thay đổi của sự vật theo thời gian sáng tạo ra nhiều loại công cụ như và trả lời câu hỏi: Ví sao phải xác định đống hồ, đồng hồ cát (nguyên tắc thời gian trong lịch sử? cũng như đồng hồ nước), đồng hồ đo Yêu cầu cần đạt: HS nêu được việc bằng ánh sáng mặt trời xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Bước 2:
  18. - GV nhấn mạnh: Để tính được thời gian, từ xa xưa loài người đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều dụng cụ để tính thời gian khác nhau. Vĩ dụ: phát minh ra đống hồ cát, đồng hồ nước, đồng hổ mặt trời, Bước 3; - Để giúp HS mở rộng hiểu biết về các dụng cụ tính thời gian này của người xưa, GV có thể cho HS trình bày hiểu biết của mình (cá nhân/nhóm HS), rồi giới thiệu sơ lược về một số dụng cụ như hướng dẫn trong mục b ỏ’ trên. Có thể mỏ’ rộng cho HS kể thêm một sổ cách tính thời gian khác mà các em biết. Yêu cầu cần đạt: HS nêu được vì sao phải xác định được thời gian trong lịch sử: muốn hiểu và phục dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự. Đây là một yêu cẩu bắt buộc của khoa học lịch sử. HS kể được một số cách xác định thời gian của người xưa (cả trong SGK và thông tin mà các em tìm kiếm thêm). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Cách tính thời gian trong lịch sử a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vê' thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, ; các cách tính thời gian và thực hành trong từng trường hợp cụ thể - b. Nội dung: Dựa vào gợi ý nội dung kênh hình, tư liệu ở trên, GV có thể giải thích đơn giản giúp HS hiểu được cách tính âm lịch và dương lịch, cũng như vai trò của các loại lịch trong đời sống. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  19. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV nêu vấn để: Có lẽ, cơ sở đầu tiên mà con người dùng để phân biệt thời gian là sáng và tối hay ngày và đêm. Từ đó, con - Từ rất xa xưa, do nhu cầu người rút ra nhân tố đã dẫn đến sự khác nhau ghi chép và sắp xếp các sự việc đó chính là chu kì quay của Mặt Trăng và Mặt theo thứ tự thời gian nên từ xa xưa Trời (lúc đầu con người lẩm tưởng Mặt Trời con người đã nghĩ ra cách làm lịch. quay quanh Trái Đất). Do nhận thức và nhu - Trước kia mỗi dân tộc hay cầu thực tiễn cuộc sống mà con người đã nghĩ khu vực dùng một loại lịch riêng. ra các cách làm lịch khác nhau, đó là âm lịch Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát và dương lịch. triển, việc giao lưu, trao đổi giữa Dựa vào gợi ý nội dung kênh hình, tư liệu ở các dân tộc, khu vực ngày càng mở trên, GV có thể giải thích đơn giản giúp HS rộng. Điều đó đòi hỏi phải có cách hiểu được cách tính âm lịch và dương lịch, tính thời gian thống nhất trên toàn cũng như vai trò của các loại lịch trong đời thế giới. Vì thế, dựa vào các thành sống. tựu khoa học, dương lịch đã được Bước 2: hoàn chỉnh để các dần tộc đều có - GV có thể mở rộng cho HS: Quan sát thể sử dụng, đó là Công lịch. Công hình 1 kết hợp vói hiểu biết của mình để trả lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su lời câu hỏi: Người Việt Nam hiện nay đón tết (tương truyền là người sáng lập ra Nguyên đán dựa theo loại lịch nào? Sau khi đạo Thiên Chúa) là năm đầu tiên HS trả lời, GV dẫn dắt thêm: Trên tờ lịch, của Công nguyên. Ngay trước năm ngoài ngày dương lịch còn ghi ngày âm lịch. đó là năm 1 trước Công nguyên GV có thể đặt câu hỏi cho HS trả lời: Theo (viết tắt là TCN). em, cách tính thời gian thống nhất trên toàn thế giới có cần thiết không? Vì sao? từ đó nêu được lí do Công lịch ra đời. Bước 3: GV giải thích các khái niệm trước Công nguyên, thiên niên lả, thế kỉ, và cách tính các mốc thời gian. GV có thể nêu ra những mốc thời gian cụ thể,
  20. ví dụ: Năm 1500 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm? để HS trả lời và rút ra quy tắc tính. Bước 4: - GV có thể sử dụng câu hỏi ở hoạt động mở đầu để HS trả lời và chốt ý: Trên tờ lịch in ngày, tháng, năm của cả Công lịch và âm - dương lịch vì nước ta dùng đồng thời cả hai loại lịch. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Đây là bài luyện tập cách tính và quy đổi các mốc thời gian trong lịch sử. Việc luyện tập này là rất cần thiết. Ở đây có những thuật ngữ cần phân biệt: TCN, trước đây, cách ngày nay, Khi nói: 5 000 năm trước đây thì cũng là cách đây 5 000 năm và là khoảng năm 3000 TCN. Muốn biết 5 000 năm trước đây là vào năm bao nhiêủ TCN thì ta lấy 5000 - 2021 sẽ ra là năm 2979 TCN. Tương tự như vậy: Khoảng thiên niên kì III TCN cách năm hiện tại (2021): 3000 + 2021 = 5021 năm Năm 208 TCN cách năm hiện tại (2021): 2021 + 208 = 2229 năm D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm ( Câu 2,3 HS về nhà hoàn thành) TÀI LIỆU THAM KHẢO - Âm lịch: là loại lịch được tìm ra dựa trên sự quan sát chu lờ Mặt Trăng quay
  21. một vòng quanh Trái Đất. Mỗi chu kì trăng khuyết - tròn là một tháng. Người Xu- me ở Lưỡng Hà đã tính được độ dài của một tháng là 29,5 ngày. 12 chu kì trăng khuyết - tròn là một năm âm lịch. Các tháng lẻ 1, 3, 5, 11 có 30 ngày (tháng đủ), còn các tháng chẵn có 29 ngày (tháng thiếu). Như thế năm âm lịch có: 29,5 ngày/tháng X 12 tháng = 354 ngày. Đây là loại lịch cổ nhất của những dân tộc sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Họ chỉ căn cứ vào vận động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính năm, tháng. - Dương lịch: Hình ảnh mô phỏng một chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và quanh mình nó. Trái Đất tự quay quanh mình nó một vòng hết gần 24 giờ, tạo ra ngày và đêm. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình e-lip gần tròn. Thời gian Trái Đất chuyển động trọn một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, lấy đơn vị thời gian này là một năm (năm thật, năm thiên văn). Để số lẻ như vậy không thuận lợi cho việc tính lịch, vì vậy người ta chỉ lấy số nguyên là 365 ngày. Như thế năm lịch ngắn hơn năm thật gần 1/4 ngày và cứ 4 năm lại ngắn hơn một ngày. Sau một số năm thì lịch sẽ càng sai. Năm 45 TCN, Xê-da quyết định cho sửa dương lịch cũ ở La Mã, quyết định cứ 4 năm thì thêm một ngày để bù vào phần thiếu hụt đó, gọi là năm nhuận (366 ngày). Xê-da quy định một năm có 12 tháng, tháng lẻ có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày. Như thế tính ra một năm không phải là 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó, người ta cắt bớt một ngày của tháng 2 (tháng bất lợi với các tử tù đểu bị hành quyết ở La Mã). Như thế tháng 2 chỉ còn 29 ngày. Sau này, Hoàng đế Ô-gu-xtut (sinh vào tháng 8 - tháng chẵn có 30 ngày) đã quyết định lấy một ngày của tháng 2 cho tháng 8 nên tháng 8 có 31 ngày và tháng 2 chỉ còn 28 ngày; sửa các tháng 9 và 11 có 31 ngày thành tháng có 30 ngày và các tháng 10, 12 từ 30 ngày thành 31 ngày. Những năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. Còn các năm không nhuận thì cố định các ngày trong tháng như hiện nay. Tuy nhiên, cách tính lịch này vẫn khiến năm thật ngắn hơn năm lịch 11 phút 44 giây. Như thế sau 384 năm, lịch lại chậm mất 3 ngày. Đến năm 325, loại lịch với cách tính một tuần có 7 ngày tương ứng với 7 thiên thể (Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh mà ngày nay vẫn được dùng ở các nước phương Tây) được áp dụng. Người ta lấy ngày 21-3 hằng năm là ngày lễ Phục sinh. Đến năm 1582, người ta phát hiện thấy vị trí Mặt Trời ở điểm Xuân phân, đáng lẽ ra phải là ngày 21-3 nhưng lịch mới là ngày 11-3, tức là chậm mất 10 ngày. Do vậy, từ đó về sau, cứ 400 năm lại bớt đi 3 ngày nhuận, Quy luật nhuận của dương lịch khiến độ dài bình quân của năm dương lịch gần với độ dài của năm thật (phải qua mấy nghìn năm mới chênh
  22. nhau 1 ngày). Do đó dương lịch đã phản ánh rất chính xác quy luật của khí hậu, thời tiết. Ngoài ra dương lịch lại đơn giản. Vì thế dương lịch dãn trở thành loại lịch thông dụng trên thế giới mà hiện nay chúng ta đang sử dụng. Ám - dương lịch: Để khắc phục nhược điểm của ầm lịch, cách đây 2 600 năm, người Trung Quốc đã kết hợp cả hai vận động: vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và vận động của Trái Đất quanh Mặt Tròi để tạo ra lịch. Đó là âm - dương lịch. Âm - dương lịch lấy thời gian biến đổi của một tuần trăng làm độ dài của một tháng và bình quân là 29 ngày 12 giờ 44 phút. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Một năm có 354 hoặc 355 ngày. Để độ dài của năm âm - dương lịch gần thống nhất với độ dài năm dương lịch, người ta đã đặt ra luật nhuận: năm nhuận có 13 tháng và cứ 19 năm có 7 năm nhuận. Theo quy luật nhuận này, giữa âm - dương lịch và dương lịch có sự trùng khớp lờ diệu (6939,6 ngày theo dương lịch và 6939,55 ngày theo âm - dương lịch). Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG 2 Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc nhanh nội dung kênh chữ và quan sát kênh hình; có thể hỏi HS để có được những thông tin phản hồi ban đầu: Em có ấn tượng hay nhận xét gì khi quan sát hĩnh ảnh này? Em có suy luận gì về nội dung của chương thông qua hình ảnh này? Bước 2: GV giới thiệu khái quát nội dung bức tượng và định hướng: Đây là bức tượng phục chê' khuôn mặt của một dạng Người tối cổ tìm thấy ở Bắc Kinh, Trung Quốc, rồi nêu các câu hỏi gợi mở: Nguồn gốc loài người từ đâu? Cuộc sổng của con người khi mới hình thành diễn ra như thê'nào?, Bước 3: GV giới thiệu khái quát về các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ thông qua trục thời gian cuối trang. Bước 4: Trên cơ sở định hướng của GV HS phát biểu ý kiến, có thể ghi nhanh
  23. ra giấy nháp/ giấy nhớ những câu hỏi/vẩn đề mà các em muốn được khám phá hay giải đáp khi tìm hiểu về chương này. BÀI 4. NGUỔN GỐC LOÀI NGƯỜI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1 .Về kiên thức - Mô tả được quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người trên Trái Đất. - Xác định được dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam. 2. Về kĩ năng, năng lực - Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử. - Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn để lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Lược đồ dấu tích của quá trình chuyền biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á (treo tường). - Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Trục thời gian về quá trình tiến hoá từ loài Vượn người thành Người tinh khôn trên thế giới và ở Việt Nam. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
  24. theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: GV có thể kể vể truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" và kết nối vào phần dẫn nhập B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người a. Mục tiêu: HS biết nhận ra sự tương ứng của các dạng người trong quá trình tiến hoá với mốc thời gian trên trục thời gian b. Nội dung: GV giới thiệu sơ đồ (trục thời gian) về quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người (tr.16, SGK). Sau đó, tổ chức cho HS quan sát thảo luận c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Loài người có nguổn gốc từ - GV giới thiệu sơ đồ (trục thời gian) về loài Vượn người. quá trình tiến hoá từ Vượn người thành - Từ một nhánh của loài người (tr.16, SGK). Sau đó, tổ chức cho HS: Vượn người đã phát triển lên Quan sát hình 1 và trục thời gian, cho biết thành Người tối cổ, bắt đầu từ quá trình tiến hoá từ Vượn người thành khoảng 4 triệu năm trước đây. người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho - Người tối cổ hầu như đã đi biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đứng hoàn toàn bằng hai chân. đó. Hai chi trước được tự do để sử Bước 2: dụng công cụ, kiếm thức ăn và GV có thể mở rộng giới thiệu kĩ hơn về quá dần dần trở thành hai tay. Tuy trình tiến hoá, gợi ý để HS tìm và trình bày chưa loại bỏ hết dấu tích vượn sự giống và khác nhau giữa các dạng người trên cơ thể mình, nhưng Người nhằm rèn luyện kĩ năng nhận xét, phản biện tối cổ đã là người. Đây là bước cho HS. Thông qua đó, HS nhận thức được tiến triển nhảy vọt từ vượn thành
  25. quá trình này vừa có sự kế thừa (giống nhau) người, là thời kì đầu tiên của lịch vừa có sự đột biến (khác nhau). HS có thê sử loài người. dựa vào hình vê và nội dung thông tin về - Đến khoảng 15 vạn năm Người tối cổ trong phẩn Em có biết để rút ra cách ngày nay, Người tối cổ trở nội dung này thành Người tinh khôn hay còn Bước 3: gọi là Người hiện đại. - Cuối cùng, GV chốt lại: Nguồn gốc loài - Với sự xuất hiện của Người người là từ một loài Vượn cổ tiến hoá thành tinh khôn, quá trình tiến hoá từ (không phải như các tôn giáo hay các truyền Vượn người thành người đã hoàn thuyết đã khẳng định: loài người do một thành. đấng thần linh nào đó sáng tạo ra). Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam a. Mục tiêu: HS xác định được các dấu tích (di cốt hoá thạch, công cụ) của Người tối cổ, Hiểu được quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra liên tục. b. Nội dung: GV có thể chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: -Ở khu vực Đông Nam Á: GV có thể chia lớp thành 2 nhóm và + Dấu tích Vượn người đã được giao nhiệm vụ cho từng nhóm: tìm thấy ở Pôn-đa-ung (Mi-an-ma) và Nhóm 1: Hãy quan sát lược đồ và khai San-gi-ran (In-đô-nê-xi-a). thác tư liệu để tìm những bằng chứng + Dấu tích Người tối cổ được tìm chứng tỏ khu vực Dông Nam Á đã diễn ra thấy ở khắp Đông Nam Á, gốm di cốt quá trình tiến hoá từ Vượn người thành hoá thạch hoặc công cụ đá, tiêu biểu người. Diều này chứng tỏ điều gì? là văn hoá A-ni-at (Mi-an-ma), bản Nhóm 2: Dựa vào thông tin và hình 3, Mai Tha (Thái Lan), Tam-pan (Ma- 4, 5 trong SGK, việc phát hiện ra công cụ lai-xi-a), Pa-la-oan (Phi-líp-pin),
  26. đả và răng hoá thạch của Người tối cổ ở Người tối cổ được tìm thấy ở Gia-va Việt Nam chứng tỏ điếu gì? (In-đô-nê-xi-a), Bước 2: -Ở Việt Nam: Đã tìm thấy răng - Các nhóm thảo luận, hoàn thành của Người tối cổ ở hang Thẩm nhiệm vụ của nhóm mình sau đó cử đại Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), công diện trình bày trước lớp. cụ đá được ghè đẽo thô sơ ở An Khê + Nhóm 1: HS tìm và chỉ trên Lược đồ (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hoá), các địa điểm các di chỉ tìm thấy di cốt Điều này chứng tỏ quá trình tiến Vượn người, Người tối cổ, Người tinh hoá từ Vượn người thành người ở khôn và công cụ đồ đá, trong đó cần đặc Đông Nam Á là liên tục. Việt Nam là biệt ghi nhớ các địa điểm ở Việt Nam. quê hương của một dạng Người tối Đổng thời, HS đọc và khai thác đoạn tư cổ. liệu (tr. 18), gạch chân dưới những từ khoá quan trọng giúp trả lời câu hỏi + Nhóm 2: Đọc thông tin, khai thác kênh hình, thống nhất ý kiến trả lời của nhóm: việc phát hiện công cụ đá và răng hoá thạch chứng tỏ người nguyên thuỷ xuất hiện trên đất nước ta từ rất sớm; họ đã biết ghè đẽo công cụ bằng đá sắc bén hơn để sử dụng. Bước 3: - GV có thể giới thiệu thêm với HS một số tranh về hoá thạch xương, răng và công cụ đá của Người tối cổ đã chuẩn bị sẵn. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn
  27. thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Đây là một câu hỏi có tính khái quát. Từ những bằng chứng vê' các di cốt, công cụ tìm thấy ở Đông Nam Á và Việt Nam ở trên có thể thấy các di tích được phần bố đều khắp ở khu vực Đông Nam Á, từ lục địa tới hải đảo. Đồng thời, GV có thê’ gợi ý để HS thấy được quá trình chuyển biến từ Vượn thành người ở khu vực này diễn ra liên tục, không có đứt đoạn, từ Vượn người đến Người tối cổ rồi Người tinh khôn. Đó là một quá trình phát triển liên tục qua các giai đoạn. Câu 2. GV gợi ý dựa vào hình và những thông tin trong bài, đổng thời có thể cung cấp thêm như ở trên để trả lời câu hỏi này. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 3. Đây là dạng bài tập vận dụng, kết nối. GV có thể cho HS tra cứu thông tin, hoàn thành theo nhóm rồi thuyết trình trên lớp. BÀI 5. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Mô tả được sơ lược các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ. - Trình bày được những nét chính vê' đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của xã hội nguyên thuỷ. - Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như xã hội loài người. - Nêu được đôi nét vê' đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam. 2. Về kĩ năng, năng lực - Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử.
  28. - Biết trình bày, phản biện, tranh luận về một vấn đê' lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. 3. Về phẩm chất Tiếp tục bồi dưỡng các phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Bản đồ treo tường các di chỉ thời đại đồ đá và đổng ở Việt Nam. - Một số tranh ảnh vẽ công cụ, đó trang sức, của người nguyên thuỷ. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV sử dụng hình 1 trong SGK hoặc bất cứ bức tranh, công cụ lao động, của người nguyên thuỷ nào khác, với mục đích là gợi sự tò mò, mong muốn tìm hiểu về đời sổng của người nguyên thuỷ của HS. GV dẫn dắt đề HS thấy cái hay, cái giá trị thông qua quan sát bức tranh hoặc những vật dụng này đổng thời để chứng minh ngược lại với những quan niệm cho rằng người nguyên thuỷ chỉ biết “ăn lông, ở lỗ, ăn sống, nuốt tươi’.’ - Hình 1. Bức tranh của người nguyên thuỷ vẽ cảnh đi săn: Người nguyên thuỷ biết dùng những mảnh đá nhọn khắc sâu vào vách hang đá đề vẽ hình. Vì vậy, hình người và động vật chỉ là một nét khắc, sau đó họ mới biết vẽ thêm cho có thân, có đầu. Nhiều bức tranh còn được tô màu, chủ yếu là màu đỏ. Trong hình vẽ những người cầm cung đang nhắm bắn vào một đàn hươu đang chạy GV định hướng để
  29. HS có những suy luận, nhận xét bước đầu về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ thông qua quan sát bức tranh này. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài học mới. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ a. Mục tiêu: HS rút ra được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin trong Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ trên thế giới để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Giới hạn thời gian: Từ khi - GV đặt câu hỏi: Xã hội nguyên thuỷ người nguyên thuỷ xuất hiện đến khi đã trải qua những giai đoạn phát triển xã hội có giai cấp và nhà nước hình nào? Để trả lời câu hỏi đó, GV tổ chức cho thành, kéo dài hàng triệu năm. HS thảo luận nhóm hai câu hỏi: - Bầy người nguyên thuỷ: + Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua + Là tổ chức xã hội sơ khai đầu những giai đoạn phát triển nào? tiên của loài người, có người đứng + Hãy cho biết đời sống vật chất, tinh đầu, có sự phân công lao động giữa thần của Người tối cổ và Người tinh khôn. nam và nữ, GV hướng dẫn HS đọc và khai thác + Biết chế tạo công cụ lao động thông tin trong Bảng hệ thống các giai bằng đá, được ghè đẽo thô sơ. đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ + Đời sống dựa vào săn bắt, hái trên thế giới để trả lời câu hỏi. lượm, biết tạo ra lửa. Bước 2: - Công xã thị tộc: - GV có thể phân tích thêm để mở + Gắn liền với sự xuất hiện của rộng và khắc sâu kiến thức cho HS: Người tinh khôn (khoảng 15 vạn năm + Quay lại trục thời gian ở đầu chương trước). để giới thiệu về giai đoạn “xã hội + Công cụ lao động đã được mài + vể giai đoạn bầy người nguyên thuỷ: cho sắc bén và đẹp hơn; chế tạo cung GV có thể đặt câu hỏi: Vì sao giai tên, làm đố gốm, dệt vải, đặc biệt đã đoạn đầu khi loài người vừa hình thành lại biết đến trồng trọt và chăn nuôi. phải sống với nhau theo từng bầy? Câu trả + Biết chế tạo, sử dụng đổ trang lời dựa theo những gợi ý trong mục III. sức, sáng tạo nghệ thuật (vẽ tranh
  30. Vẽ cách chế tạo công cụ lao động trên vách hang đá, ). (hình 2): GV có thể phân tích thêm để HS hiểu tác dụng của hoạt động này. Từ sự phân tích tác động của thao tác chế tạo công cụ và sự khác nhau giữa bầy người với bầy động vật, GV đã có thể làm rõ về đời sống vật chất, đời sống tinh thần và tổ chức xã hội của bầy người nguyên thuỷ. + Về giai đoạn công xã thị tộc: GV có thể đặt câu hỏi: Thế nào là công xã thị tộc? GV định hướng HS khai thác phần Em có biết (tr.21) để hình thành khái niệm . Bước 3: - Về vai trò của lao động đối với sự phát triển của người nguyên thuỷ và xã hội loài người, GV nêu vấn đề để HS suy nghĩ, trả lời: Để sinh tồn và phát triển, người nguyên thuỷ làm gì? Những hoạt động đó có tác động ngược trở lại như thế nào đối với sự phát triển của người nguyên thuỷ và xã hội loài người? Bước 4: GV kết luận, khắc sâu cho HS rõ vai trò của lao động đối với xã hội nguyên thuỷ. Mục 2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam a. Mục tiêu: HS hiểu được đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam b. Nội dung: GV cho HS khai thác thông tin SGK, lược đồ c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện:
  31. HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Đời sống vật chất: - G V có thể cho HS tìm trên Lược đồ các - + Người nguyên thuỷ di chỉ thời đổ đá và đồ đồng ở Việt Nam các di biết mài đá, tạo thành nhiều chỉ thuộc thời đại đồ đá mới ở Việt Nam. Từ công cụ: rìu, chày, cuốc đó, nhấn mạnh: các di chỉ đá mới ở Việt Nam đá, ; dùng tre, gỗ, xương, được phân bố rải rác khắp mọi miến đất nước. sừng đê’ làm mũi tên, mũi Chứng tỏ đến thời đá mới, cư dân đã định cư lao, gần như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam ngày + Bước đầu biết trồng nay. Qua các hiện vật được tìm thấy trong các trọt và chăn nuôi (tìm thấy di chỉ, chúng cho chúng ta biết khá chi tiết về nhiều xương gia súc, dấu vết đời sống vật chất và tinh thần của người xưa. của các cây ăn quả, rau Bước 2: đậu, ). - GV có thể cho HS quan sát một số hiện + Biết làm đồ gốm với vật, đọc thông tin và tự rút ra những nội dung nhiều kiểu dáng, hoa văn chính về đời sống vật chất, tinh thần của người trang trí phong phú. nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam. - Đời sống tinh thẩn: Bước 3: + Biết làm đàn đá, vòng - Trên cơ sở đó, GV định hướng HS tiếp tay bằng đá và vỏ ốc, làm tục khai thác và chỉ ra những cách làm phong chuỗi hạt bằng đất nung, biết phú đời sống tinh thần của người Việt cổ (làm vẽ tranh trên vách hang, đàn đá, làm đổ trang sức bằng nhiếu chất liệu + Đời sống tâm linh: khác nhau - vòng đeo tay, đeo cổ, bằng đất chôn theo người chết cả nung, vỏ ốc, răng thú, có đục lỗ để xuyên công cụ và đồ trang sức, dây đã được tìm thấy ở nhiều di chỉ khác ngoài văn hoá Hoà Bình). Bước 4: - GV GV tổ chức cho HS quan sát hình rìu mài lưỡi Bắc Sơn và hình công cụ đá Núi Đọ, thảo luận và trả lời câu hỏi: Kĩ thuật chế tác công cụ Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn Núi Đọ7. đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học
  32. sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Câu hỏi có tính chất khái quát. Tuy nhiên nội dung đã có sẵn trong bài, HS chỉ cần vận dụng để trình bày và chứng minh cho quan điềm của mình. HS cấn nhìn nhận suốt quá trình, từ quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người đến những thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ để thấy được vai trò quyết định của lao động. Lao động và chính trong lao động mà từ một loài vượn người đã dần dấn biến đổi (từ chỗ đi bằng bốn chân rồi đi bằng hai chân, hai chi trước trỏ’ nên khéo léo và trở thành hai bàn tay, họp sọ phát triển, thể tích sọ não lớn hơn, ) để trở thành Người tối cổ, rồi thành Người tinh khôn. Cũng chính nhờ có lao động (trong chế tác công cụ lao động, từ chỗ chỉ biết ghè đẽo thô sơ tiến tới biết mài, khoan, cưa đá, ; trong đời sống: từ chỗ phải sống trong các hang đá tiến tới biết làm những túp lếu bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô, biết chế tạo ra lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn; từ chỗ phải sống thành từng bầy để tự bảo vệ và tìm kiếm thức ăn tiến tới các tổ chức xã hội chặt chẽ hơn là công xã thị tộc “cùng làm cùng hưởng”,. • •), loài người phát triển ngày càng tiến bộ hơn qua các giai đoạn bầy người nguyên thuỷ đến công xã thị tộc. Câu 2. Đây cũng là một câu hỏi đòi hỏi vận dụng kiến thức đê giải quyết một yêu cầu nhận thức, góp phần rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức lịch sử. Sự tiến bộ vượt bậc trong đời sống vật chất của Người tinh khôn là sự xuất hiện của trổng trọt và chăn nuôi. Nó có tác dụng: một là, giúp con người chủ động tự tìm kiếm thức ăn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn; hai là, tăng thêm nhiều nguồn thức ăn, ít bị nạn đói đe doạ hơn. Vế tổ chức xã hội: tổ chức công xã thị tộc đã có sự gắn bó hơn nhờ có quan hệ huyết thống, có sự phân công lao động và cùng làm, cùng hưởng, D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
  33. vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 3. Trên lược đố không có tên và ranh giới các tỉnh, thành hiện nay. Vì vậy, GV cẩn hướng dẫn HS đối chiếu với bản đồ Việt Nam hiện tại để tìm và trả lời chính xác. Cũng có thể rút gọn câu hỏi này bằng cách yêu cầu HS tìm xem trong tỉnh hoặc khu vực em đang sống có những di chỉ nào. Sự phân bố các di chỉ cho thấy con người đã sống rải rác khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam hiện nay, từ miền đồi núi đến đồng bằng, ven biển và cả hải đảo. BÀI 6. SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HOÁ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và tác động của nó đối với những chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. - Mô tả được quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và giải thích được nguyên nhân của quá trình đó. - Mô tả và giải thích được sự phân hoá không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông. - Nêu được một số nét cơ bản của quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam. 2. Về kĩ năng, năng lực - Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử.
  34. - Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đế lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Lược đồ treo tường Di chỉ thời đồ đá và đồ đổng ở Việt Nam (hình 4, tr.22). - Một số hình ảnh công cụ bằng đống, sắt của người nguyên thuỷ trên thế giới và ở Việt Nam, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - So’ đồ quá trình xuất hiện công cụ bằng kim loại trên thế giới và Việt Nam. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh -SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cấu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - Dự kiến sản phẩm: GV có thể đưa ra hình ảnh hoặc hiện vật gì đó bằng kim loại và đặt câu hỏi: Hiện vật được làm bằng kim loại gì? Kim loại được phát hiện ra từ bao giờ? Kim loại có tác dụng như thế nào trong đời sống con người (xưa và nay)? B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thuỷ a. Mục tiêu: HS thấy được sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến trong đời sống vật chất b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận
  35. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Vỉ sao xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông phân - Sự thay đổi trong đời sống hoá nhưng lại không triệt để? Đây là cầu hỏi xã hội: đòi hỏi HS phải có tư duy để suy luận. GV + Một bộ phận người chiếm có thể định hướng cho HS nội dung bài học hữu của cải dư thừa làm của riêng, để trả lời. ngày càng giàu lên, xã hội bắt đầu HS giải thích được sự phân hoá không phân hoá giàu - nghèo. Chế độ triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương công xã thị tộc bị rạn vỡ, xã hội Đông nguyên thuỷ dần tan rã. Loài Bước 2: người đứng trước ngưỡng cửa của HS nêu được quá trình con người phát xã hội có giai cấp và nhà nước. hiện ra kim loại: Khoảng 3 500 năm TCN, + Quá trình này diễn ra không người Lưỡng Hà và Ai Cập đã biết dùng đồng đều trên thế giới, sự phân đồng đỏ. Khoảng 2 000 năm TCN, đồng thau hoá xã hội có nơi diễn ra triệt để, đã phổ biến ở nhiếu nơi. Khoảng 1 500 năm có nơi không triệt đề (tuỳ thuộc TCN, kĩ nghệ đúc đồng đã rất phát triển. vào điều kiện cụ thể). Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đổ sắt ra đời. Bước 3,4: Để giúp HS hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề này, GV có thể phân tích thêm: Ở phương Đông, cư dân thường sinh sống ven các dòng sông lớn, điểu kiện tự nhiên thuận lợi (đất phù sa màu mở và mềm, dễ canh tác nên chi cấn công cụ bằng gỗ, đá củng có thể canh tác, trồng trọt đạt hiệu quả cao ). Đồng thời, cu’ dân ở khu vực này luôn phải chống chọi với lũ lụt nên họ sớm biết liên kết với nhau đê’ đắp đê, làm kênh tưới tiêu cho đồng ruộng, Tất cả những điếu đó đã dẫn tới xã
  36. hội nguyên thuỷ ở khu vực này sớm bị phân hoá, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo và hình thành xã hội có giai cấp. Mục 2. Sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam a. Mục tiêu: Sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam b. Nội dung: HS nêu được những tác động của kim loại đến đời sống kinh tế, xã hội của cư dân. Đó là cơ sở cho sự xuất hiện các quốc gia sơ kì đầu tiên trên đất nước Việt Nam. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Sự xuất hiện kim loại: - GV sử dụng lược đổ Các di chỉ thời + Thời gian xuất hiện: từ đồ đá và đồ đổng ở Việt Nam, hướng dẫn khoảng 4 000 năm trước (bắt đẩu HS tìm các di chỉ thuộc thời đại đồ đồng với văn hoá Phùng Nguyên). thau và trả lời câu hỏi: Thời đại đồ đồng ở + Địa điểm: trải rộng trên địa Việt Nam đã trải qua những nền văn hoá bàn cả nước (nêu dẫn chứng). khảo cổ nào? - Sự phân hoá và tan rã của xã + Dựa vào sơ đổ các nền văn hoá đồ hội nguyên thuỷ ở Việt Nam, biểu đồng ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ (tr.26) hiện: và những gợi ý ở mục III trên đây, GV + Nhờ có công cụ kim loại, định hướng HS tự trình bày về quá trình con người đã khai hoang, mở rộng phát triển của các nền văn hoá và những địa bàn cư trú (dẫn chứng). đặc điểm tương đồng giữa các nền văn hoá + Nghề nông đã phát triển rộng đồ đổng ở ba miền. khắp các vùng miến. Bước 2: +tập trung dân cư: vùng đồng - GV đặt câu hỏi cho HS khai thác: bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Quan sát hình 4, kể tên một số công cụ, vũ vùng đống bằng ven biển miền khí được tìm thấy thuộc văn hoá Gò Mun. Trung và đồng bằng lưu vực sông Sự xuất hiện đồ kim khí trên lãnh thổ Việt Đổng Nai. Nam cho em biết điều gì? GV định hướng + Phân hoá giàu - nghèo: biểu HS căn cứ vào kiến thức đã được học để tự hiện qua mộ táng (đa số mộ không rút ra suy luận của bản thân .HS có thể đưa có đồ chôn theo, một số mộ có ra nhiều đáp án, đáp án được xem là đúng chôn theo công cụ và đồ trang sức
  37. khi đó là những suy luận hợp lí, có dẫn bằng đồng). chứng thuyết phục. Bước 3: Về những tác động của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại tới sự chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của người nguyên thuỷ ở Việt Nam, biểu hiện của sự phân hoá, tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam, GV có thể dựa vào Lược đổ các di chỉ thời đồ đá và đổ đồng ở Việt Nam và sơ đồ - trục thời gian ở trên để gợi ý Bước 4: Cuối cùng, GV cần nhấn mạnh: Sự phát triển của các nền văn hoá đồ đồng ở ba khu vực này là tiền đề quan trọng dẫn tới sự hình thành các vương quốc cổ đầu tiên ở Bắc Bộ (Văn Lang - Âu Lạc), Trung Bộ (Chăm-pa) và Nam Bộ (Vương quốc Phù Nam). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn HS làm caau1, 2 trong SGK D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 3. Đây là cầu hỏi mang tính vận dụng, liên hệ với thực tiễn, HS có thể thực
  38. hiện tại nhà. GV hướng dẫn HS tham khảo thêm thông tin trong sách báo, internet; định hướng HS căn cứ vào những hiểu biết về các loại công cụ, vũ khí bằng đồng mà các em đã được biết thông qua bài học, hãy thử liên hệ xem những công cụ đó hiện nay có còn không, nếu còn thì nêu tên những đồ vật mà các em biết. Các em sẽ nhận ra có rất nhiều hiện vật bằng đồng kiều dáng như từ thời nguyên thuỷ nhưng đến nay không còn tồn tại và lí do vì sao. Đó cũng là cơ sở để lí giải tại sao công cụ và vũ khí bằng đồng ngày càng ít được dùng trong đời sống. CHƯƠNG III. XÃ HỘI CỔ ĐẠI GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG III GV có thể hướng dẫn HS đọc nhanh đoạn kênh chữ, kết hợp quan sát kênh hình. Trên cơ sở định hướng của GV, các em có thể ghi nhanh ra giấy nháp/giấy nhớ những câu hỏi/vẩn đế mà các em muốn được khám phá hay giải đáp khi tìm hiểu về chương này. Gv giới thiệu thông qua kênh hình SGK: - Kim tự tháp Kê-ôp (Ai Cập) Là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, còn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Ku- phu. Các khối đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2,3 đến 4 tấn, được ghè đẽo theo kích thước đã định, mài nhẵn bê' mặt rồi xếp chồng lên nhau tới độ cao 146,5m (trải qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m). Chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tò’ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá. Tuy vậy, nó vẫn được tính toán để chịu được sự giãn nở nhiệt và thậm chí cả những trận động đất. Bên cạnh Kim tự tháp là bức tượng Nhân sư huyền bí, là bức tượng nguyên khối lớn nhất hiện nay, tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh quyền lực của các pha-ra-ông Ai Cập. Hình ảnh Kim tự tháp và tượng Nhân sư trở thành biểu tượng cho văn minh Ai Cập tổn tại mãi mãi với thời gian. - Đội quân đất nung được phớt hiện ở láng Li Sơn (Trung Quốc) Lăng Li Sơn được coi là một bảo tàng trưng bày các chiến binh và ngựa đất nung được làm từ thời nhà Tần. Đây là lăng mộ đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc. Các chiến binh đất nung này được tạo ra với mục đích bảo vệ lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng, đã tồn tại trong suốt hơn 2 000 năm. Lăng mộ này được cho là đã được xây dựng trong suốt 38 năm (từ năm 246 đến năm 208 TCN). Với số lượng hàng nghìn bức tượng có kích thước như người thật, song các bức tượng đểu có sự
  39. khác biệt vê' các đặc điểm khuôn mặt và biểu cảm, quần áo, kiều tóc và cử chỉ. Đây là nguồn tài liệu rất quý để nghiên cứu vê' quân đội, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và nghệ thuật của nhà Tần vào thế kỉ II TCN. Nó không chỉ là kho báu nghệ thuật của người dân Trung Quốc, mà còn là di sản văn hoá chung của người dân thế giới. - Khải hoàn môn Công-xtăng-tin Khải hoàn môn Công-xtăng-tin nằm giữa Đấu trường La Mã và đổi Pa-la-tin. Cổng được lập nên bởi Viện Nguyên lão La Mã, khánh thành vào năm 315 và là khải hoàn môn lớn nhất Rô-ma hiện nay. Cổng án ngữ con đường - nơi lễ khải hoàn diễn ra khi các vị Hoàng đế La Mã tiến vào trung tâm thành La Mã qua con đường này. Mặc dù được xây dựng dành riêng cho Công-xtăng-tin, nhưng phần lớn khải hoàn môn này lại là sự chắp vá từ các vật liệu trang trí của các công trình kiến trúc xây dựng dưới thời các hoàng đế trước đó. Khải hoàn môn Công-xtăng-tin có chiếu cao 21m, chiểu rộng 25,9m gồm ba cổng: cổng chính giữa và hai cổng phụ. Phía trên các cổng là tầng áp mái kiểu At-tic, vật liệu là gạch được trát vữa và đá cẩm thạch. BÀI 7. AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỐ ĐẠI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (sông ngòi, đất đai) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. - Trình bày được quá trình thành lập nhà nước ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. - Nêu được những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập, Lưỡng Hà. 2. Về kĩ năng, phát triển năng lực - Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất Trân trọng những di sản của nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà để lại cho nhân loại. II. CHUẨN BỊ
  40. 1. Giáo viên - Phiếu học tập. - Lược đổ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại phóng to. - Video về một số nội dung trong bài học. 2. Học sinh Tranh ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: SGK đưa ra hai hình ảnh (hình 1 và 2) vế chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại để gợi ý cho GV tổ chức hoạt động khởi động, kích thích sự chú ý của HS. Tuy nhiên, GV có thể đưa ra những hình ảnh khác như các công trình kiến trúc (Kim tự tháp, Vườn treo Ba-bi-lon, ) hoặc kể một câu chuyện, đọc một đoạn tư liệu, để dẫn dắt vào bài mới. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Tặng phẩm của những dòng sông a. Mục tiêu: HS rút ra được sự tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh b. Nội dung: GV cho HS quan sát Lược đồ các quốc gia cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà để xác định vị trí hai khu vực hình thành nên các quốc gia cổ đại đầu tiên trên thế giới trên bản đồ c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS quan sát Lược đồ các quốc gia cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà để xác định vị trí hai khu vực hình thành nên các quốc gia cổ đại đầu tiên trên thế giới trên bản đồ; có
  41. thể liên hệ mở rộng: Những quốc gia nào ngày nay thuộc Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. - Điều kiện tự nhiên nổi bật GV có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để HS nêu của Ai Cập và vùng Lưỡng Hà là được một trong những đặc điểm nổi bật của nằm ở lưu vực các dòng sông lớn hai nền văn minh này: được hình thành ở lưu (sông Nin, ơ-pho-rát và Ti-gơ- vực của các dòng sông lớn (sông Nin, sông rơ). Ti-gơ-rơ và sông ơ-pho-rát). Từ đó, GV đi - Sự tác động của điều kiện đến kết luận: Ai Cập và Lưỡng Hà là tặng tự nhiên tới sự hình thành nền phẩm của những dòng sông. văn minh được thể hiện chủ yếu Bước 2: sau đây: - GV hướng dân HS khai thác hai đoạn + Do đất đai màu màu mỡ, dễ tư liệu (tr. 30, SGK) và chỉ ra những điểm nổi canh tác, kinh tế nông nghiệp bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà phát triển sớm, năng suất cao, cổ đại. sớm tạo ra của cải dư thừa. Do + Về Ai Cập, GV có thể gợi ý HS đọc kĩ đó, nền văn minh Ai Cập, Lưỡng tư liệu, xác định các từ khoá để trả lời câu Hà hình thành sớm, cả khi chưa hỏi. Hướng dẫn HS đọc thêm thông tin của có đồ sắt. phần Em có biết để lí giải được: Tại sao sông + Do nhu cầu hợp tác làm Nin biến Ai Cập từ một “đồng cát bụi” trở thuỷ lợi, chinh phục các dòng thành “một vườn hoa”? GV có thể giải thích: sông, cư dân đã sớm liên kết Vì nước sông Nin lên xuống theo mùa: mùa thành các công xã, tạo điếu kiện khô là mùa cạn và mùa mưa nước dâng cao. cho nhà nước ra đời sớm. Vào mùa khô, khi nước cạn, cát sa mạc (vùng + Do nhu cầu chinh phục các Mem-phít, nơi có nhiều kim tự tháp là vùng dòng sông, phát triển kinh tế, cát sa mạc) và đất phù sa pha cát bị gió cuốn nên người Ai Cập và Lưỡng Hà lên thành một “đồng cát bụi”. Khi mùa mưa có nhiều phát minh quan trọng đến và cũng là mùa hè, cây cối thay nhau đâm phục vụ cho sản xuất nông hoa kết trái, là mùa thu hoạch lúa chín trông nghiệp (phát minh ra cái cày, như “một vườn hoa”. Đây cũng chính là gợi ý bánh xe, phát triển thiên văn học, cho nhận định của Hê-rô-đốt: Ai Cập là tặng chinh phục các dòng sông, ). phẩm của sông Nin. + về Lưỡng Hà, GV hướng dẫn HS dựa vào tư liệu và chỉ ra những từ/cụm từ thể hiện vai trò của của hai con sông: mang phù sa
  42. màu mõ bồi đắp, biến cửa sông thành đổng bằng, Sau đó, nêu được các ý: hai con sông bồi đắp phù sa (chỉ cần công cụ gỗ, đá cũng có thể trồng cấy được); cung cấp nước tưới (rất dối dào, nhưng lại theo mùa lũ nên phải làm thuỷ lợi, kênh, mương tưới tiêu, ); đường giao thương buôn bán (sông là đường giao thông chính). Bước 3: + GV gợi ý để HS phân tích được vai trò của các dòng sông dõi với sự hình thành nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại. Sau đó, GV có thể chốt lại kiến thức theo gợi ý ở mục III. Bước 4: + GV có thể mở rộng thêm cho HS về vai trò là đường giao thông chính của các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà bằng việc tổ chức cho HS kề một số cầu chuyện mà các em đã từng đọc trong truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm (A-la-đanh và cây đèn thần, Thuỷ thủ Sin-ba, A-li-ba-ba và bốn mươi tên cướp, ). Nếu HS không kể được thì GV có thể kể khái lược cho HS nghe, sau đó khuyến khích HS về nhà tự tìm đọc. - GV cho HS quan sát hình 4. Người Ai Cập cổ đại canh tác nông nghiệp (tranh vẽ), thảo luận và chỉ ra: Cho biết điều gì vế sản xuất nông nghiệp của người Ai Cập cổ đại? Mục 2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà - a. Mục tiêu: HS nêu được quá trình hình thành nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà. HS hiểu được vể bản chất nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. b. Nội dung: GV cho HS đọc nhanh nội dung chính và quan sát trục thời gian
  43. (tr.29) để lập bảng niên biểu các giai đoạn, một số vương quốc và vương triều chính ở Ai Cập và Lưỡng Hà. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS đọc nhanh nội dung chính và quan sát trục thời gian (tr.29) để lập bảng niên biểu các giai đoạn, một số Năm 3200 TCN, ông vua Mê-nét vương quốc và vương triều chính ở Ai Cập thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập trải và Lưỡng Hà. qua các giai đoạn: Tảo kì vương - HS nêu được quá trình hình thành quốc, Cổ vương quốc, Trung vương nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà. quốc, Tân vương quốc và Hậu kì Bước 2,3: vương quốc, đến thế kỉ I TCN thì bị - GV có thể giới thiệu về mô hình nhà La Mã xâm chiếm và thống trị. nước quân chủ chuyên chế ở đây: là nhà -Ở Lưỡng Hà, người Xu-me, nước do vua đứng đầu (gọi là pha-ra-ông - Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon, đã thành kẻ ngự trị trong cung điện (Ai Cập), hoặc lập vương triều và thay nhau làm chủ là en-xi - người đứng đầu (Lưỡng Hà)); vùng đất này đến khi bị Ba Tư xâm vua là con của các thần, có toàn quyền lược. (pha-ra-ông là con của thần Ra - thẩn Mặt - Các pha-ra-ông (Ai Cập) và Trời, en-xi cũng do thẩn Ma-đắc - thần en-xi (Lưỡng Hà) đứng đầu đất nước Mặt Trời trao cho sứ mệnh thống trị thiên và có toàn quyền nên chế độ chính trị hạ). là nhà nước quân chủ chuyên chế. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 3. Những thành tựu văn hoá chủ yếu a. Mục tiêu: HS nêu được những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và hiểu được giá trị của các thành tựu đó với cả ngày nay. b. Nội dung: GV yêu cầu HS khai thác nội dung kênh chữ, kết hợp quan sát hình, thảo luận để trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  44. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV yêu cầu HS khai thác nội dung kênh chữ, kết hợp quan sát hình, thảo luận để trả lời câu hỏi: Người Ai Cập và Lưỡng Một số thành tựu quan trọng, nổi Hà cổ đại đã có những phát minh quan bật có giá trị, đóng góp đối với nến trọng nào? Đại diện các nhóm HS lẩn lượt văn minh nhân loại của Ai Cập, giới thiệu phát minh theo các lĩnh vực. Lưỡng Hà cổ đại: văn tự - chữ viết Bước 2: (chữ tượng hình của Ai Cập, chữ - Để làm cho HS hứng thú hơn với hình nêm của Lưỡng Hà), toán học các thành tựu của người Ai Cập và Lưỡng (hệ đếm thập phân, chữ sổ 1 đến 9 Hà cổ đại, GV gợi ý HS liên hệ với ngày của Ai Cập, hệ đếm 60 của Lưỡng nay trả lời câu hỏi: Bánh xe do người Hà, ), thiên văn học (làm lịch), y Lưỡng Hà phát minh ra hiện nay được ứng học (thuật ướp xác), kiến trúc (kim dụng trong những lĩnh vực nào? (Làm tự tháp, vườn treo Ba-bi-lon với kĩ bánh xe ô tô, xe máy, ). Em biết từ thuật xây dựng và chế tác đá tinh “paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có xảo), nguồn gốc từ từ nào không?, Bước 3: - GV khi cho HS khai thác nội dung vê' các công trình kiến trúc nổi tiếng - kì quan của thế giới cổ đại, cần có sự phân tích kĩ hơn về quy mô, kĩ thuật của vườn treo Ba-bi-lon và kim tự tháp Ai Cập. GV có thê cho HS đọc phần Em có biết đê thấy được sự hoành tráng, đổ sộ của công trình, trình độ điêu luyện của người Ai Cập cổ đại. HS nêu được những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và hiểu được giá trị của các thành tựu đó với cả ngày nay. Bước 4:
  45. GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. GV có thể gợi ý cho HS điểm lại những thành tựu văn hoá quan trọng của người Ai Cập và Lưỡng Hà, sau đó thì cho các em phát biểu thành tựu mà mình ấn tượng nhất (GV không cần định hướng). Quan trọng là HS giải thích được vì sao ấn tượng nhất với thành tựu đó. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 2. Trong khi tổ chức dạy học mục 3, GV nên gợi ý để HS tìm hiểu giá trị của phát minh đó đối với văn minh nhân loại và hiện nay chúng ta đang kế thừa những gì, từ đó HS có thể trả lời cho câu hỏi này (bánh xe, cái cày, hệ đếm thập phân và chữ số của người Ai Cập, hệ đếm 60 của người Lưỡng Hà, ) Câu 3. Dựa vào gợi ý về cách viết chữ số của người Ai Cập (Mục V. Tài liệu tham khảo') để thực hiện. TÀI LIỆU TH AM KHẢO - Cách viết chữ số của người Ai Cập cổ đại: Họ dùng que nhọn vạch trên cát, một vạch là số 1,2 vạch là số 2, cho đến số 9. Vì chưa có chữ số 0 nên đến 10 thì dùng một đoạn dây thừng uốn vòng cung, đến 100 thì cuộn đoạn dây thừng lại, 1 000 thì bẻ một nhành cây có lá cắm xuống cát, Cho đến 1 000 000 thì vẽ một người giơ hai tay lên trời (tỏ sự ngạc nhiên - ôi trời! sao nhiều thế). Họ cộng bằng cách thêm các vạch hay cuộn dây vào, trừ bằng cách xoá bớt đi, và cuối cùng đếm lại xem kết quả được bao nhiêu.
  46. - Vườn treo Ba-bi-lon: Một công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại, luôn luôn gắn liền với tên của một phụ nữ, đó là vườn treo Ba-bi-lon (vườn treo Se-mi-ra-mit). Vườn treo từng được coi là một trong bảy lờ quan của thế giới cổ đại, được cho là do vua Ne-bu-chat-ne-da II xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN. Đứng trên vườn treo, người ta có thể nhìn bao quát cả thành Ba-bi-lon. Vườn treo là một khoảng xanh tươi mát, là niềm hi vọng và điểm định hướng cho những đoàn lạc đà hành trình trên sa mạc mênh mông và nóng bỏng. BÀI 8. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Nêu được những nét chính về điếu kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ. - Trình bày được những đặc điểm chính của chế độ xã hội của An Độ thời cổ đại. - Nhận biết được những thành tựu văn hoá của Ân Độ thời cổ đại. 2. Về kĩ năng, năng lực - Đọc và chỉ được thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên
  47. - Phiếu học tập. - Lược đổ Ấn Độ cổ đại phóng to, lược đồ Ấn Độ ngày nay. - Video về một số nội dung trong bài học. 2. Học sinh Tranh, ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cẩu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Cách 1: GV có thể sử dụng hình 1 trong SGK để khởi động vào bài mới. Cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Em có biết vì sao lễ hội tôn giáo này thu hút đông đảo người dân Ấn Độ tham gia? (Gợi ý trả lời: Vì đó là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng, người Ấn tin rằng khi tắm nước sông Hằng thì tội lỗi của họ sẽ được gột rửa). GV có thể dẫn dắt: Lễ hội này có nguồn gốc từ xa xưa, cho đến ngày nay vẫn được duy trì và là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Vậy, sông Hằng và sông Ấn - những con sông lớn nhất Ấn Độ, đã có vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại? Nền văn minh đó đã để lại những di sản gì cho nhân loại? Cách 2: Cho HS quan sát hình ảnh quốc huy của Ấn Độ, dẫn dắt đến biểu tượng cột đá A-sô-ca - một trong những đỉnh cao vể nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ cổ đại. Từ đó, GV dẫn dắt vào bài: Là một trong những nẽn văn minh cổ xưa rực rỡ nhất thế giới, Ấn Độ đã sản sinh ra rất nhiều thành tựu văn hoá. Vậy nền văn minh Ấn Độ đã được tạo dựng từ những nền tảng nào và những giá trị mà người Ấn Độ cổ đại trao truyền đến ngày nay là gì? B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Điều kiện tự nhiên a. Mục tiêu: Điều kiện tự nhiên b. Nội dung: HS không chỉ nêu được những đặc điểm của điều kiện tự nhiên mà còn phân tích được tác động của những điều kiện đó tới sự hình thành của nền văn
  48. minh Ấn Độ cổ đại. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS quan sát lược đồ hình 2 trong SGK, yêu cầu HS mô tả vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại. Vị trí địa lí: là bán đảo ở Nam Á, có + Sau đó, có thể cho HS kết hợp quan ba mặt giáp biển, nằm trên trục sát lược đồ An Độ ngày nay để xác định đường biển từ Tây sang Đông. Phía được lãnh thổ Ấn Độ cổ đại bao gồm bắc được bao bọc bởi dãy Hi-ma- những quốc gia nào hiện nay. lay-a - một vòng cung khổng lồ. HS biết kết hợp, giới thiệu vị trí địa lí - Địa hình: của Ấn Độ cổ đại trên lược đồ. Từ đó xác + Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, định được tên các quốc gia hiện nay tương sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế ứng với lãnh thổ Ân Độ thời cổ đại: Ân giới, được phù sa màu mỡ của hai Độ, Băng-la-đét, Nê-pan, Bu-tan, Pa-ki- con sông này bồi tụ. xtan, Áp-ga-ni-xtan. + Miền Trung và miền Nam là Bước 2: cao nguyên Đê-can với núi đá hiểm - GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận trở, đất đai khô cằn. theo cặp đôi để trả lời câu hỏi trong Phiếu + Vùng cực Nam và dọc hai bờ học tập: Hãy cho biết nét chính về điều ven biền là những đống bằng nhỏ kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông hẹp. Hằng ở Ấn Độ. - Khí hậu: Lưu vực sông Ấn HS không chỉ nêu được những đặc khí hậu khô nóng, ít mưa. ơ lưu vực điểm của điều kiện tự nhiên mà còn phân sông Hằng có gió mùa nên lượng tích được tác động của những điều kiện đó mưa nhiều. tới sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Bước 3: GV có thể đặt câu hỏi mở rộng: Điểu kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà?
  49. HS cần huy động kiến thức đã học trước đó về Ai Cập và Lưỡng Hà để phân tích, so sánh điều kiện tự nhiên với Ân Độ, từ đó rút ra điểm giống và khác nhau Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại a. Mục tiêu: Chế độ xã hội ở Ấn Độ b. Nội dung: HS vận dụng ở mức độ đơn giản để hiểu rõ về sự phân chia xã hội theo theo đẳng cấp dựa trên sự khác biệt về tộc người và màu da; đưa ra được đánh giá đó là chế độ xã hội bất bình đẳng, thể hiện sự phân biệt, áp bức của người da trắng đối với người da màu rất khắc nghiệt, đáng lên án, c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV cho HS khai thác thông tin trong SGK quan sát sơ đồ hình 3 và trả lời câu hỏi: Nêu những điểm chính của chế độ xã - Người Đra-vi-đa: được hội ở Ấn Độ cổ đại. biết đến là chủ nhân của nền văn Bước 2: minh ven bờ sông Ấn - nền văn + Để gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trên, minh cổ xưa nhất ở Ân Độ. GV có thể đưa ra các câu hỏi: Chế độ đẳng Ngày nay, họ là những tộc người cấp Vác-na là gì? Người A-ri-a đã tạo ra thiểu số cư trú ở miền Nam bán chế độ đẳng cấp này như thế nào? Em có đảo Ấn Độ. nhận xét gì vê sự phân chia xã hội theo chế - Sự xâm nhập của người độ đẳng cấp Vác-na? A-ri-a vào miền Bắc Ân, mở ra Bước 3: thời kì chuyển biến sang xã hội HS hiểu và trả lời được chế độ đẳng cấp có giai cấp và nhà nước. Người Vác-na là gì chính là trả lời cho câu hỏi về A-ri-a đã tạo ra chế độ đẳng cấp điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ Vác-na, chia xã hội ẤnĐộ thành
  50. Bước 4: bốn đẳng cấp dựa trên sự khác + GV sử dụng nội dung phần Kết nối biệt vế tộc người và màu da, mỗi với văn hoá để nhấn mạnh, mở rộng khi đẳng cấp có bổn phận, nghĩa vụ giải thích vê' chế độ đẳng cấp Vác-na. khác nhau. Mục 3. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu a. Mục tiêu: HS kể được các thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại b. Nội dung: HS khai thác nội dung SGK và trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - GV yêu cầu HS khai thác nội dung SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên các thảnh tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ cổ Nền văn minh Ấn Độ cổ đại có đại. nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiếu Bước 2: lĩnh vực, đóng góp lớn cho nền văn GV yêu cầu HS sáng tạo cách thức trả minh nhân loại: lời như sơ đồ hoá, lập bảng hệ thống, Chữ viết: nhiều loại chữ cổ, HS kể được các thành tựu văn hoá tiêu trong đó chữ Phạn có ảnh hưởng rất biểu của Ấn Độ cổ đại. lớn đến Ấn Độ và Đông Nam Á sau Bước 3: này. + GV có thể đặt câu hỏi mở rộng cho Văn học: hai bộ sử thi vĩ đại có HS để rèn luyện 1<Ĩ năng trình bày, nhận sức ảnh hưởng lớn đó là Ma-ha-bha- xét: Em ấn tượng nhất với di sản nào của ra-ta và Ra-ma-y-a-na. nến văn minh Ân Dộ cổ đại? Vì sao? Tôn giáo: ra đời nhiều tôn giáo HS chỉ cần nêu thành tựu mà mình ấn lớn như đạo Bà La Môn, đạo Phật. tượng nhất và giải thích lí do theo ý kiến Kiến trúc: tiêu biểu là cột đá A- cá nhân. sô-ca và đại bảo tháp San-chi. Bước 4: Lịch pháp: làm ra lịch. GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Toán học: tạo ra hệ số có 10 chữ Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành số, đặc biệt có giá trị là chữ số 0. cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được
  51. lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện: HS cần phân tích được các biểu hiện của sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại thông qua chế độ đẳng cấp Vác-na: + Vì sao gọi là Vác-na. + Nguồn gốc của chế độ Vác-na. + Nội dung biểu hiện: Xã hội bất bình đẳng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các đẳng cấp thê’ hiện sự phân biệt, áp bức khắc nghiệt. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 2. HS cần trả lời được theo gợi ý: An Độ là nơi sản sinh ra nhiêu tôn giáo (Phật giáo, Ấn Độ giáo) và các bộ sử thi lớn (Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), phát minh ra số 0. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phật giáo: Ra đời vào thế kỉ VITCN, ở miền Bắc Ấn (nay thuộc lãnh thổ nước Nê-pan). Người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni (nghĩa là “Ông thánh” hay “Nhà hiền triết” của tộc người Thích Ca). Sau khi ra đời, Phật giáo được truyền bá rất mạnh ở khắp nơi trên đất nước Ấn Độ. Dưới Vương triều Mô-ri-a, đặc biệt là thời kì cầm quyền của vua A-sô-ca (giữa thế kỉ III TCN), Phật giáo được bảo trợ và phát triển mạnh mẽ ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ. Nhiều đoàn truyền giáo đạo Phật đã được cử đến khắp nơi từ Âu sang Á, đến tận Hy Lạp, các nước Trung Á, Trung Đông, cũng như Trung Quốc, Miến Điện và Xri Lan-ca. - Thích Ca Mâu Ni: Thích Ca Mâu Ni tên thật là Xit-đac-ta Gô-ta-đa (Siddharta Gautama), vốn là con đầu của vua Tịnh Phạn. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả của một thái tử để đi tu, tìm đường diệt khổ cho chúng sinh. Sau 6 năm, ông đã “ngộ đạo” và trở thành Thích Ca Mâu Ni, lấy hiệu là
  52. But-ha, có nghĩa là “người giác ngộ” (Trung Quốc dịch là Phật). - Đại bảo tháp San-chi, trụ đá A-sô-ca: Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm trên internet. - Phát minh ra số 0 - con số nhiều quyền lực nhất lịch sử: watch?v=Lic7cvYuulU&feature=share BÀI 9. TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THÊ KỈ VII I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại. - Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thuỷ Hoàng. - Xây dựng được đường thời gian từ Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tuỳ. - Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại. 2. Về kĩ năng, năng lực - Đọc và chỉ được ra thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. về phẩm chất Trân trọng những di sản của nền văn minh Trung Quốc cổ đại để lại cho nhân loại.
  53. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, phiếu học tập dành cho HS. - Lược đồ Trung Quốc thời nhà Tẩn (treo tường), Lược đồ Trung Quốc hiện nay (treo tường). - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh - SGK. - Tranh, ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV có thể cho HS quan sát hình 1 (tr.39) để trả lời câu hỏi: Em có biết người Trung Quốc tạo ra vật này để làm gì không? Vê' sau, nó được kế thừa và ứng dụng trong lĩnh vực nào? Sau khi HS trả lời (có thể đúng, có thể sai), trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài mới như trong SGK. - Hoặc GV có thể sử dụng hình ảnh Vạn Lý Trường Thành và hỏi HS: Em biết gì về công trình này? từ đó, GV dẫn dắt vào bài mới. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục 1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại a. Mục tiêu: Điều kiện tự nhiên b. Nội dung: GV cho HS xác định trên lược đồ hình 2 (tr.40) hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang, kết hợp đọc thông tin ở phần Kết nối với địa lí để trả lời c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ GV cho HS xác định trên lược đồ hình đại nhỏ hơn so với lãnh thổ hiện nay. 2 (tr.40) hai con sông Hoàng Hà và - Hoàng Hà và Trường Giang bồi
  54. Trường Giang, kết hợp đọc thông tin ở tụ nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa phần Kết nối với địa lí để trả lời câu hỏi: Trung, Hoa Nam rộng lớn, phì nhiêu, Theo em, sông Hoàng Hà và Trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Giang đã tác động như thế nào đến cuộc nhưng cũng gây ra nhiều thiên tai như sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại? lũ lụt, Bước 2: - Thượng nguồn là vùng đất cao, HS nêu được đây là hai con sông lớn, có nhiều đổng cỏ thích hợp cho việc phù sa của nó đã bồi tụ nên các đổng bằng chăn nuôi. rộng lớn, phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Người Trung Hoa đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở đầy. Tuy nhiên, lũ lụt của hai con sông củng gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân. Bước 3: HS báo cáo Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mục 2. Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc a. Mục tiêu: HS nắm được nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến b. Nội dung: Thông qua việc trình bày được nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến thể hiện qua một số nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc dưới thời Tẩn Thuỷ Hoàng c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Sơ lược quá trình thống nhất - GV dẫn dắt: Đến thế kỉ III TCN, lãnh thổ của nhà Tần và xác lập triếu nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự đại phong kiến đầu tiên vào năm 221 mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các nước nhỏ TCN. khác, chấm dứt tình trạng chia cắt, thống - Những biện pháp thống nhất
  55. nhất lãnh thổ vào năm 221 TGN. đất nước của nhà Tần. Bước 2: - Những giai cấp mới trong xã - GV có thê’ mở rộng cho HS quan hội phong kiến được hình thành dưới sát lược đồ hình 2 (tr.40) đê’ trả lời câu thời nhà lấn. hỏi: Hãy so sánh lãnh thổ Trung Quốc thời - nhà Tần và lãnh thổ Trung Quốc hiện nay. HS biết được lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần nhỏ hơn so với ngày nay. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là kết quả của quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại. Bước 3: - GV có thê’ kê’ thêm một số câu chuyện hoặc cung cấp tư liệu vê' chính sách cai trị của Tan Ihuỷ Hoàng. Từ đó, kết hợp cho HS khai thác nội dung SGK, trả lời câu hỏi: Em nhận xét thế nào về chính sách cai trị của Tần Thuỷ Hoàng? Nhà Tẩn đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào? + GV khuyến khích HS có những ý kiến nhận xét khác SGK. Bước 4: Thông qua việc trình bày được nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến thể hiện qua một số nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc dưới thời Tẩn Thuỷ Hoàng, HS hiểu và nhận xét được chính sách cai trị của ông bao gồm tích cực (đã thực hiện nhiều biện pháp đề thiết lập bộ máy nhà nước, củng cố đất nước như thống nhất chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết, pháp luật, ) và hạn chế (thích dùng hình phạt hà khắc để
  56. cai trị nhân dân). Mục 3. Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Tuỳ (206 TCN - thế kỉ VII) a. Mục tiêu: HS nắm được sự thay đổi các triều đại cai trị ở Trung Quốc từ Hán đến Tuỳ b. Nội dung: Từ nội dung thông tin trong mục và trục thời gian (tr.39), HS tự lập được trục thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tuỳ. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: - Sự thay đổi các triều đại cai trị - GV cho HS theo dõi trục thời gian ở Trung Quốc từ Hán đến Tuỳ (206 (tr.39) và hoàn thành vào Phiếu học tập TCN - thế kỉ VII). Trong thời gian các mốc chính từ đế chế Hán đến Tuỳ này, Trung Quốc trải qua nhiều lần bị (Phiếu học tập có thể kẻ một đường thời phân tán, chia cắt, nhưng cuối cùng gian thể hiện xen kẽ cả mốc thời gian, sự được thống nhất lại dưới thời nhà kiện, còn lại HS tự điền). Tuỳ. Bước 2: - Trải qua các triều đại từ Hán - GV có thể mở rộng thêm câu hỏi: đến Tuỳ, lãnh thổ Trung Quốc tiếp Các triều đại Trung Quốc đã thực hiện tục được mở rộng. chính sách gì để mở rộng lãnh thổ? (Liên tiếp mở những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng). Em có thể kể một số triều đại Trung Quốc xâm lược nước ta không? Nhà Hán có sự kiện gì liên quan đến lịch sử Việt Nam? (Nhà Hán đô hộ nước ta, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa). Bước 3: HS xây dựng được trục thời gian từ Hán đến Tuỳ. Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
  57. Mục 4. Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thê kỉ VII a. Mục tiêu: HS kể được một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc, đồng thời hiểu được giá trị của những thành tựu đó đối với ngày nay b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình và khai thác thông tin trong SGK để kể một số thành tựu văn minh tiêu biểu của người Trung Quốc cổ đại c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Những thành tựu nổi bật trên - GV cho HS quan sát hình và khai nhiều lĩnh vực: chữ viết - văn học, tư thác thông tin trong SGK để kể một số tưởng, sử học, thiên văn học - lịch thành tựu văn minh tiêu biểu của người pháp, khoa học - kĩ thuật, kiến trúc - Trung Quốc cổ đại. GV có thể phát Phiếu điêu khắc. học tập (dạng bảng) cho HS điền vào. Bước 2: - Sau đó, GV có thể mở rộng để rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình cho HS: Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của người Trung Quốc cổ đại? Tại sao? HS có thề nói về những thành tựu trong SGK nhưng cũng có thể nói ngoài SGK, miễn là nêu được lí do lựa chọn. GV cẩn khuyến khích, động viên. Bước 3: - GV tổ chức cho HS đọc những thông tin ở phần Kết nối với ngày nay và trả lời câu hỏi: Theo em, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn Lý Trường Thảnh để làm gì? HS có thể thảo luận theo nhóm nhỏ hoặc cặp đôi. GV cho đại diện HS trả lời và các HS khác bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4:
  58. GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1. HS cần nêu được những đặc điểm chính của điều kiện tự nhiên và phân tích được tác động đến sự hình thành văn minh Trung Quốc cổ đại. Có thể trả lời theo gợi ý sau: - Trung Quốc có hai con sông lớn, hình thành nên những đồng bằng rộng lớn, thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Do đó, nền văn minh cũng sớm hình thành. - Nhiều đổng cỏ rộng lớn là điều kiện để chăn nuôi phát triển. - Mực nước của các con sông lớn lên xuống thất thường nên nhu cầu phải liên kết nhau lại để trị thuỷ do đó sớm hình thành nhà nước. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm Câu 2. HS biết sưu tầm thêm tài liệu, cùng với những kiến thức trong SGK để trình bày về một thành tựu văn minh Trung Quốc cổ đại mà các em ấn tượng nhất (GV hướng dẫn các em tìm tài liệu về nghệ thuật, kiến trúc, kĩ thuật, văn học, tư tưởng của Trung Quốc cổ đại). TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáp cốt văn: Giáp cốt văn phát hiện ở Ân Khư, được khắc trên mai rùa và xương thú là văn bản ghi lại việc bói toán và sự việc của hoàng thất và quý tộc cuối đời nhà Thương, là Di sản văn hoá kí ức lịch sử độc đáo của Trung Quốc, được đưa vào danh sách Kí ức Thế giới. - Bốn phát minh kĩ thuật của người Trung Quốc cổ đại:
  59. La bàn xuất hiện từ thời Chiến Quốc, gồm một nam châm thiên nhiên được mài giũa, đặt trên một địa bàn hình vuông. Lúc cân bằng, mũi kim sẽ chỉ vê' phương nam. La bàn bắt đấu truyền bá ra nước ngoài từ thời Tống, qua Ả Rập rồi tới châu Âu. Người phát minh ra nghề làm giấy là hoạn quan Thái Luân. Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách, để chế tạo ra giấy. Kĩ thuật in bắt nguồn từ thói quen ki tên bằng triện của người Trung Quốc cổ đại. Người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu rói phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng gạt để gạt nhẹ lên tờ giấy. Thuốc súng được phát minh ở Trung Quốc từ cách đây hơn 1 000 năm, bắt đầu từ thuật luyện đan. Thuốc súng lần đầu được dùng trong quân sự dưới thời Tống. Về sau, phát minh này được truyền qua Ân Độ, rồi sang Ả Rập, qua Tây Ban Nha, đến nhiều nước ở châu Âu. BÀI 10. HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÁU Sau bài học này, giúp HS: 1. Về kiến thức - Giới thiệu và phân tích được những tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã. - Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã. - Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã. 2. Về kĩ năng, năng lực - Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng