Hướng dẫn tự học môn Ngữ văn lớp 12

doc 4 trang thienle22 6110
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học môn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_tu_hoc_mon_ngu_van_lop_12.doc

Nội dung text: Hướng dẫn tự học môn Ngữ văn lớp 12

  1. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Trong thời gian nghỉ học phòng tránh COVID 19) I. CÁCH LÀM BÀI THI PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Dạng câu hỏi nêu nội dung chính của văn bản: - Văn bản nghị luận: Trả lời câu hỏi: văn bản đề cập đến vấn đề gì - Văn bản tự sự: nêu tên nhân vật+ sự kiện chính; văn bản đề cập đến vấn đề gì - Văn bản thơ: cảm xúc của nhân vật trữ tình trước vấn đề gì? 2. Dạng câu hỏi: vì sao tác giả cho rằng . - Cách trình bày: trích dẫn lại câu văn. Vì . - Nội dung trả lời: căn cứ vào các câu văn khác có trong văn bản và ý kiến, sự lí giải của mình; thường gồm 2-3 lí lẽ Trả lời rõ ràng bằng 1 đoạn văn ngắn hoặc gạch ý 3. Dạng câu hỏi: em hiểu như thế nào về câu - Cách trình bày: trích dẫn câu văn giải thích ý nghĩa từ, cụm từ, ý nghĩa câu văn theo cách hiểu của mình - Trả lời rõ ràng bằng 1 đoạn văn ngắn hoặc gạch ý 4. Dạng câu hỏi: phân tích tác dụng/hiệu quả của biện pháp tu từ: - Cách trả lời: trích dẫn lại câu văn câu thơ . Có sử dụng biện pháp tu từ . Trước hết, nó giúp người đọc hình dung được/ nó gợi ra / nó nhấn manh Thứ hai, nó tạo ra câu thơ/văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, giàu tính tạo hình Qua đó, tác giả bộc lộ thái độ
  2. - Các biện pháp tu từ thường xuất hiện: so sánh, điệp (điệp từ: 1 từ lập lại; điệp ngữ: 1 cum từ lặp lại; điệp cấu trúc: 1 từ và cấu trúc lặp lại); nhân hóa, đảo ngữ 5. Dạng câu hỏi: nhận xét/ đánh giá thái độ của tác giả - Cách trả lời: + tác giả bàn về vđ gi + bằng thái độ ntn? + thái độ đó đúng hay sai? II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Xin bạn bình tâm Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả Danh hiệu đó xin nhường cho người khác Tôi chỉ mong mình tự do Để được là mình Viết điều mình mong ước Giữa cái thời sống là đeo đuổi Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng Tôi chọn tự do Thi sĩ Tự do trước hết là chính mình Không chiều lụy mình Ngỏng cổ nghe lời khen tặng Với tôi Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè Chiếc lá xanh bên đường Chân mây chiều rạng rỡ Tự do là tất cả Những ràng buộc trong sạch Giữa con người và con người Con người cùng ngoại vật Không ngã giá Thật bình dị
  3. Tự do làm tâm hồn ta lớn lên Trong chiều kích vũ trụ (Tự do - Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Được viết bằng thể thơ gì? Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản. Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ? Câu 4. Căn cứ vào nội dung văn bản, anh/chị hãy giải thích nhan đề Tự do theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm.