Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 - Chủ đề: Trường học - Bài: Lớp học của em

pdf 10 trang thienle22 5610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 - Chủ đề: Trường học - Bài: Lớp học của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_chu_de_truong_hoc_bai_lop_hoc.pdf

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 - Chủ đề: Trường học - Bài: Lớp học của em

  1. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC BÀI: Lớp học của em Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học. - Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc ở lớp để giữ gìn, vệ sinh lớp học. 2. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề: Lựa chọn được các đồ dùng sử dụng ở lớp học. Biết cách sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến. Giới thiệu được các thành viên ở lớp. - Nhân ái: Yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức khoa học: Kể được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp; một số đồ dùng trong lớp học; một số hoạt động chính ở lớp. Nêu được nhiệm vụ của các thành viên ở lớp, mục đích sử dụng của một số đồ dùng ở lớp. Các việc làm giữ vệ sinh lớp học. - Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội: Quan sát, nhận xét được các đồ dùng có trong lớp học và một số hoạt động chính ở lớp. - Năng lực vận dụng: Làm được một số việc phù hợp để giữ lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG:
  2. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. 1. Giáo viên: - Loa và thiết bị phát bài hát. - Một số tấm bìa và hình ảnh về đồ dùng học tập. - Các tình huống cho hoạt động xử lí tình huống. - Xô đựng nước, chổi, đồ hót rác, túi đựng rác. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, khăn lau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. Tiết 1 Giới thiệu/ Kết nối - GV mời HS cùng hát và vận động theo bài hát “ Em yêu trường em”. - Cô và các em vừa hát bài hát tên gì? Trong bài có nhắc đến những ai và các đồ dùng học tập nào? * Dự kiến câu trả lời: + Bài hát: Em yêu trường em. Trong bài có nhắc đến bạn thân và cô giáo; bàn, ghế, phấn, - GV giới thiệu vào bài “Em yêu trường em” 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp học và các thành viên trong lớp học. * Mục tiêu: Kể được tên lớp, giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong lớp học. Trình bày được nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học. * Cách tiến hành: - GV hỏi, HS trình bày trước lớp: + Tên lớp mình đang học?
  3. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. + Theo bạn, trong lớp học có những ai? - HS thảo luận nhóm đôi: + Theo bạn, trong lớp cô giáo thường làm những việc gì? + Trong lớp học các bạn có nhiệm vụ gì? - Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Định hướng cho HS nêu thêm về nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp ( ban học tập giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học, kiểm tra, chia sẻ nội dung kiến thức; ban văn nghệ tổ chức các trò chơi hoặc bắt nhịp cho cả lớp hát, .) - GV GD tư tưởng HS: + Khi nói chuyện với thầy giáo, cô giáo bạn phải có thái độ như thế nào? + Khi nói trò chuyện với các bạn trong lớp thì em xưng hô như thế nào? - GV ghi nhận các ý kiến trả lời của HS. => Trong lớp học luôn có thầy hoặc cô giáo và học sinh. Mỗi một thành viên đều có nhiệm vụ của mình. Lớp học được ví như “ Ngôi nhà thứ hai của em” vì vậy, chúng ta luôn phải biết tôn trọng, quý mến, đoàn kết với nhau. * Dự kiến câu trả lời: HS nói được tên lớp, trong lớp có cô giáo hoặc thầy giáo và các bạn học sinh. Nêu được nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học ( vd:Cô giáo giảng bài, chấm vở, kèm đọc hoặc làm toán cho các bạn, tưới cây, HS nghe cô giảng bài, thực hiện các nhiệm vụ học tập, giúp bạn khi bạn chưa hiểu bài, ). Lễ phép và xưng hồ phù hợp, lịch sự với bạn bè.
  4. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí.  Dự kiến tiêu chí đánh giá. Tiêu Mức độ chí Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành HS giới thiệu lưu loát HS giới thiệu được HS giới thiệu được tên tên lớp, GVCN, các tên lớp, GVCN, các lớp, chưa nói được tên thành viên trong lớp thành viên trong lớp GVCN, một vài thành Nội và nhiệm vụ của các và nhiệm vụ của các viên trong lớp. Chưa tự dung thành viên. tích cực thành viên. biết trao giác hoàn thành nhiệm trao đổi, chia sẻ cùng đổi, chia sẻ cùng các vụ cá nhân và trao đổi, các bạn khi thảo luận bạn khi thảo luận chia sẻ cùng các bạn khi nhóm. nhóm. thảo luận nhóm. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đồ dùng có trong lớp học. * Mục tiêu: Sắp xếp được một số đồ dùng có trong lớp học. Biết mục đích sử dụng của một số đồ dùng và cách bảo quản các đồ dùng đó ở lớp học. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”. - GV chuẩn bị mỗi nhóm là một tấm bìa to A2, các thẻ hình ảnh đồ dùng học tập. - GV phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm có một bộ thẻ ảnh đồ dùng ( 1 bộ thẻ có 10 hình ảnh). Nhiệm vụ của các em là tìm trong bộ ảnh đồ dùng nào là đồ dùng học tập sẽ đính bên có và số đồ dùng còn lại đính bên không. Nhóm nào hoàn thành trước và chính xác sẽ là nhóm chiến thắng. - Các nhóm tham gia trò chơi và trưng bày sản phẩm. GV quan sát HS thực hiện. - Đại diện một số nhóm nêu mục đích sử dụng của từng đồ dùng ở lớp học.
  5. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm hoàn thành tốt. Định hướng thêm cho các nhóm còn thiếu hoặc chưa hoàn thành sẽ hoàn thành lại sản phẩm sau tiết học. - GV mở rộng thêm một số đồ dùng và mục đích sử dụng của một số góc học tập ở lớp như: máy chiếu ở phòng anh văn, gương tập ở phòng âm nhạc, - GV khuyến khích HS luôn cố gắng học tập tốt, hoàn thành các sản phẩm đẹp để các góc được làm mới và sinh động. - GDHS có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ đồ dùng ở lớp: + Để bảo quản tốt các đồ dùng ở lớp em cần chú ý điều gì? + Em có được tự ý sử dụng đồ dùng của bạn khi chưa được bạn đồng ý không? - GV giáo dục HS tôn trọng đồ dùng học tập cá nhân của các bạn trong lớp. => Ở lớp học luôn có các đồ dùng để phục vụ học tập, chúng ta cần sử dụng một cách hợp lí và phải giữ gìn cẩn thận khi sử dụng cũng như bảo quản tốt các đồ dùng này. * Dự kiến câu trả lời: Các hình ảnh được đính đúng ô, nêu được mục đích sử dụng của các đồ dùng học tập. Biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, khi sử dụng cẩn thận, đúng mục đích  Dự kiến tiêu chí đánh giá. Tiêu Mức độ chí Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành HS tích cực tham gia HS tham gia trò HS chưa chú ý khi tham trò chơi, phân loại chơi, phân loại 4/6 và gia trò chơi. Phân loại Nội đúng 6/6, cũng như nêu được mục đích được 2/6 hoặc chưa dung nêu được mục đích của các đồ dùng ở lớp phân loại đúng đồ dùng sử dụng của các đồ học. ở lớp, chưa nêu đúng dùng ở lớp học. Nêu mục đích sử dụng của
  6. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. thêm một số đồ dùng các đồ dùng ở lớp. học tập ở lớp khác. Giúp đỡ các thành viên khác khi hoạt động nhóm. Tiết 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoạt động chính ở lớp * Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động ở lớp, xác định được hoạt động học tập, vui chơi ở lớp. * Cách tiến hành: - HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở SGK/ 30, 31. GV quan sát, định hướng thêm cho HS khai thác nội dung của các hình trong sgk. - Thảo luận theo nhóm 6: + Trong các hoạt động đó, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp? + Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường? + Trong các hoạt động, GV làm gì? HS làm gì? - Ban học tập mời các nhóm chia sẻ nội dung của nhóm sau khi làm việc. Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + Kể thêm một số hoạt động ở trong hoặc ngoài lớp mà em đã được tham gia? + Khi đến trường, em được tham gia các hoạt động đó em cảm thấy như thế nào? - GV giáo dục HS: + Khi tham gia các hoạt động học tập em cần lưu ý điều gì? + Khi tham gia các hoạt động vui chơi em cần lưu ý điều gì?
  7. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. => Kết luận: Ở trường, chúng ta được tham gia rất nhiều các hoạt động trong và ngoài lớp, hoạt động học tập và vui chơi. Tất cả các hoạt động học tập và vui chơi ở trường đều đem lại cho các em những lợi ích riêng. Các em cần hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin và phối hợp tốt với bạn bè theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. * Dự kiến câu trả lời: HS nêu được các hoạt động chính ở trong lớp và ngoài lớp học.  Dự kiến tiêu chí đánh giá. Mức độ Tiêu chí Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Xác định đúng các Nêu được một số hoạt Nêu được 1 hoặc chưa hoạt động học tập, động học tập, vui chơi phân biệt được các hoạt Nội vui chơi ở lớp. Tự tin, ở lớp. Chưa mạnh dạn động học tập, vui chơi ở dung mạnh dạn, tích cực khi hoạt động nhóm. lớp. Chưa tự giác hoàn thảo luận nhóm. thành nhiệm vụ học tập. Hoạt động 4: Giữ gìn lớp học sạch đẹp * Mục tiêu: Phân biệt thế nào lớp học sạch, đẹp. Nêu được một số việc làm để giữ lớp học sạch, đẹp. Có ý thức giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Biết thực hiện một số công việc đơn giản giúp lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng. * Cách tiến hành: - HS quan sát nội dung tranh sgk/ 32, 33. Chia sẻ nhóm đôi: + Em hãy tìm ra sự khác biệt của 2 lớp học trong tranh 1 và tranh số 2. + Nêu các việc làm của các bạn trong tranh? - GV quan sát, nhận xét HS trong quá trình làm việc của HS. - Ban học tập chia sẻ thêm:
  8. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. + Bạn thích lớp học nào? Vì sao? HS thực hành dọn dẹp, vệ sinh lớp học: - Nhóm 1, 2: Giặt giẻ lau bàn, ghế, tưới cây xanh. - Nhóm 3,4: Sắp xếp và lau dọn ở các góc học tập. - Nhóm 5, 6: Xếp lại góc thư viện, nhặt rác ở trong và trước lớp. + Cá nhân sắp xếp lại góc học tập của mình. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thực hiện, đảm bảo an toàn cho các em khi tham gia dọn vệ sinh lớp học. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc. + Sau khi dọn dẹp lại lớp học của mình gọn gàng, sạch sẽ em cảm thấy như thế nào? - Kết thúc bài học, GV nhận xét, đánh giá chung và khuyến khích những HS tham gia tích cực vào việc học tập và những HS tiến bộ trong học tập. => Muốn trong lớp được sạch đẹp chúng ta phải thường xuyên quét dọn lớp học, chăm sóc cây xanh, không vứt rác bừa bãi, sắp xếp các đồ dùng học tập của lớp và cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình và yêu quý giữ gìn đồ đạc trong lớp học của mình. Vì nơi đó là nơi các em đến học hằng ngày với thầy cô và các bạn. Chúng ta cần phải giữ gìn đồ dùng trong lớp học, vì chúng phục vụ cho chúng ta. * Dự kiến sản phẩm: HS phân biệt được đâu là lớp học gọn gàng sạch sẽ, nói và vận dụng thực hiện được một số việc để lớp học gọn gàng, sạch sẽ. Dự kiến tiêu chí đánh giá. Tiêu chí Mức độ
  9. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Phân biệt được đâu là Nêu được một số việc Chưa tích cực vệ sinh lớp học gọn gàng. làm để lớp học gọn lớp học. Góc học tập cá Nêu và thực hiện gàng, sạch đẹp. Hoàn nhân chưa gọn gàng được các việc làm để thành nhiệm vụ được luôn phải để nhắc nhở. lớp học gọn gàng, giao. Góc học tập cá sạch đẹp. Biết chia sẻ nhân đôi khi chưa Nội công việc với các ngăn nắp. dung thành viên trong lớp khi dọn dẹp vệ sinh lớp học. Góc học tập cá nhân luôn gọn gàng.
  10. - Chia sẻ tài liệu, đề thi miễn phí. Có ở lớp Không có ở lớp