Giáo án Trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) - Đề tài: Ca hát “Gà trống, mèo con và cún con” của tác giả Thế Vinh

doc 6 trang thienle22 5850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) - Đề tài: Ca hát “Gà trống, mèo con và cún con” của tác giả Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tre_mau_giao_be_3_4_tuoi_de_tai_ca_hat_ga_trong_meo.doc

Nội dung text: Giáo án Trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) - Đề tài: Ca hát “Gà trống, mèo con và cún con” của tác giả Thế Vinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 3 CHU KỲ 2016-2019 Hoạt động: Giáo dục âm nhạc. Đề tài: Ca hát “Gà trống, mèo con và cún con” của tác giả Thế Vinh. Nội dung kết hợp: Nghe nhạc không lời “Alouette” (Thế giới hoang dã) của nhạc sĩ Paul Mauriat (người Pháp). Chủ đề: Thế giới động vật. Loại tiết: Rèn kỹ năng. Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi). Thời gian: 25 phút. Ngày soạn: 10/12/2017 Ngày dạy: 04/01/2018 Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Liệu. P. Ngô Quyền, tháng 01 năm 2018 1 P. Ngô Quyền, tháng 01 năm 2018
  2. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời ca, hát đúng giai điệu vui tươi, dí dỏm theo bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” của nhạc sỹ Thế Vinh. - Trẻ biết thưởng thức âm nhạc và hưởng ứng theo bản nhạc không lời “Alouette” (Thế giới hoang dã) của Paul Mauriat – nhạc sỹ người Pháp. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết hát bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” bằng nhiều hình thức khác nhau: hát nối tiếp, hát nhanh, chậm . - Phát triển thẩm mĩ, cảm xúc âm nhạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú và tích cực trong hoạt động. - Giáo dục trẻ cùng nhau chăm sóc và bảo vệ những con vật gần gũi, thân yêu, có ý thức bảo tồn những loài động vật hoang dã . II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: - Trong lớp học. 2. Đồ dùng của cô: - Giáo án đầy đủ, rõ ràng. - Đèn chiếu, máy chiếu, máy tính, loa, đàn nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, nhạc không lời “Alouette” của Paul Mauriat – nhạc sỹ người Pháp. - Mô hình cây cối, hoa cỏ có hình thù, màu sắc khác nhau, sân khấu âm nhạc: “Những con vật đáng yêu”. - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. 3. Đồ dùng của trẻ: - Xốp, ghế cho trẻ ngồi. Mũ gà trống, mũ mèo con, mũ cún con. - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú ( 1 phút) - Cả lớp chơi trò chơi: “Gà trống gáy”. - Trẻ chơi trò chơi cùng cô. 2
  3. - Trò chuyện về con gà trống và hướng - Trẻ trò chuyện: có chú gà trống, gáy ò ó trẻ vào nội dung hoạt động. o 2. Hoạt động 2: Bài mới ( 23 phút) a. Rèn kỹ năng ca hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”, nhạc và lời Thế Vinh: - Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong - Trẻ trả lời theo ý hiểu: Bài hát “Gà trống, bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” mèo con và cún con” ạ! rồi đoán tên bài hát! - Đúng rồi. Bài hát của nhạc sỹ nào? - Trẻ nêu ý kiến: Nhạc sỹ Thế Vinh ạ! -> Đó là bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” của nhạc sỹ Thế Vinh đấy. - Bài hát nói về con gì? Trong nhà bé có - Khảng 2->3 trẻ trả lời: nhà con nuôi chú gà nuôi những con vật nào? Chúng giúp ích trống, mèo con, cún con, Gà trống gáy gì cho chúng ta? sáng gọi mọi người thức dậy, mèo con bắt chuột, cún con trông nhà, - Các con sẽ làm gì để chăm sóc chúng - Trẻ trả lời theo ý hiểu: cho chúng ăn, làm nào? chỗ ở cho chúng, tắm rửa cho cún con, - Cô yêu cầu cả lớp hát lại một lần. - Trẻ thực hiện: cả lớp ngồi xung quanh cô hát lại một lần. Cô nhận xét phần thực hiện của trẻ. Nếu Trẻ chú ý lắng nghe và thực hiện: hát đúng trẻ hát chưa đúng và rõ lời, cô yêu cầu lời, rõ lời, đúng giai điệu. trẻ hát lại không nhạc để kiểm tra cho chính xác. Sau đó cô tổ chức cho trẻ hát theo nhiều hình thức khác nhau: - Cả lớp hát lại một lần. - Cả lớp hát rõ lời, đúng giai điệu, có biểu Cô yêu cầu trẻ nhún nhảy, thể hiện sắc cảm vui tươi thái vui tươi của bài hát. - Cô yêu cầu trẻ hát theo tổ. - Trẻ ở các tổ lên hát (2 tổ) theo yêu cầu: trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát. - Cô yêu cầu trẻ hát theo nhóm. - Trẻ lên hát theo nhóm (1 nhóm khoảng 4-5 trẻ lên hát vui vẻ). Sau mỗi lần trẻ hát, cô kết hợp cho các - Cá nhân 3-4 trẻ nhận xét lẫn nhau: Các bạn bạn còn lại trong tổ khác nhận xét, cô hát hay ạ, đúng lời ạ 3
  4. nhận xét cho trẻ. Cô yêu cầu trẻ thay đổi hình thức hát bằng cách: + Hát nối tiếp: Khi cô đánh nhịp tay về - Trẻ thực hiện: Hát vui tươi, nhún nhảy phía tổ nào thì tổ đó hát, cô đánh nhịp cả theo tay nhịp của cô. hai tay thì cả lớp hát. (Sau mỗi lần trẻ hát, cô nhận xét xem trẻ hát rõ lời, đúng nhạc, nhún nhảy chưa, động viên, sửa sai nếu có). + Hát chậm, nhanh theo nhạc: Yêu cầu - Cả lớp đứng vòng tròn hát: Khi nhạc chậm cả lớp đứng theo vòng tròn nghe nhạc thì trẻ hát chậm, nhạc nhanh trẻ hát nhanh và hát theo giai điệu bài hát, nhạc nhanh theo nhạc. thì hát nhanh, nhạc chậm thì hát chậm. - Bài hát sẽ hay hơn nếu chúng mình - Trẻ suy nghĩ và đưa ra ý kiến: Hát đệm sau cùng sáng tạo thêm những cách hát phù câu hát, như: “gà trống gáy ò ó o o o”, hợp. Các con hãy suy nghĩ xem chúng mèo con luôn rình bắt chuột, meo meo.”, mình có thể hát như thế nào cho bài hát cún con chăm canh gác nhà , gâu gâu thêm hay và sinh động nào? ( Cô gợi ý: Con gà trống nó gáy như thế nào, con mèo kêu ra sao, con chó sủa như thế nào? Có thể kết hợp tiếng kêu của các con vật như thế nào cho bài hát thêm hay, sinh động?). Cô và trẻ thống nhất cách hát: đệm tiếng -Trẻ thống nhất đồng ý với ý kiến đệm tiếng con vật sau câu hát về con vật đó. con vật sau câu hát về con vật đó - Sau đó cô mời một trẻ lên hát mẫu - Cá nhân trẻ lên hát mẫu. (không nhạc) - Cô cho cả lớp hát một lần. - Trẻ thực hiện: cả lớp hát một lần có đệm tiếng con vật sau câu hát về con vật đó. - Hát đối đáp. - Cô chia trẻ thành hai nhóm: bạn trai và gái hát: một nhóm hát lời bài hát, một nhóm đệm tiếng con vật sau câu hát về con vật đó. (Sau mỗi lần trẻ hát, cô nhận xét, động viên, sửa sai nếu có). - Cuối cùng cô cho cả lớp lên biểu diễn - Cả lớp lên biểu diễn trên sân khấu hai lần 4
  5. trên sân khấu hai lần bài hát “Gà trống, bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” rõ mèo con và cún con”. lời, đúng giai điệu. b. Nghe bản nhạc không lời: “Alouette” (Thế giới hoang dã) của Paul Mauriat – nhạc sỹ người Pháp. Cô tặng cho cả lớp bản nhạc không lời - Cả lớp vỗ tay. “Alouette” Thế giới hoang dã) của Paul Mauriat – nhạc sỹ người Pháp. - Lần 1: Trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô - Trẻ ngồi xúm xít xung quanh cô nghe nhạc nghe nhạc. và hưởng ứng theo. Trò chuyện với trẻ về giai điệu, cảm - Trẻ nêu cảm nhận của mình: giai điệu của nhận của trẻ sau khi nghe bản nhạc. bản nhạc: du dương, nhẹ nhàng, lúc nhanh, lúc chậm, con tưởng tượng thấy một bầy hươi nai đang nô đùa, con tưởng tượng thấy con sư tử đang săn mồi, Cô nêu cảm nhận về bản nhạc. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Lần 2: Cô cho trẻ nghe nhạc kết hợp - Trẻ nghe nhạc kết hợp xem một số hình xem vi deo về các con vật khác nhau. ảnh về các con vật khác nhau và hưởng ứng Trò chuyện với trẻ về các con vật hoang theo: con voi kìa, con cá heo nữa, dã. Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ các - Trẻ chú ý lắng nghe. loài động vật. - Lần 3: Trẻ nghe nhạc kết hợp xem rối - Trẻ nghe nhạc kết hợp xem rối bóng và bóng và bạn nào thích sẽ lên tạo hình rối hưởng ứng cùng cô. bóng các con vật cùng cô. 4. Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút) - Cho trẻ chơi trò chơi “Hai con chim”. - Trẻ chơi vui vẻ cùng cô: Đưa từng ngón tay và kết hợp đọc lời của trò chơi. P. Ngô Quyền, ngày 10 tháng 12 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN Vũ Thị Liên Nguyễn Thị Liệu 5