Giáo án Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - Đề tài: So sánh chiều cao hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn, thấp hơn
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - Đề tài: So sánh chiều cao hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn, thấp hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tre_mau_giao_3_4_tuoi_de_tai_so_sanh_chieu_cao_hai_d.doc
Nội dung text: Giáo án Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi - Đề tài: So sánh chiều cao hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn, thấp hơn
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 3 CHU KỲ 2016-2019 Hoạt động: Làm quen với toán. Đề tài: So sánh chiều cao hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn, thấp hơn. Chủ đề: Thế giới thực vật. Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới. Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Thời gian: 25 phút. Ngày soạn: 25/12/2017 Ngày dạy: 4/01/2018 Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Liệu. P. Ngô Quyền, tháng 01 năm 2018 1 P. Ngô Quyền, tháng 01 năm 2018
- I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về chiều cao của hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn- thấp hơn. - Củng cố kiến về tên gọi, màu sắc của một số loại hoa, quả. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng so sánh bằng thị giác để nhận biết sự khác nhau về chiều cao của hai đối tượng. - Phát triển óc quan sát, chú ý có chủ định cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ diễn đạt đúng, rõ ràng các từ cao hơn, thấp hơn, cao bằng nhau. 3. Thái độ: - Trẻ nhanh nhẹn và tích cực trong hoạt động. - Biết yêu thiên nhiên và các loài hoa, quả. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: - Trong lớp học. 2. Đồ dùng của cô: - Giáo án đầy đủ, rõ ràng. Loa, nhạc bài “Khúc hát dạo chơi”, “Quả”. - Một chùm bóng bay. Một số đồ dùng đồ chơi có chiều cao rõ nét khác nhau để xung quanh lớp. - Rổ đựng 3 cây hoa đỏ, vàng, xanh.(Cây hoa đỏ cao hơn cây hoa vàng và cây hoa xanh) - Mô hình hai cây xanh có chiều cao khác nhau rõ nét, hai rổ đựng nhiều quả màu vàng, đỏ, và đỏ, xanh. - Bàn ghế, que chỉ 3. Đồ dùng của trẻ: - Thảm, xốp cho trẻ ngồi. - Mỗi trẻ 3 cây hoa có chiều cao khác nhau: Cây hoa đỏ cao hơn cây hoa vàng, cây hoa xanh. 2
- II. TIẾN TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hưng thú ( 1 phút) - Cả lớp chơi trò chơi: “ Cỏ thấp - Cây - Trẻ chơi trò chơi cùng cô vui vẻ: trẻ ngồi cao”. xuống, đứng lên theo đúng yêu cầu. - Trò chuyện cùng trẻ xem cây nào cao - Cả lớp nhận xét: cỏ thấp hơn, cây cao hơn. nhất, cây nào thấp? 2. Hoạt động 2: Bài mới ( 13 phút) a. Ôn cao bằng nhau, cao hơn, thấp hơn của bản thân trẻ: - Cô giới thiệu có một chùm bóng bay, - Trẻ bật nhẩy lên để chạm tay vào chùm ai chạm được tới thì người đó sẽ được bóng bay. lấy về. - Cô yêu cầu hai bạn có chiều cao bằng -Trẻ nhận xét chiều cao của hai bạn: bạn nhau, khác nhau lên lấy bóng. Phong cao bằng bạn Linh; bạn Linh thấp hơn, bạn Đan cao hơn ạ. Sau đó hai trẻ lấy bóng thử: trẻ với bóng bay. - Cho trẻ nhận xét chiều cao giữa cô và - Trẻ nhận xét theo ý hiểu: Cô cao hơn, các trẻ. bạn thấp hơn ạ. - Vì sao cô chạm được vào chùm bóng - Cá, nhân, cả lớp trả lời; Vì cô cao hơn, vì bay còn chúng mình sao không chạm chúng con thấp hơn ạ! tới? - Vì sao chúng mình biết là cô cao hơn? -Trẻ nêu ý kiến: Vì chúng con phải ngước lên mới nhìn được cô, vì chúng con không Cô nhận xét và cất bóng bay đi. với được bóng b. Dạy trẻ so sánh chiều cao rõ nét của hai đối tượng, nói đúng từ cao hơn, thấp hơn: - Cô giới thiệu rổ đựng những cây hoa của cô và trẻ. Yêu cầu trẻ lên lấy rổ của - Trẻ đi lấy rổ của mình. mình. - Cô cho trẻ nhận xét trong rổ có gì? - Trẻ nhận xét: rổ có các cây hoa đỏ, vàng, xanh. Cô yêu cầu trẻ lấy ra cây hoa đỏ và cây - Trẻ thực hiện: lấy ra cây hoa đỏ và cây hoa 3
- hoa vàng để trước mặt! vàng để trước mặt. Cô kiểm tra xem trẻ đã lấy giống cô chưa. - Hai cây hoa có màu gì? - Trẻ trả lời: một cây hoa có màu đỏ, một cây hoa có màu vàng ạ! - Ai có nhận xét gì về chiều cao của hai -Trẻ nhận xét theo ý hiểu: Con thấy cây hoa cây hoa? màu đỏ cao hơn cây hoa màu vàng, con thấy cây hoa màu đỏ thừa ra một ít, (2-3 trẻ). - Cây hoa màu đỏ so với cây hoa màu - Trẻ nhận xét: Cây hoa màu đỏ cao hơn cây vàng như thế nào? hoa màu vàng (1-2 trẻ). - Cây hoa màu vàng so với cây hoa màu - Trẻ nhận xét: Cây hoa màu vàng thấp hơn đỏ ra sao? cây hoa màu đỏ (1-2 trẻ). - Vì sao con biết cây hoa màu đỏ cao - Trẻ nhận xét: Vì có phần thừa ra ạ!(1-2 trẻ) hơn cây hoa màu vàng? -> Cô khái quát: Khi đặt hai cây trên - Trẻ chú ý lắng nghe. mặt đất phẳng, nhìn bằng mắt thường, ước lượng và so sánh hai cây hoa với nhau, chúng ta thấy cây hoa màu đỏ cao hơn cây hoa màu vàng, cây hoa màu vàng thấp hơn cây hoa màu đỏ đấy. - Cô cho trẻ nhìn quan sát nhận xét thêm - Trẻ nhắc lại theo yêu cầu bằng nhiều hình về hai cây hoa của cô, yêu cầu trẻ nhắc thức: lớp, tổ, cá nhân, lại nhiều lần từ “cao hơn – thấp hơn” phù hợp với màu sắc của hai cây hoa. VD: Cô nói “cây hoa đỏ”, Trẻ nói “Cao hơn” Cô nói “Cây hoa vàng”. Trẻ nói “Thấp hơn” ( Cô giải thích thêm: Để khẳng định chắc chắn việc ước lượng bằng mắt của - Trẻ nói theo cô: cây hoa đỏ cao hơn vì các con là đúng, cô đặt 2 cây cạnh nhau thừa ra một phần, cây hoa vàng thấp hơn vì trên một mặt phẳng, ta thấy cây hoa đỏ thiếu một phần so với cây hoa đỏ thừa ra một phần, kết luận cây hoa đó cao hơn cây hoa màu vàng, cây hoa màu vàng thấp hơn cây hoa màu đỏ) . - Sau đó cô yêu cầu trẻ cất cây hoa màu - Trẻ cất cây hoa màu vàng vào rổ, lấy lấy vàng vào rổ và lấy cây hoa màu xanh ra. cây hoa màu xanh ra và thực hiện yêu cầu 4
- Yêu cầu trẻ nhận xét chiều cao của cây của cô: so sánh chiều cao của cây hoa màu hoa màu đỏ với cây hoa màu xanh tương đỏ với cây hoa màu xanhl cây hoa màu đỏ tự như của cây hoa màu đỏ và cây hoa cao hơn cây hoa màu xanh, cây hoa màu màu vàng. xanh thấp hơn cây hoa màu đỏ. 3. Hoạt động 3: Củng cố(10 phút): *Trò chơi 1: “Thi xem ai nhanh” -Trẻ thực hiện: Tìm xung quang lớp đồ - Cách chơi: Trẻ quan sát xung qunh lớp dùng, đồ chơi có chiều cao khác nhau, nêu xem có những đồ dùng, đồ chơi, đối nhận xét. VD: cái cây xanh cao hơn cây hoa, tượng nào có chiều cao khác nhau và chỉ cái tủ cao hơn cái bàn, (3-4 trẻ) ra được đồ dùng nào cao hơn, đồ dùng nào thấp hơn. - Luật chơi: Ai tìm và nói đúng sẽ được thưởng một tràng vỗ tay. Cô quan sát, nhận xét trò chơi. * Trò chơi 2: “Tìm quả cho cây”. - Trẻ chơi trò chơi đúng cách, luật chơi. - Cách chơi: Có hai cây xanh có chiều cao khác nhau. Nhiệm vụ của chúng mình là gắn đúng quả cho cây theo yêu cầu của cô. -Lần 1: mỗi nhóm 3 trẻ, trẻ đi theo đường -Lần 1: Hai nhóm lên chơi, mỗi nhóm 3 hẹp lên gắn quả: quả xanh gắn cho cây cao trẻ, trẻ đi theo đường hẹp lên treo quả: hơn, quả đỏ gắn cho cây thấp hơn. quả xanh treo cho cây cao hơn, quả đỏ treo cho cây thấp hơn. Thời gian là một đoạn nhạc, trong cùng thời gian đó đội nào lên lấy và treo được đúng nhiều quả theo đúng yêu cầu hơn là thắng cuộc. -Lần 2: cả lớp cùng chơi, trẻ chọn quả đỏ, -Lần 2: Cả lớp cùng chơi, mỗi bạn chọn vàng theo ý thích. cho mình một quả đỏ hoặc vàng mà + quả màu đỏ treo cho cây cao. mình thích rồi cầm trên tay, đi và hát + quả màu vàng treo cho cây thấp. theo nhạc bài “Quả”, khi có hiệu lệnh và nói đúng xem cây đó là cây cao hơn hay “Tìm quả cho cây” thì các con phải tìm cây thấp hơn. và treo đúng quả cho hai cây sao cho quả màu đỏ thì treo cho cây cao, quả 5
- màu vàng thì treo cho cây thấp. Khi đã treo quả cho cây xong phải nói đúng xem cây đó là cây cao hơn hay cây thấp hơn. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét kết quả cùng trẻ. 4. Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút) - Nhận xét giờ học và cho hát “Khúc hát - Trẻ lắng nghe và thực hiện: hát “Khúc hát dạo chơi”, kết hợp đi ra ngoài. dạo chơi”, kết hợp đi ra ngoài. P. Ngô Quyền, ngày 25 tháng 12 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Vũ Thị Liên Nguyễn Thị Liệu 6