Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 29

docx 14 trang thienle22 6020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_29.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 29

  1. TUẦN 29 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 52,1,3:BÀI 12: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC. XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH (T1) I, Mục tiêu: - KT: Biết được ngày 25-4-1076, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung và không khí của ngày này. - KN: Trình bày được một số quyết định trọng đại của kì họp Quốc hội khóa VI năm 1976; Phát triển kĩ năng khai thcs nguồn sử liệu, kĩ năng quan sát hình ảnh để hiểu hơn về các tư liệu lịch sử - Thái độ: Thích sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên trong cả nước. - NL: Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản: HĐ1 . Cùng chia sẻ và khám phá:(thực hiện như SHDH) - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Nêu được tên nước: CHXHCNVN; Quốc kì : Cờ đỏ sao vàng; Quốc ca: Tiến quân ca- Văn Cao; Thủ đô: Hà Nội; Một số công trình thủy điện ở nước ta: thủy điện Hòa Bình, Yali, Xê –xan, + Sử dụng hiểu biết trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác lớp; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 2: Tìm hiểu hoàn cảnh và không khí của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát,vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Sau ngày 30-4-1975, nước ta hoàn toàn thống nhất, pải có nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, cần có Quốc hội chungdo nhân dân hai miền bầu ra thông qua Tổng tuyển cử. + Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước; Hà Nội, Sài Gòn , tất cả các thành phố và vùng nông thôn tràn ngập cờ hoa,biểu ngữ. Nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình.Cả nước có tới 98,8% cử tri đi bầu cử. + Khai thác thông tin, tranh ảnh, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. 1
  2. HĐ 3: Tìm hiểu những quyết định của Quốc hội khóa VI trong kì họp đầu tiên (cuối tháng 6- đầu tháng 7- 1976) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Nêu được những quyết định của Quốc hội khóa VI trong kì họp đầu tiên: tên nước: CHXH CN Việt Nam; Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô, đổi tên tp Sài Gòn- Gia Định là tp HCMinh . + Hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Hãy viết vào vở 1 đoạn văn ngắn miêu tả không khí vui mừng, phấn khởi của nhân dân trong ngày bầu cử Quốc hội khóa VI : (Thực hiện như SHD) ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Viết được đoạn văn miêu tả rõ nội dung, giàu hình ảnh. + Tích cực, hào hứng học tập C. Hoạt động ứng dụng: HĐ 1 (trang 37 SHDH) === Lịch sử 42,3: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết được nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước . - KN: Trình bày được sơ lược cuộc tiến công của nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước; - TĐ: Cảm phục công lao của Nguyễn Huệ (Quang Trung) trong việc thống nhât đất nước. - NL: Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị: GV: SHD, tranh ảnh III. Hoạt động dạy - học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1: Tìm hiểu mục đích tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786: (thực hiện như SHDH) ĐGTX HĐ : - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2
  3. - Tiêu chí ĐGTX: + Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, thống nhất đất nước. + Tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 2: Tìm hiểu diễn biến và kết quả cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn năm 1786: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát,vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Trình bày được sơ lược cuộc tiến công của nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. + Kết quả: Nghĩa quân Tây Sơn, lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt. + Cảm phục công lao của Nguyễn Huệ (Quang Trung) trong việc thống nhât đất nước. + Tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. C. Hoạt động ứng dụng: HĐ 1 SHD tr34. .=== Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được nơi sống của một số loài vật. - Kĩ năng: Nêu được tên, ích lợi, tác hại của một số loài vật đối với con người.Quan sát, tìm tòi thực tế và tranh ảnh về nơi sống của loài vật. - Thái độ: Có ý thức bảo vệ loài vật. - Năng lực: Quan sát, khai thác tranh ảnh, thực tế , hợp tác nhóm, trình bày mạnh dạn. II. Chuẩn bị: GV + HS: Con vật, hình ảnh một số con vật sống trên cạn, dưới nước, vừa trên cạn vừa dưới nước, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: *Giới thiệu chủ đề và bài học: - Giới thiệu bài: Trong chủ đề tự nhiên của lớp 2 các em sẽ được biết về cây cối, con vật và bầu trời. Bài đầu tếp theo của chủ điểm ta học hôm nay là Loài vật sống ở đâu? 3
  4. * HS đọc và chia sẻ mục tiêu: Việc 1: Cá nhân Hs tự đọc mục tiêu Việc 2: HS nêu mục tiêu trước lớp Việc 3: GV nhận xét, chốt. * Khởi động: Trò chơi “Thi kể têncác loài vật em biết” - Cách chơi: Hai đội thi nhau kể tên một số loài vật. Bạn nào kể được nhiều hơn sẽ được nhận phần quà lớn hơn.(Lưu ý: không kể lại con vật đã kể) - GV mời 2 nhóm 4 HS lên chơi trước lớp - Lớp nhận xét, GV tổng kết trò chơi. Đề nghị lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay. HĐ 1. Xác định nơi sống của loài vật: * Bước 1: GV nêu ra tình huống có vấn đề : Các em biết rất nhiều loài vật, xung quanh ta còn rất nhiềuloài vật nữa. Vậy em biết loài vật sống ở những nơi nào ? * Bước 2: HS bộc lộ ý kiến ban đầu: Loài vật sống ở trong vườn; trong hồ, dưới nước, dưới đáy sông, loài vật sống trên đất, sống trên cây khác, Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm: a, Đề xuất câu hỏi thắc mắc: (GV chọn và chiếu lên màn hình) - Con vật có sống dưới đáy sông không? - Con vật sống trên mặt nước được không? - Con vật sống trên cây không? - Có loài vật sống cả trên cạn và dưới nước được không? - Con vật sống được những nơi nào? b, Đề xuất phương án thực nghiệm: - Đọc sách báo - Xem truyền hình - Xem trên inte rnet - Hỏi cha mẹ, người lớn - Đi tìm hiểu trong vườn, ra sông , hồ và nhiều nơi khác - Quan sát trên tranh ảnh và các loài vật đã sưu tầm đưa đến lớp và hình ảnh cô lấy trên mạng. GV hỏi: Qua các cách bạn đưa ra, em muốn chọn cách nào ? GV chốt: Chọn cách quan sát trên tranh ảnh và các loài vật đã sưu tầm, hình ảnh cô lấy trên mạng. Bước 4: Thực nghiệm: - Việc 1: GV nêu: Hôm trước cô dặn các em sưu tầm nơi sống của loài vật qua tranh ảnh, con thật , em hãy đưa lên bàn theo nhóm. 4
  5. -> HS đưa tranh ảnh, vật thật đã chuẩn bị lên bàn ->GV khen sự chuẩn bị của các nhóm chuẩn bị phong phú - Việc 2: GV giao việc: Hãy quan sát trên những con vật, tranh ảnh em đã sưu tầm và hình 1 ở SHDH trang 54 để giải đáp những thắc mắc mà mình và bạn đã đưa ra theo nhóm lớn. (GV chiếu ra các câu hỏi thắc mắc) -> Các em giới thiệu con vật (tranh ảnh) về nơi sống của con vật theo nhóm. Bước 5: Kết luận, kiến thức mới: - Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: + Con óc, con hến sống dưới đáy sông, hồ, đầm . + Con cá, tôm, tép sống dưới nước. + Con ếch sống cả trên cạn, cả dưới nước. + Con cá mập, cá heo sống ngoài biển + Con gà, chó, heo sống trên cạn. + Quan sát hình ảnh GV chiếu và giới thiệu: Con chim đà điểu sống trên cạn, con rắn sống vừa trên cạn vừa dưới nước, , - GV hỏi: Loài vật sống ở đâu? - HS rút ra kết luận: - Giáo viên hướng dẫn học sinh: Xem lại với các ý kiến ban đầu của mình. - Gv tổng hợp đầy đủ, chiếu lên màn hình: Loài vật sống ở nhiều nơi: trên cạn, dưới nước, vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. HĐ 2. Ích lợi của loài vật: - GV chiếu hình ảnh chậu cá cảnh, các món ăn có cá, thịt, cua,ốc . - GV nêu: Qua hiểu biết của em và quan sát trên hình, em hãy thảo luận nhóm đôi, cho biết: loài vật có lợi ích gì ? - HS thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả - GV kết luận: Đối với tự nhiên, loài vật nào cũng có ích, chúng tạo nên một môi trường cân bằng. Đối với cuộc sống của con người, có một số loài vật gây hại : chúng gây bệnh tật, phá hoại mùa màng. - Chúng ta làm gì để bảo vệ loài vật? - HS kể nối tiếp nhau - GV giáo dục HS : Chúng ta cần bảo vệ, chăm sóc và nuôi nhiều con vật có lợi. * Nhận xét; Dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen. - Về nhà kể cho người thân biết nơi sống và ích lợi những con vật em biết cho người thân nghe. === 5
  6. Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 41: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN (T1) (Đã soạn và dạy ngày thứ hai/ 25/3) === Địa lí 53,2,1: CHÂU ĐẠI DƯƠNG, CHÂU NAM CỰC VÀ CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI (T1) I. Mục tiêu: - KT: Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương và châu Nam Cực. - KT: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên (địa hình, khí hậu), dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực trên bản đồ (lược đồ) - TĐ: Thích khám phá, tìm tòi về các châu lục - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ thế giới, Quả Địa Cầu, bản đồ châu Đại Dương và châu Nam Cực, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 1: Quan sát và trả lời câu hỏi: ĐGTX HĐ: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Châu Đại Dương chủ yếu nằm ở nửa cầu Nam; Gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương. + Chỉ được vị trí của phần lục địa Ô-xtrây-li-a và một số quần đảo, đảo của châu Đại Dương. HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương: ĐGTX HĐ: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Châu Đại Dương có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc, thực vật và động vật độc đáo.Các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, điều hòa nên rừng rậm nhiệt đới phát triển mạnh. + Khai thác được kiến thức qua bản đồ(lược đồ) + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập HĐ 3: Tìm hiểu dân cư châu Đại Dương : ĐGTX: 6
  7. - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong 5 châu lục có dân cư sinh sống; Chủ yếu là người Anh (da trắng); Còn số ít là dân bản địa (da sẫm màu, mắt đen, tóc xoăn) + Thích khám phá, tìm tòi về châu Đại Dương và châu Nam Cực. + Tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập HĐ4: Khám phá châu Nam Cực: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Châu Nam Cực nằm ở địa cực Nam. + Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất thế giới (quanh năm dưới 00C . Toàn bộ châu lục bị phủ một lớp băng dày 2000m. Không có dân cư sinh sống. + Động vật chỉ có chim cánh cụt + Thích khám phá, tìm tòi về châu Đại Dương và châu Nam Cực. + Tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập C. Hoạt động ứng dụng: HĐ 1: trang80 SHD === TNXH 11,2,3: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I. MỤC TIÊU - KT: HS nhớ lại những kiến thức về thực vật và động vật. Biết được động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không. - KN: Tập so sánh để nhận ra một số điểm khác nau, giống nhau giữa các cây, giữa các con vật. - TĐ: Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật có ích. - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. CHUẨN BỊ. GV+ HS: Sưu tầm hình ảnh một số loài vật, cây cối III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. ⃰ Khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 7
  8. 1. Quan sát mẫu vật, tranh ảnh. Việc 1: Giấy khổ to, bút dạ. Việc 2: Các em hoạt động thành 4 nhóm: Đưa tranh ảnh mang tới lớp, dán lên giấy khổ to theo 2 cột: động vật và thực vật Việc 3: NT cho các bạn mô tả con vật, cây cối đã đưa đến dán, tìm ra sự giống nhau và khác nhau. Việc 4: Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Nhận ra một số điểm khác nau, giống nhau giữa các cây, giữa các con vật. + Biết được động vật di chuyển được còn thực vật không di chuyển được. + Thích khám phá, tìm tòi về động vật và thực vật. 2.Trò chơi “Đố bạn con gì, cây gì ?”. Việc 1: Nghe cô giáo HD cách chơi. Việc 2: Các em chơi thử Việc 3: Chơi theo nhóm ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Nắm được đặc điểm cơ bản một số con vật, cây cối quen thuộc. + Hợp tác tốt, mạnh dạn trình bày kết quả === Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2019 Toán 41: BÀI 92: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố về tỉ số; cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Kĩ năng: Viết tỉ số của hai đại lượng cùng loại. Giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Thái độ: GD HS yêu thích môn học. - Năng lực: Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học; nâng cao năng lực giao tiếp toán học, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tư duy. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, phiếu III. Điều chỉnh hoạt động : - Tất cả các bài tập HS bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. 8
  9. IV. Hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: BT: 1,2,3 (theo tài liệu) *ĐGTX: - PP: PP tích hợp. - KT: Viết nhận xét , N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Cho hai số bất kì, viết được tỉ số của chúng. ( Bài 1) + Viết được tỉ số của a và b.( Bài 2) + Tìm được số lớn, số bé. (Bài 3) + Phối hợp tốt với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. + Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. BT: 4,5,6,7 (theo tài liệu) *ĐGTX: - PP: PP tích hợp. - KT: Viết nhận xét , N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Bài 4: Đoạn dây thứ nhất dài là : 585 : ( 7+ 8) x 7 = 273 ( m) Chiều rộng hình chữ nhật là : 585- 273= 312( m) Đáp số: 273m; 312 m + Bài 5: Nửa chu vi hình chữ nhật là : 500 : 2 = 250 ( m) Chiều dài hình chữ nhật là : 250 : ( 2+ 3) x 3 = 150 ( m) Chiều rộng hình chữ nhật là : 250 - 150= 100( m) Đáp số: 150m; 100 m + Xác định được tỉ số của hai đoạn dây và giải toán ( Bài 6) + Dựa vào sơ đồ, nêu được bài toàn và giải toán. ( Bài 7) + Diễn đạt trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác. + Trình bày vở sạch sẽ, rõ ràng. +Có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHDH. === Tiếng Việt 41: 29B: CÓ NƠI NÀO SÁNG HƠN ĐẤT NƯỚC EM (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức : Đọc và hiểu bài “Trăng ơi từ đâu đến?”. HiÓu ND: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng . - Kĩ năng: §äc ®óng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ: lửng lơ, quả bóng, - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước. - Năng lực: Hợp tác nhóm tích cực, rèn luyện năng lực ngôn ngữ , có khả năng giải quyết vấn đề. 9
  10. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: màn hình, máy tính. III. Hoạt động dạy học: HĐ1 ( Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Giới thiệu cho các bạn về bức tranh mà mình đã chuẩn bị. + Nói cho các bạn cùng nghe về cảnh đẹp trong tranh. + Diễn đạt trôi chảy, đọc đúng từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phương ngữ. HĐ2,3, 4: Luyện đọc đúng: (theo SHD) * Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Ngắt sau dấu phẩy, nghĩ sau dấu chấm, + Nắm nghĩa từ: diệu kì: Như có phép màu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca. + Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của trăng. HĐ5: Thảo luận, trả lời câu hỏi: (theo tài liệu): * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài đọc thông qua phần trả lời câu hỏi: 1) Trăng được so sánh với quả chín hồng, mắt của cá và quả bóng. 2) Tác giả nghĩ như thế vì thấy trăng hồng như quả chín ở rừng, tròn như mắt của cá ở biển, không bao giờ chớp mi, như quả bóng ở sân chơi. 3) Vầng trăng gắn với quả bóng ở sân chơi, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân của chú bộ đội, góc sân. 4) Qua hình ảnh trăng, tác giả tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Tác giả thấy trăng ở đất nước mình sáng nhất + Nắm được nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng . + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn . IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc bài em vừa học cho bố mẹ nghe. === 10
  11. Tiếng Việt 41: 29B: CÓ NƠI NÀO SÁNG HƠN ĐẤT NƯỚC EM (T2) I.Mục tiêu: - Kĩ năng: Kể lại được câu chuyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng.” Biết phối hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để câu chuyện thêm sinh động. - Kiến thức: Biết nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đây đó mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. - Thái độ: GD H yêu thích môn học. - Năng lực: Nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực lắng nghe. BVMT: Giúp HS thấy được những nết ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, tranh III. Hoạt động dạy học : HĐ1: Nghe thầy cô kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng : (theo tài liệu) * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Lắng nghe nội dung câu chuyện. + Nắm được cách kể phù hợp với giọng nói của nhân vật. HĐ2, 3: (theo tài liệu) * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày, kể chuyện. - Tiêu chí đánh giá: + Hiểu phần lời phù hợp với nội dung tranh. + Kể đúng diễn biến của câu chuyện. + Lời kể dễ hiểu, rõ ràng, truyền cảm. + Biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt kết hợp với lời kể. + Phối hợp tốt với bạn, biết lắng nghe, chia sẻ. HĐ4,5 : (theo tài liệu) * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày, kể chuyện. - Tiêu chí đánh giá: + Trao đổi được ý nghĩa câu chuyện. + Kể đúng diễn biến của câu chuyện, đảm bảo cốt truyện. + Lời kể dễ hiểu, rõ ràng, truyền cảm. + Biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt kết hợp với lời kể. GV giúp HS thấy được những nết ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã . III. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHD, cùng người thân có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã 11
  12. Ô.L.TOÁN 11: ÔN LUYỆN TUẦN 28 (T2 ) I. Mục tiêu: - HS mức CHT-HT làm dược BT 4,5, 6 , 7, 8 HS mức HTT thêm BT HDỨD II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1 : Ôn luyện ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + HS biết nhìn vào tranh hoàn thành bài toán sau đó giải bài toán + Biết đọc bài toán trả lời các câu hỏi và giải bài toán +Biết đọc và dựa vào tóm tắt bài toán để giair bài toán + Biết đọc và giải bài toán nhanh, chính xác + Biết nhìn vào tranh vẽ nêu tóm tắt bài toán và giải bài toán * HĐ2: Vận dụng ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: thang đo, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐG + HS đọc được bài toán và vận dụng giải được bài toán === ÔLTV11 : LUYỆN LUẬT CHÍNH TẢ VỀ VIẾT HOA Việc 0: Khởi động: HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng chứa vần đã học, tham gia chơi tích cực hào hứng Việc 1: Luyện viết: T HD HS thực hiện các bài tập trang 15. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - HS vẽ và đưa được tiếng vào mô hình;đọc trơn và đọc phân tích được các mô hình đó. - HS viết vào ô trống trong bảng theo mẫu cho phù hợp. - HS chọn c/k/q phù hợp điền vào chỗ trống cho đúng. === ÔLTV 11: LUYỆN MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN Việc 0: Khởi động: HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. 12
  13. + PP: Quan sát, vấn đáp + KT: Thang đo, nhận xét bằng lời + Tiêu chí ĐGTX: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng chứa vần đã học, tham gia chơi tích cực hào hứng Việc 1: Luyện viết : T HD HS thực hiện các bài tập trang 17 + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - HS nắm được mối liên hệ giữa kiểu vần chỉ có âm chính và kiểu vần có âm đệm và âm chính,làm tròn môi âm không tròn môi để tạo thành vần mới. Tìm được mô hình đúng sai. - HS điền được i/y vào chỗ trống, viết được vào ô trống trong bảng . === Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2019 Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 1) (Đã soạn và dạy vào thứ hai, ngày 25/3) === Địa lí 43,1,2: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (T3) I. Mục tiêu: - KT: Biết được vị trí, đặc điểm về tự nhiên, dân cư , sản xuất của đồng bằng Duyên Hải miền Trung . - KN: Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động sản xuất của đồng bằng Duyên Hải Miền Trung ; Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và hoạt động của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung. - TĐ: Yêu quý, tự hào về miền Trung của mình. - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ dải đồng bằng Duyên Hải miền Trung, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: B.Hoạt động thực hành: HĐ 1: Làm bài tập: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Ý đúng: 1,2,5. + Tự giác, giải quyết bài tập HĐ 2: Quan sát và phân loại: ĐGTX: 13
  14. - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Chăn nuôi trồng trọt: Hình 9b,9e ;Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: hình 9a; Hoạt động du lịch: Hình 9d; Đóng sửa tàu thuyền: Hình 9đ; Hoạt động khác: Hình 9c + Ở Quảng Bình không có trồng mía thành cánh đồng + Khai thác được kiến thức qua tranh và thông tin trong SHD. HĐ 3: Hoàn thành phiếu học tập: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Sơ đồ 1: Đất cát pha + Khí hậu nóng ẩm-> Trồng mía -> Sản xuất đường. + Sơ đồ 2: Biển , đầm phá, sông có nhiều cá tôm -> Đánh bắt thủy sản phát triển ->Chế biến thủy sản phát triển + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập. HĐ 4: Chơi trò chơi “Tiếp sức”: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Hs gắn nhanh, gắn đúng tên địa điểm du lịch ở miền Trung vào bản đồ. + Chơi hào hứng, hợp tác tốt. C. Hoạt động ứng dụng: (như SHD tr 72) === 14