Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 28

docx 11 trang thienle22 3390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_28.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 28

  1. TUẦN 28 Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 52,1,3: BÀI 11: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI. TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP (T2) I, Mục tiêu: - KT: Biết được quân ta đánh chiếm Dinh Đọc lập, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất vào ngày 30/4/1975. - KN: Trình bày được sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc lập. - Thái độ: Tự hào về ngày toàn thắng của đất nước. - NL: Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản: HĐ4 . Tìm hiểu sự kiện quân ta tiến vào Dinh Đọc lập (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Trình bày được sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc lập. + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến bằng ngôn ngữ của mình mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 5: Tìm hiểu giờ phút đầu hàng của chính quyền Sài Gòn: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Sắm vai và trình bày sự kiện Dương Văn Minh đầu hàng. + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiếntrước lớp mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 6: Đọc và ghi vào vở ĐGTX: - Phương pháp: vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời; trình bày miệng. - Tiêu chí ĐGTX: + Ngày 30/4/1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, đất nước được hòa bình và thống nhất. + Ghi vở và trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. B. Hoạt động thực hành: HĐ 2: Quan sát các hình, thảo luận và trả lời câu hỏi: (Thực hiện như SHD) 1
  2. ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Nhân dân ta vui sướng trong ngày toàn thắng vì được thống nhất một nhà, anh em ruột thịt được đoàn tụ. + Quan sát tranh để khai thác thông tin, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHDH trang 30 === Lịch sử 42,3: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ (T3) I. Mục tiêu: - KT: Biết được công lao của các chúa Nguyễn trong việc tổ chức khẩn hoang ở Đàng Trong. - KN: Mô tả được một số thành thị ở Đàng Trong các thế kỉ XVI-XVIII. - TĐ: Khâm phục công lao của chúa Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi đất nước. - NL: Sử dụng lược đồ để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ VN thế kỉ XVI-XVII III. Hoạt động dạy - học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ 5: Khám phá các thành thị ở Đàng Trong: (thực hiện như SHDH) ĐGTX HĐ: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng thế kỉ XVII. + Tìm hiểu thông tin,tranh ảnh, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 6: Đọc và ghi vào vở: B. Hoạt động thực hành: HĐ 2: Ghi vào vở những đặc điểm chủ yếu của các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Thăng Long nay ở Hà Nội. Thăng Long rất đông dân, người đi chợ đông không thể tưởng tượng được, nhà ở san sát, Phường Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Buồm là nơi buôn bán rất huyên náo. + Phố Hiến nay ở tỉnh Hưng Yên. Phố Hiến có trên 2000 nóc nhà của các cư dân 2
  3. từ nhiều nước đến ở (Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan), người đến buôn bán tấp nập. + Hội An nay ở tỉnh Quảng Nam. Hội An là thương cảng lớn và đẹp nhất. 5/12/1999, phố cổ Hội An được UNESCO, công nhận là di sản văn hóa thế giới. + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày di tích lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. C. Hoạt động ứng dụng: Như SHD tr 27,28. .=== Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết ích lợi của cây đối với con người HS - Kỹ năng: Kể được một số loài cây sống ở trên cạn, dưới nước; Biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. - Thái độ: Có ý thức bảo vệ , chăm sóc và trồng cây cối - Năng lực: Hợp tác, thực hiện tốt các hoạt động. II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên: Máy tính- Tv, - Tài liệu HDH, III. Hoạt động học: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.Làm thí nghiệm nhỏ * ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + HS nhổ 1 cây ra khỏi nơi sống, đưa đến lớp, cuổi ngày báo cáo với cô: cây bị héo HĐ2. Nêu sự khác nhau của hai cây trong hình 12 và 13: * ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Cây mía sống trên cạn; làm thực phẩm;lá dài, nhỏ. Cây hoa sen sống dưới nước, cho hoa đẹp và làm thực phẩm; Lá to, cuống lá và cuống hoa dài. + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. 3
  4. HĐ4. Xây dựng cam kết bảo vệ cây xanh ở trường em * ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát - Kĩ thuật: ghi chép ngắn - Tiêu chí ĐGTX: + HS viết được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cây xanh. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (Như SHD) === Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 41: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ (T3) (Đã soạn và dạy ngày thứ hai/ 18/3) === Địa lí 53,2,1: CHÂU MĨ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết về dân cư của châu Mĩ. - KT: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư của châu Mĩ. - TĐ: Thích khám phá, tìm tòi về các châu lục - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ thế giới, Quả Địa Cầu, bản đồ châu Mĩ, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 4: Tìm hiểu dân cư châu Mĩ: ĐGTX HĐ: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Phần lớn dân cư châu Mĩ là người nhập cư, sống ở ven biển và miền Đông. +Đọc bảng số liệu , tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập. HĐ 5: Đọc và ghi vào vở B.Hoạt động thực hành: HĐ 1: Làm bài tập : ĐGTX: 4
  5. - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Ý đúng: 2,3,5 . + Thích khám phá, tìm tòi về châu Mĩ HĐ3: Chơi trò chơi “Gắn ảnh vào lược đồ”: ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Gắn đúng các dãy núi, cao nguyên: Dãy Cooc-đi-e, dãy An-đet; đồng bằng: Đồng bằng Trung tâm, đồng bằng A-ma-don, đồng bằng Pam-ma; Tên sông: Mi- xi-xi-pi, sông A-ma-dôn, sông Pa-ra-ma vào lược đồ trống. + Tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập C. Hoạt động ứng dụng: Như trang73 SHD === TNXH 11,2,3: CON MUỖI I. MỤC TIÊU - KT: HS biết các bộ phận bên ngoài, nơi sống, tác hại của con muỗi - KN: Chỉ được đầu, mình, cánh và 6 chân của con muỗi. - TĐ: Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. CHUẨN BỊ: GV+ HS: Sưu tầm hình ảnh con muỗi III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. ⃰ Khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát con muỗi. Việc 1: Quan sát hình con muỗi được phóng , chØ bé phËn đầu, mình, cánh và các chân. Việc 2: Các em chia sẻ kÕt quả hoạt động Việc 3: NT cho các bạn nhận xét, bổ sung Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. 5
  6. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Con muỗi có các bộ phận: đầu, mình, cánh và 6 chân; Muỗi là loại sâu bọ nhỏ hơn ruồi, bay bằng cánh, đậu bằng chân, dùng vòi hút máu người và động vật để sống . + Thích khám phá, tìm tòi về loài muỗi; 2.Thảo luận theo nhóm. Việc 1: Q/s tranh ở trang 57,58 SGK và tự trả lời câu hỏi của tranh nhóm mình. Việc 2: Các nhóm có cùng hình bổ sung,nhận xét ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Muỗi thường sống ở bãi rác bẩn, bụi rậm, góc tối, nơi ẩm ướt + Muỗi hút máu người và động vật, là con vật lây truyền bệnh + Vệ sinh nhà cửa và môt trường xung quanh sạch sẽ; giữ nhà cửa, quanh vườn thông thoáng; phun thuốc diệt muỗi, nằm ngủ phải mắc màn, + Hợp tác tốt, mạnh dạn trình bày kết quả; có ý thức diệt muỗi === Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2019 Toán 41: BÀI 88: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. Cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. - Kĩ năng: Vận dụng cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành để làm một số bài tập. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. - Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt , sử dụng ngôn ngữ toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, BP III. Hoạt động dạy học : HĐ 3, 4. (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở, pp viết - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Bài 3: a) Đ b) S c) Đ d) S e) Đ g) Đ + Bài 4: Hình bình hành + Phối hợp với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. + Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHDH. 6
  7. Tiếng Việt 41: BÀI 28B: ÔN TẬP 2 (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Ghi nhớ nội dung một số bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu (bài 22 đến bài 24) - Kĩ năng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút biết ngắt, nghỉ hơi đúng các câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Trả lời được 1-2 nội dung câu hỏi trong bài. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt. - Năng lực: Nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ. . II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, Bảng nhóm, phiếu HT. III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động thực hành: H Đ 1,2,3: (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp gợi mở - KT: Thực hành, thí nghiệm, thực tiễn, N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: Bài 1: Giải được ô chữ và tìm được từ hàng dọc. Bài2: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút biết ngắt, nghỉ hơi đúng các câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Trả lời được 1-2 nội dung câu hỏi trong bài. Bài 3: Tên bài Nội dung chính Sầu riêng Sầu riêng đặc sắc về hương vị, được xem là đặc sản của miền Nam. Chợ Tết Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê. Hoa học trò Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, một loài hoa gắn với tuổi học trò. Khúc hát ru những Tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong em bé lớn trên cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. lưng mẹ Bài 4. Kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Nội dung Định nghĩa Chủ ngữ trả lời - Chủ ngữ trả lời - Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (con gì, câu hỏi: Ai (con gì, câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? cái gì)? cái gì)? - Vị ngữ trả lời câu - Vị ngữ trả lời câu - Vị ngữ trả lời câu hỏi: làm gì? hỏi: thế nào? hỏi: là gì? - Vị ngữ là động - Vị ngữ là tính từ, - Vị ngữ thường là 7
  8. từ, cụm động từ. động từ, cụm tính danh từ, cụm danh từ, cụm động từ. từ. Ví dụ Mẹ em làm bánh. Ngoài đường xe cộ Bố em là công tấp nập. nhân. + Phối hợp tốt với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập. + Diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc các bài tập đọc cho người thân nghe === Tiếng Việt 41: BÀI 28B: ÔN TẬP 2 (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn tập 3 kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? - Kĩ năng: Sử dụng đúng câu kể. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt. - Năng lực: Nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, BN III. Hoạt động dạy học: HĐ4,5: (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp gợi mở - KT: Thực hành, thí nghiệm, thực tiễn, N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Bài 5: Câu Kiểu câu Tác dụng Bấy giờ tôi còn là một chú Ai là gì? Giới thiệu về tuổi của bé lên mười. nhân vật “tôi”. Mỗi lần đi cắt cỏ, từng Ai làm gì? Nêu các hoạt động của cây một. nhân vật. Buổi chiều ở làng ven sông . Ai thế nào? Nêu trạng thái ngôi làng yên tĩnh một cách lạ lùng ven sông vào buổi chiều. Bài 6. Ví dụ: Bác sĩ Ly là một người nhân từ, đức độ. Khi đôì đầu với tên cướp biển hung hãn, nanh ác, ông tỏ ra cương quyết, nghiêm nghị và rất dũng cảm. Tên cướp biển tỏ ra núng thế trước bác sĩ Ly. Cuối cùng ông đà khuất phục được tên cướp. + Bình chọn được đoạn văn hay. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc đoạn văn em viết cho người thân nghe === Ô.L.TOÁN 11: ÔN LUYỆN TUẦN 27 ( T2 ) 8
  9. I. Mục tiêu: - HS mức CHT-HT làm dược BT 4,5, 6 , 7, 8 HS mức HTT thêm BT HDỨD II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1 : Ôn luyện ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + HS biết sắp xếp các số theo thứ tự từ be đến lớn và ngược lại + HS thực hiện so sánh các số trong phạm vi 20 +Biết cách phân tích số ra thành tổng theo mẫu + Biết đọc và giải bài toán nhanh, chính xác + Biết tìm được các số lớn nhất , bé nhất có hai chữ số * HĐ2: Vận dụng ĐGTX: - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: thang đo, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐG: + HS đọc được bài toán và dự đoán được bạn Lan sẽ đi vừa đôi giày cỡ bao nhiêu === ÔLTV : 11 LUYỆN NGUYÊN ÂM Việc 0: Khởi động: HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Thang đo, nhận xét bằng lời -Tiêu chí ĐGTX: + HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng chứa vần đã học, tham gia chơi tích cực hào hứng Việc 1: Luyện viết: T HD HS thực hiện các bài tập trang 11. - PP: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. -Tiêu chí đánh giá: + HS ghi lại được các nguyên âm, phụ âm, phát âm phân biệt được NÂ,PÂ. + HS chọn được mô hình đúng/sai ghi vào ô trống. + HS chọn s/x, ch/tr phù hợp điền vào chỗ trống cho đúng. === ÔLTV 11: LUYỆN QUAN HỆ ÂM - CHỮ Việc 0: Khởi động: HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. - PP: Quan sát, vấn đáp - KT: Thang đo, nhận xét bằng lời 9
  10. - Tiêu chí ĐGTX: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng chứa vần đã học, tham gia chơi tích cực hào hứng Việc 1: Luyện đọc: T HD HS luyện đọc bài “ Hiếu học”, trả lời các câu hỏi dưới bài. - PP: quan sát, vấn đáp -Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, to rõ ràng bài “ Hiếu học”, hiểu nội dung của bài. + Chọn được ý đúng cho từng câu hỏi liên quan đến nội dung của bài ( câu 1: ý c; câu 2:ý b; câu 3: ý b), kể được những điều em họcđược ở Vô - lô – đi – a. === Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019 Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 3) (Đã soạn và dạy vào thứ hai, ngày 18/3) === Địa lí 43,1,2: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết được những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Duyên Hải miền Trung . - KN: Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất, du lịch của người dân ở đồng bằng Duyên Hải Miền Trung trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - TĐ: Yêu quý, tự hào về miền Trung của mình. - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ dải đồng bằng Duyên Hải miền Trung, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 4: Đọc bảng thông tin và thảo luận: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Kể được đồng bằng Duyên Hải miền Trung có các hoạt động sản xuất: trồng lúa, trồng mỉa, lạc, làm muối, nuôi đánh bắt thủy sản và những điều kiện cần thiết để có những hoạt động sản xuất đó. + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập HĐ 5: Quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 10
  11. - Tiêu chí ĐGTX: +Ở đồng bằng Duyên Hải miền Trung có nhà máy sx đường, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, nhà máy lọc dầu; Phát triển du lịc nhờ bãi biển đẹp, có nhiều di sản văn hóa, các dịch vụ du lịch ngày càng nhiều + Khai thác được kiến thức qua lược đồ, tranh và thông tin trong SHD. HĐ 6: Quan sát hình và trả lời: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Nêu được Quy trình sản xuất đường: Thu hoạch mía -> vận chuyển mía -> sản xuất đường thô -> sản xuất đường tinh -> đóng gói sản phẩm. + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập HĐ 7. Khám phá lễ hội ở duyên hải miền Trung: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Một số lễ hội ở duyên hải miền Trung: lễ hội Rước cá Ông (ngư dân ven biển từ Quảng Bình trở vào Phú Quốc); lễ hội Ka-tê (của người Chăm ở Ninh Thuận); lễ hội Tháp Bà (Nha Trang), HĐ 8: Đọc và ghi vào vở. === 11