Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 26

docx 14 trang thienle22 7590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_26.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 26

  1. TUẦN 26 Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 52,1,3: BÀI 10: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA. CHIẾN THẮNG ”ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” (T2) - KT: Biết được 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân Mĩ đã điên cuồng ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và một số thành phố lớn ở miền Bắc nhưng quân dân miền Bắc đã làm thất bại âm mưu của chúng bằng trận “Điện Biên Phủ trên không” . - KN: Rèn kĩ năng khai thác các nguồn sử liệu. - Thái độ: Nêu được nhận xét: Trận “Điện Biên Phủ trên không” đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng cho quân dân ta. - NL: Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản: HĐ3 . Tìm hiểu quân đội Mĩ âm mưu dùng không quân hủy diệt Hà Nội năm 1972 (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Mĩ buộc phải thỏa thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10/1972 nhưng Mĩ đã lật lọng, tiến hành ném bom hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc nhằm buộc chúng ta tuân theo những điều khoản có lợi cho Mĩ . + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 4: Tìm hiểu về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Trình bày được cuối năm 1972, trong 12 ngày đêm quân dân ta đã đánh bại cuộc tấn công hủy diệt không quân Mĩ ra miền Bắc, lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ” trên không. + Sử dụng tranh ảnh để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. B. Hoạt động thực hành: HĐ 2: Quan sát các bức ảnh và bày tỏ suy nghĩ của mình : (Thực hiện như SHD) 1
  2. ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Giặc Mĩ hết sức giả man và tàn bạo vì đã ném bom hủy diệt HN và các thành phố lớn ở Miền Bắc . + Tích cực, hào hứng học tập C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như HĐ1a/ SHDH trang 24 === Lịch sử 42,3: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết được hoàn cảnh đất nước đầu thế kỉ XVI. - KN: Trình bày được hoàn cảnh dẫn đến tình trạng nước ta bị chia cắt và hiểu được hậu quả của sự chia cắt đó - TĐ: Không chấp nhận việc làm của các phe phái phong kiến đã gây ra sự chia cắt đất nước. - NL: Sử dụng lược đồ để tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ VN thế kỉ XVI-XVII III. Hoạt động dạy - học: HĐ1: Tìm hiểu tình hình nước ta ở thế kỉ XVI: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Tình hình nước ta ở thế kỉ XVI: * Vua quan ăn chơi xa xỉ. * Quan lại chia thành phe phái đánh giết lẫn nhau. * Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nhân dân cơ cực. + Hậu quả của sự chia cắt Nam triều- Bắc triều: Đất nước bị chia cắt, chiến tranh trong nước kéo dài khoảng 50 năm. Mãi đến 1952, Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam- Bắc triều chấm dứt. + Tìm hiểu thông tin, trình bày sự kiện lịch sử, hợp tác nhóm; trình bày ý kiến mạnh dạn, rõ ràng. HĐ 2: Tìm hiểu sự phân chia Đàng Trong- Đàng Ngoài: (thực hiện như SHDH) ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Kể được quá trình chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài: Nguyễn Kim chết, con rễ Trịnh Kiểm lên thay. Con trai của Nguyễn Kim vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, 2
  3. Quảng Nam đã chống lại Trịnh Kiểm. Trịnh - Nguyễn đánh nhau trong vòng 50 năm, cuối cùng lấy sông Danh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. + Hậu quả : Đất nước bị chia cắt, người dân chém giết lẫn nhau, vợ mất chồng, con mất bố, Hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cơ cực. === Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được tên một số loài cây sống ở trên cạn, dưới nước. Nhận biết được ích lợi của cây đối với con người. - Kĩ năng: Quan sát, tìm tòi thực tế và tranh ảnh về nơi sống của cây. - Thái độ: Yêu quý và bảo vệ cây. - Năng lực: Quan sát, khai thác tranh ảnh, thực tế , hợp tác nhóm, trình bày mạnh dạn. II. Chuẩn bị: GV + HS: Vật thật, hình ảnh một số loại cây sống trên cạn, dưới nước, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: *Giới thiệu chủ đề và bài học: - Giới thiệu chủ đề: Các em đã học về gia đình, nhà trường, cuộc sống xung quanh em. Những điều đó thuộc chủ đề Xã hội. Hôm nay các em được học thêm một chủ đề mới, đó là chủ đề TỰ NHÊN. Khi nói đến tự nhiên là em nghĩ đến những gì? (cây cối, con vật, trời, đất, mưa gió, ) - Giới thiệu bài: Trong chủ đề tự nhiên của lớp 2 các em sẽ được biết về cây cối, con vật và bầu trời. Bài đầu tiên của chủ điểm ta học hôm nay là Cây sống ở đâu? * HS đọc và chia sẻ mục tiêu: Việc 1: Cá nhân Hs tự đọc mục tiêu Việc 2: HS nêu mục tiêu trước lớp Việc 3: GV nhận xét, chốt. * Khởi động: Trò chơi “Thi kể tên các loài cây em biết” - Cách chơi: Hai bạn thi nhau kể tên một số loài cây , bạn nào kể được nhiều hơn sẽ được nhận phần quà lớn hơn. (Lưu ý: không kể lại cây đã kể ) - GV mời 2 HS lên chơi trước lớp - Lớp nhận xét, GV tổng kết trò chơi. Đề nghị lớp thưởng cho bạn một tràng pháo tay. HĐ 1. Tìm hiểu nơi sống của cây: 3
  4. * Bước 1: GV nêu ra tình huống có vấn đề : Các em biết rất nhiều loại cây, xung quanh ta còn rất nhiều loại cây nữa. Vậy em biết cây sống ở những nơi nào ? * Bước 2: HS bộc lộ ý kiến ban đầu: Cây sống ở trong vườn; Cây sống trong hồ, cây sống trên mặt nước, cây sống dưới đáy sông, cây sống trên đất, cây sống trên cây khác, Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm: a, Đề xuất câu hỏi thắc mắc: (GV chọn và chiếu lên màn hình) - Cây có sống dưới đáy sông không? - Cây sống trên mặt nước được không? - Có cây sống trên cây khác không? - Có cây sống cả trên cạn và dưới nước được không? - Cây sống được những nơi nào? b, Đề xuất phương án thực nghiệm: - Đọc sách báo - Xem truyền hình - Xem trên inte rnet - Hỏi cha mẹ, người lớn - Đi tìm hiểu trong vườn, ra sông , hồ và nhiều nơi khác - Quan sát trên tranh ảnh và các loài cây đã sưu tầm đưa đến lớp và hình ảnh cô lấy trên mạng. GV hỏi: Qua các cách bạn đưa ra, em muốn chọn cách nào ? GV chốt: Chọn cách quan sát trên tranh ảnh và các loài cây đã sưu tầm, hình ảnh cô lấy trên mạng. Bước 4: Thực nghiệm: - Việc 1: GV nêu: Hôm trước cô dặn các em sưu tầm nơi sống của cây qua tranh ảnh, cây thật , em hãy đưa lên bàn theo nhóm. -> HS đưa tranh ảnh, vật thật đã chuẩn bị lên bàn ->GV khen sự chuẩn bị của các nhóm chuẩn bị phong phú - Việc 2: GV giao việc: Hãy quan sát trên những cây, tranh ảnh em đã sưu tầm và hình 1,2,3,4,5 ở SHDH trang 50, 51 để giải đáp những thắc mắc mà mình và bạn đã đưa ra theo nhóm lớn. (GV chiếu ra các câu hỏi thắc mắc) -> Các em giới thiệu cây (tranh ảnh) về nơi sống của cây theo nhóm. Bước 5: Kết luận, kiến thức mới: - Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả: + Cây hoa sen, hoa súng sống mọc rễ dưới đáy sông, hồ, đầm , lá và hoa nổi lên trên mặt nước. + Cây lúa mọc ngoài ruộng lúa nước. 4
  5. + Cây hoa phong lan sống bám vào cây miếng gỗ hoặc thân cây mục + Cây bèo sống trên mặt nước + Cây bàng sống trên cạn. + Quan sát hình ảnh GV chiếu và giới thiệu: Cây xương rồng trên cát, cây rông dưới nước, cây thông trên rừng, cây đước bên bờ biển, cây dừa dưới nước, - GV hỏi: Cây sống ở đâu? - HS rút ra kết luận: - Giáo viên hướng dẫn học sinh: Xem lại với các ý kiến ban đầu của mình. - Gv tổng hợp đầy đủ, chiếu lên màn hình: Cây sống ở nhiều nơi: trên cạn, dưới nước. - Hs quan sát thực tế trên lớp HĐ 2. Ích lợi của cây: - GV chiếu hình ảnh gặt lúa, hái quả, hái rau,thuốc bắc, cưa gỗ, Hs ngồi dưới bóng mát, cây hoa. - GV nêu: Qua hiểu biết của em và quan sát trên hình, em hãy thảo luận nhóm đôi, cho biết: Cây có lợi ích gì ? - HS thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả - GV kết luận: Cây xanh rất quan trọng với cuộc sống con người. Chúng cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, làm thuốc, làm không khí trong lành, - Cây có lợi cho người, chúng ta cần làm gì với cây? - HS kể nối tiếp nhau - GV giáo dục HS : Chúng ta cần bảo vệ, chăm sóc và trồng nhiều cây xanh. * Nhận xét; Dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen. - Về nhà kể cho người thân biết nơi sống và ích lợi những cây em biết cho người thân nghe. === Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2019 Lịch sử 41:TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH. CÔNG CUỘC KHẨN HOANG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH THỊ (T1) (Đã soạn và dạy ngày thứ hai/ 4/3) === Địa lí 53,2,1: CHÂU PHI (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen, họ sống tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông. 5
  6. - KT: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư của châu Phi. - TĐ: Thích khám phá, tìm tòi về các châu lục - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ thế giới, bản đồ châu Phi, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 4: Tìm hiểu cư dân của châu Phi: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen, họ sống tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông. + Khai thác được kiến thức qua tranh ảnh, thông tin + Tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập HĐ 5: Đọc và ghi vào vở: B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Làm bài tập: ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Ý đúng là 2,3,5,6 + Tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập HĐ 3: Chơi trò chơi “Đi du lịch châu Phi” ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Các đội thi chỉ nhanh các đối tượng địa lí trên bản đồ + Chơi hào hứng, chỉ nhanh, chính xác C. Hoạt động ứng dụng: HĐb: trang67 SHD === TNXH 11,2,3: CON GÀ I. MỤC TIÊU - KT: HS kể được tên và nêu ích lợi của gà; Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con - KN: Chỉ được đầu, mình, đuôi và cánh của con gà. - TĐ: Có ý thức ăn gà, trứng gà và chăn nuôi gà. - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập 6
  7. II. CHUẨN BỊ: GV+ HS: Sưu tầm hình ảnh một số loài gà III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. ⃰ Khởi động - HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát con gà. Việc 1: Quan sát hình con gà được phóng , chØ bé phËn đầu, mình, đuôi và cánh Việc 2: Các em chia sẻ kÕt quả hoạt động Việc 3: NT cho các bạn nhận xét, bổ sung Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Con gà có các bộ phận: đầu, mình, đuôi và cánh; + Thích khám phá, tìm tòi về các loài gà 2.Làm việc với SGK. Việc 1: Q/s tranh ở trang 52,53 SGK và tự trả lời câu hỏi của tranh nhóm mình. Việc 2: Các nhóm có cùng hình bổ sung,nhận xét ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: +Kể được tên một số loài gà; nói được lợi ích của gà: Ăn thịt gà, trứng gà ngon, bổ dưỡng, cơ thể khỏe mạnh, mau lớn và thông minh. + Hợp tác tốt, mạnh dạn trình bày kết quả === Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2019 To¸n 41: phÐp chia ph©n sè (t2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố thực hiện phép chia hai phân số.Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia. 7
  8. - Kĩ năng: Thực hiện phép chia phân số thành thạo - Thái độ: Học sinh yêu thích học toán, cẩn thận - Năng lực: Tích cực hợp tác trong nhóm, sáng tạo trong thực hành II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: SHD. HS: SHD, vë III. Hoạt động dạy học : B. Hoạt động thực hành Bài 1,2,3 (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: Bài 1. Biết thực hiện phép chia hai phân số Bài 2. Biết tính rồi rút gọn Bài 3. Biết tìm thành phần chưa biết Bài 4. Biết thực hiện các phép nhân phân số Bài 5. Biết giải bài toán với các phép tính phân số - Trình bày bài cẩn thận, có khoa học Hợp tác tốt với bạn. có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như SHDH. === Tiếng Việt 41: THIẾU NHI DŨNG CẢM (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Đọc, hiểu bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc đúng, lưu loát các tên riêng nước ngoài (Ga-vrốts, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc) lời đối đáp giữa các nhân vật. Giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, với lời dẫn chuyện, thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến lũy .Trả lời đúng các câu hỏi SGK - HiÓu néi dung : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt - Thái độ: GD HS gan dạ, dũng cảm, yêu nước. - Năng lực: Hợp tác nhóm, giao tiếp; nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt. GDKNS: KN tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, KN đảm nhận quyết định, KN ra quyết định. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: SHD, phiÕu BT HS: SHD III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1: ( Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP:Quan sát, vấn đáp. 8
  9. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Quan sát bức tranh trong bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy và nói xem bạn nhỏ đang làm gì? Gợi ý: a) Anh hùng thiếu niên Kim Đồng đang làm liên lạc. b) Bạn nhỏ đang nhặt những bao đạn cho nghĩa quân trong khi chiến trận đang diễn ra ác liệt + Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. Nói đúng nội dung cần trao đổi. HĐ 2,3: ( Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Lắng nghe tích cực (HĐ2) + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài ( Chọn đúng lời giải nghĩa: a - 3; b- 1; c- 4; d - 2 (HĐ3) + Phối hợp tốt với bạn, biết lắng nghe chia sẻ trong nhóm, diễn đạt rõ ràng, đúng nội dung. HĐ 4,5: ( Theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu chấm, phẩy. (HĐ4) + Lắng nghe bạn đọc, nhận xét góp ý khách quan. (HĐ4) + Hiểu nội dung bài đọc qua phần trả lời câu hỏi(HĐ5) Gợi ý: 1) Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. 2) Bóng cậu bé thấp thoáng dưới làn mưa đạn, cậu vần nán lại đế nhặt thêm tí ti đạn nữa dù bạn cậu thét gọi cậu vào, . ra, tới, lui, chơi trò ú tim với cái chết. 3) a). 4) .Ga-vrốt là một cậu bé vô cùng dũng cảm. + Phối hợp tốt với bạn, biết lắng nghe chia sẻ trong nhóm, diễn đạt rõ ràng, đúng nội dung. 6. (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên + PP: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: Thi đọc đoạn 3 trước lớp: Giọng đọc phù hợp với từng nhân vật, với lời dẫn chuyện, thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến lũy + Phối hợp tốt với bạn, biết lắng nghe chia sẻ trong nhóm IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Không 9
  10. TiÕng ViÖt 41: thiÕu nhi dòng c¶m (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức : Tiếp tục củng cố về viết bài văn miêu tả cây cối. - Kĩ năng : Viết được kết bài cho bài văn tả cây cối. Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo. - Thái độ: GD H yêu thích môn học. - Năng lực:Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập. Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ. III. Điều chỉnh hoạt động : - Làm bài 4 trang 60, bài 1,2 trang 61 IV. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2,3 (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: - PP: quan sát, viết - KT: quan sát, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: 1. Gợi ý: Có thể dùng các câu ấy để kết bài. a) Nêu được tình cảm của người tả đối với cây. b) Nêu được lợi ích và công dụng của cây. 2. Quan sát một cái cây mà em yêu thích và trả lời các câu nói: - Gợi ý: - Cây đó là cây bàng. - Cây lọc không khí, giúp mọi người tránh nắng, trú mưa. - Em thích ngắm cây bàng vào mỗi chiều, cây gắn với tuổi thơ của em, cây như người gác cổng luôn cầm dù che mát nhà em. 3. Dựa vào các câu trả lời trên, viết kết bài cho bài văn tả một cây mà em yêu thích. Gợi ý: Cây bàng giúp mọi người tránh nắng, trú mưa, mang lại không khí trong lành quanh ta. Hơn thế nữa, cây bàng còn gắn với tuổi thơ của em. Cây như người bảo vệ trung thành, cả đời cầm dù che kín sân nhà em. Em thường nhìn ngắm cây bàng như thấy mình ngày một lớn khôn. + Viết bài văn cho hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc + Viết tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu hình ảnh và sáng tạo. + Chú ý dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy. + Trình bày vở cẩn thận, sạch sẽ. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Không === Ô.L.TOÁN 11: ÔN LUYỆN TUẦN 25 ( T2 ) I. Mục tiêu: - HS mức CHT-HT làm dược BT 5, 6 , 7, 8 HS mức HTT thêm BT HDỨD II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1 : Ôn luyện ĐGTX: -PP: Quan sát, vấn đáp 10
  11. -KT: thang đo, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐG: + HS thực hiện tính và so sánh kết quả bằng cách điền dấu > < = + Thực hiện tính nhanh phép tính có 2 dấu + và - + Biết vẽ các điểm ở trong và ngoài hình tròn. + Đọc bài toán và trả lời các câu hỏi ,sau đó thực hành giải toán. HĐ3: Vận dụng ĐGTX: -PP: Quan sát, vấn đáp -KT: thang đo, nhận xét bằng lời. - ND ĐG + HS nhìn vào hình vẽ và điền các điểm trong và ngoài hình vuông và hình tam giác. === ÔLTV11: LUYỆN VẦN /OAO/, /OEO / Việc 0: Khởi động: - HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. +Tiêu chí ĐGTX: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng đã học chứa vần /oao/, /oeo/; tham gia chơi tích cực hào hứng . +PP: Quan sát, vấn đáp +KT: Thang đo, nhận xét bằng lời Việc 1: Luyện đọc: - T HD HS luyện đọc, đưa tiếng vào mô hình, đọc trơn phân tích theo ND VBT(Tr85) + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Đọc phân tích đúng to rõ ràng các tiếng ở mô hình: ngoao,ngoèo. - Đọc đúng, to rõ ràng: Câu chuyện về cuốn vở quăn queo Hùng là một cậu bé có tính tình cẩu thả. Sách vở của cậu cứ một thời gian lại quăn queo,dây đầy mực bẩn. Một hôm khi học xong,cậu gục đầu xuống bàn thiếp đi. Trong mơ cậu thấy sách vở nói chuyện với nhau sẽ bỏ cậu chủ đi vì không biết quý trọng mình,để mình bẩn thỉu,nhăn nheo để các bạn khác chê cười. Nói rồi tất cả kéo nhau đi. Hùng sợ quá đuổi theo nhưng chẳng được.Cậu giật mình tỉnh giấc. Từ đó,Hùng có ý thức giữ gìn sách vở cẩn thận,luôn vuốt phẳng phiu mỗi khi dùng. Việc 2: Luyện viết - HS thực hành BT dưới (tr85): HS viết đúng/sai vào ô trống, khoanh tròn tiếng + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời chứa vần oao,oeo. + Tiêu chí đánh giá: HS viết được đúng/sai vào ô trống, khoanh tròn đúng tiếng chứa vần oao,oeo. === 11
  12. ÔLT VIỆT 11: VẦN / UAU/, / U ÊU/ ,/ UYU/ ( V0, 4) Việc 0: Khởi động: - HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền”. +PP: Quan sát, vấn đáp +KT: Thang đo, nhận xét bằng lời +Tiêu chí ĐGTX: HS tìm đọc phân tích đúng các tiếng đã học chứa vần /uau/ uêu,/ uyu/; tham gia chơi tích cực hào hứng . Việc 4: Viết chính tả: + PP: viết, quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. + Tiêu chí đánh giá: - HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc; phân tích được cấu trúc ngữ âm của tiếng. - Thao tác đúng, dứt khoát, chính xác. - Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài : Cáo và Quạ - Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. === Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2019 Tự nhiên và Xã hội - Lớp 22: CÂY SỐNG Ở ĐÂU ? (Tiết 1) (Đã soạn và dạy vào thứ hai, ngày 4/3) === Địa lí 43,1,2: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết được vị trí của thành phố Cần Thơ . - KN: Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. Nêu được một số nét tiêu biểu về kinh tế, văn hóa, khoa học của thành phố Cần Thơ . - TĐ: Yêu quý, tự hào về thành phố Cần Thơ. - NL: Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập II. Chuẩn bị: GV: Lược đồ thành phố Cần Thơ, SHD HS: SDH, vở III. Các hoạt động dạy học: A.Hoạt động cơ bản: HĐ 4: Quan sát H14, đọc thông tin và thảo luận: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Thành phố Cần Thơ nằm bên sông Hậu, trung tâm của đồng bằng Nam Bộ. + Tiếp giáp vớ An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. + Từ tp Cần Thơ đi các nơi khác đủ 4 loại hình giao thông. 12
  13. + Tp Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học quan trọng của đồng bằng Nam Bộ, nhờ: Tp Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ nên có nguồn nguyên liệu dồi dào, GTVT thuận lợi; Có nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. + Khai thác được kiến thức qua lược đồ. HĐ 5: Quan sát hình 15-20, đọc thông tin và trả lời câu hỏi: ĐGTX: - Phương pháp: quan sát, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + T.p Cần Thơ có các ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông, thủy sản và các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp.Vì Tp Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm của vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước thuận lợi cho việc thu nhận nông, thủy sản để chế biến; + Khai thác được kiến thức qua lược đồ. HĐ 6: Làm việc với phiếu học tập: ĐGTX: - Phương pháp: thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Khoanh được các điều kiện thuận lợi để tp Cần thơ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long: Ý 1, 3, 6. + Khoanh được các hoạt động sản xuất phát triển để tp Cần thơ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long: Ý 2,4,5. + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập B. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Đọc bảng số liệu và so sánh: ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Diện tích tp HCM lớn thứ hai sau tp Hà Nội; Diện tích tp Cần Thơ nhỏ hơn tp Hà Nội, HCM, Hải Phòng. + Dân số tp HCM đông nhất ;Dân số tp Cần Thơ ít hơn tp HCM, HN, HP; + Biết đọc bảng số liệu và so sánh HĐ 2: Hoàn thành các câu: ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + (1): đồng bằng Nam Bộ; (2): bậc nhất ; (3): đất nước; (4): sông Sài Gòn; (5): lớn nhất; (6) sông Hậu; (7): chế biến. + Tự giải quyết vấn đề; tích cực, tự giác và hợp tác tốt trong học tập 13
  14. HĐ 3: Chơi trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn”: ĐGTX: - Phương pháp: Thực hành, thảo luận, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí ĐGTX: + Sắp xếp các mảnh ghép thành lược đồ hoàn chỉnh của tp HCM và tp Cần Thơ + Chơi hào hứng, nhanh, hợp tác tốt. C. Hoạt động ứng dụng: (Như SHD tr 64) === 14