Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 14

docx 10 trang thienle22 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_den_5_tuan_14.docx

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn - Lớp 1 đến 5 - Tuần 14

  1. TUẦN 14 Thứ hai ngày 25/ 11/2018 Lịch sử 52,1,3: BÀI 6: CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC (1947) VÀ BIÊN GIỚI (1950) (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của Chiến thắng Việt Bắc thu- đông năm 1947 - KN: Trình bày được mốt số sự kiện trong chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 và ý nghĩa của chiến thắng đó. - TĐ: Khâm phục trước ý chí quyết tâm đánh giặc của quân ta - NL: Biết quan sát ảnh, sử dụng lược đồ để tìm hiểu sự kiện lịch sử chiến dịch Việt bắc thu – đông năm 1947. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, máy chiếu - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Cùng chia sẻ Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TCĐG: Qua các từ ngữ: Việt Bắc, Biên giới, sông Lô, Đông Khê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gợi nhớ đến sự kiện lịch sử Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. * GV giới thiệu bài, HS đọc và chia sẻ mục tiêu 2. Tìm hiểu nguyên nhân Pháp tấn công lên Việt Bắc trong thu – đông năm 1947 và sự chuẩn bị của quân dân ta: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, thảo luận, quan sát - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TCĐG: + Tìm hiểu được nguyên nhân Pháp tấn công lên Việt Bắc trong thu – đông năm 1947: Pháp muốn tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh + Sự chuẩn bị của quân dân ta: Gấp rút chuẩn bị phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp (Nhân dân ra sức vót chông, cắm chông chống quân Pháp nhảy dù; Bộ độ hăng hái tham gia vào chiến dịch) + Biết quan sát ảnh để tìm hiểu sự kiện lịch sử chiến dịch Việt bắc thu – đông năm 1947. 3. Tìm hiểu chiến thắng Việt Bắc trong thu – đông năm 1947 Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, thảo luận, quan sát - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TCĐG: + Trình bày chiến dịch Việt Bắc và kết quả của nó
  2. + Biết sử dụng lược đồ để tìm hiểu sự kiện lịch sử chiến dịch Việt bắc thu – đông 1947. + Hợp tác nhóm tốt, trình bày rõ ràng 4. Đánh giá ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, thảo luận, quan sát - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TCĐG: + Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc + Hợp tác nhóm tốt, trình bày rõ ràng C.HĐ ứng dụng - Thực hiện theo SHD === Thứ ba ngày 26/ 11/2018 Lịch sử 41 : BÀI 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ LÝ TỪ NĂM 1009 ĐẾN NĂM 1226 (T3) I. Mục tiêu: -Kiến thức: Biết được thời nhà Lý đã chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Kỹ năng: Trình bày được diễn biến, kết quả của trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Thái độ: Khâm phục tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân ta thời nhà Lý, đặc biệt là người anh hùng Lý Thường Kiệt - Năng lực: Hợp tác tốt; Trình bày to rõ ràng diễn biến qua lược đồ. *HSKT: Biết được thời nhà Lý đã chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. II. Đồ dùng dạy học + Giáo viên: - Lược đồ, máy tính, màn hình + Học sinh: - Sách vở dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Ban văn nghệ 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu A. Hoạt động cơ bản 7. Tìm hiểu diễn biến trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi - Tiêu chí ĐGTX: + Trình bày được diễn biến, kết quả của trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. + HS đọc hội thoại to, rõ ràng. Thảo luận và trình bày trước lớp một cách tự tin . + Khâm phục tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân ta thời nhà Lý, đặc biệt là người anh hùng Lý Thường Kiệt 8. Đánh giá kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
  3. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX: + Sau trận chiến, quân Tống chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp. + Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa, mở lối thoát cho giặc; Quách Quỳ vội chấp nhận và cho tàn quân rút về nước. + Nhà Lý đã bảo vệ được nền độc lập của dân tộc + HS đọc đoạn văn to, trình bày rõ ràng. B. Hoạt động thực hành. Bài tập 3: Trình bày tóm tắt diễn biến trân chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trên lược đồ ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - Tiêu chí ĐGTX:Trình bày tóm tắt diễn biến trân chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt trên lược đồ C. Hoạt động ứng dụng: BT 2, 3 như tài liệu === Địa lí 53,2,1: BÀI 7: CÔNG NGHIỆP (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết được nước ta có nhiều ngành công nghiệp và vai trò của các ngành công nghiệp đó - KN: Nêu tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp ; Chỉ trên bản đồ, lược đồ một số địa phương có các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng - TĐ: Sau bài học HS có ý thức BVMT, TNB-HĐ; SDNLTK và HQ. - NL: Hợp tác tốt; Chỉ lược đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp trình bày to rõ ràng. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, tranh ảnh - HS: SHD, vở III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi: Kể tên một số sản phẩm công nghiệp mà gia đình bạn thường sử dụng? Những sản phẩm đó được sản xuất ở trong nước hay nhập từ nước ngoài? - GV giới thiệu bài *Tìm hiểu mục tiêu bài học: 1. Tìm hiểu các ngành công nghiệp ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi.
  4. - Tiêu chí ĐGTX: + Nêu được các ngành công nghiệpcủa nước ta là : Khai thác khoáng sản, Điện, Luyện kim, Cơ khí, Hóa chất, Dệt, may mặc; Chế biến lương thực thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dùng và nêu đươc 5 sản phẩm của mỗi ngành. + Nhận xét: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp; Vai trò của ngành công nghiệp nước ta: Tạo ra nhiều sản phẩm sử dụng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. 2. Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Bước đầu trình bày được sự phân bố của ngành nông nghiệp : Ghép được: 1-b; 2-d; 3- a; 4-b + Hợp tác tốt; Chỉ lược đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp trình bày to rõ ràng. 3. Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Kể được trung tâm công nghiệp rất lớn: Hồ Chí Minh; 3 trung tâm công nghiệp lớn: Uông Bí, Hải Phòng, Hà Nội, Thủ Dầu một, Biên Hòa,Phú Mĩ; 3 trung tâm công nghiệp vừa: Thái Nguyên, Phúc Yên, Việt Trì, Cẩm Phả, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ. + Kể tên các điều kiện giúp thành phố HCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước + Hợp tác tốt; Chỉ lược đồ kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn, vừa của nước ta một cáchrõ ràng. B. Hoạt động thực hành: 2. Trò chơi ô chữ: ĐGTX: - Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: Kể tên một số ngành công nghiệp , vai trò của một số ngành công nghiệp ; Nêu tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp nước ta. + Hợp tác tốt, chơi mạnh dạn, tự nhiên. C. Hoạt động ứng dụng Thực hiện theo SHD === Thứ năm ngày 29/ 11/2018 Lịch sử 43 : BÀI 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ LÝ TỪ NĂM 1009 ĐẾN NĂM 1226 (T3) (Đã soạn và dạy thứ ba ngày 26/ 11/2018)
  5. === Toán 41: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH. CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ (T1) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Em biết: Chia một số cho một tích. Chia một tích cho một số. 2. Kĩ năng: Thực hiện chia một số cho một tích. Chia một tích cho một số thành thạo. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. 4. Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - SHD học Toán. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - Cả lớp hát một bài mà các em yêu thích. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (theo tài liệu) Đánh giá thường xuyên: - PP: PP quan sát sản phẩm, Vấn đáp gợi mở. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: + Nối đúng nhanh kết quả của hai nhóm + Tham gia chơi nhanh, nói to, không bị lặp kết quả HĐ2. Đọc kĩ nội dung sau (theo tài liệu) Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp gợi mở, PP quan sát. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + Nắm: Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả chia cho thừa số còn lại. + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học HĐ3. Tính và so sánh kết quả (theo tài liệu) Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp gợi mở, PP quan sát, viết - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí đánh giá: + (9 x 15) :3 = 135 : 3 = 45 9 x (15 :3) = 9 x 5 = 45 (9x 15) :3 = 9 x (15 :3) + Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó(nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
  6. + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học CTHĐTQ Chia sẽ kiến thức đã học được với cả lớp === Tiếng Việt 41: BÚP BÊ CỦA AI? (T3) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là văn miêu tả. 2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn miêu tả. 3. Thái độ: GD HS thích quan sát và viết văn 4. Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ gợi tả dễ hiểu II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học A.Hoạt động thực hành HĐ 4.5.6. (Theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: + PP: quan sát, vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: a. Những sự vật: cây sòi – cây cơm nguội – lạch nước b. Các sự vật được miêu tả TT Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động 1 Cây sòi Cao lớn đỏ rập rình lay động như chói lọi những đốm lửa 2 Cây cơm nguội vàng rập rình lay động như Rập rình rực rỡ những đốm lửa vàng 3 lạch nước Róc rách chảy, trườn Róc rách lên,luồn dưới (chảy) c)Tác giả quan sát bằng những giác quan: bằng mắt,bằng tai - Nắm: Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật (về hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh ) của cảnh, của người, của vật mà mình quan sát được, để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. 5- Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng 6. Hình ảnh: sấm ghé xuống sân cười khanh khách - Câu văn: Thế là ông Sấm ghé xuống sân. Ông cất tiếng cười khanh khách. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. - Trả lời nhanh, nói to, không bị lặp kết quả.
  7. B. Hoạt động ứng dụng Theo tài liệu === Tiếng Việt 41: ĐỒ VẬT QUANH EM (T1) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết và sử dụng được câu hỏi theo mục đích khác. 2. Kĩ năng: Biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể. 3. Thái độ: GD HS biết dùng câu hỏi vào trong khi nói hằng ngày đr dùng với mục đích khen, chê, khẳng định, phủ định. 4. Năng lực: HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ dễ hiểu GDKNS:KN giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp. KN lắng nghe tích cực. II. Chuẩn bị ĐDDH: SHD, máy chiếu. III. Điều chỉnh nội dung dạy học Bài 1,2 trang 155, bài 2,3,4 trang 158, 159 IV. Các hoạt động dạy học A. Hoạt động cơ bản HĐ1, 2 (Theo tài liệu). * Đánh giá thường xuyên: - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: + Câu 1. Tranh 1. Các bạn đang làm gì ?(Các bạn đang đá bóng.) Tranh 2. Mẹ đang làm gì? (Mẹ đang ru em ngủ.) Tranh 3. Mọi người đang làm gì ? (Mọi người đang đi xe đạp) Tranh 4. Các bạn đang làm gì? (Các bạn đang chơi thả diều) + Câu 2: Các câu hỏi của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi về điều chưa biết mà dùng để chê cu Đất, khẳng định + Câu: Các cháu có thể nói nhỏ được không ? không dùng để hỏi mà để yêu cầu. + Nắm: Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện khen ngợi, chê trách, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn. + Hợp tác nhóm tích cực, trả lời to, rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu B. Hoạt động thực hành: HĐ2,3,4: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: - PP: vấn đáp, viết - KT: nhận xét bằng lời,ghi chép ngắn - Tiêu chí đánh giá: Câu 2. a) Câu hỏi dùng để yêu cầu b) Câu hỏi thể hiện ý chê trách. c) Câu hỏi dùng để chê em vẽ ngựa không giống. d) Câu hỏi dùng để nhờ cậy giúp đỡ
  8. Câu 3 a) Bạn có thể chờ đến giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không ? b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế? a) Bài toán không khó nhưng mình làm sai. Sao mình lú lẫn thế nhỉ ? b) Chơi diều cũng thích chứ ? Câu 4. Nêu tình huống câu hỏi đúng, chính xác + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. V. Hoạt động ứng dụng Theo tài liệu === TN&XH 22: EM CẦN LÀM GÌ KHI Ở NHÀ? (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết được một số công việc cần làm để giữ gìn vệ sinh nơi ở ; Biêt được lợi của việc giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. - KN: Kĩ năng ra quyết định : nên và không nên làm gì để giữ sạch xung quanh nhà ở; Kĩ năng tư duy, phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường; Kĩ năng hợp tác:hợp tác với mọi người tham gia làm vệ sinh,môi trường xung quanh nhà ở. - TĐ: Có trách nhiệm thực hiện giữ vệ sinh xung quanh nhà ở; Thực hiện giữ vệ sinh sân,vườn,khu vệ sinh và tuyên truyền cho mọi người trong gia đình cùng thực hiện; Cảnh giác với vật lạ nghi là bom mìn được phát hiện trong quá trình làm vệ sinh. II.Chuẩn bị: GV: SHDH, phiÕu bµi tËp.tranh SGK. HS: SHDH, III.Các hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát và trả lời: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Trình bày được một số công việc cần làm để giữ gìn vệ sinh nơi ở ; Biêt được lợi của những việc đó. + Trao đổi mạnh dạn và trình bày rõ ràng 2. Liên hệ thực tế: ĐGTX: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: +Kể được 3 việc bản thân hoặc thành viên trong gia đình em đã làm và không nên làm gì để giữ sạch xung quanh nhà ở. + Biết tư duy và phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường. B. Hoạt động thực hành: 1. Cùng thảo luận:
  9. ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Chọn từ ngữ và điền vào chỗ : (1) quét don, (2) bụi rậm, (3) cống rãnh, (4) cọ rửa, (5) vứt rác. + Đọc to bản thông báo 3. Thảo luận và đóng vai xử lý tình huống 1,2: ĐGTX: - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, sắm vai. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí ĐGTX: + Thảo luận, phân vai, xử lí tình huống mạnh dạn, rõ ràng, thuyết phục + Hợp tác với mọi người tham gia làm vệ sinh,môi trường xung quanh nhà ở. C. Hoạt động ứng dụng: - Viết vào giấy các việc em nên làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. === Lịch sử 42 : BÀI 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ LÝ TỪ NĂM 1009 ĐẾN NĂM 1226 (T3) (Đã soạn và dạy thứ ba ngày 26/ 11/2018) === TN&XH 23: EM CẦN LÀM GÌ KHI Ở NHÀ? (T1) (Đã soạn và dạy ở tiết trên) === Thứ 6 ngày 30/ 11/2018 Địa lí 43,1,2: BÀI 5: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (T2) I. Mục tiêu: - KT: Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và con người ở đồng bằng Bắc Bộ . - KN:Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư , sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ - TĐ: Tôn trọng truyền thống văn hóa của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - NL: Hợp tác nhóm II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: SHD, màn hình, máy tính - HS: SHD, vở III. Các hoạt động dạy học: 4. Thảo luận và trả lời câu hỏi: Đánh giá thường xuyên:
  10. - PP: Vấn đáp, quan sát, thảo luận - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng - TCĐG: + Nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và con người ở đồng bằng Bắc Bộ về nhà cửa, sân vườn, nuôi trồng, làng xóm, các công trình công cộng . + Dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta, chủ yếu là dân tộc Kinh. 5. Khám phá lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, quan sát, thảo luận - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - TCĐG: +Lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ: Hội chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng, B. Hoạt động thực hành: 3. Hoàn thành phiếu học tập: Đánh giá thường xuyên: - PP: Vấn đáp, thực hành - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Nhận biết được mối quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: Mùa hạ mưa nhiều-> nước sông dâng lên rất nhanh-> Gây lũ lụt -> Đắp đê ngăn lũ + Các hoạt động trong lễ hội của người dân đồng bằng Bắc bộ: đấu vật, đấu cờ người, ném còn, chọi gà, đua thuyền, thi nấu cơm, hát quan họ, chọi trâu. C.HĐ ứng dụng - Thực hiện theo SHD ===