Giáo án Thể dục tiểu học - Tuần 9 - Giáo viên: Đinh Công Ngọc

doc 15 trang thienle22 5090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thể dục tiểu học - Tuần 9 - Giáo viên: Đinh Công Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_tieu_hoc_tuan_9_giao_vien_dinh_cong_ngoc.doc

Nội dung text: Giáo án Thể dục tiểu học - Tuần 9 - Giáo viên: Đinh Công Ngọc

  1. Năm học 2020 - 2021 Ngày soạn: 15/ 11/ 2020 Dạy lớp: 2A,2B,2C Tuần 9 BÀI 17: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” I.MỤC TIÊU: + Kiến thức: Ôn 8 động tác của bài TDPTC.Chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” + Kĩ năng: - Biết cách thực hiện 8 động tác của bài TDPTC. - Biết cách chơi và tham chơi được. + Thái độ : Giúp các em biết phối hợp sự điều hòa cơ thể vận dụng vào cuộc sống. + Năng lực : Học sinh phát triển năng lực mạnh dạn tự tin, hợp tác nhóm tích cực. II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Trên sân trường,dọn vệ sinh an toàn nơi tập. - GV chuẩn bị một còi, 2 khăn bịt mắt. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giẫm chân tại chỗ vỗ tay và hát - Vừa giẫm chân,vừa di chuyển hàng ngang - Tại chỗ khởi động các khớp.Xoay cổ tay kết hợp cổ chân,khớp hông,khớp gối Đánh giá: - Tiêu chí : + Tập hợp hàng nhanh, báo cáo đúng sĩ số, trang phục phù hợp gọn nhẹ. + Khởi động kỹ, đúng biên độ động tác và trình tự động tác. - PP: Quan sát,vấn đáp - KT: Nhận xét bằng lời. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Ôn bài thể dục phát triển chung +V1: HS hoạt động theo nhóm +V2: HS hoạt động nhóm đôi Đánh giá: - Tiêu chí: + Thực hiện được 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. + Học sinh tích cực hoạt động cá nhân. - PP: Quan sát quá trình, quan sát sản phẩm.Vấn đáp cũng cố. - KT:Ghi chép các sự kiện thường nhật. Nhận xét bằng lời. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH +V1: Em luyện tập theo nhóm – nhóm trưởng điều khiển Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  2. Năm học 2020 - 2021 +V2: Các nhóm trình diễn,ban học tập kiểm tra. Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” +V1: GV nêu tên trò chơi,giải thích cách chơi, quy định luật chơi +V2: Cho một nhóm ra chơi thử,chọn 1-2 làm dê bị lạc,người đi tìm dê, cho cả lớp cùng chơi. +V3: Nhận xét thi đua. Đánh giá: - Tiêu chí: + Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. + Biết hợp tác nhóm và thực hiện cá nhân - PP: Quan sát, vấn đáp -KT: Ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời Hồi tĩnh: - CTHĐTQ cho lớp đi thành đội hình vòng tròn thả lỏng. - Ban văn nghệ cho lớp đứng vỗ tay hát một bài. - GV cùng hs hệ thống lại bài. Đánh giá: - Tiêu chí:+ Hồi phục cơ thể sau khi kết thúc tiết học. + HS nắm được các nội dung của tiết học,trả lời rõ ràng, lưu loát. - PP: Quan sát,vấn đáp. - KT: Nhận xét bằng lời. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy hướng dẫn anh ,chị, em cùng tham gia vào trò chơi và bài thể dục phát triển chung. Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  3. Năm học 2020 - 2021 Ngày soạn: 15/ 11/ 2020 Lớp: 2A, 2B, 2C Tuần 9 BÀI 18: ĐIỂM SỐ 1, 2; 1, 2 . THEO ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC, HÀNG NGANG I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. Học điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc và hàng ngang. + Kĩ năng: - Thực hiện được 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang. - Biết cách chơi và tham chơi được. + Ý thức, kỷ luật: Trật tự, nghiêm túc tập luyện. II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Trên sân trường. Dọn vệ sinh an toàn nơi tập. - GV chuẩn bị một còi, 4 quả bóng con và 4ghế nhựa con và kẻ vạch xuất phát. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Giẫm chân tại chỗ vỗ tay và hát - Vừa giẫm chân,vừa di chuyển hàng ngang - Tại chỗ khởi động các khớp.Xoay cổ tay kết hợp cổ chân,khớp hông,khớp gối Đánh giá: - Tiêu chí : + Tập hợp hàng nhanh, báo cáo đúng sĩ số, trang phục phù hợp gọn nhẹ. + Khởi động kỹ, đúng biên độ động tác và trình tự động tác. - PP: Quan sát,vấn đáp - KT: Nhận xét bằng lời. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Ôn bài thể dục phát triển chung. +V1: HS hoạt động cá nhân +V2: HS hoạt động nhóm đôi. 2.Học điểm số 1,2 ;1,2 . Theo đội hình hàng dọc, hàng ngang +V1: GV nhắc lại cách điểm số,hô khẩu lệnh cho hs điểm số. +V2: Cho một nhóm 4- 5 em lên làm mẫu,GV đứng đầu hàng đánh mặt sang trái điểm số thử cho HS thấy. Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  4. Năm học 2020 - 2021 +V3: Cho cá nhân điểm số của mình,từng nhóm điểm số. +V4: Cho cả lớp điểm số. Đánh giá: - Tiêu chí: Thực hiện được đi thường theo nhịp. - PP: Quan sát quá trình tập luyện, quan sát mức độ hoàn thành động tác.Vấn đáp cũng cố. - KT: Sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí. Nhận xét bằng lời. Kĩ thuật đặt câu hỏi, Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH +V1: Em luyện tập theo nhóm – nhóm trưởng điều khiển +V2: Các nhóm trình diễn,ban học tập kiểm tra. Trò chơi tự chọn +V1: GV nêu tên trò chơi,nhắc lại cách chơi, luật chơi +V2: Cho một nhóm ra chơi thử, cho cả lớp cùng chơi. +V3: Nhận xét thi đua. * Cúi người thả lỏng toàn thân. Đánh giá: - Tiêu chí: + Biết cách chơi và tham gia chơi được. + Tích cực khi tham gia chơi trò chơi. - PP: Quan sát, vấn đáp -KT: Ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy hướng dẫn anh ,chị, em cùng tham gia vào trò chơi và bài thể dục phát triển chung. Ngày soạn: 15/ 11/ 2020 Dạy lớp: 2A,2B,2C Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  5. Năm học 2020 - 2021 Tuần 9 GDBAT & PCĐN BÀI 3: QUY TẮC AN TOÀN DƯỚI NƯỚC I.MỤC TIÊU: + Kiến thức: Qua bài học giúp các em nắm bắt được các kỹ năng cơ bản khi bản thân gặp sự cố dưới nước. + Kỹ năng: Giúp Hs biết được các thao tác thực hành tự cứu mình khi gặp sự cố. + Thái độ: Thông qua bài học giáo dục học sinh ý thức phòng ngừa tai nạn đuối nước và ý thức tập luyện bơi lội cho bản thân. + Năng lực: Biết tự giải quyết vấn đề hợp tác chia sẽ với các bạn trong nhóm, trước lớp. II.ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: Lớp học. - Phương tiện: Tranh ảnh, máy trình chiếu. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Gv ổn định tổ chức, đặt vấn đề tiết học, giới thiệu mục tiêu, nội dung tiết học. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giáo viên phổ biến, nội dung yêu cầu tiết học. HĐ1: Giáo viên đưa ra tình huống: Khi các em đi học về bất ngờ rơi xuống nước các em làm gì để cứu mình? +V1: HS lắng nghe và suy nghỉ +V2: HS thảo luận trong nhóm +V3: Đại diện nhóm trả lời. +V4: Các nhóm khác góp ý kiến. - GV nhận xét. * GV đưa ra một số phương pháp giúp các em nắm bắt được khi gặp nguy hiểm: + Giữ bình tĩnh + Cố gắng lật ngữa người và giơ tay hình nắm đấm kêu cứu. - GV giới thiệu một số hình ảnh (tranh) cho các em quan sát và suy nghỉ trả lời. Hình ảnh xòe tay kêu cứu? Đúng hay sai? Tại sao? +V1: HS lắng nghe quan sát và suy nghỉ +V2: HS thảo luận trong nhóm +V3: Chia sẽ giữa các nhóm +V4: Các nhóm góp ý kiến - GV nhận xét. * GV làm mẫu hướng dẫn cách lật ngữa người cho các em quan sát và gọi từng em, nhóm lên làm thử. Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  6. Năm học 2020 - 2021 +V1: HS lắng nghe quan sát và suy nghỉ +V2: 1 HS lên làm mẫu. +V3: Từng nhóm một lên thực hiện. * GV nhận xét. Đánh giá: - Tiêu chí:+ Qua bài học giúp các em nắm bắt được một số kỹ năng tự cứu mình. + Học sinh mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi. - PP: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - KT:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi, trình bày miệng. HĐ2: Những cách cứu hộ cơ bản: Giáo viên đưa ra tình huống nếu gặp người khác nguy hiểm ở dưới nước thì chúng ta phải làm gì? +V1: HS lắng nghe và suy nghỉ +V2: HS thảo luận trong nhóm +V3: Đại diện nhóm trả lời. +V4: Các nhóm khác góp ý kiến - GV nhận xét. - GV đưa ra một số quy tắc cần thiết và cơ bản để học sinh nghe, viết và ghi nhớ. + Giữ bình tĩnh + Không tự xuống cứu + Kêu cứu + Dùng vật kéo hoặc ném vật làm phao để cứu. * GV giới thiệu một số hình ảnh (tranh) cho các em quan sát và suy nghỉ trả lời. Những cách cứu hộ cơ bản? +V1: HS lắng nghe quan sát và suy nghỉ +V2: HS thảo luận trong nhóm +V3: Chia sẽ giữa các nhóm - GV nhận xét thêm. Đánh giá: - Tiêu chí : + Qua bài học giúp các em nắm bắt được một số kỹ năng tự cứu mình. + Học sinh biết lắng nghe, chia sẽ hợp tác với các bạn trong nhóm,trước lớp. - PP: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - KT:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi, trình bày miệng. - GV cùng HS hệ thống lại bài. B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Các em vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc Ngày soạn: 15/ 11/ 2020 Dạy lớp: 3A,3B,3C,3D,3E Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  7. Năm học 2020 - 2021 Khối 3 BÀI 17: GIÁO DỤC BƠI AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC Khái niệm, lợi ích, tác dụng, tầm quan trọng của môn bơi lội I. MỤC TIÊU: KT- Giới thiệu Khái niệm, lợi ích, tác dụng, tầm quan trọng của môn bơi lội. - Giới thiệu các kiểu bơi, thành tích bơi lội ở QB, một số VĐV tiêu biểu KN- Nắm được khái niệm, lợi ích, tác dụng và tầm quan trọng của môn bơi lội - Nắm bắt được tên các kiểu bơi, thành tích bơi lội ở QB, một số VĐV tiêu biểu TĐ- HS có ý thức phòng chống tai nạn đuối nước cho bản thân và tuyên truyền cho mọi người cùng biết. NL- Biết hợp tác nhóm và hoạt động tích cực. Biết tự phục vụ II.ĐIA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Trong phòng học. - Chuản bị ĐDDH: + GV: Chuẩn bị phóng sự, tài liệu về tai nạn đuối nước; hình ảnh của một số VĐV bơi lội tiêu biểu của trong huyện, tỉnh và cả nước. + HS: III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động - Trưởng ban văn nghệ bắt hát cho cả lớp cùng hát 1-2 bài - Chơi trò chơi "Diệt các con vật có hại" * Đánh giá: - PP: Quan sát. - KT: Nhận xét bằng lời - TC: + HS đã chú ý hát hay chưa + Tham gia trò chơi một cách tích cực hăng say 2. Hình thành kiến thức - Giáo viên phổ biến, nội dung yêu cầu tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Giới thiệu Khái niệm, lợi ích, tác dụng, tầm quan trọng của môn bơi lội Việc 1 : Nghe GV viên giới thiệu Việc 2 : Các nhóm thảo luận chia sẻ các nội dung GV giới thiệu * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp: - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập - TC: + HS nắm được Khái niệm, lợi ích, tác dụng, tầm quan trọng của môn bơi lội + Biết hợp tác nhóm và tham gia trả lời câu hỏi Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  8. Năm học 2020 - 2021 2. Giới thiệu các kiểu bơi, thành tích bơi lội ở Quảng Bình và giới thiệu một số VĐV tiêu biểu. Việc 1 : Nghe GV viên giới thiệu Việc 2 : Các nhóm thảo luận chia sẻ các nội dung GV giới thiệu * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp: - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập - TC: + Ghi nhớ được các kiểu bơi mà GV giới thiệu + Ghi nhớ được thành tích và một số gương mặt tiêu biểu của bơi lội trong huyện, tỉnh và trên cả nước. + Biết hợp tác nhóm và hoạt động tích cực 3. Xem phóng sự, hình ảnh về tình hình đuối nước, thực trạng học bơi hiện nay. Việc 1 : Xem phóng sự Việc 2 : Các nhóm thảo luận chia sẻ các nội dung vừa được xem * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp: - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập - TC: + HS rút ra được bài học gì qua xem các phóng sự + Biết hợp tác nhóm và hoạt động tích cực C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẽ nội dung bài học với người thân và các bạn cùng thôn xóm. * Đánh giá: - PP: Vấn đáp - Tích hợp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Phản hồi - TC: Biết chia sẻ nội dung học tập với người thân, bạn bè cùng thôn xóm Ngày soạn: Ngày soạn: 15/ 11/ 2020 Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  9. Năm học 2020 - 2021 Dạy lớp: 3A,3B,3C,3D,3E Khối 3 BÀI 18: GIÁO DỤC BƠI AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BƠI ẾCH I. MỤC TIÊU: KT- HS nắm được: Kỷ thuật tay - chân - thở bơi Ếch. KN- Biết được một số kinh nghiệm cũng như biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước và lợi ích của việc tập luyện bơi lội. TĐ- HS có ý thức phòng chống tai nạn đuối nước cho bản thân và tuyên truyền cho mọi người cùng biết. NL- Biết hợp tác nhóm và hoạt động tích cực. Biết tự phục vụ II.ĐIA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Trong phòng học. - Chuản bị ĐDDH: + GV: Chuẩn bị phóng sự, tài liệu về tai nạn đuối nước và cách phòng ngừa. + HS: III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động - Trưởng ban văn nghệ bắt hát cho cả lớp cùng hát 1-2 bài - Chơi trò chơi "Lịch sự" * Đánh giá: - PP: Quan sát. - KT: Nhận xét bằng lời - TC: + HS đã chú ý hát hay chưa + Tham gia trò chơi một cách tích cực hăng say 2. Hình thành kiến thức - Giáo viên phổ biến, nội dung yêu cầu tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1. Kỷ thuật đạp chân ếch. Việc 1 : Xem các tranh ảnh về đạp chân ếch. Việc 2: Gv phân tích và làm mẫu kỷ thuật động tác . Tư thế ban đầu, co chân, bẻ bàn chân ra hai bên, đạp và khép chân. Việc 3: Hs thực hành theo nhóm Việc 4. Các nhóm thảo luận chia sẻ các nội dung GV quan sát sữa sai và rút ra kinh nghiệm, cùng chia sẽ trước lớp. * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp: - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  10. Năm học 2020 - 2021 - TC: + Thực hiện được.Tư thế ban đầu, co chân, bẻ bàn chân ra hai bên, đạp và khép chân. + Biết hợp tác nhóm và hoạt động tích cực HĐ2. Kỷ thuật quạt tay Ếch. Việc 1 : Xem các tranh ảnh về đạp chân ếch. Việc 2: Gv phân tích và làm mẫu kỷ thuật động tác . Tư thế ban đầu, ôm nước, quạt nước, thu tay, duổi tay. Việc 3: Hs thực hành theo nhóm Việc 4. Các nhóm thảo luận chia sẻ các nội dung GV quan sát sữa sai và rút ra kinh nghiệm, cùng chia sẽ trước lớp. * Đánh giá: - PP: Quan sát, vấn đáp: - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập - TC: Nắm cơ bản kỷ thuật quạt tay Ếch :Tư thế ban đầu, ôm nước, quạt nước, thu tay, duổi tay. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẽ nội dung bài học với người thân và các bạn cùng thôn xóm. * Đánh giá: - PP: Vấn đáp - Tích hợp - KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. Phản hồi - TC: Biết chia sẻ nội dung học tập với người thân, bạn bè cùng thôn xóm TUẦN 9 Ngày soạn: 15/ 11/ 2020 Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  11. Năm học 2020 - 2021 Dạy lớp: 3A,3B,3C,3D,3E BÀI 17: GIỚI THIỆU KỸ THUẬT BƠI THỰC DỤNG TRONG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN VÀ CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC ( T2 ) I. Mục tiêu: - Giới thiệu kỹ thuật bơi thực dụng trong phòng chống tai nạn và cứu người bị đuối nước. (T 2) - Nắm được lợi ích của việc biết bơi, một số kỹ thuật bơi thực dụng cơ bản trong phòng chống tai nạn và cứu người bị đuối nước. - Giúp các em có tính kỉ luật, rèn tính phản xạ, kĩ năng thoát hiểm khi bị đuối nước. - Giúp học sinh phát triển năng lực mạnh dạn tự tin hợp tác nhóm. II, Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: lớp học - Phương tiện: phấn, bảng . III.Các hoạt động dạy học : A.Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành. - Ban văn nghệ bắt một bài hát cho lớp hát. 2.Hình thành kiến thức: - Giáo viên giới thiệu nội dung bài học. - Việc 1: H/s chú ý quan sát lắng nghe. HĐ1: Giáo viên giới thiệu kỹ thuật bơi thực dụng trong cứu đuối chủ yếu bơi ngữa. - Việc 1: HS lắng nghe quan sát và ghi nhớ - GV nhận xét và chốt: Bơi ngữa là một kỹ thuật cơ bản dễ dàng để giúp cơ thể chúng ta nổi ngữa và dễ dàng dìu – cứu người bị đuối nước. HĐ 2: Giáo viên giới thiệu một số kỹ thuật giúp thoát chết đuối dù không biết bơi. * GV Bạn nào kể cho cô biết một số cách thoát chết đuối ? - Việc 1: HS lắng nghe quan sát và suy nghỉ - Việc 2: HS thảo luận nhóm - Việc 3: HS trả lời theo suy nghỉ của mình. - GV nhận xét chốt: Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây: 1. Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên. 2. Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu. 3. Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn. Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  12. Năm học 2020 - 2021 4. Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi. Dùng các vật dụng có sẵn Dùng thuyền hoặc phối hợp người để cứu Kỹ thuật ném dây Kỹ thuật cứu đuối Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  13. Năm học 2020 - 2021 Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp cho các em nắm một số kỹ thuật bơi thực dụng cơ bản trong phòng chống tai nạn và cứu người bị đuối nước. - Học sinh có ý thức học tập tốt. Biết lắng nghe hợp tác nhóm tích cực - Phương pháp: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi, trình bày miệng - GV cùng HS hệ thống lại bài. - Ban văn nghệ cho lớp đứng tại chỗ hát 1 bài C . Hoạt động ứng dụng: Các em hãy vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Ngày soạn: 15/ 11/ 2020 Dạy lớp: 3A,3B,3C,3D,3E BÀI 18: KHÔNG ĐƯỢC BƠI TRONG VÙNG NƯỚC LŨ I. Mục tiêu: - Trang bị cho học sinh về kiến thức an toàn trong vùng nước lũ, lụt. Trên sông, biển. - Biết được một số cách cơ bản để tự bảo vệ mình trong vùng nước lũ, lụt. Trên sông, trên biển. - Giúp các em có ý thức tự bảo vệ mình và người khác khi gặp đuối nước. II, Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: lớp học - Phương tiện: Chuẩn bị tranh ảnh Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  14. Năm học 2020 - 2021 III.Các hoạt động dạy học : A.Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - Lớp trưởng điều hành. - Ban văn nghệ bắt một bài hát cho lớp hát. 2.Hình thành kiến thức: - Giáo viên giới thiệu nội dung bài học. HĐ1: - GV trình chiếu hình ảnh về một số nơi bị lũ cuốn, ngập lụt. ? Nước lũ, lụt có nguy hiểm không? ? Nước lũ, lụt có màu gì? Chảy như thế nào? Các em có bơi được trong vùng nước lũ, lụt không? - Việc 1: H/s chú ý quan sát tranh, lắng nghe câu hỏi. - Việc 2: HS thảo luận theo nhóm. - Việc 3: Đại diện nhóm lên chia sẽ. - Việc 4: H/s lắng nghe nhận xét bạn trả lời. - GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương và trình chiếu câu trả lời cho các em đồng thanh đọc và ghi nhớ. - Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp cho các em nắm được một số cách cơ bản để tự bảo vệ mình trong vùng nước lũ, lụt. - Biết tự giải quyết vấn đề hợp tác chia sẽ với các bạn trong nhóm, trước lớp. - Phương pháp: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi, trình bày miệng. HĐ2: An toàn trên sông - GV đưa ra câu hỏi nếu không nhìn thấy đáy chúng ta có nên nhảy xuống không? Tại sao? - Việc 1: H/s chú ý lắng nghe câu hỏi. - Việc 2: HS suy nghỉ và trả lời - GV nhận xét,chốt kiến thức và trình chiếu câu trả lời cho các em đồng thanh đọc và ghi nhớ. - Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp cho các em nắm được một số cách cơ bản để tự bảo vệ mình khi đi trên sông. - Học sinh mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi. - Phương pháp: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi, trình bày miệng. HĐ3: Khi đi trên thuyền - GV đưa ra câu hỏi khi ngồi trên thuyền chúng ta phải làm gì? Vì sao? - Việc 1: H/s chú ý lắng nghe câu hỏi. - Việc 2: HS suy nghỉ và trả lời. - GV nhận xét và trình chiếu câu trả lời cho các em đồng thanh đọc và ghi nhớ. Giáo viên: Đinh Công Ngọc
  15. Năm học 2020 - 2021 - GV giới thiệu một số hình ảnh (tranh) cho các em quan sát và suy nghỉ trả lời. Em hãy cho biết ai có thể gặp nguy hiểm? Tại sao? - Việc 1: HS lắng nghe quan sát và suy nghỉ - Việc 2: HS thảo luận trong nhóm - Việc 3: Chia sẽ giữa các nhóm - GV nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp cho các em nắm được một số cách cơ bản để tự bảo vệ mình khi đi trên thuyền. - Học sinh mạnh dạn tự tin trả lời câu hỏi. - Phương pháp: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi, trình bày miệng. HĐ4: An toàn trên biển - GV giới thiệu một số hình ảnh (tranh) cho các em quan sát và suy nghỉ trả lời. Em hãy cho chỗ nào có dòng nước xoáy? Có nguy hiểm không? - Việc 1: HS lắng nghe quan sát và suy nghỉ - Việc 2: HS thảo luận trong nhóm. - Việc 3: Chia sẽ giữa các nhóm. - GV nhận xét. Giải thích cho các em. Tiêu chí đánh giá: Qua bài học giúp cho các em nắm được một số cách cơ bản để tự bảo vệ mình khi đi trên biển. - Học sinh có ý thức học tập tốt. - Phương pháp: Quan sát qua trình.Vấn đáp kiểm tra. - Kỉ thuật:Ghi chép. Nhận xét bằng lời. Đặt câu hỏi, trình bày miệng. - GV cùng HS hệ thống lại bài. C. Hoạt động ứng dụng: Các em hãy vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống Giáo viên: Đinh Công Ngọc