Giáo án Sinh học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương

docx 103 trang nhungbui22 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_tr.docx

Nội dung text: Giáo án Sinh học Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Trường THPT Xuân Phương

  1. GIÁO ÁN SINH HỌC 12 Sản phẩm Nhóm: Giáo viên sinh học sáng tạo xin gửi tặng đến thầy cô. Đây là sản phẩm công sức và tâm huyết của rất nhiều người trong nhóm. Giáo án còn nhiều điểm cần hoàn thiện, khi thầy cô sử dụng có vấn đề gì góp ý trao đổi xin gửi mail về: Trong thời gian tới, rất mong các thầy cô trở lại nhóm để làm những dự án dạy học tiếp theo để tạo môi trường học tập trong các thầy cô. Xin trân thành cảm ơn! TM Trưởng nhóm GV: DƯƠNG THỊ THU HÀ Đơn vị công tác: THPT Xuân Phương – Hà Nội BÀI 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được các đặc điểm giống nhau giữa người hiện đại với các loài linh trưởng hiện đang sinh sống. - Giải thích được những đặc điểm thích nghi đặc trưng của loài người. - Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển của loài người. 2. Về năng lực - Giao tiếp: Trao đổi, thảo luận với bạn để rút ra kết luận chung. - Sử dụng CNTT: Soạn các bài báo cáo, tìm hiểu về một vấn đề nào đó. 3. Phẩm chất Giáo dục học sinh có ý thức trách nhiệm về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bảng 34. Mức độ giống nhau về ADN và protein giũa người với các loài thuộc bộ Khỉ % giống nhau so Số Axit amin trên chuỗi β– hemoglobin khác biệt so Các loài với Các loài với người ADN người Tinh tinh 97,6 Tinh tinh 0/146 Vượn 94,7 Gôrila 1/146 Gibbon Khỉ Rhesut 91,1 Vượn 3/146 Gibbon Khỉ Vervet 90,5 Khỉ Rhesut 8/146 Khỉ 84,2 Capuchin Galago 58,0 Từ đó xác định mối quan hệ họ hàng giữa người với các loài thuộc bộ Khỉ. - Hình 34.1. Cây chủng loại phát sinh của bộ Linh trưởng: Hiểu được mối quan hệ họ hàng giữa người và một số loài vượn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. A. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “Sự phát sinh loài người” (5’) a. Mục tiêu - Huy động sự hiểu biết của học sinh về sự phát sinh loài người. - HS phát hiện ra vấn đề về nguồn gốc của loài người có mối liên hệ với các loài động vật xuất hiện trước. Nhu cầu cần tìm câu trả lời. b. Nội dung - GV giới thiệu: Loài người có nguồn gốc từ động vật có xương sống: + Giới động vật (Animalia) + Ngành ĐVCXS (Chordata) + Lớp thú (Mammalia) + Bộ linh trưởng (Primates) + Họ người (Homonidae) + Chi, giống người (Homo) + Loài người (Homo sapiens) CH 1. Bằng chứng nào xếp con người vào vị trí phân loại như hiện nay? c. Sản phẩm: - Học sinh trình bày và vận dụng kiến thức đã biết trả lời câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung dạy học - GV giới thiệu: Loài người có nguồn gốc từ động vật có xương sống: + Giới động vật (Animalia) + Ngành ĐVCXS (Chordata) + Lớp thú (Mammalia) + Bộ linh trưởng (Primates) + Họ người (Homonidae) + Chi, giống người (Homo) + Loài người (Homo sapiens) - GV hỏi: Bằng chứng nào xếp con người vào vị trí phân loại như vậy? - HS trả lời bằng kiến thức hiện có. Nhận thức ban đầu của HS về bài học B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI (25’) 2.1. Tìm hiểu quá trình phát sinh loài người hiện đại a. Mục tiêu: - Trình bày được bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. b. Nội dung - GV chia lớp thành 6 nhóm, tìm hiểu các thông tin ở nhà: + Nhóm 1, 3: Những điểm giống nhau giữa người và thú + Nhóm 2, 4: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay + Nhóm 5, 6: Trình bày những điểm khác nhau giữa người và vượn người ngày nay? c. Sản phẩm Câu trả lời của HS thông qua bài thuyết trình powerpoint hoặc phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện Nội dung dạy học - GV chuyển giao nhiệm vụ: Nghiên cứu mục I.1 và I. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI dựa vào những kiến thức đã học, trả lời câu hỏi: 1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài Câu 1. Trình bày những điểm giống nhau giữa người người
  3. và thú? Từ đó rút ra được kết luận gì về mối quan hệ này? Câu 2. Trình bày những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay? Từ đó rút ra được kết luận gì về mối quan hệ này? Câu 3. Trình bày những điểm khác nhau giữa người và vượn người ngày nay? Từ đó chứng minh điều gì? Câu 4. Dựa vào số liệu trong bảng 34 SGK trang 145 xác định mối quan hệ họ hàng giữa giữa người với một số loài thuộc bộ Khỉ? Câu 5. Quan sát và giải thích cây chủng loại phát sinh của Bộ Linh trưởng. - HS thực hiện nhiệm vụ: Chuẩn bị bài báo cáo ở nhà - HS báo cáo theo phân công: + Nhóm 1, 3: Những điểm giống nhau giữa người và thú. + Nhóm 2, 4: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người ngày nay. + Nhóm 5, 6: Trình bày những điểm khác nhau giữa người và vượn người ngày nay? Mỗi nội dung chỉ mời 1 nhóm trình bày, nhóm kia bổ sung nếu còn thấy thiếu sót. - GV Kết luận, nhận định: * Sự giống nhau giữa người và thú: - Có lông mao, tuyến sữa, đẻ con nuôi con bằng sữa; - Người có nhiều cơ quan tương đồng với thú - Giai đoạn phôi sớm của người giống phôi thú: Có lông, có đuôi. Người có nhiều cơ quan thoái hóa. Trong 1 số trường hợp cơ quan thoái hóa phát triển ở người trưởng thành (Lại tổ). → Người có quan hệ họ hàng và nguồn gốc với thú. * Giống nhau giữa người và vượn người ngày nay - Hình dạng và kích thước cơ thể, không có đuôi, đi bằng 2 chân sau, có 12 - 13 đôi xương sườn, 5 - 6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc. - 4 nhóm máu - Bộ gen - Đặc điểm sinh sản - Hoạt động thần kinh - Tập tính sinh sống. - Vượn người ngày nay có các dạng: Vượn, đười ươi, Gorila, tinh tinh. - Trong đó người giống tinh tinh nhất. → Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc gần gũi. * Sự khác nhau giữa người và vượn người: - Dáng đứng và di chuyển. - Cột sống, lồng ngực, xương chậu. - Tay. - Chân, bàn chân, ngón chân
  4. - Xương đầu. - Não, hoạt động thần kinh → Chứng tỏ vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người mà là các nhánh cùng tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 2.2. Tìm hiểu người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa a. Mục tiêu: - Giải thích được thế nào là tiến hóa văn hóa và vai trò của tiến hóa văn hóa đối với sự phát sinh, phát triển của loài người. b. Nội dung - GV yêu cầu HS: Nghiên cứu mục II. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa, tr.147 SGK và trả lời câu hỏi: Câu 1. Trình bày đặc điểm của người hiện đại? Câu 2. Tại sao xã hội loài người ngày nay có sự sai khác so với xã hội loài người cách đây hàng chục năm? Câu 3. Tại sao con người ngày nay lại là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóa của các loài khác? Câu 4. Trách nhiệm của HS đối với việc phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người? c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện Nội dung dạy học - GV yêu cầu HS: Nghiên cứu mục II. Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa, tr.147 SGK và trả lời câu hỏi: Câu 1. Trình bày đặc điểm của người hiện đại? Câu 2. Tại sao xã hội loài người ngày nay có sự sai khác so với xã hội loài người cách đây hàng chục năm? Câu 3. Tại sao con người ngày nay lại là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóa của các loài khác? Câu 4. Trách nhiệm của HS đối với việc phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người? - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi, trình bày. - GV chốt kiến thức. - Đặc điểm của người hiện đại: + Não phát triển. + Cấu trúc thanh quản cho phép tiếng nói phát triển, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ. + Kích thước cơ thể lớn hơn. + Con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên. + Tuổi thọ cao hơn. - Nhờ có sự tiến hóa văn hóa, được thể hiện: + Dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi vật dữ. + Biết tạo ra quần áo, lều trú ẩn. + Chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi.
  5. - Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng tiến hóa của chính mình. C. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên Microsoft Forms đã soạn sẵn, HS được sử dụng điện thoại để trả lời câu hỏi. Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Phân tích bảng số liệu sau và cho biết: Dạng vượn người nào có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? % giống nhau so Số Axit amin trên chuỗi β– hemoglobin khác biệt so Các loài với Các loài với người ADN người Tinh tinh 97,6 Tinh tinh 0/146 Vượn 94,7 Vượn 3/146 Gibbon Gibbon Khỉ Rhesut 91,1 Khỉ Rhesut 8/146 Galago 58,0 Gôrila 1/146 A. Tinh tinh. B. Vượn Gibbon. C. Khỉ Rhesut. D. Galago Câu 2. Tên khoa học của loài người hiện đại là: A. Homo sapiens. B. H.habilis. C. H.erectus. D. H.neanderthalensis. Câu 3. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh điều gì? A. Tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng phát sinh thành 2 nhánh khác nhau. B. Người và vượn người không có quan hệ cùng nguồn gốc. C. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. D. Người và vượn người có quan hệ gần gũi. Câu 4. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh A. người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc. B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống. C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người. D. người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. Câu 5. Đặc điểm nào là không đúng đối với vượn người ngày nay? A. Có 4 nhóm máu A, B, AB và O như người. B. Có đuôi. C. Bộ răng gồm 32 chiếc, 5-6 đốt sống cùng. D. Biết biểu lộ tình cảm: vui, buồn, giận dữ. Câu 6. Vượn người ngày nay bao gồm những dạng nào? A. Vượn, đười ươi, khỉ. B. Vượn, đười ươi, gôrila, tinh tinh. C. Đười ươi, khỉ Pan, gôrila. D. Vượn, gôrila, khỉ đột, tinh tinh. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS hiển thị trên hệ thống.
  6. d. Tổ chức thực hiện GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên Microsoft Forms đã soạn sẵn. (Nếu chưa đủ điều kiện thì GV thiết kế trên Powerpoint thông qua các trò chơi để kích thích sự hứng thú của HS). HS được sử dụng điện thoại để trả lời câu hỏi. GV chiếu đáp án thống kê của HS và chỉnh sửa những câu hỏi HS còn nhầm lẫn về kiến thức nhiều. D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5’) Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dụng tại lớp/ nhiệm vụ về nhà a. Mục tiêu Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. b. Nội dung - Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2: Đặc điểm phân biệt Tiến hoá sinh học Tiến hoá văn hoá Các nhân tố tiến hoá Giai đoạn tác động chủ yếu Kết quả c. Sản phẩm Phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện - GV giao nhiệm vụ: NV1. GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung PHT tại lớp. NV2. Học sinh cần có ý thức trách nhiệm như thế nào về vai trò của con người trong thế giới sống hiện nay, ý thức phòng chống các nhân tố xã hội tác động xấu đến con người và xã hội loài người? - HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện, thảo luận, báo cáo. - HS báo cáo, thảo luận: Các nhóm thực hiện theo phân công của GV. - Kết luận, nhận định:s ĐÁP ÁN Đặc điểm Tiến hoá sinh học Tiến hoá văn hoá phân biệt Các Biến dị di truyền, chọn lọc tự Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hoá, tinh nhân tố nhiên. thần, khoa học, công nghệ, quan hệ xã hội, tiến hoá Giai Chủ yếu ở giai đoạn tiến hoá Chủ yếu từ giai đoạn đã xuất hiện con người đoạn của vượn người hoá thạch và sinh học (đi thẳng, đứng bằng hai chân, bộ tác động người cổ. não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công chủ yếu cụ lao động) đến nay và trong tương lai. Hình thành các đặc điểm thích Hình thành nhiều khả năng thích nghi hơn mà nghi trên cơ thể vượn người không cần biến đổi về mặt sinh học trên cơ Kết quả hoá thạch: Đi bằng hai chân, thể. Giúp con người trở thành loài thống trị sống trên mặt đất, bộ não phát trong tự nhiên, làm chủ khoa học kĩ thuật, có triển, biết chế tạo và sử dụng ảnh hưởng đến nhiều loài khác và khả năng
  7. công cụ lao động. điều chỉnh tiến hoá của chính mình. BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm môi trường, các nhân tố sinh thái, nêu được các nhóm nhân tố sinh thái cơ bản. - Nêu được các loại môi trường, lấy được ví dụ minh họa. - Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái. - Giải thích được tại sao trên một cây có nhiểu loài sinh vật cùng sinh sống được. - Trình bày được đặc điểm của các khoảng giá trị trong giới hạn sinh thái.
  8. - Phân biệt được ổ sinh thái và nơi ở. 2. Về năng lực: a. Năng lực sinh học - Nhận thức kiến thức sinh học (ở mục tiêu phần kiến thức ở trên) - NL vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Đề xuất được kế hoạch nuôi, đánh bắt cá rô phi ở ao hồ miền bắc của nước ta. b. Năng lực chung: * Năng lực tự chủ, tự học - Tự tìm hiểu kiến thức trong tài liệu, hình ảnh trong trò chơi đuổi hình bắt chữ tìm ra kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái. * Năng lực giao tiếp và hợp tác - Phân công nhiệm vụ trong nhóm và xác định nhiệm vụ của bản thân. - Tập hợp ý kiến trong nhóm. - Chủ động, tự tin trong quá trình báo cáo nội dung phiếu học tập trước tập thể học tập. - Mạnh dạn chia sẻ, trình bày ý kiến cá nhân về nội dung bài tập trước nhóm học tập. - Đánh giá hoạt động các nhóm về nội dung, hình thức, cách trình bày. * Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Đề xuất được kế hoạch nuôi, đánh bắt cá rô phi ở ao hồ miền bắc của nước ta. 2. Phẩm chất a. Yêu nước: tình yêu thiên nhiên, yêu thương con người. b. Chăm chỉ: kiên trì trong quá trình tìm kiếm nội dung kiến thức trong tài liệu, hình ảnh, tích cực trong hoạt động nhóm, tích cực tìm tòi và sáng tạo. c. Trung thực: Trung thực việc chấm điểm sản phẩm học tập của các nhóm học tập. d. Trách nhiệm: Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của cá nhân được phân công trong làm việc nhóm, có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm; tuân thủ đúng nội quy, nguyên tắc khi tham gia các hoạt động học tập; có ý thức vận dụng những hiểu biết, kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu - Bảng phụ (hoạt động nhóm), bút lông - Nội dung phiếu học tập - Hình vẽ trong trò chơi đuổi hình bắt chữ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU a) Mục tiêu hoạt động: Làm xuất hiện vấn đề học tập (môi trường và các nhân tố sinh thái) b) Nội dung hoạt động: Học sinh tham gia trò chơi đuổi hình bắt chữ để tìm đội thắng cuộc về sinh thái học. c) Sản phẩm hoạt động: Phát hiện ra vấn đề bài học (Phần 7: Sinh thái học. Chương 1. Cá thể và quần thể sinh vật. Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái) d) Cách thức tổ chức: Hoạt động GV Hoạt động HS
  9. - Chia lớp thành 04 đội tổ chức trò chơi “ đuổi hình bắt chữ”. - Quan sát hình - Quan sát phông triếu và ghi ra bảng phụ cụm từ ngữ trong trò chơi ảnh, nội dung đuổi hình bắt chữ thời gian hoạt động trong 4 phút. liên quan đoán Hình 1 cụm từ trong trò chơi đuổi hình bắt chữ liên qua đến hình ảnh. - Thảo luận, trả lời nhanh bằng cách ghi đáp án vào bảng phụ. Đáp án: Sinh thái học. Hình 2
  10. Đáp án: Cá thể Hình 3 Đáp án: Quần thể - Các nhóm treo
  11. kết quả lên bảng và ogiais viên Hình 4 nhận xét cho điểm các nhóm. Đáp án: Môi trường. - Các nhóm treo kết quả lên bảng. - GV: nhận xét cho điểm mỗi nhóm => Từ kết quả hoạt động giáo viên vào Phần 7: Sinh thái học Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2.1. Tìm hiểu môi trường sống và các nhân tố sinh thái a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm môi trường, các nhân tố sinh thái. nêu được các nhóm nhân tố sinh thái cơ bản. - Nêu được các loại môi trường, lấy được ví dụ minh họa. - Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. b) Nội dung hoạt động: Học sinh thảo luận thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về môi trường sống và các nhân tố sinh thái bằng kĩ thuật phòng tranh. c) Sản phẩm hoạt động: * Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. - Môi trường sống. + KN: Môi trường sống bao gồm tất cả những nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. + Phân loại: Có 4 loại môi trường chính: - Môi trường nước. - Môi trường trong đất. - Môi trường trên cạn (gồm cả không khí). - Môi trường sinh vật. - Nhân tố sinh thái.
  12. + KN: NTST là tất cả những nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. + Phân loại: Gồm 2 nhóm cơ bản vô sinh và hữu sinh d) Cách thức tổ chức: Hoạt động GV Hoạt động HS GV giới thiệu nhiệm vụ, phân nhóm HS bằng kĩ thuật phòng Các nhóm tiến hành làm tranh. Cụ thể thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm việc: mình trong 4 phút, nghiên cứu tài liệu của nhóm khác 3 phút. - Mỗi cá nhân nghiên cứu Đi các nhóm khác quan sát, đặt câu hỏi cho nhsom khác trong tài liệu và ghi lại các 10 phút. thành tựu đã tìm được - GV nhận xét sản phẩm của các nhóm và chốt kiến thức. - Nhóm thảo luận tổng - Nhóm 1,2: Khái niệm môi trường sống, các loại môi trường hợp ý kiến của mỗi thành sống chủ yếu? viên để hoàn thành - Nhóm 3,4: Khái niệm nhân tố sinh thái, phân loại, lấy ví dụ cụ nhiệm vụ được giao thể cho từng nhóm nhân tố sinh thái. - Mỗi nhóm treo sản phẩm của nhóm mình lên vị trí của nhóm - Các nhóm đi xem sản phẩm của các nhóm khác nhau, đặt câu hỏi Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái, ổ sinh thái. - Trình bày được đặc điểm của các khoảng giá trị trong giới hạn sinh thái. - Phân biệt được ổ sinh thái và nơi ở. - Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. b) Nội dung hoạt động: Học sinh hoạt động nhóm, hoàn thành PHT số 2 c) Sản phẩm hoạt động: Đáp án các câu hỏi trong phiếu học tập số 2 * Giới hạn sinh thái. - Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. - Các khoảng giá trị: + Khoảng thuận lợi: sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. + Khoảng chống chịu: tại đó các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật. + Khoảng ngoài giới hạn chịu đựng: sinh vật không sống được. + Điểm gây chết. * Ổ sinh thái. - Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các NTST của môi trường nằm trong GHST cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. - Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài, nơi ở chỉ là nơi cư trú. d) Cách thức tổ chức:
  13. Hoạt động GV Hoạt động HS - Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ, chia lớp thành 4 - Các nhóm nghiên cứu hình ảnh, tài nhóm cùng thảo luận hoàn thành nội dung của phiếu liệu SGK và ghi lại các kết quả tìm học tập số 2. được. Yêu cầu các nhóm treo kết quả thảo Yêu cầu học sinh treo kết quả thảo luận của nhóm luận của nhóm. Học sinh so sánh kết quả, lắng nghe giáo viên nhận xét. Yêu cầu học sinh so sánh bài của nhóm mình với nhóm khác. Nhận xét, kết luận. Phiếu học tập số 2: Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào Nghiên cứu hình ảnh số 5,6 kết hợp thông tin trong SGK phần II, bài 35 để trả lời các câu hỏi sau
  14. Hình 6: Các loài sinh vật sống trên cây Câu 1: Trình bày khái niệm giới hạn sinh thái. Đặc điểm của các khoảng giá trị trong giới hạn sinh thái. Câu 2: Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây trồng nhiệt đới, biết giới hạn nhiệt độ là 0oC đến 400C, khoảng thuận lợi là 20 - 300C. Câu 3: Khái niệm ổ sinh thái, phân biệt ổ sinh thái và nơi ở? C. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: củng cố kiến thức bài môi trường sống và các nhân tố sinh thái. - Rèn tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. b) Nội dung hoạt động: Chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ và trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan. c) Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS. d) Cách thức tổ chức: Yêu cầu học sinh chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau Câu 1: Tìm cụm từ phù hợp trong trò chơi đuổi hình bắt chữ dựa vào hình ảnh
  15. Đáp án: Ổ sinh thái Câu 2: Tìm cụm từ phù hợp trong trò chơi đuổi hình bắt chữ dựa vào hình ảnh Đáp án: Giới hạn sinh thái Câu 3: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật Câu 4: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật B. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn Câu 5: Giới hạn sinh thái là
  16. A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian B. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu C. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi D. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây sai? A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn so với loài sống ở vùng cửa sông C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái Câu 7: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất Câu 8: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì chúng thường có vùng phân bố A. hạn chế B. rộng C. vừa phải D. hẹp Câu 9: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi Câu 10: Nơi ở là A. khu vực sinh sống của sinh vật B. nơi cư trú của loài C. khoảng không gian sinh thái D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG a) Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi mở rộng nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và mở rộng giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được kế hoạch nuôi, đánh bắt cá rô phi ở ao hồ miền bắc của nước ta. b) Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi tự luận. c) Sản phẩm học tập. Đáp án phiếu học tập số 2 - Giới hạn phân bố của cá chép rộng hơn cá rô phi. - Đề xuất được kế hoạch nuôi, đánh bắt cá rô phi ở ao hồ miền bắc của nước ta. d) Cách thức tổ chức Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
  17. Quan sát hình 7, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau. Câu 1: Dự đoán sự phân bố của cá chép và cá rô phi loài nào rộng hơn? Tại sao? Câu 2: Đề xuất được kế hoạch nuôi, đánh bắt cá rô phi ở ao hồ miền bắc của nước ta.
  18. BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: - Trình bày được các khái niệm: quần thể sinh vật, quan hệ hỗ trợ, quan hệ canh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Lấy được ví dụ minh họa - Phân biệt được quần thể và tập hợp ngẫu nhiên. - Trình bày được quá trình hình thành quần thể. - Phân tích được nguyên nhân, ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 2. Về năng lực - Tự học thông qua tự nghiên cứu kiến thức trong sách giáo khoa. - Giải quyết vấn đề hợp tác thông qua hoạt động thảo luận nhóm. - Giao tiếp thông qua hoạt động thuyết trình, báo cáo sản phẩm nhóm. 3. Về phẩm chất • Tích cực trong xây dựng bài mới. • Yêu thích môn học và nghiên cứu khoa học. • Tích cực trong việc bảo vệ môi trường sống của các loài và bảo vệ sự đa dạng sinh học. • Vận dụng kiến thức về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể để ứng dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất. II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Phương pháp dạy học • Vấn đáp, thuyết trình, • Làm việc nhóm. • PP trực quan: sử dụng hình ảnh, video. 2. Phương tiện dạy học • Hình ảnh minh họa về quần thể sinh vật, về quan hệ giữa các cá thể trong một quần thể: HS quan sát hình ảnh về quần thể, các mối quan hệ trong quần thể, nhận biết và định nghĩa một số khái niệm như quần thể, quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh • Bảng phụ, bút dạ/phấn: làm việc nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (7 phút) • Mục tiêu: • HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài cũ. • Tạo hứng thú, không khí sôi nổi bước vào tiết học. • Dẫn dắt vào vấn đề bài mới. • Nội dung: HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”
  19. • Sản phẩm: HS đoán được các ô chữ và tìm được từ khóa là “QUẦN THỂ” Nội dung ô chữ. N H Â N T Ố S I N H T H Á I Ổ S I N H T H Á I C O N N G Ư Ờ I Q U A L Ạ I G I Ớ I H Ạ N S I N H T H Á I K H Í Q U Y Ể N Câu hỏi gợi ý: 1. (Có 14 chữ cái) Tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật gọi là gì? 2. (Có 9 chữ cái) Nhiều loài chim vẫn có khả năng sống trong cùng một cây do của chúng khác nhau. 3. (Có 8 chữ cái) Đây là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật khác. 4. (Có 6 chữ cái) Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là mối quan hệ 5. (Có 15 chữ cái) Đây là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được. 6. (Có 8 chữ cái) Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và Từ khóa: QUẦN THỂ. • Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV: Phổ biến luật chơi. HS: Trả lời và đoán từ khóa. Bước 2: GV. Đặt vấn đề: Kết quả của sự tác động qua lại giữa cá thể với môi trường sống là giữ lại những cá thể có các đặc điểm thích nghi tốt nhất với môi trường. Tuy nhiên, nếu những đặc điểm thích nghi này không được duy trì qua các thế hệ thì theo thời gian loài đó sẽ không tồn tại. → Điều kiện bắt buộc và khách quan để loài tồn tại được đó là các cá thể cùng loài phải tập hợp với nhau, tạo nên một tổ chức mới cao hơn mức cá thể. Đó là quần thể. Vậy quần thể là gì? Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay, bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 2.1. HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm tìm hiểu về quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể (10 phút) • Mục tiêu: • Phát biểu được khái niệm quần thể và lấy được ví dụ minh họa. • Trình bày được quá trình hình thành quần thể. • Nội dung: HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm tìm hiểu về khái niệm quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể • Sản phẩm: - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. VD: Quần thể (QT) đước, QT cọ ở Phú Thọ, QT cá rô phi trong ao, QT chim cánh cụt ở Bắc Cực; QT sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia Tràm Chim,
  20. - Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hình thành một QTSV: + Giai đoạn 1: Một số cá thể cùng loài phát tán tới một MTS mới. + Giai đoạn 2: Tác động của chọn lọc tự nhiên: cá thể không thích nghi được → bị tiêu diệt hoặc di cư nơi khác; cá thể thích nghi được sẽ tồn tại. + Giai đoạn 3: Các cá thể cùng loài gắn bó, hình thành các mối quan hệ sinh thái → QT ổn định, thích nghi với môi trường sống. • Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chia HS thành 4 nhóm, chiếu hình ảnh về các VD, yêu cầu HS phân biệt đâu là QTSV và đâu là tập hợp các cá thể ngẫu nhiên? Giải thích? 1. Những con chim cánh cụt ở Bắc cực. 2. Những cây thông ở rừng thông Đà Lạt. 3. Tập hợp các con gà trống, gà mái trong lồng. 4. Tập hợp các con ong thợ trong cùng một tổ ong. 5. Đàn cá trong hồ. 6. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. HS: Suy nghĩ, thảo luận và trả lời. Bước 2. GV đưa ra đáp án, (1,2 là QTSV, còn lại là tập hợp ngẫu nhiên), nhận xét và bổ sung thêm kiến thức cho HS. Từ các ví dụ, yêu cầu HS phát biểu khái niệm quần thể sinh vật và lấy VD khác. HS: Từ các ví dụ phát biểu khái niệm QTSV và lấy VD khác. GV chuẩn hóa kiến thức. Bước 3. GV yêu cầu HS đọc thông tin đoạn 2, SGK – trang 156, kết hợp quan sát sơ đồ và thảo luận trả lời câu hỏi: (?) Quá trình hình thành QTSV trải qua mấy giai đoạn? HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 4: GV đánh giá, nhận xét và chốt lại kiến thức. 2.2. Hoạt động 2.2: HS quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm tìm hiểu về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (20 phút) • Mục tiêu: • Trình bày được nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. • Nội dung: • Thảo luận nhóm: nhân biết các mối quan hệ thông qua hình ảnh, trình bày được khái niệm, ví dụ, nguyên nhân, của các mối quan hệ. • Sản phẩm: • Quan hệ hỗ trợ:
  21. + Khái niệm: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, + Ví dụ: Đàn kiến quần tụ để cùng mang một miếng mồi. Hiện tượng liền rễ ở thông nhựa. + Nguyên nhân: Các cá thể sống đơn lẻ khó tìm thức ăn, bạn tình và chống lại kẻ thù, chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường. + Ý nghĩa: Đảm bảo cho sự tồn tại và ổn định của QT. Khai thác tối đa nguồn sống. Tăng khả năng sống sót, khả năng sinh sản của mỗi cá thể trong QT. • Quan hệ cạnh tranh: + Khái niệm: Quan hệ cạnh tranh trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể trong QT tranh giành nhau về nguồn sống (thức ăn, nơi ở, ánh sáng, ) hoặc các con đực tranh giành nhau cơ hội giao phối với con cái. + Ví dụ: Hiện tượng tự tỉa thưa, sư tử đánh nhau giành lãnh thổ. + Nguyên nhân: Xuất hiện khi mật độ cá thể trong QT tăng quá cao, nguồn sống không cung cấp đủ cho mọi cá thể trong QT. + Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong QT duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của QT. • Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS thảo luận nhóm và sắp xếp các VD sau vào 2 nhóm thể hiện: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. 1.Gấu trắng giành thức ăn. 4. Hiện tượng tự tỉa thưa ở TV. 2. Chim di cư theo đàn. 5. Thông nhựa liền rễ. 3. Kiến kiếm mồi. 6. Gà trống đánh nhau giành con mái. HS: Thảo luận và đưa ra đáp án. GV: Đưa ra đáp án. + Quan hệ hỗ trợ: 2, 3, 5. + Quan hệ cạnh tranh: 1, 4, 6. Bước 2. Từ những ví dụ trên, các nhóm thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1,2: Tìm hiểu về quan hệ hỗ trợ. + Nhóm 3,4: Tìm hiểu về quan hệ cạnh tranh. HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3. GV: Yêu cầu các nhóm lên thuyết trình báo cáo sản phẩm, nhóm sau báo cáo nội dung mới hoặc khác so với nhóm cùng nhiệm vụ, nhóm ko cùng nhiệm vụ thắc mắc và đặt câu hỏi. HS: Báo cáo, nhận xét, bổ sung và phản biện. Bước 4: GV: đánh giá, nhận xét và chốt kiến thức. 3. Hoạt động luyện tập (5 phút) • Mục tiêu: • Củng cố kiến thức bài học. • Nội dung: • Chơi trò “ nhanh tay có thưởng” • Sản phẩm: • HS trả lời được các câu hỏi. • Tổ chức thực hiện: • Chơi trò chơi “nhanh tay có thưởng”. • GV đọc câu hỏi, HS xung phong trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được bốc thăm nhận quà. Câu hỏi:
  22. Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới Câu 2: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là A. môi trường sống B. ngoại cảnh C. nơi sinh sống của quần thể D. ổ sinh thái Câu 3: Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là: A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. Câu 5: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Cạnh tranh khác loài. C. Kí sinh cùng loài. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 6: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây? A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể? (1) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác. (2) Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới: A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
  23. C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong. Câu 10: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ A. hỗ trợ B. cạnh tranh C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh D. không có mối quan hệ Câu 11: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù. B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù, đảm bảo khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. C. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường. D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường Câu 12: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Hiện tượng tự tỉa thưa. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là A. có cùng nhu cầu sống B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi C. đối phó với kẻ thù D. mật độ cao Câu 14: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm? A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. Câu 15: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể? A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể 4. Hoạt động 4: vận dụng – tìm tòi, mở rộng (3 phút) • Mục tiêu: • Tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức mới. • Vận dụng được kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan. • Nội dung: • Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên quá mức tới các quần thể sinh vật. Từ đó đề xuất được các biện pháp bảo vệ các quần thể. • Sản phẩm: HS trình bày được những ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên quá mức tới các quần thể sinh vật. HS đề xuất được các biện pháp bảo vệ các quần thể. • Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ về nhà: • HS thiết kế mục một sản phẩm mang tính chất tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật. • HS nộp sản phẩm vào tiết sau.
  24. • Hình thức tùy chọn: có thể là video, Poster, • Tiêu chí: Bố cục rõ ràng, cân đối; mục tiêu cụ thể, khả thi; có hình vẽ, biểu tượng khoa học, trực quan.
  25. BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Sau khi học bài này học sinh sẽ khám phá được: - Các đặc trưng của quần thể: Mật độ cá thể, phân bố cá thể trong quần thể, tỉ lệ giới tính và nhóm tuổi của quần thể - Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm : Mật độ cá thể, phân bố, tỉ lệ giới tính và nhóm tuổi của quần thể 2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm và xử lí thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm quần thể, phân biệt tập hợp nào là quần thể,tập hợp nào không phải là quần thể, các mối quan hệ trong quần thể, các đặc trưng quần thể, tăng trưởng của quần thể. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để phân biệt các mối quan hệ trong quần thể, hợp tác giải quyết vấn đề các đặc trưng của quần thể và tăng trưởng kích thức quần thể. -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về nghiên cứu nhóm tuổi, sự phân bố các hể trong quần thể, kích thước tối thiểu của quần thể. 2.2. Năng lực sinh học: *Nhận thức sinh học: - Phân việt được các đặc trưng của quần thể: Mật độ cá thể, phân bố cá thể trong quần thể, tỉ lệ giới tính và nhóm tuổi của quần thể - Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm : Mật độ cá thể, phân bố, tỉ lệ giới tính và nhóm tuổi của quần thể * Tìm hiểu thế giới sống: * Vận dụng kiến thức kỹ năng đã học: Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ các động thực vật có trong sách đỏ, vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể. 3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo các điều kiến để học sinh: - Có ý thức bảo vệ các động vật quý hiếm, bảo vệ sự đa dạng sinh học trong tự nhiên, không khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Biết cách quy hoạch, quản lí và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh mật độ, tỉ lệ giới tính hợp lí để chăn nuôi có hiệu quả. - Chăm chỉ, chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu để tìm hiểu về các nội dung của bài. - Chịu khó, trung thực trong hoạt động nhóm, nhiệt tình đặt và giải quyết các vấn đề của bài. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy vi tính, máy chiếu. - Hình ảnh quần thể thông, đàn trâu rừng, cá đực nhỏ kí sinh trên cá cái, các kiể phân bố của các thể trong quần thể. - Phiếu học tập về nhóm tuồi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động 1. Mục tiêu - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cho học sinh.
  26. - Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm có sẵn của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức cần lĩnh hội mới. 2. Nội dung VD: Quần thể ruồi xanh ở bải rác, Quần thể ruồi xanh ở vườn nhà Sự khác nhau của 2 quần thể trên? Dấu hiệu nào giúp chúng ta phân biệt quần thể này với quần thể khác ? 3. Tổ chức thực hiện GV: Nêu ví dụ và câu hỏi: - VD: Quần thể ruồi xanh ở bải rác, Quần thể ruồi xanh ở vườn nhà - Sự khác nhau của 2 quần thể trên? HS: Suy nghỉ và trả lời câu hỏi GV: Dấu hiệu nào giúp chúng ta phân biệt quần thể này với quần thể khác ? HS: Suy nghỉ và trả lời câu hỏi 4. Sản phẩm - Quần thể ở bải rác có mật độ cao hơn. - Dựa vào các dấu hiệu về mật độ, nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1. Mục tiêu - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể về mật độ cá thể của quần thể, sự phân bố cá thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, lấy được ví dụ minh họa. - Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. 2. Nội dung - Nêu được tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể (thường sấp xỉ 1 : 1). - Các yếu tố của môi trương ảnh hưởng đến tỉ lệ gới tính của loài. - Vai trò của tỉ lệ giới tính. - Nêu được khái niệm các loại tuổi. - Trình bày được đặc trưng cấu trúc tuổi. - Nêu được các nhóm tuổi trong cấu trúc tuổi - Phân biệt được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể , nêu được ý nghĩa của mỗi kiểu và lấy ví dụ minh họa: - Nêu được khái niệm và vai trò của mật độ - Ý nghĩa của mật độ trong sản xuất nông nghiệp 3. Tổ chức thực hiện 4. Sản phẩm Gv sử dụng kĩ thuật dạy học chuyên gia kết hợp I . TỈ LỆ GIỚI TÍNH với mảnh ghép - Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giữa số lượng Các nhóm chuyên gia hoàn thành phiếu học tập cá thể đực và cái trong quần thể theo phân công cô giáo giáo.(Nội dung này giáo (thường sấp xỉ 1 : 1). viên phân công các nhóm chuyên gia chuẩn bị - Tỉ lệ giới tính của quần thể chịu trước ở nhà trên lớp chỉ dành 5 phút để thống ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố của nhất lại 1 lần nữa kết quả. môi trường, đặc điểm sinh lí, tập tính của loài Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 8 nhóm (2 cụm) - Tỉ lệ giới tính của quần thể đảm Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm:
  27. + Nhóm 1,5: Hoàn thiện phiếu học tập 1: tìm hiểu về tỉ bảo hiệu quả sinh sản của quần thể lệ giới tính trong điều kiện môi trường sống + Nhóm 2,6: Hoàn thiện phiếu học tập 2: Tìm hiểu thay đổi. nhóm tuổi + Nhóm 3,7: Hoàn thiện phiếu học tập + Tìm hiểu sự phân bố cá thể của quần thể . + Nhóm 4,8: Hoàn thiện phiếu học tập 4: Tìm hiểu về mật độ. II. NHÓM TUỔI Bước 3: Các nhóm hoạt động, thống nhất hoàn - Khái niệm các loại tuổi: thành nội dung phiếu học tập. + Tuổi sinh lí Bước 4: GV yêu cầu các em dán bài làm của nhóm + Tuổi sinh thái mình ở trên bàn. + Tuổi quần thể Tạo nhóm mảnh ghép - Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng Các nhóm ghép được tạo thành bằng cách dùng thẻ nhưng cấu trúc đó luôn thay đổi tùy màu.(PHT 1 màu đỏ, PHT 2 màu xanh, PHT 3 màu vào điều kiện sống của môi trường. trắng, PHT 4 màu vàng) - Cấu trúc tuổi: là tổ hợp các nhóm Đến vị trí bài của chuyên gia nhóm nào thì chuyên tuổi của quần thể. gia nhóm sẽ trình bày cho các bạn trong nhóm ghép. - Có 3 nhóm tuổi: Nhóm tuổi trước Tất cả các bạn trong nhóm ghép đều phải ghi chép sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản, nội dung, có câu hỏi đưa ra cho chuyên gia. nhóm tuổi sau sinh sản Cứ 5 phút giáo viên sẽ thông báo các nhóm chuyển vị trí. Sau 20 phút sẽ kết thúc hoạt động nhóm ghép. Hoạt động thảo luận chung cả lớp Gv sẽ gọi đại diện các nhóm báo cáo 1 nội dung lần lượt + Tỉ lệ giới tính + Nhóm tuổi + Sự phân bố cá thể của quần thể. + Mật độ - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV chốt nội dung kiến thức. GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức. Bổ sung III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA thông tin QUẦN THỂ * về nhóm tuổi - Có 3 kiểu phân bố cá thể trong A. Quần thể trẻ - đáy rộng, đỉnh nhọn, nhóm tuổi quần thể: trước sinh sản chiếm tỉ lệ cao. + Phân bố theo nhóm: hỗ trợ nhau B. quần thể trưởng thành - đáy hẹp vừa phải, nhóm qua hiệu quả nhóm tuổi trước sinh sản cân bằng nhóm tuổi sinh sản. + Phân bố đồng đều: góp phần giảm C. Quần thể già - đáy hẹp, nhóm tuổi trước sinh sản sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể chiếm tỉ lệ thấp. + Phân bố ngẫu nhiên: giúp tận dụng - Cấu trúc, thành phần của nhóm tuổi cho thấy tiềm được nguồn sống tiềm tàng trong năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong
  28. tương lai. môi trường - Nắm chắc cấu trúc tuổi giúp ta bảo vệ, khai thác tài - Sự phân bố cá thể của quần thể ảnh nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. hưởng tới khả năng khai thác nguồn * Mật độ: sống trong khu vực phân bố. Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp ? IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN (Khi mật độ dày quá chúng ta có thể tỉa thưa THỂ + Nhổ bỏ cây già còi cọc .) - Mật độ: Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật + Mật độ quyết định các đặc trưng khác vỡ ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái, sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể. - Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. NỘI DUNG GỢI Ý (Các nhóm chuyên gia chuẩn bị ở nhà) Phiếu học tập 1: Tìm hiểu tỉ lệ giới tính 1. Ví dụ về tỉ lệ giới tính: VD1: Tỉ lệ giới tính của vịt trời: 120con đực/73 con cái VD2: Rắn hổ mang tỉ lệ giới tính 135 con đực/133 con cái Ví dụ 3: Hươu sao tỉ lệ giới tính 37 con đực/45 con cái - Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố tới nào? - Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào? VD minh họa? - Nghiên cứu tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì trong thực tế sản xuất và đời sống? Phiếu học tập 2: Tìm hiểu nhóm tuổi 1. Khái niệm các loại tuổi (Tuổi sinh thái, tuổi sịn lý, tuổi quần thể) Lấy ví dụ 2. Điền tên cho 3 dạng tháp tuổi A, B, C và mỗi nhóm trong mỗi tháp? Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi? Giải thích?
  29. A B C 3. Mức độ đánh bắt ở các quần thể cá ? Giải thích? → Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc tuổi? Phiếu học tập 3: Tìm hiểu sự phân bố cá thể A B C - Quan sát hình trên và hãy xác định kiểu phân bố cá thể trong quần thể ? - Sự phân bố cá thể trong thể phụ thuộc những yếu tố nào? - Ý nghĩa của sự phân bố? Phiếu học tập 4: Tìm hiểu mật độ
  30. Ví dụ mật độ: 2 con chim ưng/10km2 30g tảo nâu/ m2 - Mật độ quần thể là gì? VD minh họa - Mật độ quần thể phụ thuộc vaò những yếu tố nào ? - Tại sao mật độ cá thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể? VD? - Nghiên cứu mật độ có ý nghĩa gì trong sản xuất nông nghiệp ? - Điều gì xảy ra với quần thể cá quả nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng cao? Hoạt động 3: Luyện tập 1. Mục tiêu: - Học sinh ôn lại các kiến thức vừa học bằng cách giải quyết các bài tập tình huống. - Hình thành thói quen tự học và có ý thức bảo vệ môi trường sống. 2. Nội dung: - HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 3. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS hoàn thành đáp án các câu hỏi trắc nghiệm trong 5p và thu 10 bài nhanh nhất. HS: hoàn thành bài tập 4. Sản phẩm Câu 1: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới A. Cấu trúc tuổi của quần thể B. Kiểu phân bố cá thể của quần thể C. Khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 2: Các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới có kiểu phân bố A. theo nhóm. B. đồng đều. C. ngẫu nhiên. D. riêng lẽ. Câu 3: Sự phân bố các cá thể trong quần thể giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường là sự A. phân bố theo nhóm. B. phân bố đồng đều. C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố theo nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên. Câu 4: Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong quần thể tạo điều kiện cho các cá thể hổ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường? A. Phân bố đồng đều và ngẫu nhiên. B. Phân bố theo nhóm. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều. Câu 5: Kiểu phân bố cá thể nào sau đây trong quần thể góp phần làm giảm mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể?
  31. A. Phân bố đồng đều và phân bố theo nhóm. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố ngẫu nhiên. Hoạt động 4: Vận dụng 1. Mục tiêu: - Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến kiến thức bài học trong thực tế. - Giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống. 2. Nội dung HS trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi (trước sinh sản, đang sinh sản, và sau sinh sản) có thể bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi nào? Vì sao? Câu 2: Khi nguồn thức ăn phân bố không đều, các cá thể của một loài động vật hoang dại có xu hướng phân bố theo kiểu phân bố nào? Giải thích Câu 3: Tỷ lệ giới tính là gì? Cho tỷ lệ giới tính ở một số quần thể sinh vật như sau: - Ngỗng là 40/ 60 - Kiến nâu đẻ trứng ở nhiệt độ nhỏ hơn 200C nở ra toàn kiến cái. - Hươu, nai, gà tỷ lệ đực thấp hơn 2, 3 hoặc 10 lần so với con cái. - Muỗi đực sống tập trung ở một nơI với số lượng nhiều hơn con cái - Cây thiên nam tinh (thuộc họ ráy) rễ củ lớn có nhiều chất dinh dương khi lấy chồi sẽ cho hoa cái, ít chất dinh dưỡng, ít chất dinh dưỡng sẽ cho hoa đực. Hãy nêu nhân tố ảnh hưởng đến giới tính ở những quần thể sinh vật trên? Từ đó cho biết tỷ lệ giới tính của quần thể phụ thuộc vào những nhân tố nào? 3. Tổ chức thực hiện GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi vận dụng HS: Suy nghỉ, trả lời 4. Sản phẩm Câu 1: Trước sinh sản và đang sinh sản Câu 2: Ngẫu nhiên, vì chúng không cạnh tranh nhau thức ăn và cũng không tụ họp Câu 3: Đặc điểm loài, khả năng kiếm ăn, tập tính sinh sản, điều kiện môi trường KẾ HOẠCH BÀI DẠY Trường: THPT Hoàng Văn Thụ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị Nguyệt Tổ:
  32. BÀI 38. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (tiếp theo) I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm kích thước, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa. - Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. - Trình bày được khái niệm tăng trưởng quần thể. - Phân biệt được đặc điểm tăng trưởng của quần thể trong trường hợp : điều kiện môi trường không bị giới hạn và môi trường bị giới hạn. Lấy ví dụ cụ thể. - Nêu được sự tăng trưởng của quần thể người. Nêu nguyên, hậu quả và cách khắc phục hậu quả của việc dân số tăng nhanh. - Đề xuất được các biện pháp duy trì kích thước của quần thể theo ý muốn con người. - Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. 2. Về năng lực a. Năng lực đặc thù. - Năng lực nhận thức sinh học: học sinh phân biệt được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. - Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Dựa vào những hiểu biết về tăng trưởng của quần thể người đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh. b. Năng lực chung. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học: tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho liên quan đến bài học. - Giao tiếp và hợp tác thông qua việc cùng nhau hoàn thiện phiếu bài tập. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Học sinh tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập ( nghiên cứu sách giáo khoa, tìm hiểu nội dung kiến thức liên quan đến bài học thông qua mạng internet, làm các bài tập giáo viên giao cho ) - Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành tốt công việc được giao và giúp đỡ các thành viên trong nhóm cùng thực hiện. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Phiếu học tập 1: Phân biệt 2 kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật. Điểm phân biệt Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Tăng trưởng thực tế Điều kiện môi trường Đường cong tăng trưởng Đại diện
  33. Đáp án phiếu học tập 1: Điểm phân biệt Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Tăng trưởng thực tế Điều kiện môi Điều kiện sống hoàn toàn thuận lợi, không Điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi, trường hạn chế về khả năng sinh sản của loài. hạn chế về khả năng sinh sản của loài. Đường cong Hình chữ J Hình chữ S tăng trưởng Đại diện Kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp : Vi Kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ khá cao : khuẩn, nấm, ĐVNS, cỏ một năm Voi, tê giác, bò tót - Hình ảnh: Ví dụ về tăng trưởng của quần thể sinh vật:
  34. - Máy tính, máy chiếu: minh họa các đặc trưng về kích thước quần thể, tăng trưởng của quần thể sinh vật. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. a. Mục tiêu - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới . - Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong tiết học là : các đặc trưng cơ bản của quần thể. b. Nội dung - Học sinh quan sát hình ản trả lời câu hỏi. - GV : Dẫn dắt vào bài. c. Sản phẩm: Học sinh tập trung chú ý, suy nghĩ về vấn đề được đặt ra và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi
  35. CH1: Số lượng cá thể chim ở quần thể trên bị ảnh hưởng bởỉ yếu tố nào? CH2: Thế nào là kích thước quần thể? HS: Trả lời GV: Kích thước là một trong những đặc trưng của quần thể, ngoài kích thước quần thể còn những đặc trưng nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 38. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ 2.1. Kích thước của quần thể sinh vật. a. Mục tiêu - Nêu được khái niệm kích thước, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa - Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. b. Nội dung - Học sinh quan sát hình ảnh trả lời 6 câu hỏi. - GV: Chốt nội dung kiến thức c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy học Nội dung 2.1: KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT CH1: Hs nghiên cứu thông tin SGK và hình vẽ 38.1 trả 1. Khái niệm: lời câu hỏi: Thế nào là kích thước của quần thể SV? - Kích thước của QTSV là số lượng cá thể (hoặc khối Cho ví dụ? lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân HS: thảo luận và trả lời dựa vào SGK bố trong khoảng không gian của QT Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con. - Ví dụ: QT cây hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo ( GV: Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Vĩnh Phúc) khoảng 150 cây/ 1QT CH2: Thế nào là kích thước tối thiểu và kích thước 2. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa: tối đa ? Nêu ví dụ? a. kích thước tối thiểu:
  36. CH3: Nguyên nhân nào làm quần thể suy thoái ? - là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy CH4: Khi QT có kích thước dưới mức tối thiểu thì trì và phát triển. điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? - Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, CH 5: Khi nào QT đạt kích thước tối đa? Khi đó quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt những khó khăn gì có thể diễn ra? Các cá thể muốn vong do: tồn tại phải làm gì? + Số lượng cá thể trong quần thể ít, sự hỗ trợ HS: Nghiên cứu sgk trả lời. giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng GV: Chốt kiến thức. chống chọi với những thay đổi của môi trường. CH 6: Có mấy nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của + Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp QT sinh vật, nhân tố nào làm tăng số lượng, nhân tố nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái ít. nào làm giảm số lượng cá thể? Vì sao? + Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. GV: Chốt kiến thức. ( Tương tự như cột nội dung dạy b. Kích thước tối đa: học) - là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Kích thước quá lớn dẫn đến 1 số cá thể di cư khỏi quần thể, mức tử vong cao. 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của QT sinh vật: - Kích thứơc của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào 4 nhân tố. a. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật. - Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong đơn vị thời gian. - Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng( hay con non) của 1 lứa đẻ, số lứa đẻ của 1 cá thể ,tỉ lệ đực cái của quần thể . b. Mức độ tử vong của quần thể sinh vật - Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian. - Phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và điều kiện sống của môi trường ( khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, ) c. Phát tán cá thể của quần thể sinh vật: - Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể. - Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. - Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể. 2.2. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT. a. Mục tiêu . - Trình bày được khái niệm tăng trưởng quần thể. - Phân biệt được đặc điểm tăng trưởng của quần thể trong trường hợp : điều kiện môi trường không bị giới hạn và môi trường bị giới hạn. Lấy ví dụ minh họa 2 kiểu tăng trưởng quần thể. - Nêu được sự tăng trưởng của quần thể người. Nêu nguyên, hậu quả và cách khắc phục hậu quả của việc dân số tăng nhanh.
  37. - Đề xuất được các biện pháp duy trì kích thước của quần thể theo ý muốn con người. - Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. b. Nội dung . - Học sinh quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi và làm phiếu học tập 1. - GV: Chốt nội dung kiến thức c. Sản phẩm. Các câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hiện Nội dung dạy học CH 1: vì sao số lượng cá thể của QTSV luôn thay đổi và nhiều VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ QTSV không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học? SINH VẬT CH 2: Thảo luận nhóm làm phiếu học tập 1. - Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng CH 3: Bùng nổ dân số là gì? Nguyên nhân? trưởng theo tiềm năng sinh học (đường CH4: Dân số thế giới tăng mạnh vào những khoảng thời gian nào? cong tăng trưởng hình chữ J). CH5: Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức - Điều kiện môi trường không hoàn toàn độ tăng trưởng đó? thuận lợi: Tăng trưởng quần thể giảm CH6: Ưu điểm và nhược điểm của sự biến động đó? (đường cong tăng trưởng hình chữ S). CH7: Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống. HS: Trả lời. VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ GV: Bổ sung NGƯỜI Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục triển lịch sử. Dân số của Việt Nam cũng tăng với tốc độ khá nhanh, trong suốt quá trình phát triển lịch sử. chỉ trong vòng 57 năm dân số đã tăng từ 18 triệu (năm 1945) lên hơn 82 triệu (năm 2004), tức tăng gấp 4,5 lần. - Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng sút → ảnh hưởng đến chất lượng cuộc môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sống của con người. của con người. - Dân số tăng nhanh đòi hỏi nhiều về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về trường học , bệnh viện tăng cao Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường sống bị ô nhiễm Do đó phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Hoạt động 3 : Luyện tập a. Mục tiêu . - Củng cố các nội dung kiến thức trong bài học. - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập cụ thể. b. Nội dung . - Học sinh hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập dưới sự hướng dẫn của GV . c. Sản phẩm. Các câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện. GV: Phát phiếu bài tập và hướng dẫn hs làm. HS: Làm bài tập sau đó báo cáo kết quả. GV: đưa ra đáp án chính xác
  38. HS: Đối chiếu đáp án, chữa bài tập. Nội dung phiếu bài tập HS Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 2: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A.tăng dần đều. B.đường cong chữ J. C.đường cong chữ S. D.giảm dần đều. Câu 3: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là: A.thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế. B.các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất. C.thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể. D.xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản. Câu 4: Kích thước của một quần thể không phải là: A.tổng số cá thể của nó. B.tổng sinh khối của nó. C.năng lượng tích luỹ trong nó. D.kích thước nơi nó sống. Câu 5: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới: A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể. B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể. D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể. Câu 6: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là: A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. Câu 7: Các cực trị của kích thước quần thể là gì? 1. Kích thước tối thiểu. 2. Kích thước tối đa. 3 .Kích thước trung bình. 4. Kích thước vừa phải. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 2, 3, 4. D. 3, 4. Câu 8: Kích thước của quần thể sinh vật là: A.số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể. B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. D.tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.
  39. Câu 9: Xét các yếu tố sau đây: I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể . III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: A. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV. Câu 10: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là: A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa. C. kích thước bất ổn. D. kích thước phát tán. Câu 11: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt: A. dưới mức tối thiểu. B. mức tối đa. C. mức tối thiểu. D. mức cân bằng Câu 12: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là: A. sức sinh sản giảm. B. mất hiệu quả nhóm. C. gen lặn có hại biểu hiện. D. không kiếm đủ ăn. Câu 13: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là: A. giảm hiệu quả nhóm. B. giảm tỉ lệ sinh. C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh. Câu 14: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là: A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư. Câu 15: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là: A.mức sinh sản. B.mức tử vong. C.sự xuất cư.D.sự nhập cư. Câu 16: Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do: A. mức sinh sản và tử vong. B. sự xuất cư và nhập cư. C. mức tử vong và xuất cư. D. mức sinh sản và nhập cư. Câu 17: Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào? A.Tỉ lệ sinh của quần thể.B.Tỉ lệ tử của quần thể. C.Nguồn sống của quần thể. D.Sức chứa của môi trường. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng a. Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào thực tế cuộc sống. b. Nội dung . - Học sinh về nhà nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi GV đặt ra . c. Sản phẩm. Sản phẩm báo cáo của học sinh. d. Tổ chức thực hiện. GV: Đặt câu hỏi Tại sao kích thước của quần thể người ngày càng tăng? Chúng ta cần làm gì để hạn chế sự gia tăng dân số trên trái đất? GV: Hướng dẫn hs về nhà trả lời câu hỏi trên
  40. HS: Về nhà nghiên cứu tài liệu để giải quyết bài tập trên. Trường THPT Thanh Khê Họ và tên GV: Nguyễn Thị Tuyết Trinh Tổ: Sinh học BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I.Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể sinh vật. - Phân biệt được biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ. - Trình bày được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể sinh vật. 2. Về năng lực: - Giải quyết vấn đề: thông qua tìm được các ví dụ về biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ và không theo chu kỳ, giải thích được nguyên nhân gây ra nhhững biến động đó. - Giao tiếp và hợp tác nhóm: Phân công nhiệm vụ hợp lý cho từng thành viên của nhóm thông qua việc cùng nhau hoàn thành phiếu học tập tìm ra nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: giải thích được nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể thường gặp trong tự nhiên. 3. Phẩm chất: - Nhận thấy được nguyên nhân gây ra biến động theo chu kỳ và không theo chu kỳ để từ đó có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. II. Phiếu học tập và học liệu: - Hình 39.1B: giúp HS tìm được nguyên nhân vì sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kỳ gần giống nhau. - Hình 39.2: giúp HS quan sát được biến động số lượng thỏ không theo chu kỳ ở Ô xtrâylia. - Hình 39.3: giúp HS hiểu được khái niệm “ trạng thái cân bằng của quần thể” và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề nghiên cứu “biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật” a. Mục tiêu: - Xác định được khái niệm biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. - Phân biệt được 2 dạng biến động theo chu kỳ và không theo chu kỳ. - Giải thích được nguyên nhân gây nên biến động.
  41. - Tìm được những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể để phục vụ cho sản xuất nông nghiêp và bảo vệ các loài sinh vật. b. Nội dung: - HS xử lý tình huống GV đặt ra. - HS thực hiện hoạt động nhóm để điền vào phiếu học tập. c. Sản phẩm: - Sau khi giải quyết tình huống GV đặt ra, HS trình bày được khái niệm về biến động số lượng cá thể. Liệt kê được một số nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. - Hoàn thành phiếu học tập ( Đáp án phiếu học tập ở phần cuối). Quy ước: 1. Giao nhiệm vụ 2. Thực hiện 3. Báo cáo 4. Đánh giá kết quả d. Tổ chức hoạt động: Tổ chức thực hiện Nội dung thực hiện 1. GV đặt vấn đề: Tháng 3 năm 2002 tại tỉnh Kiên Giang 4.000 hecta ràm nguyên sinh tại rừng U Minh Thượng không còn nữa. - Tìm hiểu lý do vì sao như vậy? - Trình bày khái niệm biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật? 2. Học sinh: - Suy nghĩ trả lời vấn đề GV đặt ra. 3. HS trình bày sản phẩm: - Liên hệ kiến thức thực tế kết hợp sgk để trả lời. 4. GV nhận xét và hệ thống hóa: I. Biến động số lượng cá thể: - Là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể sinh vật. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1: Hình thành kiến thức về các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật a.Mục tiêu: - Nêu được các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể, lấy được các ví dụ minh họa. - Phân biệt được các kiểu biến động số lượng cá thể quần thể. b. Nội dung: - HS hoạt động nhóm chuyên gia. - HS quan sát tranh H39.1B, 39.2 làm việc với sgk trả lời các câu hỏi sau: Bộ câu hỏi 1 ? Nhận xét số lượng mèo rừng và thỏ thay đổi như thế nào ở trong H39.1B? ? Nêu nguyên nhân? ? Nhận xét thời gian xảy ra sự thay đổi số lượng của tỏ và mèo rừng? ? Thế nào là biến động theo chu kỳ? Cho ví dụ?
  42. Bộ câu hỏi 2: ? Nhận xét sự biến động số lượng cá thể thỏ ở H39.2? ? Nêu nguyên nhân? ? Sự biến động số lượng này có gì khác so với sự biến động số lượng cá thể thỏ ở H39.1B? ? Thế nào là biến động không theo chu kỳ? Cho ví dụ? c. Sản phẩm: Đáp án của bộ câu hỏi 1: - Khi số lượng thỏ tăng thì số lượng mèo rừng cũng tăng và ngược lại. - Nguyên nhân do thỏ là thức ăn của mèo rừng. - Thời gian theo chu kỳ 9- 10 năm. - Biến động theo chu kỳ là sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường. - Ví dụ: + Chu kì ngày đêm: Các loài sinh vật phù du số lượng tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm. + Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều, như rươi sống ở nước lợ các vùng ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào các ngày thuộc pha trăng khuyết + Chu kì mùa: Ruồi, muỗi sinh sản và phát triển nhiều nhất vào các tháng xuân hè, giảm vào các tháng mùa đông. + Chu kì nhiều năm: loài chuột thảo nguyên có chu kì biến động số lượng theo chu kì từ 3 - 4 năm. Đáp án của bộ câu hỏi 2: - Số lượng thỏ thay đỏi không theo chu kỳ. - Nguyên nhân: thỏ bị bệnh u nhầy do nhiễm virut. - Biến động không theo chu kỳ là sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể sinh vật xảy ra do những biến đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khia thác tài nguyên quá mức của con người. - Ví dụ: + Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3/ 2002 đã làm mất hơn 4.000 hecta tràm nguyên sinh. + Đợt hạn hán 3/2016 làm hàng trăm hecta cà phê ở Tây Nguyên bị chết. + Đợt rét đậm, rét hại ở phía Bắc 12/ 2016 đã làm hàng loạt trâu bò bị chết. d. Tổ chức thực hiện : Tổ chức thực hiện Nội dung thực hiện 1. GV chia lớp thành 8 nhóm ngồi thành 2 dãy theo chiều ngang (1 nhóm 4-5 HS), phân chia số thứ tự cho mỗi nhóm. - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. 4 nhóm hàng trên nghiên cứu I.1. Biến động theo chu kỳ, trả lời bộ câu hỏi 1. 4 nhóm hàng dưới nghiên cứu I.2. Biến động không theo chu kỳ, trả lười bộ câu hỏi 2. Vòng 1: Các nhóm nghiên cứu nội dung mình được phân công Vòng 2: Lập thành nhóm mới, trao đổi thông tin để có được kiến thức trọn vẹn của phần I. 2. HS tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao 3. HS tình bày sản phẩm của mình vào bảng
  43. phụ hoặc trên giấy. 4. GV nhận xét và hệ thống hóa thông tin 1. Biến động theo chu kì Biến động theo chu kỳ là sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường. Ví dụ: + Chu kì ngày đêm: Các loài sinh vật phù du số lượng tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm. + Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều, như rươi sống ở nước lợ các vùng ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào các ngày thuộc pha trăng khuyết + Chu kì mùa: Ruồi, muỗi sinh sản và phát triển nhiều nhất vào các tháng xuân hè, giảm vào các tháng mùa đông. + Chu kì nhiều năm: loài chuột thảo nguyên có chu kì biến động số lượng theo chu kì từ 3 - 4 năm. 2. Biến động không theo chu kì - Là hiện tượng tăng hay giảm số cá thể của quần thể xảy ra một cách đột ngột. Ví dụ: + Đợt hạn hán 3/2016 làm hàng trăm hecta cà phê ở Tây Nguyên bị chết. 2.2 Hình thành kiến thức về nguyên nhân gây ra biến động a. Mục tiêu: - Nêu được các nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể. - Phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố gây biến động. b. Nội dung: HS hoạt động nhóm, thảo luận điền thông tin vào phiếu học tập (ở phụ lục) c. Sản phẩm: HS điền được đúng thông tin trong phiếu học tập. d. Tiến hành: Tổ chức thực hiện Nội dung thực hiện 1. GV phân lớp thành 8 nhóm, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm . 2. HS nghiên cứu sgk điền thông tin vào phiếu học tập. - Phân công thành viên báo cáo, thành viên trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm: Phiếu học tập đã được điền thông tin/ 4. GV nhận xét và hệ thống hóa kiến thức II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể - Nhóm các nhân tố sinh thái vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể
  44. Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, bão lũ . - Nhóm các nhân tố sinh thái hữu sinh tác động lên sinh vật và bị chi phối bởi yếu tố mật đôj. Ví dụ: Dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 2.3: Hình thành kiến thức về sự điều chỉnh số lượng cá thể , trạng thái cân bằng của quần thể. a. Mục tiêu: - Trình bày được cơ chế quần thể điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể. - Nêu được khái niệm cân bằng trong quần thể. b. Nội dung: HS làm việc với sgk trả lời các câu hỏi: ? Số lượng cá thể của quần thể thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: + Điều kiện môi trường thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào. + Các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt về thức ăn và nơi ở? HS quan sát H39.3 trả lời câu hỏi ? Sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể nhằm mục đích gì? ? Những yếu tố nào tác động làm cho số lượng cá thể dao động quanh mức cân bằng? ? Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể? c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi - Khi điều kiện môi trường thuận lợi, số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng. - Khi có sự cạnh tranh gay gắt về thức ăn, nơi ở các số lượng cá thể của quần thể lại giảm xuống. - Trạng thái cân bằng của quần thể: là trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. d. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện Nội dung thực hiện 1. GV đặt câu hỏi GV cho HS quan sát tranh để thực hiện nhiệm vụ của mình. 2.HS quan sát tranh, nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi mà GV đặt ra 3.HS trình bày sản phẩm 4. GV nhận xét và hệ thống hóa kiến thức 2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: - Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể của quần thể thấp)⬄ mức tử vong giảm, nhập cư tăng⬄tăng số lượng cá thể của quần thể. - Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng cá thể của quần thể quá cao)⬄ mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng ⬄ giảm sô lượng cá thể của quần thể. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể: là trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để giải các câu hỏi trắc nghiệm GV đưa ra. - Rèn luyện kỹ năng tự học, kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề. b. Nội dung:
  45. - Hs thực hiện hệ thống câu hỏi GV giao cho. Câu hỏi luyện tập Câu 1. Quần thể ruồi nhà thường xuất hiện nhiều vào mùa hè trong năm, còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Quần thể này: A. Biến động số lượng theo chu kì năm. B. Không phải biến động số lượng. C. Biến động số lượng theo chu kì mùa. D. Biến động số lượng không theo chu kì. Câu 2. Hình vẽ trên biểu thị sự biến động số lượng cá thể của quần thể mèo rừng và thỏ là loại biến động: A. Không theo chu kì B. Theo chu kì mùa C. Theo chu kì nhiều năm D. Theo chu kỳ tuần trăng Câu 3. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới . B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khi hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Câu 4. Cho hình sau: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Biến động số lượng của hai loại này không theo chu kì. B. Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc vào nhau. C. Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnh trong giai đoạn 1990-1996. D. Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những năm 1965-1975 là một trong những nguyên nhân cho sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975-1980.
  46. Câu 5 .Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 6 .Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 7 :Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì? (1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt. (2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên. (3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm. (4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông. (5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. A. (2) và (5) B. (1) và (2) C. (1) và (5) D. (3) và (4) Câu 8: Chuồn chuồn, ve sầu, có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng nào? A. không theo chu kì B. theo chu kì ngày đem C. theo chu kì tháng D. theo chu kì mùa Câu 9: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. mức sinh sản B. mức tử vong C. sức tăng trưởng của cá thể D. nguồn thức ăn từ môi trường Câu 10: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là A. khống chế sinh học B. ức chế - cảm nhiễm C. cân bằng quần thể D. nhịp sinh học c. Sản phẩm: Bảng đáp án của câu hỏi luyện tập: Câu 1 2 3 4 5 6 8 9 10 Đáp án C C A D B A C D D C Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Phát triển năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống thông qua việc tìm kiếm những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc giải thích ý nghĩa của những nghiên cứu đó trong thực tiễn sản xuất. - Năng lực hợp tác nhóm thông qua việc phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm để hoàn thành sản phẩm. b. Nội dung: Mỗi nhóm (4 HS) làm một bài thu hoạch tìm kiếm những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể đã được ứng dụng vào đời sống nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật. Nêu ý nghĩa của những nghiên cứu đó?
  47. Thời gian nộp bài thu hoạch sau 4 ngày nhận nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Bài thu hoạch của HS được chấm với các tiêu chí như sau: 1. Nộp đúng thời gian quy định. (0.5 điểm) 2. Có bảng ghi nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, thời gian thực hiện (1.5 điểm) 3. Đúng, đủ nội dung (5 điểm) 4. Có hình ảnh minh họa sinh động, trình bày đẹp (1 điểm) 5. Chấm chéo giữa các nhóm (2 điểm) d. Tổ chức thực hiện GV giao nhiệm vụ cho HS Các nhóm thực hiện bài thu hoạch Gửi cho GV và gửi cho các thành viên của nhóm khác thông qua group của lớp như thời gian quy định. GV sẽ thông báo kết quả vào đầu giờ học tiết sau. Phụ lục: Phiếu học tập Điền thông tin vào phiếu học tập sau Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Cáo ở đồng rêu phương Bắc Sâu hại mùa màng Cá cơm ở vùng biển Pêru Chim cu gáy Muỗi Ếch nhái Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam Bò sát, chim nhỏ, găm nhấm Động thực vật rừng U Minh Thượng
  48. Thỏ ở Ôxtrâylia Đáp án phiếu học tập Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Cáo ở đồng rêu phương Bắc Phụ thuộc vào số lượng con mồi và chuột lemmut Sâu hại mùa màng Vào mùa có khí hậu ấm áp, sâu hại sinh sản nhiểu Cá cơm ở vùng biển Pêru Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt Chim cu gáy Phụ thuộc vào nguồn thức ăn Muỗi Vào thời gian có nhiệt độ ấm áp và độ ẩm cao, muỗi ssản nhiều Ếch nhái Vào mùa mưa, ếch nhái sinh sản mạnh Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Số lượng giảm bất thường khi có nhiệt độ xuống quá Nam thấp(>80C) Bò sát, chim nhỏ, găm nhấm Số lượng giảm mạnh do lũ lụt bất thường Động thực vậtrừng U Minh Số lượng giảm do cháy rừng Thượng Thỏ ở Ôxtrâylia Số lượng tăng giảm bất thường do nhiễm virut gây bệnh u nhầy.
  49. BÀI 41. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiếnthức: - Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ. - Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. - Thấy được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã hội sinh, hợp tác, cộng sinh, ức chế – cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ – vật kí sinh). - Vận dụng kiến thức để sử dụng thiên địch hợp lý nhằm bảo vệ mùa màng và môi trường sống. 2.Năng lực * Nhóm năng lực chung: Tự học - Học sinh tự xác định mục tiêu học tập. - Học sinh lập kế hoạch học tập: thời gian, nội dung công việc, người thực hiện, sản phẩm. - Nghiên cứu tốt tài liệu liên quan về quần xã sinh vật Giải quyết vấn đề Giải quyết tình huống gặp trong đời sống thực tế có liên quan Tư duy và sáng HS tự đặt ra các câu hỏi học tập tạo Năng lực tự quản Quản lí bản thân (tập trung học tập, quản lí thời gian), quản lí nhóm trong quá trình báo lý cáo khi tìm hiểu: Lắng nghe, phân tích, chia sẻ cách nghiên cứu nội dung được phân công, Giao tiếp - Sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học liên quan đến quần xã sinh vật. Hợp tác Qua trao đổi thông tin với bạn bè, giáo viên, người thân, thảo luận nhóm, HS biết thực hiện nhiệm vụ của bản thân và biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác. Sử dụng CNTT và Sử dụng thành thạo cách khai thác thông tin trên mạng; chia sẻ thông tin qua mạng, sách truyền thông báo, các phương tiện truyền thông. Sử dụng ngôn Diễn đạt được nội dung ngữ * Nhóm năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học : Quan sát Quan sát QX tự nhiên và xác định thành phần loài QX Phân loại theo nhóm Phân loại các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã quan sát. Tìm mối liên hệ Giữa khống chế sinh học và bảo vệ mùa màng; bảo vệ sự đa dạng của loài, Đưa ra các tiên đoán, Có thể dự đoán được sự thay thế của quần xã sinh vật trong một điều kiện cụ thể nhận định như: ao bồi lấp bị bỏ hoang Xử lí, trình bày số liệu Biết được độ đa dạng của quần xã sinh vật ở địa phương dựa vào các số liệu đã thu thập. Thực địa Quan sát thực tế tại khu vườn nhà, ao nhà hoặc ở địa phương 3. Phẩm chất:
  50. - HS hứng thú với môn học . - HS biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Xây dựng tình yêu thiên nhiên, có định hướng bảo vệ thiên nhiên. II. Chuẩnbịcủa GV và HS: - Thiết bị dạy học: máy chiếu, giáo án điện tử, tranh ảnh các dạng quần thể và quần xã, phiếu học tập tìm hiểu về” QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT” - Học liệu: sgk, các nguồn internet liên quan, IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ : (3p) Lấy ví dụ các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể và nêu nguyên nhân gây biến động? Bài mới A. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút): 1. Mụctiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. - Giúp học sinh huy động các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân muốn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến vấn đề môi trường. 2. Nội dung. Nghe bài hát phát hiện vấn đề: video về bài hát “Người canh giữ tràm chim” Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”? Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về? 3. Sản phẩm. - Sếu đầu đỏ di cư. Ăn nơi này ngủ nơi khác và khi đẻ thì bay đi rất xa → khát khao mong chờ quay về. - Cháy rừng gây thiệt hại, đồng cỏ năn (thức ăn của sếu) bị chết hàng loạt. Hoạt động săn bắt chim, cá, thú ; “phong trào” nuôi tôm, “xẻ kênh” dẫn nước mặn; làm thay đổi môi trường sinh thái, nguy cơ cỏ năn bị chết buộc sếu phải đi tìm nơi ở khác 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu tình huống có vấn đề, gợi ý học sinh đưa cách giải quyết, học sinh thực hiện, GV và học sinh cùng đánh giá. + GV cho HS nghe bài hát “Người canh giữ tràm chim” + GV nêu câu hỏi có vấn đề: Câu 1: Tại sao người canh giữ rừng tràm lại “lòng khát khao thèm nghe tiếng sếu kêu”? Câu 2: Anh mơ “một Tam Nông đất lành sếu quay về. Sếu ơi về về đây nghe sếu”. Vì sao sếu bỏ đi và làm thế nào để sếu quay về? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe bài hát, phát hiện vấn đề, trả lời câu hỏi. Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo - Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Kiểm tra, đánh giá - GV đánh giá kết quả phát hiện vấn đề của học sinh qua câu trả lời.
  51. - GV bổ sung: Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ. - Hướng dẫn tiến trình tham gia và thực hiện chuyên đề và thống nhất mạch kiến thức. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 phút) 1. Mụctiêu - Nêu được khái niệm về quần xã sinh vật và cho ví dụ. 2. Nội dung Nghiên cứu tài liệu đưa ra khái niệm quần xã sinh vật và cho 2 ví dụ về quần xã sinh vật? 3. Sản phẩm Quần xã là tập hợp các QTSV thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định VD: Quần xã ruộng lúa: quần thể lúa - sâu – cá - ốc – tôm → QX có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Quan sát hình 40.1sgk, tìm hiểu thông tin và thảo luận trả lời câu hỏi: CH1 : Quần xã sinh vật là gì? CH2 : Nêu 2 ví dụ về quần xã ở địa phương. Xác định số loài sinh vật, mối quan hệ giữa các loài sinh vật đó với nhau và với môi trường. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao( CH1-2). Bước 3. Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Đánh giá và kết luận. HOẠT ĐỘNG 2: (10 phút) 1. Mụctiêu - Phân tích được các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. 2. Nội dung Nghiên cứu tài liệu nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian. 3. Sản phẩm Một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Đặc trưng về thành phần loài • Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao. • Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác. • Loài ưu thế (loài chủ chốt) là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. - Đặc trưng về phân bố không gian (theo chiều ngang, theo chiều thẳng đứng).
  52. • Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. + Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật. + Phân bố cá thể theo chiều ngang: sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa. • Ý nghĩa: làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa hình ảnh rừng mưa nhiệt đới và hoang mạc CH3: Dựa vào đâu để xác định độ đa dạng của QX? CH4: Dưới nước loài nào chiếm ưu thế? Đưa ra KN loài ưu thế? - GV lồng ghép cho HS ý thức bảo vệ sự đa dạng của thế giới sinh vật. - GV đưa hình ảnh cá cóc ở Tam đảo và giới thiệu đây là loài đặc trưng CH5: HS nêu khái niệm loài đặc trưng? - GV bổ sung : Cá cóc thuộc loài trong danh mục sách đỏ , cần được bảo vệ. - GV đưa hình ảnh rừng mưa nhiệt đới và vùng triều. CH6: Có mấy cách phân bố cá thể trong không gian? GV yêu cầu quan sát hình 40.2 và mô tả sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới CH7: Từ nguồn đất ven bờ biển ngập nước ven bờ vùng khơi xa thì sự phân bố của sinh vật như thế nào ? CH8: Sự phân bố các cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa gì ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao( CH3-8). Bước 3. Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Đánh giá và kết luận. HOẠT ĐỘNG 3: (10phút) 1. Mụctiêu - Phân biệt và cho ví dụ về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. - Vận dụng kiến thức để sử dụng thiên địch hợp lý nhằm bảo vệ mùa màng và môi trường sống. 2. Nội dung - Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập: tìm hiểu về” QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT”. - Tìm hiểu hiện tượng khống chế sinh học. 3. Sản phẩm Hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về” QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT”. Các mối quan hệ sinh thái: Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng
  53. - Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác - Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại bị hại, gồm các mối quan hệ: Cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP Hiện tượng khống chế sinh học: • Khống chế sinh học: là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị khống chế (ở mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp) bởi số lượng cá thể của loài khác và ngược lại do tác động chủ yếu của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã. • Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS Thảo luận nhóm – hoàn thành nội dung PHT. + Nhóm 1, 2: tìm hiểu về mối quan hệ đối kháng. + Nhóm 3, 4: tìm hiểu về mối quan hệ cạnh tranh. GV phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận theo mẫu bảng 40 SGK -> rút ra sự khác nhau giữa mối quan hệ đối kháng và hỗ trợ. GV đưa hình ảnh: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân hiện tượng khống chế sinh học CH9: Thế nào là khống chế sinh học ? CH10: Hiện tượng khống chế sinh học có ứng dụng gì trong thực tiễn? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nghiên cứu SGK và kiến thức thực tế thực hiện nhiệm vụ được gia PHT và CH 9- 10. - Phân tích nội dung tài liệu học tập liên quan đến phiếu học tập, phát hiện, chọn lọc, liệt kê kiến thức - GV bao quát lớp, phát hiện những khó khăn, vấn đề phát sinh của từng nhóm, giáo viên có hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. - GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý có liên quan đến sơ đồ. Bước 3 : Thảo luận nhóm, trao đổi, báo cáo - Gọi nhóm bất kì, thành viên bất kì và các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4. Đánh giá và kết luận. - Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề; trình bày vấn đề. Đánh giá và kết luận. - Cho điểm nhóm, cá nhân trình bày vấn đề đạt yêu cầu cao. PHIẾU HỌC TẬP Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung bảng sau Mối quan hệ Đặc điểm Ví dụ HỔ TRỢ Cộng sinh
  54. Hợp tác Hội sinh ĐỐI KHÁNG Cạnh tranh Kí sinh Ức chế, cảm nhiễm Sinh vật này ăn sinh vật khác Đáp án phiếu học tập Mối quan Hình thức Đặc điểm Ví dụ hệ HỔ TRỢ Vi khuẩn cộng sinh Cộng sinh Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết trong nốt sần cây họ + + phải có nhau đậu Hợp tác Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không Sáo – trâu + + nhất thiết phải có nhau Hội sinh Phong lan – thân cây Một loài có lợi, loài kia không có hại gì . + 0 gỗ ĐỐI - Cả 2 loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì Cây trồng cạnh tranh Cạnh tranh KHÁNG một loài sẽ thẳng thế, còn loài khác bị hại nhiều với cỏ dại - - hơn. Kí sinh Một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy chất Giun kí sinh trong cơ + - nuôi sống cơ thể từ loài đó thể động vật Ức chế, cảm Tỏi ức chế hoạt động nhiễm Một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài VSV khác • 0 Bò ăn cỏ Sinh vật này ăn - Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao sinh vật khác gồm: động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật + - C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG ( 5 phút) 1. Mụctiêu Củng cố kiến thức 2. Nội dung - Hệ thống hoá lại kiến thức về quần xã sinh vật - Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật
  55. - Phân biệt các mối quan hệ trong quần xã. 3. Sản phẩm -Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định - Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. - Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng: Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã, ngược lại trong quan hệ đối kháng có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại. -Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp: - Cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy - Nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau: ăn thực vật (cá mè, cá trắm cỏ), ăn động vật (cá quả), ăn tạp (cá trôi, cá chép). 4. Tiếntrìnhhoạtđộng - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi CH11: Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? CH12: Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng? CH13: Để tăng độ đa dạng trong quần xã ở một ao cá ta cần làm gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao(CH11-13) Bước 3. Gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. Bước 4. Đánh giá và kết luận. D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP MỞ RỘNG ( Giao BT về nhà 2 phút) 1. Mụctiêu HS vận dung kiến thức vào thực tiễn – Biết phân tích các mối quan hệ trong một quần xã- Đề ra biện pháp tăng cường đa dạng của quần xã. 2. Nội dung HS chọn và phân tích QX trong địa phương và thực hiện theo yêu cầu . 3. Sản phẩm Bản báo cáo HS dưới dạng poster hoặc powerpoint. 4. Tiếntrìnhhoạtđộng 1: GV yêu cầu HS phân tích một quần xã sv ở địa phương: • Mô tả các loài / QX • Xác định loài ưu thế , loài đặc trưng • Phân tích mối quan hệ giữa các loài / QX • Đánh giá độ đa dạng. • Đề xuất các biện pháp có thể bảo vệ sự đa dạng của quần xã. - Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau 2. HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm 3. Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
  56. I. MỤC TIÊU 1.Về kiến thức. - Khái quát các nhân tố tiến hóa và vai trò đối với quá trình tiến hóa của sinh giới. - Các khái niệm: Loài; Các quá trình hình thành loài và rút ra các ưu điểm và hạn chế. - Lập bảng so sánh vai trò của các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp. - Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất qua ba giai đoạn : Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. - Nêu được khái niệm, vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sự tiến hóa của sinh giới. - Nêu được sinh vật điển hình của các đại địa chất. - Nêu được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người 2. Về năng lực Năng lực Mục tiêu Mã hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Khái quát các nhân tố tiến hóa và vai trò đối với quá trình (1) tiến hóa của sinh giới. Các khái niệm: Loài; Các quá trình hình thành loài và rút ra (2) các ưu điểm và hạn chế. Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất qua ba giai Nhận thức sinh đoạn : Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh (3) học học. Nêu được khái niệm, vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu (4) sự tiến hóa của sinh giới. Nêu được sinh vật điển hình của các đại địa chất. (5) - Nêu được các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người (6) Rèn luyện cho học sinh về khả năng nhận thức, giao tiếp, giải Tìm hiểu thế giới quyết mâu thuẫn. (7) sống Vận dụng kiến - Mối liên hệ giữa các bài trong chương 1,2 - tiến hóa thức, kĩ năng đã (8) học NĂNG LỰC CHUNG Giao tiếp và hợp Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (9) tác Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu (10) Giải quyết vấn đề Vẽ sơ đồ hệ thống hóa chi tiết nội dung về tiến hóa (11) và sáng tạo 3. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (12)
  57. Trách Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công nhiệm (13) Trung Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả công việc được giao (14) thực II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU. 1.Giáo viên: -Giáo án Powrepoint. -giấy A0 (đã in sẵn các sơ đồ tư duy) 2. Học sinh. Ôn tập kiến thức bài 27 đến 34. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. *Ổn định lớp Lớp Ngày dạy Tiết-thứ Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập. * Mục tiêu: Kích thích tính tò mò khám phá của học sinh. * Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ đã chuẩn bị sẵn ( 6 câu hỏi hàng ngang, thông qua đáp án tìm từ khóa cho nội dung ô chữ) * Sản phẩm: câu trả lời của HS * Tổ chức thực hiện. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi cho từng ô chữ. Hs giơ tay nhanh nhất sẽ Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ trả lời (trả lời đúng sẽ nhận 1 phần quà) Thực hiện nhiệm vụ Định hướng, giám sát - HS nhớ lại kiến thức đã đọc trước trả lời câu hỏi Báo cáo, thảo luận GV đọc câu hỏi - HS trả lời Kết luận, nhận định - Hàng ngang số 1: 6 chữ cái: Ai là tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” → Đacuyn - Hàng ngang số 2: 7 chữ cái: Các nhân tố sau: Đột biến, CLTN, Di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên gọi là nhân tố → tiến hóa - Hàng ngang số 3: 7 chữ cái: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới? → sinh sản -Hàng ngang số 4: 11 chữ cái: Sự hình thành tế bào sơ khai là kết quả của quá trình tiến hóa .? →tiền sinh học -Hàng ngang số 5: 7 chữ cái: Những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới gọi là → Hóa thạch
  58. -Hàng ngang số 6: 8 chữ cái: Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là → tiếng nói Từ khóa: Tiến hóa 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới. * Mục tiêu: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) * Nội Dung: Học sinh đọc sgk để vận dụng kiến thức để giải quyết các sơ đồ tư duy giáo viên phát * Sản phẩm: câu trả lời của HS. * Tổ chức thực hiện: Sử dụng kĩ thuật phòng tranh
  59. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Chuyển giao nhiệm vụ * GV chia lớp thành 5 nhóm phát sơ đồ tư duy cho từng Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ nhóm. hoàn thành trong 15 phút Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK trả lời các câu hỏi trong sơ đồ tư duy. Sau đó sâu chuỗi để hình thành kiến thức nội dung mình tìm hiểu Thực hiện nhiệm vụ
  60. Định hướng, giám sát. - HS thảo luận theo nhóm, kết hợp thông tin đã tìm hiểu để trả lời câu hỏi Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu các nhóm treo sơ đồ tư duy vào góc quy định - Đại diện nhóm trình bày to rõ trong lớp và đại diện nhóm trình bày toàn bộ nội dung ràng để các nhóm khác nghe và của mình vừa tìm hiểu. bổ sung. Kết luận, nhận định: - Học sinh khái quát hóa được toàn bộ kiến thức cơ bản trong nội dung phần tiến hóa - Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu để làm các câu hỏi trắc nghiệm phần luyện tập 3. Hoạt động 3. Luyện tập. *Mục tiêu: (9),(10),(11),(12),(13),(14) *Nội Dung: Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm (thông qua trò chơi lật tranh) *Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm ra hình ảnh cho câu hỏi phần vận dụng *Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Chuyển giao nhiệm vụ * GV ô có số từ 1-15 tương ứng với các câu hỏi Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ trắc nghiệm bên trong Thực hiện nhiệm vụ Định hướng, giám sát. - HS thảo luận theo nhóm, kết hợp thông tin đã tìm hiểu để trả lời câu hỏi Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện một nhóm trả lời các câu - Đại diện nhóm trả lời. hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Nhóm khác nghe và bổ sung. Kết luận, nhận định: Câu 1: Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài: 1- AND của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm. 2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit. 3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. 4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. 5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật. 6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể. A. 4B. 5C. 3D. 6 Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng ? A. Cánh chim và cánh bướm B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người D. Chân trước của mèo và cánh của dơi. Câu 3: Nhân tố tiến hóa nào sau đây là nhân tố tiến hóa có hướng? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến C. Di nhập gen.D. Yếu tố ngẫu nhiên.
  61. Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở A. kỉ Silua. B. kỉ Đêvôn.C. kỉ Đệ tam.D. kỉ Đệ tứ. Câu 5: Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, cách li địa lí A. là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. C. duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. D. là nhân tố tiến hóa quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. Câu 6: bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN B. ARN có thể phân đôi mà không cần đến enzim(protein) C. ARN có thành phần nucleotit loại urain D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử Câu 7: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. Biến dị cá thể B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể C. Đột biến gen D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Câu 8: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh B. Kỉ Đệ Tam thuộc đại Tân sinh C. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh D. Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh Câu 9: Các nhân tố nào sau đây đều làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng không xác định ? A. Chọn lọc tự nhiên, giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách ly B. Đột biến, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly D. di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, và giao phối không ngẫu nhiên Câu 10: Xét các đặc điểm: 1. Xuất hiện ở từng cá thể riêng rẽ và có tần số thấp 2. Luôn được biểu hiện ngay thành kiểu hình 3. Luôn di truyền được cho thế hệ sau 4. Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục 5. Có thể có lợi cho thể đột biến 6. Là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa 7. Đột biến gen có các đặc điểm A. I,II,IV,VB. I,IV,V C. I, III, VI D. I, IV,V,VI Câu 11: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tác động trực tiếp lên kiểu gen B. Tạo ra các alen mới. C. Định hướng quá trình tiến hóa. D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi. Câu 12: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào ?