Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 16+17: Bài thực hành 5 "Sao lưu dự phòng và quét virus" - Năm học 2020-2021

doc 5 trang nhungbui22 09/08/2022 2670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 16+17: Bài thực hành 5 "Sao lưu dự phòng và quét virus" - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_lop_9_theo_cv3280_tiet_1.doc

Nội dung text: Giáo án phát triển năng lực Tin học Lớp 9 theo CV3280 - Tiết 16+17: Bài thực hành 5 "Sao lưu dự phòng và quét virus" - Năm học 2020-2021

  1. Tuần: 08 Ngày soạn: 20/10/2020 Tiết: 16 Ngày dạy: 28/10/2020 Bài thực hành 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS (tiết 1) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức + Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp, thư mục bằng cách sao chép thông thường. 2.Kỹ năng + Thực hiện được thao tác sao lưu các tệp, thư mục. 3. Thái độ + Yêu thích môn học 4.Nội dung trọng tâm của bài + Thực hiện được thao tác sao lưu các tệp, thư mục 5.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực tự quản - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp với máy tính. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: phòng máy tính. - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh Nội dung liên quan đến bài học. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: + Phân nhóm Hs thực hành. + Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi. + Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc từng nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Ổn định lớp (3 phút) 2.Kiểm tra 15 phút * Câu hỏi 1: Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính? 2) Thế nào là virus máy tính? Nêu tác hại của virus máy tính? Hãy cho biết các con đường lây lan của virus? Trả lời: 1.- Thông tin được lưu trữ trong máy tính là rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên. - Thông tin có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân. Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là việc hết sức cần thiết. - Cần bảo vệ thông tin bằng cách sao lưu dữ liệu thường xuyên và phòng tránh virus. 2.Virus là một chương trình hay đoạn chương trình, có khả năng tự nhân bản và lây lan rất nhanh từ máy tính này qua máy tính khác bằng nhiều con đường, nhất là qua môi trường mạng máy tính, Internet và thư điện tử. * Tác hại của virus máy tính
  2. - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống như: CPU, bộ nhớ, dung lượng đĩa cứng. - Phá huỷ dữ liệu. - Phá huỷ hệ thống: làm máy tính bị tê liệt hay làm máy chạy chậm, treo máy, tắt và tự khởi động lại, không mở được tệp - Đánh cắp dữ liệu như chứng từ, thẻ tín dụng, để trục lợi. - Mã hoá dữ liệu để tống tiền; Gây khó chịu khác như làm ẩn tệp, thư mục, * Các con đường lây lan của virus - Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus; Qua các phần mềm bị bẻ khoá, phần mềm sao chép lậu; Qua các thiết bị nhớ (USB (Flash), thẻ nhớ điện thoại, ); Qua mạng nội bộ, Internet, thư điện tử; Qua những lỗi ở phần mềm. 3.Bài mới Giúp hs có ý thức chủ động trong việc bảo vệ thông tin máy tính → hiểu được tầm quan trọng của việc lưu trữ dự phòng dữ liệu. 3.1) Hoạt động 1: Tạo thư mục và sao lưu dữ liệu ( 25 phút) a) Mục tiêu + Thực hiện được thao tác sao lưu các tệp, thư mục. b.Năng lực hình thành Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp với máy tính. c)Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: + Phân nhóm Hs thực hành. + Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy tính. + Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc từng nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm. d)Phương tiện - Phòng máy tính. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Yêu cầu HS thực hiện cá nhân. +Tạo thư mục “Tailieuhoctap” trên ổ đĩa D/E. - Thực hiện cá nhân. + Sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh hoặc trò - Thực hiện theo yêu cầu , chơi vào thư mục đó. hướng dẫn. - Quan sát quá trình thực hiện của HS và hướng dẫn. - Kiểm tra quá trình thực hiện của các máy và nhận - Lắng nghe, ghi nhớ. xét. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - H/đ nhóm. - ?Lí do vì sao cần phải sao lưu dữ liệu. - Thực hiện. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Gọi đại diện các nhóm nhận xét, bổ xung. - Nhận xét, bổ xung. * Nhận xét, chốt ND. Chú ý: Nhắc nhở để học sinh rõ, không nên lưu dữ liệu ở ổ đĩa C vì đó là ổ đĩa khởi động của hệ thống, nếu lưu ở đó mà máy tính có sự cố hỏng hệ thống phải
  3. cài đặt lại hệ điều hành thì dữ liệu ở đó sẽ bị mất. - Ngoài cách sao lưu thông thường ta còn có thể sao lưu bằng cách sử dụng tiện ích của Windows có tên là Backup. B1: Start→Program→Accessories→System Tools →Backup→xuất hiện hộp thoại: B2: Chọn mục Always Start in Wizard mode → Next B3: Chọn Bach up File and Settings → Next B4: Chọn mục Let me choose what to back up → Next → chọn thư mục cần sao lưu ở hộp bên trái → Next B5: Nháy chọn mục Browse → nháy chọn thư mục cần sao lưu đến→Open→Save B6: Gõ tên tệp sao lưu vào khung Type a name For this backup B7: Finish → đợi máy tự sao lưu. e) Sản phẩm - Tạo thư mục: Chuột phải / new folder. - Sao chép dữ liệu: chuột phải /copy => chuột phải /paste. - Lý do sao chép: Trong quá trình hoạt động, có thể xảy ra trục trặc gây mất các phần mềm ứng dụng và các thông tin. V.CÂU HỎI & BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Về nhà tập sao lưu dự phòng dữ liệu (nếu có điều kiện) ra nhiều ổ đĩa khác ngoài ổ đĩa hệ thống. - Xem tiếp bài thực hành 5 bài số 2 SGK trang 66 để tiết sau học. 
  4. Tuần: 09 Ngày soạn: 27/10/2020 Tiết: 18 Ngày dạy: 03/11/2020 Bài thực hành 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS (tiết 2) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức + Biết thao tác quét virus. 2.Kỹ năng + Thực hiện được thao tác quét virus. 3.Nội dung trọng tâm của bài + Thực hiện được thao tác quét virus 4.Xác định nội dung kiến thức của bài - Biết thực sao lưu dữ liệu 5.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực tự quản. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp với máy tính. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1.Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: phòng máy tính. - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh Nội dung liên quan đến bài học. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: + Phân nhóm Hs thực hành. + Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi. + Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc từng nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Ổn định lớp (3 phút) 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Ở tiết trước chúng ta đã thực hiện sao lưu dụ phòng để bảo vệ thông tin trong máy tính, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách quét virus để bảo vệ máy tính tốt hơn. 3.1) Hoạt động 1: Quét virus ( 40 phút) a) Mục tiêu + Biết thao tác quét virus. b.Năng lực hình thành Năng lực chuyên môn, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp với máy tính. c)Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Phương pháp: + Phân nhóm Hs thực hành. + Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy tính.
  5. + Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc từng nhóm. - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm. d)Phương tiện - Phòng máy tính. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Yêu cầu hoạt động cá nhân. - Hoạt động cá nhân. - ?Copy chương trình diệt virus vào máy và chạy - Thực hiện copy chương chương trình. trình. - ?Quan sát các tuỳ chọn trong chương trình và tìm - Quan sát và tìm hiểu các hiểu nội dung, nhật kí sau khi chương trình quét xong. tuỳ chọn. - Quan sát, hướng dẫn. - Lắng nghe, thực hiện. - Gọi HS giải thích nội dung. - Cá nhân giải thích. - Gọi HS nhận xét, bổ xung. - Nhận xét, bổ xung. - Giải thích cho HS về xoá tất cả các Macro. * Nhận xét, chốt nội dung. - Lắng nghe. - Yêu cầu hs sử dụng phần mềm quét virus trên máy - Thực hành. tính. e) Sản phẩm - Ý nghĩa các tuỳ chọn. - Macro:các chương trình phần mềm được tạo nên từ file macro (không được xoá ). * Các bước thực hiện - B1: Khởi động chương trình quét và diệt virus BKAV. Tìm hiểu ý nghĩa của các giao diện của chương trình. - B2: Chọn tuỳ chọn tất cả ổ cứng và USB. Lưu ý: Không chọn xoá tất cả Macro. - B3: Quan sát quá trình quét virus của chương trình và tìm hiểu nội dung nhật kí sau khi chương trình quét xong. Cuối cùng, thoát khỏi chương trình bằng cách nháy nút thoát. V.CÂU HỎI & BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Tìm hiểu thêm một số phần mềm diệt virus khác.