Giáo án Ngữ văn Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

docx 322 trang nhungbui22 09/08/2022 3060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_12_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

  1. BỘ GIÁO ÁN KHỐI 12 – HỌC KÌ II Theo công văn 5512 BGDĐT tháng 12/2020 Ngày soạn: 5/01/2021 Ngày dạy : CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945- 1975 Tiết 52- 53 . TT tiết dạy theo KHDH: TÊN BÀI DẠY: VỢ CHỒNG A PHỦ (Trích) -Tô Hoài- Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác Đ1 phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật 2 Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá Đ2 được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật 3 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn Đ3 hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật 4 Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của Đ4 người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân 1
  2. sinh từ tác phẩm. 5 Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác Đ5 phẩm 6 Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu Đ6 liên quan. 7 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng N1 các phương tiện hỗ trợ phù hợp 8 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, N2 có thể trao đổi phản hồi 9 Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm V1 hay nghị luận văn học về tác phẩm. Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề 10 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản TC-TH thân khi được giáo viên góp ý. 11 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm GT- HT vụ của nhóm. 12 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái; Trách nhiệm 13 Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao NA động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống. 14 Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê TN hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội. 2
  3. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH Nội dung dạy học trọng Phương án Hoạt động học Mục tiêu tâm PP, kiểm tra KTDH đánh giá Đ1-Kết nối Huy động vốn kiến thức Trò chơi, GV đánh giá Hoạt động về văn hóa khu vực Tây Đàm thoại trực tiếp phần Mở đầu (10 Bắc; chuẩn bị tâm thế gợi mở phát biểu của phút) tiếp nhận kiến thức mới HS. Đ1, Đ2, Đ3, I. Tìm hiểu chung Đàm thoại GV đánh giá Đ4, Đ5; N1, II. Đọc hiểu văn bản gợi mở phiếu học tập, Hoạt động Hình N1; GT-HT 1. Tìm hiểu nhân vật Mị Kĩ thuật sơ sản phẩm học thành kiến thức a. Trước khi về làm đồ tư duy tập của HS. (50 phút) dầu Kĩ thuật làm b. Bi kịch thân phận việc nhóm c. Sức sống tiềm tàng 2. Tìm hiểu nhân vật A Phủ III. Tổng kết Đ3, Đ4, Đ5; Thực hành bài tập luyện Dạy học giải GV đánh giá Hoạt động TCTH tập kiến thức và kĩ năng. quyết vấn đề phiếu học tập của Luyện tập HS dựa trên Đáp (15 phút) án và HDC Đ5; NA Liên hệ với thực tế đời Dạy học GV đánh giá Hoạt động Vận sống để làm rõ thêm giải quyết trực tiếp phần dụng thông điệp tác giả gửi vấn đề phát biểu của (10 phút) gắm trong tác phẩm. HS. 3
  4. Hoạt động Đ 6, Đ 5 , V1, Thiết kế dự án: Phương pháp Đánh giá qua sản TC- TH dự án; Dạy phẩm theo yêu Mở rộng - Nhóm phóng viên: thiết kế clip giới thiệu Tô học hợp tác cầu đã giao. (5 phút) Thuyết trình; Hoài cùng những chia sẻ GV và HS đánh Kĩ thuật về tác phẩm Vợ chồng A giá Phủ., Phòng tranh,; - Nhóm vẽ tranh: sân khấu hóa Hình dung và vẽ các cảnh tác phẩm; tượng đặc sắc trong truyện. - Nhóm đóng kịch: đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyện 4
  5. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (10p) HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Đ1 Nhận biết được các nét văn hóa của người Tây Bắc vào các dịp lễ hội mùa xuân, từ đó tạo tâm thế thoải mái, hứng thú khi đọc hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán từ. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tìm ra các nét văn hóa mà các bức tranh mô tả và địa phương được nói tới qua các bức tranh. d. Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tâp: + GV cho HS lật mở từng bức tranh (có 4 bức tranh). Khi mỗi bức tranh được lật mở, HS phải trả lời về một nét đẹp văn hóa nào của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc được diễn tả qua bức tranh. Thời gian trả lời: 5s 1
  6. - Ném pao - Ném còn - Múa khèn - Chơi quay + Qua những bức tranh trên, GV hỏi: Những bức tranh nhắc đến địa phương nào của đất nước? - HS thực hiện nhiệm vụ: HS chọn lật tranh và trả lời theo thời gian quy định. GV trình chiếu các slide. - GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, vào bài mới: Theo chân Tô Hoài đến với vùng núi Tây Bắc qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không chỉ thấy được những vẻ đẹp thiên nhiên cũng như văn hóa vùng đất địa đầu Tổ quốc mà còn thấy nơi đây ấm áp tình người qua câu chuyện tình yêu giữa Mị và A Phủ. 2
  7. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (55 phút) 2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: I. TÌM HIỂU CHUNG a. Mục tiêu: Đ1, Đ2 b.Nội dung: Trả lời câu hỏi để làm nổi bật: - Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Tô Hoài. - HCST, xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Sản phẩm: 1. Tác giả: - Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. - Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau. - Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư. d.Tổ chức thực hiện: *Tìm hiểu mục 1. Tác giả Tô Hoài: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tâp: HS quan sát phần Tiểu dẫn SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả Tô Hoài. - HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức bên ngoài thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà. - GV nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide: 1. Tác giả: - Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. - Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau. 3
  8. - Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư. *Tìm hiểu mục 2: Văn bản - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Đàm thoại: HS nêu xuất xứ, HCST của truyện ngắn. + GV hướng dẫn cách đọc văn bản và gọi HS đọc 1 đoạn văn bản. + Đàm thoại: HS tìm hiểu và trả lời về kết cấu truyện, vị trí đoạn trích SGK. Nêu cảm nhận chung về nội dung đoạn trích. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS báo cáo kết quả: - GV nhận xét, hướng dẫn HS chốt kiến thức. 2. Tác phẩm: * Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. * Xuất xứ: In trong tập Truyện Tây Bắc (được tặng giải nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 -1955) * Tóm tắt truyện: Cần đảm bảo một số ý chính: + Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. + Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. + Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà. + A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí. + Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết. + Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa. + Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích. 4
  9. * Kết cấu truyện: Gồm 2 phần P1: M & A ở nhà Thống lí Pa Tra P2: M & A ở Phiềng Sa. * Vị trí đoạn trích SGK: Nằm ở phần đầu truyện *Cảm nhận chung về đoạn trích: Nỗi khổ của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn phong kiến, thực dân. Đồng thời thấy được sức sống mãnh liệt, cá tính độc đáo & quá trình đấu tranh tự giải phóng của họ. -> Hướng tìm hiểu đoạn trích SGK: theo nhân vật 2.2. Hoạt động khám phá kiến thức 2: II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, N1, N2, TC-TH, GT-HT b.Nội dung: - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân tộc thiểu số thức tỉnh, từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình và đi theo tiếng goi của Đảng. - Thấy được những đóng góp của tác giả trong nghệ thuât khắc hoạ tính cách nhân vật, lối kể chuyện linh hoạt, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, am hiểu về phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. Cụ thể: Nội dung II. Đọc – hiểu chi tiết về văn bản 1. Hình tượng nhân vật Mị 2. Nhân vật A Phủ Nội dung III. Tổng kết bài học 1. Giá trị nội dung: Hiện thực và nhân đạo 2. Giá trị nghệ thuật c. Sản phẩm: các sản phẩm của dạy học dự án, phiếu học tập, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy. d. Tổ chức hoạt động: 5
  10. Mục II. Đọc – hiểu chi tiết Nội dung 1. Nhân vật Mị - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Làm việc theo cặp: Nhận xét sự xuất hiện của Mị ở đầu tác phẩm qua các chi tiết sau: ngoại hình, tư thế, công việc. Những chi tiết đó dự báo điều gì về số phận Mị cho người đọc biết? + Có thể chia cuộc đời Mị thành mấy chặng? + Hoạt động nhóm (4 nhóm): GV phát Phiếu học tập cho các nhóm: Nhóm 1: Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra Nhóm 2: Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra Nhóm 3: Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân Nhóm 4: Tâm trạng và hành động của Mị khi chứng kiến A Phủ bị trói. PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 1: Mị trước khi về làm - Trước khi về làm dâu nhà quan thống lý, dâu nhà thống lí Pá Tra Mị là cô gái như thế nào? - Mị có xứng đáng được sống hạnh phúc không? Nhóm 2: Mị sau khi về làm dâu - Vì sao Mị phải làm dâu nhà quan thống nhà thống lí Pá Tra lí? - Cuộc sống của Mị khi ở nhà quan thống lí? - Nhận xét về số phận của Mị khi ở nhà Pá Tra? Nhóm 3: Tâm trạng và hành -Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài như động của Mị trong đêm tình thế nào? Tác động đến tâm hồn Mị ntn? mùa xuân -Diễn biến tâm lí, hành động của Mị trong 6
  11. đêm tình mùa xuân? Nhóm 4: Tâm trạng và hành -Thái độ của Mị ban đầu và sau khi nhìn động của Mị khi chứng kiến A thấy giọt nước mắt của A Phủ? Phủ bị trói. -Diễn biến tâm lí, hành động của Mị sau khi cứu A Phủ? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, trình bày sản phẩm ra giấy A0. - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV mời các nhóm nhận xét chéo kết quả thảo luận, có thể đưa ra câu hỏi cho nhóm thuyết trình. - GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức: 1. Nhân vật Mị a. Sự xuất hiện của Mị - Hình ảnh: Một cô con gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác: cái quay sợi, tàu ngựa, tảng đá - “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” Lúc nào cũng cúi đầu nhẫn nhục và luôn u buồn => Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng để dẫn dắt vào trình tìm hiểu số phận nhân vật. b. Bi kịch thân phận làm dâu gạt nợ * Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: - Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo: “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buông Mị”, “Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” - Là cô gái ham làm, sẵn sàng lao động, không quản ngại khó khăn: “Biết cuốc nương ngô, làm ngô trả nợ thay cho bố” - Là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý. - Là người con hiếu thảo, tự trọng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” * Khi về làm dâu nhà thống lí: 7
  12. - Nguyên nhân: Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâu nên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời. - Lúc đầu: Mị phản kháng quyết liệt. + “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc” + Mị tính chuyện ăn lá ngón để tìm sự giải thoát. + Vì lòng hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, quay trở lại nhà thống lí. - Những ngày làm dâu: + Bị vắt kiệt sức lao động: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa màu thì giặt đay, xe đay, đến mùa thi đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi” “Con ngựa con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” Bị biến thành một thứ công cụ lao động, là nỗi cực nhục mà Mị phải chịu đựng. + Chịu nỗi đau khổ về tinh thần: Bị giam cầm trong căn phòng “kín mít,có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” Sống với trạng thái gần như đã chết. - Thái độ của Mị: + “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi.” + “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi” + “Mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.” => Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ, tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận c. Sức sống tiềm tàng của Mị: * Cảnh mùa xuân: 8
  13. - Mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống, nhiều màu sắc: “Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét tất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”; “Đám trẻ đợi tết, chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà ” - Tiếng ai thổi sáo gọi bạn đi chơi: Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. : “Mày có con trai con gái rồi. Mày đi làm nương Tao không có con trai con gái Tao đi tìm người yêu” - Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi => Mùa xuân về ở Hồng Ngài đã có nhiều tác động tích cực đối với cuộc đời tăm tối và giá lạnh của Mị. * Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân: - Lúc uống rượu đón xuân: - “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát” Mị như đang uống cái đắng cay của phần đời đã qua, uống cái khao khát của phần đời chưa tới. Rượu làm cơ thể và đầu óc Mị say nhưng tâm hồn đã tỉnh lại sau bao ngày câm nín, mụ mị vì bị đày đọa. - Khi nghe tiếng sáo gọi bạn: + Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” “ Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước Mị muốn đi chơi ” + Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: muốn tự tử. “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra” Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. + Trong đầu Mị vẫn đang rập rờn tiếng sáo: “Anh ném Pao, em không bắt Em không yêu quả Pao rơi rồi”. 9
  14. Tiếng sáo biểu tượng cho khát vọng tình yêu tự do đã thổi bùng lên ngọn lửa tâm hồn Mị + Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động: •“lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu” Mị muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ là bóng tối, thắp ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. • “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử. - Khi bị A Sử trói đứng: + “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi ” Quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai. + “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được ” Khát vọng đi chơi xuân đã bị chặn đứng. + “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ Mị lúc mê lúc tỉnh ” Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt – hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt. => Tư tưởng của nhà văn: Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng lên. * Tâm trạng và hành động của Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng: - Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh thấy A Phủ bị trói mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay” Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần. - Khi nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ” của A Phủ: Mị thức tỉnh dần. 10
  15. + “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được” Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình. + Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bị trói đến chết Thương người, thương mình. + Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác ” + Thương cảm cho A Phủ: “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét” Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác. + Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy” Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh cho Mị đi đến hành động. - Liều lĩnh hành động: cắt dây mây cứu A Phủ “Mị rón rén bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây ” Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người. + “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra” Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình. => Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động. => Giá trị nhân đạo sâu sắc: + Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt. + Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình. Nội dung 2. Nhân vật A Phủ 11
  16. - GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc theo cặp trong bàn: + Vì sao nói A Phủ là nhân vật có số phận đặc biệt? + Nhân vật A Phủ có những tính cách đặc biệt nào? + Nhận xét về nghệ thuật thể hiện nhân vật A Phủ của Tô Hoài? Đối sánh với nhân vật Mị tìm ra điểm khác nhau, giống nhau của hai nhân vật? - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận theo cặp các câu hỏi trên. - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi đại diện 1 số cặp trả lời. - GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức: 2. Nhân vật A Phủ: a. Số phận đặc biệt của A Phủ: - Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch - Làm thuê, làm mướn, nghèo đến nỗi không thể lấy được vợ - 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, sau đó trốn thoát và lưu lạc đến Hồng Ngài. - Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh:“chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo” - Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng: “Đứa nào được A Phủ cúng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu” - Nhưng A phủ vẫn rất nghèo, không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo. b. Tính cách đặc biệt của A Phủ : - Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi, lạc đến Hồng Ngài” - Lớn lên: dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ ác: “chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp” Hàng loạt các động từ cho thấy sức mạnh và tính cách của A Phủ, không quan tâm đến hậu quả sẽ xảy ra. - Khi trở thành người làm công gạt nợ: 12
  17. + A Phủ vẫn là con người tự do: “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”, làm tất cả mọi thứ như trước đây. + Không sợ cường quyền, kẻ ác: • Để mất bò, điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về và nói chuyện đi bắt hổ một cách thản nhiên, điềm nhiên cãi lại thống lí Pá Tra. • Lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói đứng mình. Không sợ cái uy của bất cứ ai, không sợ cả cái chết. - Bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ Cách mạng nhanh chóng sau này. Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đặc trưng: - Nét khác nhau giữa hai nhân vật: + Mị: được khắc họa với sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn. + A Phủ: được nhìn từ bên ngoài, tính cách được bộc lộ ở hành động, vẻ đẹp hiện lên qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ. - Nét giống nhau: + Tính cách của những người dân lao động miền núi • Mị: Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong luôn sôi nổi, ham sống, khao khát tự do và hạnh phúc. • A Phủ: Táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin. + Cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt . Mục III. Tổng kết - GV chuyển giao nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân: ? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? ? Thử liên hệ với một số tác phẩm cùng viết về đề tài người nông dân trước cách mạng và rút ra điểm mới trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài so với các nhà văn trước CM. -HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS phát hiện, đánh giá. - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt kiến thức: 13
  18. III. Tổng kết 1. Nội dung: a. Giá trị hiện thực - Miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi. - Truyện cho thấy bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi. b. Giá trị nhân đạo - Thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc của tác giả với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng - Trân trọng và ngợi ca và thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt, khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc; - Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu được khắc họa qua tâm tư, suy nghĩ ). - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (15p) a. . Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, N2, GT-HT b. Nội dung: Thực hiện 1 bài tập để củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ c. Sản phẩm: Phiếu học tập. d. Tổ chức hoạt động học Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia làm làm 4 nhóm, thực hiện nhạnh 2 bài tập: BT1: Nối các ý 1,2,3,4,5,6 với các ý a,b,c,d,e,g trong hai cột sau sao cho phù hợp: 14
  19. 1/ Mị là người con gái hiếu a/ Mị nhận ra Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. thảo, yêu cuộc sống tự do và Mị muốn chết. Mị đau khổ khi sống với A Sử. tự trọng 2/ Cha con thống lý Pá Tra b/ Mị xin bố: “Con nay đã lớn, biết cuốc nương đày đoạn Mị cả thể xác lẫn làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay tinh thần. cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.” 3/ Mị đã hồi sinh trong đêm c/ Đánh pao, chơi quay tình. 4/ Vì sao Mị trở thành con d/ Mị như con rùa lùi lũi trong xó cửa. dâu gạt nợ nhà thống lí? 5/ Những đặc sắc nghệ thuật e/ Độc thoại nội tâm, phân tích tâm lý nhân vật, được Tô Hoài sử dụng? ngôn ngữ đậm sắc thái vùng miền 6/ Những nét đẹp văn hóa g/ Cha mẹ Mị lấy nhau đã vay tiền cha của vùng Tây Bắc được đề cập thống lí mà chưa trả hết nợ. trong văn bản Đáp án: Câu 1-b, 2-d, 3-b, 4-g, 5-e, 6-c BT 2: Điền từ vào chỗ trống: 15
  20. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận theo nhóm, ghi nhanh kết qua ra phiếu Học tập và dán lên bảng. Nhóm nào trả lời xong nhanh nhất và chính xác nhất sẽ thắng cuộc. - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét và cho điểm các nhóm. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 phút) a. Mục tiêu: N1, NG1, NA b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi cá nhân, liên hệ tác phâm với cuộc sống ngày nay. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS bằng lời nói theo phương thức nghị luận. d. Tổ chức thực hiện: - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Kĩ thuật động não và phát vấn. ?Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về một đôi trai gái người ông ở miền núi cao Tây bắc cách đây mấy chục năm. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đặt ra trong câu chuyện này không phải chỉ là chuyện của ngày hôm qua mà còn là chuyện của hôm nay. Anh/chị suy nghĩ gì về điều này? Suy nghĩ và trao đổi với bạn bè. Gợi ý: Truyện đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, nhân bản, vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự cho đến tận hôm nay: + Con người cần được sống cho ra sống, không thể sống mà như đã chết được. + Hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu đích thực. Mọi sự áp đặt, ép buộc đều có nguy cơ dẫn đến bi kịch trong cuộc sống gia đình. + Cần phải đấu tranh với những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong xã hội hiện đại, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa + Cần phải đấu tranh với nạn bạo hành gia đình. - HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp hoặc theo bàn. - HS báo cáo sản phẩm học tập: GV gọi 1 số HS phát biểu suy nghĩ. - GV nhận xét, định hướng bài học. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: Đ6, Đ5, TC- TH b. Nội dung: : HS tìm tòi kiến thức, mở rộng hiểu biết về kiến thức bài học c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Một số câu văn, đoạn văn. 16
  21. d. Tổ chức thực hiện - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV giao dự án học tập: 03 nhóm + Nhóm phóng viên: thiết kế clip giới thiệu Tô Hoài cùng những chia sẻ về tác phẩm Vợ chồng A Phủ. + Nhóm vẽ tranh: Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện. + Nhóm đóng kịch: đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyệnHS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân. - Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện sản phẩm trong 01 tuần. - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học tự chọn. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng - Dạy học theo Chuẩn kiến thức - kĩ năng. IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 54 – 55: TÊN BÀI DẠY: VỢ NHẶT – KIM LÂN Thời gian thực hiện: 02 tiết I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 17
  22. TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác Đ1 phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật 2 Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá Đ2 được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật 3 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn Đ3 hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật 4 Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của Đ4 người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm 5 Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác Đ5 phẩm 6 Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu Đ6 liên quan. 7 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng N1 các phương tiện hỗ trợ phù hợp 8 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, NG1 có thể trao đổi phản hồi 9 Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm V1 hay nghị luận văn học về tác phẩm. Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề 10 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản TC-TH thân khi được giáo viên góp ý. 11 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm GT- HT vụ của nhóm. 12 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái; Trách nhiệm 18
  23. 13 Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao NA động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống. 14 Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê TN hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội. 19
  24. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các phiếu học tập, phiếu KWL và phần trả lời; rubric đánh giá học sinh - Bảng phụ phục vụ cho kĩ thuật sơ đồ tư duy - Bài trình chiếu Power Point - Bảng, phấn, bút lông III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Nội dung dạy học Phương án kiểm Hoạt động Mục tiêu trọng tâm PP, tra đánh giá học KTDH Kết nối Huy động vốn kiến thức Đàm thoại GV đánh giá trực Hoạt về các tác phẩm cùng đề gợi mở tiếp phần phát biểu động tài đã học; chuẩn bị tâm của HS. Mở đầu thế tiếp nhận kiến thức (5 phút) mới Đ1, Đ2, Đ3, I. Tìm hiểu chung Dạy học dự GV sử dụng rubric Đ4, Đ5; N1, II. Đọc hiểu văn bản án Đàm đánh giá phiếu học Hoạt động NG1; GT-HT 1. Tìm hiểu nhân vật thoại gợi tập , sản phẩm học Hình thành người vợ nhặt mở tập của HS. kiến thức 2. Tìm hiểu nhân vật Kĩ thuật sơ (60 phút) Tràng đồ tư duy 3. Tìm hiểu nhân vật bà Kĩ thuật cụ Tứ KWL III. Tổng kết Kĩ thuật làm việc nhóm Đ3, Đ4, Đ5; Thực hành bài tập luyện Dạy học giải GV đánh giá phiếu Hoạt động TC-TH tập kiến thức và kĩ năng. quyết vấn đề học tập của HS dựa Luyện tập trên Đáp án và HDC (10 phút) Đ5; Liên hệ với thực tế đời Dạy học GV đánh giá trực Hoạt động NA sống để làm rõ thêm giải tiếp phần phát biểu Vận dụng thông điệp tác giả gửi quyết vấn của HS. (10phút) gắm trong tác phẩm. đề 20
  25. Hoạt động Đ 6, Đ 5 , V1, Vẽ sơ đồ tư duy về bài Dạy học Đánh giá qua sản TC- TH học. giải quyết phẩm theo yêu cầu đã Mở rộng Đọc trọn vẹn truyện ngắn vấn đề giao. (5 phút) Vợ nhặt và đọc thêm các tác phẩm khác của Kim GV và HS đánh giá Lân. 21
  26. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5p) 1. Mục tiêu: Đ1,Kết nối 2. Nội dung: Nhận biết được về các tác phẩm viết về đề tài người nông dân, từ đó tạo tâm thế, hứng thú đọc hiểu tác phẩm Vợ nhặt 3. Sản phẩm: câu trả lời miệng. 4. Tổ chức hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Hãy kể các tác phẩm viết về đề tài người nông dân mà em đã học? Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp GV dẫn dắt vào bài mới. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời các ý như sau: - Tắt đèn, Lão Hạc, Chí Phèo Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá kết quả làm việc của HS. HS vận dụng kiến thức đã học về các tác phẩm cùng đề tài để đọc hiểu tác phẩm V Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (60 p) 1. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, N1, NG1, TC-TH, GT-HT 2. Nội dung: - Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại 3. Sản phẩm: các sản phẩm của dạy học dự án, phiếu học tập, câu trả lời miệng, sơ đồ tư duy. 4. Tổ chức hoạt động I. TÌM HIỂU CHUNG Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà 1
  27. - Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà văn Kim Lân (quê quán, sáng tác, quan niệm về sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác) - Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm theo sơ đồ Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý như sau: * Tác giả: -Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.Quê: làng Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh, là cây bút truyện ngắn. - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955) Con chó xấu xí (1962). * Tác phẩm: a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - “Vợ nhặt” viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962). - Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư", tác phẩm viết sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt. 2
  28. b. Tóm tắt: Câu chuyện trong tác phẩm Vợ nhặt xảy ra tại thời điểm nạn đói vào năm 1945 đang xảy ra và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người đã chết đói vì thiếu lương thực. Hoàn cảnh lúc bấy giờ rất thê lương, đến ăn cũng không đủ không nói đến những nhu cầu cơ bản khác. Trong hoàn cảnh đó chàng trai tên là Tràng với ngoại hình xấu xí, thô kệch lại cưới được vợ mà đó lại là vợ nhặt. Khi nghe tin Tràng cưới vợ cả xóm đều ngạc nhiên và cả lo lắng, nhất là mẹ của Tràng, bà cụ Tứ vui buồn lẫn lộn, vui khi con trai xấu xí, thô kệch đã có vợ nhưng vô cùng lo lắng khi lại có thêm một miệng ăn trong khi hoàn cảnh thiếu ăn. Khi con có vợ bà chỉ đến chúc phúc khuyên vợ chồng hãy sống tốt. Ngày hôm sau nhờ con dâu mới mà nhà cửa đều gọn gàng sạch sẽ. Bữa cơm gia đình lại có thêm sự xuất hiện của nàng dâu mới, bà cụ trò chuyện vui vẻ và hy vọng tương lai của hai đứa sẽ tươi sáng, cả nhà chỉ có “nồi chè khoán” do chính tay cụ Tứ nấu nhưng không khí lại rất vui vẻ, nồi chè tuy chát đắng khó ăn những thể hiện được tấm lòng người mẹ yêu thương và mong muốn con mình được hạnh phúc. Đang trong bữa ăn vui vẻ thì tiếng trống thúc thuế vang lên, lúc này chàng trai Tràng nghĩ tới lá cờ đỏ đang tung bay phất phơ và nhiều người đang đi phá kho thóc chia cho dân nghèo. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Nhân vật người vợ nhặt a. Khi ở trên tỉnh Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc đoạn văn giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật người vợ nhặt GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, đặt câu hỏi thảo luận: - Người vợ nhặt xuất hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Qua sự xuất hiện của người vợ nhặt , em cảm nhận ban đầu như thế nào về người vợ nhặt? 3
  29. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc đoạn văn và nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS đọc và trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời các ý như sau: - Ngoại hình: quần áo tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. - Thị sưng sỉa mắng Tràng, từ chối ăn trầu để được ăn một thứ có giá trị hơn, khi được mời ăn tức thì ngồi sà xuống, mắt sáng lên, “ăn một chặp bốn bát bánh đúc”. + Khi nghe ràng nói đùa “đằng ấy có về với tớ cùng về”, thị đã theo về thật bởi trong cái đói khổ, đó là cơ hội để thị bấu víu lấy sự sống. Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS b. Trên đường về Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV phát phiếu học tập theo nhóm, (mỗi bàn 1 nhóm) yêu cầu: - Tìm chi tiết về các hình ảnh về người vợ nhặt - Nhận xét, lí giải về sự thay đổi của người vợ nhặt Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV thu lại phiếu học tập, nhận xét GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau: -Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính: -Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh, “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia” ->Thực ra hành động theo Tràng của thị xuất phát từ nhu cầu bám lấy sự sống, từ lòng khao khát được sống. Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Thị chấp nhận theo không Tràng. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. 4
  30. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm HS nhận xét, đánh giá chéo kết quả làm việc trên các phiếu học tập. c. Về đến nhà Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành nhóm (4 HS) và thảo luận, điền thông tin vào phiếu học tập : - Tìm chi tiết hình ảnh miêu tả người vợ nhặt? - Diễn biến tâm trạng của người vợ nhặt được thể hiện ra sao? Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu Hs đọc phiếu bài tập của nhóm bạn nêu nhận xét. GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau: -Về đến nhà chồng, nhìn thấy “ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị “nén một tiếng thở dài”. ->Đây là tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Ai ngờ cái phao mà thị vừa bám vào lại là một chiếc phao rách. ->Trong tiếng thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai ngày mai, vừa có cả những lo toan và trách nhiệm của thị về gia cảnh nhà chồng. Đó phải chăng là thị đã ý thức được trách của mình đối với việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình. Tấm lòng của thị thật đáng quý biết bao. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm HS nhận xét, đánh giá chéo kết quả làm việc trên các phiếu học tập. c. Buổi sáng hôm sau Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt câu hỏi đàm thoại để dẫn dắt HS tìm hiểu về nhân vật người vợ nhặt Câu hỏi đàm thoại: - Sự thay đổi ở thị trong buổi sáng hôm sau - Đánh giá về nhân vậtngười vợ nhặt trong đoạn truyện. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe câu hỏi, tìm câu trả lời GV dẫn dắt gợi ý cho HS Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 5
  31. - HS trả lời câu hỏi, thảo luận, tranh luận - GV tổ chức cho HS đàm thoại, tranh luận, nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau: + Sau đêm tân hôn, người phụ nữ ấy có sự thay đổi hoàn toàn về tâm trạng và tính cách. Thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa. Sự thay đổi ấy người đọc cũng dễ nhận ra: nếu hôm qua thị chua ngoa, đanh đá, chỏng lỏn bao nhiêu thì hôm nay thị lại hiền lành bấy nhiêu. Hơn ai hết, Tràng cảm nhận đầy đủ sự thay đổi tuyệt vời ấy: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Câu văn này đã ghi lại cảm xúc chân thật của Tràng trước sự đổi thay tích cực của vợ. Phải chăng tình yêu đích thực với sức nhiệm màu diệu kì đã có sức cảm hóa với thị. + Trong bữa cơm đầu tiên tại gia đình chồng, dù bữa ăn chỉ có “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải ăn cháo cám nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng. + Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. + Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói ầm ầm đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm”. -> Qua đó, ta thấy nhân vật vợ Tràng, “nàng dâu mới” cũng là Người truyền tin cách mạng. => Viết về sự đổi thay trong tâm lý của thị, Kim Lân bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động nghèo. Tình cảm nhân đạo của nhà văn thể hiện ở đây. .Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá kết quả làm việc của HS. 2. Nhân vật bà cụ Tứ a.Giới thiệu nhân vật Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc đoạn văn giới thiệu sự xuất hiện của nhân vật bà cụ Tứ GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, đặt câu hỏi thảo luận: - Bà cụ Tứ xuất hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Qua sự xuất hiện của bà cụ Tứ , em cảm nhận ban đầu như thế nào về bà cụ Tứ ? Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc đoạn văn và nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV GV quan sát, theo dõi HS đọc và trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp 6
  32. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời câu hỏi GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời các ý như sau: + Là một bà mẹ nghèo, già nua là dân ngụ cư. + Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già. b. Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ * Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi anh Tràng dắt vợ về Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành nhóm (4 HS) và thảo luận, điền thông tin vào phiếu học tập : - Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ được thể hiện ra sao? Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập của GV GV quan sát, theo dõi HS trả lời trên phiếu học tập, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu Hs đọc phiếu bài tập của nhóm bạn nêu nhận xét. GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau: *Ngạc nhiên - Con trai lấy vợ trong lúc bấy giờ rất khó khăn, với người như anh không dễ gì có vợ, nên cụ ngạc nhiên - Bà cụ ngạc nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn - Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u” ”Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ” - Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra * Vừa mừng vừa tủi “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt”. “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá! ” “ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ”. “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Bao nhiêu tình yêu thương chân thành tha thiết của người mẹ thể hiện trong những lời giản dị mộc mạc ấy. - Vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con - Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn - Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này. - Bà cụ xót thương cho con dâu, buồn tủi cho nà mình 7
  33. * Nỗi lo - Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn như thế nào - Bà chỉ biết khuyên con, khuyên dâu thương nhau, vượt qua khó khăn - Nỗi lo, nổi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu các nhóm HS nhận xét, đánh giá chéo kết quả làm việc trên các phiếu học tập. * Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ ở buổi sáng hôm sau Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt câu hỏi đàm thoại để dẫn dắt HS tìm hiểu về nhân vật bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm sau Câu hỏi đàm thoại: -Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ trong bữa cơm đón nàng dâu mới Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe câu hỏi, tìm câu trả lời GV dẫn dắt gợi ý cho HS Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS trả lời câu hỏi, thảo luận, tranh luận - GV tổ chức cho HS đàm thoại, tranh luận, nhận xét lẫn nhau. - GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau: * Niềm vui, niềm hanh phúc và sự tin tưởng vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ -Trong cái mừng, cái tủi, cái lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ. Một niềm vui tội nghiệp không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn, cái lo níu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố vui và gắng làm cho con, cho dâu vui. + Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: “Rồi ra may mà ông giời cho khá ” ai giàu ba họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ “nói toàn: chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này”. + Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Bà cụ giẫy cỏ cho sạch vườn. “Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”. + Vui trong bữa cơm sáng, bữa cơm đầu tiên có con dâu đó là một bữa “tiệc" với món cháo loãng và món “chè khoán” đắng chát – một bữa ăn ngày đói rất thảm hại nhưng bà cụ cố tạo ra niềm vui để động viên an ủi con trai, con dâu. - Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt, ngặt nghèo đến tàn bạo đã đầy đọa mẹ con bà. Bà vẫn cố tạo không khí hoà thuận ấm cúng trong gia đình và kể chuyện làm ăn, nuôi gà tươi cười đon đả múc cho con dâu những bát cháo cám. - Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ, với “cái mặt bủng beo, u tối”, ”bà vẫn nung nấu một ý chí sống mãnh liệt. Bà là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hiểu biết: hết lòng thương yêu con, yêu thương những cảnh đời tội nghiệp, oái oăm. Bà nung nấu một khát vọng về cuộc sống gia đình hạnh phúc. 8
  34. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá kết quả làm việc của HS. 3. Nhân vật Tràng Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đã giao cho HS thực hiện phiếu KWL ở nhà trước tiết học. K (thực hiện tại nhà) W (thực hiện tại nhà) L (thực hiện sau khi thảo luận trong tiết học) (HS ghi các thông tin đã (HS tự đặt các câu hỏi: (HS ghi các câu trả lời, biết về nhân vật Tràng thông tin muốn tìm hiểu chốt các thông tin về sau khi đọc truyện) thêm, điều muốn lí giải về Tràng) nhân vật Tràng) Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS điền thông tin cột K và W ở nhà. GV tổ chức các nhóm thảo luận để học sinh hợp tác tìm thông tin điền vào cột L. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi từ 2 HS trình bày thông tin đã điền ở cột K và W. GV chốt các thông tin cột K. GV tổ chức HS chia nhóm thảo luận. HS hợp tác tìm thông tin điền vào cột L. GV quan sát quá trình làm việc của các nhóm và giúp đỡ HS. GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý như sau: - Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn, - Nhưng có tấm lòng nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang. - Lúc đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc. Bên ngoài là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng. - Trên đường về: + Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả: “hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” + Cũng có lúc “lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà” + Sự xuất hiện của người vợ như mang đến một luồng sinh khí mới: “Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghe gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”. + Lần đầu tiên hưởng được cảm giác êm dịu khi đi cạnh cô vợ mới: “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.” 9
  35. - Buổi sáng đầu tiên có vợ: + Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ: “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra” + Tràng thay đổi hẳn: - Tràng biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn: “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” => Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên phiếu KWL. III. TỔNG KẾT Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện Vợ nhặt thể hiện và ghi vào bảng phụ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp ý chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Vợ nhặt GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, ) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý : * Giá trị nghệ thuật: Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động. * Giá trị nội dung: -Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. - Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư duy. GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric. Rubric đánh giá kết quả: Nội dung yêu Mức đánh giá cầu (1) (2) (3) 10
  36. Phần thông tin HS chỉ nêu một HS nêu được gần HS nêu được đầy đủ số đặc điểm về hết các đặc điểm các đặc điểm về giá trị giá trị nội dung về giá trị nội nội dung và nghệ thuật và giá trị nghệ dung và nghệ của truyện Vợ nhặt thuật của truyện thuật của truyện Vợ nhặt Vợ nhặt Phần hình thức Sơ đồ của HS Sơ đồ của HS có Sơ đồ của HS có sự thể chưa có sự thể sự thể hiện ý lớn, hiện ý lớn, nhỏ. Từ hiện ý lớn, nhỏ, nhỏ. Vài từ khóa, khóa, hình ảnh phù chưa biết dùng từ hình ảnh chưa hợp. khóa, hình ảnh phù hợp. HS tự nhận xét được những ưu và nhược điểm của sản phẩm nhóm. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15p) 1. Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, NG1, GT-HT 2. Nội dung: Trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về truyện ngắn Vợ nhặt 3. Sản phẩm: Phiếu học tập. 4. Tổ chức hoạt động học Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV phát phiếu bài tập: Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? Câu 3:Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ? Câu 4: Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa gì? Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm bài tập trong phiếu bài tập Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV gọi HS trả lời các câu hỏi. GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Đáp án và HD chấm. 11
  37. Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt: biểu cảm 1,0 2 Nội dung chính: Nội dung chính của đoạn văn trên là: diễn tả tâm trạng 2,0 của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về 3 Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, 3,0 ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái. Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con. 4 Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa: 4,0 -Gợi lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với còn mình. -Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng Hoạt động 4. VẬN DỤNG (10p) 1. Mục tiêu: N1, NG1, NA 2. Nội dung: HS thảo luận, liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống 3. Sản phẩm: Đoạn văn của HS 4. Tổ chức hoạt động học Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV đặt vấn đề thảo luận: Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận cặp đôi nêu ý kiến. GV quan sát và giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS viết lên bảng những suy nghĩ về tình mẫu tử GV yêu cầu 3 HS trình bày lí do cụ thể cho ý kiến của mình. GV tổ chức cả lớp bàn luận về tình mẫu tử Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá trực tiếp câu trả lời của học sinh. 12
  38. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: Đ5, Đ6, TC- TH b. Nội dung: HS tổng hợp kiến thức đã học, hoàn thiện sơ đồ tư duy bài học c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học của học sinh. d. Tổ chức thực hiện - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: (1) Vẽ bản đồ tư duy bài học (2) Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Vợ nhặt” (3) Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học. - HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân. - HS báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học sau 13
  39. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng - Dạy học theo Chuẩn kiến thức - kĩ năng. IV. RÚT KINH NGHIỆM 14
  40. Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 56. TT tiết dạy theo KHDH: TÊN BÀI HỌC: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý I. MỤC TIÊU BÀI HỌC TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1 Nhớ lại các kiến thức cơ bản đã học về hàm ý trong Đ1 chương trình Ngữ văn THCS 2 Có năng lực lĩnh hội hàm ý Đ2 3 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng N1 các phương tiện hỗ trợ phù hợp 4 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, NG1 có thể trao đổi phản hồi 5 Xây dựng lời nói chứa hàm ý V1 Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề 6 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản TC-TH thân khi được giáo viên góp ý. 15
  41. 7 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm GT- HT vụ của nhóm. 8 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. Phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Trách nhiệm 9 Tự hào, yêu quý hơn nữa tiếng Việt, quê hương, đất nước. YN 10 Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê TN hương, đất nước. 16
  42. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, ; Phiếu học tập, II. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH Nội dung dạy học Phương án Hoạt động học Mục trọng tâm PP, kiểm tra tiêu KTDH đánh giá Đ1 Huy động vốn kiến Đàm thoại GV đánh giá Hoạt động Mở đầu thức về hàm ý đã học; gợi mở trực tiếp phần (7 phút) chuẩn bị tâm thế tiếp phát biểu của nhận kiến thức mới HS. Đ2, N1, Thực hành bài tập Hoạt động GV đánh giá Hoạt động NG1, ; luyện tập kiến thức nhóm, Dạy phiếu học tập Luyện tập TCTH trong SGK. học giải quyết của HS dựa trên (30 phút) vấn đề Đáp án V1 Tạo lập đoạn hội thoại Dạy học GV đánh giá Hoạt động Vận dụng có chứa hàm ý giải quyết qua bài làm về (5 phút) vấn đề nhà của HS. Hoạt động YN, TC Mở rộng, tìm tòi thêm ý Dạy học giải Đánh giá qua sản TH nghĩa, tác dụng của hàm quyết vấn đề phẩm theo yêu Mở rộng ý trong giao tiếp. cầu đã giao. (3 phút) GV và HS đánh giá 1
  43. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a.Mục tiêu: Đ1-Kết nối (HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học). b. Nội dung: HS ôn lại kiến thức đã học về hàm ý. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức về hàm ý đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 với bài học Nghĩa tường minh và hàm ý: ? GV yêu cầu HS nhắc lại: Thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là hàm ý? Cho ví dụ? - HS làm việc cá nhân khoảng 3 phút. - HS báo cáo kết quả. - GV nhận xét và kết luận: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.( Nghĩa tường minh còn gọi là hiển ngôn ). Nghĩa tường minh dễ nhận ra bởi nó thể hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không phải suy luận, ai cũng hiểu như vậy. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. ( Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn ) ? Mục đích của việc sử dụng hàm ý trong câu nói? Hàm ý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ rê, từ chối, đề nghị kín đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí. ? Tạo hàm ý bằng cách nào? Cách thức tạo ra hàm ý: - Cách 1: Cố tình/chủ ý vi phạm phương châm hội thoại: + Vi phạm phương châm về lượng: nói thừa hoặc thiếu thông tin yêu cầu + Vi phạm phương châm quan hệ: đi lệch đề tài cuộc giao tiếp + Vi phạm phương châm cách thức: nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng, rành mạch 1
  44. - Cách 2: sử dụng các hành động nói gián tiếp (dùng kiểu câu này nhưng hướng đến mục đích của hành động nói ở kiểu câu khác). HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập về hàm ý. b. Nội dung: HS thực hiện các bài tập về hàm ý trong SGK. c. Sản phẩm và tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm 1.Bài tập 1. - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Thảo a-Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong luận nhóm: lời đáp của A Phủ thì: - Nhóm 1: Bài tập 1 (1) Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò - Nhóm 2: Bài tập 2 bị mất. - Nhóm 3 + 4: Bài tập 3 (2) Lời đáp thừa thông tin về việc : “lấy súng đi bắt con hổ”. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm trong 05 phút. (3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công - Báo cáo sản phẩm: Các nhóm cử đại nhận việc để mất bò nhưng muốn lấy công diện lên bảng trình bày chuộc tội. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và b-Như vậy, hàm ý là những nội dung ,ý chốt kiến thức. nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe.nhưng không nói trực tiếp qua câu chữ , mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra. Trong lời hội thoại trên .A Phủ nói vừa thiếu vừa thừa lượng thông tin cần thiết chủ yếu tạo ra hàm ý. 2-Bài tập 2. a) Câu nói của Bá Kiến với Chí Phèo: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo . Cách nói vi phạm phương châm cách thức , không nói rõ ràng rành mạch mà thông qua một biểu tượng : Cái kho để bóng gió đến chuyện tiền của. b) Tại lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá kiến có sử dụng đến những câu hỏi ( Chí Phèo đấy hở? ; Rồi làm mà ăn chứ cứ báo 2
  45. người ta mãi à?) ,nhưng không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích hô gọi, cảnh báo, thúc giục Chí Phèo làm mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền .Đó là dùng hành động gián tiếp, một cách thức tạo hàm ý. c)Tại hai lượt lời nói đầu tiên của Chí Phèo, hắn đều không nói hết ý (đến đây làm gì ?) , phần hàm ý được tường minh hoá ở lượt lời thứ ba của hắn (Tao muốn làm người lương thiện) , Như vậy cách nói của Chí Phèo ở hai lượt lời đầu vừa không bảo đảm phương châm về lượng , vừa không bảo đảm phương châm về cách thức( Nói không rõ ràng). 3-Bài tập 3. a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức của một câu hỏi (Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?) nhưng không dùng để hỏi mà thực hiện một hành động khuyên rất thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ còn cho thấy lượt lời thứ nhất của bà ta còn có hàm ý không tin tưởng vào tài vănchương của ông đồ. b) Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trên vì còn nể trọng ông đồ , giữ thể diện cho ông, và cũng không muốn chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói. 4-Bài tập 4. Qua ba bài tập trên ta thấy rằng: Để tạo Bài tập 4: Làm việc cá nhân. cách nói có hàm ý, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà người nói có thể sử dụng một cách thức hoặc phối hợp một vài cách thức khác nhau. Như vậy cần chọn phương án D. 3
  46. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (5 PHÚT) a.Mục tiêu: V1 HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao có liên quan đến sử dụng hàm ý. b. Nội dung: Tạo cuộc hội thoại có sử dụng hàm ý. c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: ? Tạo lập một cuộc hội thoại có sử dụng hàm ý với đề tài tự chọn. - HS làm việc cá nhân tại nhà. - HS báo cáo sản phẩm vào tiết sau hoặc nộp sản phẩm. - GV nhận xét, cho điểm. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 3PHÚT) Mục tiêu: V1,TC-TH, YN HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao có liên quan đến sử dụng hàm ý. b. Nội dung: HS bổ sung thêm kiến thức về bài học sau tiết học. c. Sản phẩm: Tư liệu HS sưu tầm, nghiên cứu mở rộng thêm. d. Tổ chức thực hiện: - Giáo viên giao nhiệm vụ: + Tìm hiểu tác dụng và hiệu quả của cách nói hàm ý trong giao tiếp + Xem lại các bài tập và phần lí thuyết. + Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học. - HS làm việc cá nhân tại nhà. - HS báo cáo sản phẩm qua thảo luận đầu tiết học sau. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động tự học của HS. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 4
  47. - Dạy học theo Chuẩn kiến thức - kĩ năng. VI. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 57, 58, 59, 60, 61. KHDH: CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: VĂN XUÔI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Kĩ năng phân tích tác phẩm văn xuôi thời chống Mĩ, kĩ năng làm tập làm văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. II. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 1. Chủ đề gồm các bài Gồm 3 bài xây dựng tích hợp: - Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành (2 tiết) - Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi (2 tiết) - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (1 tiết) 2. Thời lượng: 5 tiết 3. Hình thức: - Tổ chức dạy học trong lớp. - Ở nhà thực hành, nghiên cứu. III. MỤC TIÊU BÀI HỌC TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác Đ1 phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật 2 Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá Đ2 được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật 3 Phân tích được một số yếu tố nghệ thuật nổi bật: khuynh Đ3 hướng sử thi, cảm hướng lãng mạn, nghệ thuật trần thuật, 5
  48. 4 Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của Đ4 người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm 5 Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề Đ5 thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi chống Mĩ cứu nước 6 Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu Đ6 liên quan. 7 Năm được các bước làm một bài văn nghị luận về tác Đ7 phẩm/đoạn trích văn xuôi. 8 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng N1 các phương tiện hỗ trợ phù hợp 9 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, NG1 có thể trao đổi phản hồi 10 V1 - Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm hay nghị luận văn học về tác phẩm. - Biết cách lập dàn ý và viết bài văn nghị luận về tác phẩm/đoạn trích văn xuôi Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề 11 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản TC-TH thân khi được giáo viên góp ý. 12 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm GT- HT vụ của nhóm. 13 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái; Trách nhiệm 14 Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao NA động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống. 15 Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê TN hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội. 6
  49. III. XÁC ĐỊNH & MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu được các thông tin Hiểu đặc điểm thể loại Tóm tắt được các các văn bản. về tác giả, tác phẩm (HĐ truyện ngắn. Tóm tắt sáng tạo các văn bản. hình thành kiến thức về tác giả) Liệt kê các nhân vật trong Chia nhân vật theo Tóm tắt truyện theo nhân vật truyện. nhóm hoặc nêu được chính hoặc theo kết cấu văn bản. hình tượng nhân vật Phân tích, đánh giá đặc điểm nhân chính. vật theo đặc trưng thể loại Liệt kê được những chi Lý giải thái độ của các Lí giải được ý nghĩa của những tiết, sự việc tiêu biểu liên nhà văn khi xây dựng hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong quan đến từng nhân vật hình tượng nhân vật. truyện. của mỗi tác phẩm Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản Liệt kê được những chi Lí giải thái độ, quan Thấy được hiện thực chiến tranh tiết nghệ thuật liên quan điểm của nhà văn trong được khắc hoạ qua hình tượng đến giá trị nội dung của mỗi truyện ngắn nghệ thuật trong mỗi truyện ngắn truyện. Khái quát giá trị nội Thấy được vẻ đẹp tương đồng và dung, nghệ thuật và ý khác biệt giữa 2 truyện ngắn nghĩa của mỗi truyện Tự đọc và khám phá giá trị của ngắn một văn bản mới cùng thể loại, cùng thời kì Phân biệt truyện ngắn thời kì chống Mỹ và truyện ngắn các giai đoạn khác IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng 1
  50. Dựa vào tiểu dẫn Viết được bài văn nghị luận về tác trong sách giáo khoa phẩm văn xuôi 45- 75. và tài liệu tham khảo về Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, em hãy trình bày những nét chính về 2 tác giả nêu trên? Xác định hoàn cảnh Xét ở phương diện hoàn ra đời, xuất xứ và vị cảnh ra đời và vị trí, hai trí của mỗi tác tác phẩm này có điểm gì phẩm? chung? Em hiểu thế nào về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng? Dựa vào bài khái Vậy chất sử thi thể hiện quát văn học 1945- trên những phương diện 1975, hãy cho biết nào trong 2 tác thế nào là khuynh phẩm Rừng xà hướng sử thi trong nu và Những đứa con văn học? Khuynh trong một gia đình? hướng đó thể hiện trên những phương diện nào? Nắm được các bước Viết được bài văn nghị luận về tác nghị luận về tác phẩm văn xuôi 45- 75. phẩm/đoạn trích văn xuôi VI. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, VII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Tiết 1: Khởi động chủ đề, giao nhiệm vụ và tìm hiểu chung về hai tác phẩm. 2
  51. - Tiết 2, 3, 4: Đọc hiểu chi tiết truyện ngắn Rừng xà nu và đoạn trích Những đứa con trong gia đình và học lí thuyết bài Nghị luận về một tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi. - Tiết 5: Nghị luận về một tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi; Hoạt động Luyện tập, Vận dụng và Mở rộng. A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Nội dung dạy học Phương án Hoạt động học Mục trọng tâm PP, kiểm tra tiêu KTDH đánh giá Đ1 Xem video về phong Đàm thoại GV đánh giá Hoạt động trào Đồng Khời; chuẩn gợi mở trực tiếp phần Mở đầu (10 phút) bị tâm thế tiếp nhận phát biểu của kiến thức mới HS. Đ1, Đ2, A. Tìm hiểu hai văn bản Đàm thoại GV đánh giá Đ3, Đ4, văn xuôi chống Mĩ gợi mở phiếu học tập, Hoạt động Hình Đ5; Đ7, I. Tìm hiểu chung Kĩ thuật sơ sản phẩm học thành kiến thức N1, NG1; II. Đọc hiểu văn bản đồ tư duy tập của HS. (170phút) GT-HT 1. Tìm hiểu hình Kĩ thuật làm tượng cây xà nu việc nhóm 2. Tìm hiểu vẻ đẹp của các nhân vật trong 2 văn bản. II. Tổng kết B.Tích hợp bài Nghị luận về một tác phẩm/đoạn trích văn xuôi Đ3, Đ4, Thực hành bài tập Hoạt động GV đánh giá Hoạt động Đ5; luyện tập kiến thức và nhóm; Dạy phiếu học tập của Luyện tập TCTH kĩ năng: Lập dàn ý cho học giải quyết HS dựa trên Đáp (25 phút) 2 đề văn nghị luận về 2 vấn đề án và HDC văn bản văn xuôi chống Mĩ 3
  52. Đ5; Liên hệ với thực tế đời Dạy học GV đánh giá Hoạt động Vận dụng NA sống để làm rõ thêm giải quyết trực tiếp phần (20 phút) thông điệp các tác giả vấn đề phát biểu của gửi gắm trong tác HS. phẩm. Hoạt động Đ 6, Đ 5 , Tìm tòi, mở rộng thêm Dạy học giải Đánh giá qua sản V1, TC- kiến thức sau tiết học quyết vấn đề phẩm theo yêu Mở rộng TH cầu đã giao. (5 phút) GV và HS đánh giá B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút) a. Mục tiêu: Đ1: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học. b. Nội dung: HS xem đoạn phim ngắn về cuộc kháng chiến chống Mĩ sau phong trào Đồng khởi và HS trình bày cảm nhận về đoạn video. c. Sản phẩm: HS phát biểu bằng lời nói cảm nhận chân thực của mình sau khi xem. d.Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: GV chiếu cho HS xem đoạn phim ngắn về cuộc kháng chiến chống Mĩ sau phong trào Đồng khởi. Học sinh trình bày suy nghĩ về đoạn phim trên. - Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và bày tỏ suy nghĩ. - Báo cáo sản phẩm: HS nêu suy nghĩ. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại kiến thức, vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (170 phút) 2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: Đọc - hiểu hai tác phẩm truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) 4
  53. *Nội dung I: Tìm hiểu chung (20 phút) a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT HS hình thành những kiến thức khái quát về 2 tác giả và 2 tác phẩm. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi tập trung vào: - Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi. - HCST, xuất xứ, tóm tắt được 2 truyện ngắn. - Vị trí đoạn trích. c. Sản phẩm và tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: A. TÌM HIỂU HAI TÁC PHẨM VĂN XUÔI + Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo CHỐNG MĨ khoa và tài liệu tham khảo về Nguyễn I. Tìm hiểu chung Trung Thành và Nguyễn Thi, em hãy trình bày những nét chính về 2 tác giả 1. Tác giả nêu trên? - Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. - Nguyễn Thi (1928-1958) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Nỹ-cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. +Xác định hoàn cảnh ra đời, xuất xứ 2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm và vị trí của mỗi tác phẩm? a. Bối cảnh xã hội + Xét ở phương diện hoàn cảnh ra đời và vị trí, hai tác phẩm này có điểm Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào thời kì ác liệt gì chung? nhất + Tuy cùng viết về cuộc kháng chiến b. Hoàn cảnh cụ thể chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi tác 5
  54. phẩm có một cách kết cấu riêng, viết - Những đứa con trong gia đình là một trong những về một vùng đất riêng. Hãy tóm tắt tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác nội dung của từng tác phẩm? năm 1966. - Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965; đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội giải phóng Trung Trung bộ(Số 2-1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. 3. Đề tài Viết về cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước – Đề tài quen thuộc - Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc – Mỗi tác phẩm có những độc đáo riêng SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức 4. Tóm tắt tác phẩm bên ngoài thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà. a. Rừng xà nu - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo Bằng kiểu kết cấu truyện lồng truyện và đầu cuối kết quả tìm hiểu. tương ứng, truyện ngắn bắt đầu vào một buổi - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét chiều . và chuẩn hóa kiến thức. b. Những đứa con trong gia đình Bằng lối trần thuật độc đáo, Nguyễn Thi đã xây dựng toàn bộ câu chuyện dựa vào tình huống nhân vật Việt bị thương nặng, nằm ở chiến trường và hồi tưởng về quá khứ *Nội dung II: Những đặc sắc riêng về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm (đặt trong sự so sánh, đối chiếu) (120 phút) a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5; N1, NG1; GT-HT b. Nội dung: - Hướng dẫn HS tìm hiểu về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu. - Rút ra những đặc điểm chung của các nhân vật trong hai tác phẩm. 6
  55. - Những đặc điểm, tính cách riêng của từng nhân vật trong hai tác phẩm và đoạn trích. - Những đặc sắc về nghệ thuật của mỗi tác phẩm. Hoàn thành phiếu họt tập sau: PHIẾU HỌC TẬP: THẢO LUẬN NHÓM Nhóm 1 + 2 Nhóm 3+ 4 Rừng xà nu Những đứa con trong gia đình Nét chung Nét riêng mỗi nhân vật (Tnú – cụ Mết – Mai, Việt – Chiến Dít) Nghệ thuật + Ý nghĩa văn bản d. Sản phẩm và tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Dự kiến sản phẩm Thao tác 1: Tìm hiểu hình tượng cây 1. Hình tượng cây xà nu: xà nu + Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Phần đầu truyện ngắn rừng xà nu được Man. miêu tả qua đặc điểm nào? Phân tích ý nghĩa biểu tượng của những đặc điểm + Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận đó? của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương tích mà rừng xà nu phải gánh -Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi chịu, những đặc tính của xà nu là hiện thân cho vẻ theo cặp trong bàn. đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao tự do -Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, quả tìm hiểu. đồng bào Tây Nguyên nói chung. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và 7
  56. chốt lại kiến thức. Thao tác 2: Tìm hiểu vẻ đẹp hình 3. Vẻ đẹp hình tượng các nhân vật văn xuôi tượng các nhân vật văn xuôi chống chống Mĩ Mĩ - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: + Rút ra những đặc điểm chung của các nhân vật trong hai tác phẩm. + Những đặc điểm, tính cách riêng của từng nhân vật trong hai tác phẩm và đoạn trích. + Những đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của mỗi tác phẩm? GV yêu cầu thảo luận nhóm: Nhóm 1+ 2: Tìm hiểu nhân vật trong tp Rừng xà nu (Tnú, Mai, Dít, cụ Mết) Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu các nhân vật trong đoạn trích NĐCTGĐ (Việt, Chiến) -Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm. -Báo cáo sản phẩm: Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm, nhận xét, phản biện nhóm bạn. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại 2. Vẻ đẹp hình tượng các nhân vật văn xuôi chống Mĩ 8
  57. a. Nét chung – Căm thù giặc sâu sắc – Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc. – Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung son sắt với quê hương và Cách mạng. Các nhóm báo cáo sản phẩm. – Biểu hiện rõ nét cho nét đẹp chủ nghĩa anh hùng GV nhận xét , chốt kiến thức. b. Nét riêng: b1. Nét riêng về nhân vật: * Hình tượng nhân vật Tnú: + Mưu trí; + Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM; + Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù + Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của Tnú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. * Cụ Mết: – Hình dáng bên ngoài tựa như một nhân vật huyền thoại, Quắc thước, râu dài tới ngực và đen bóng, mắt sáng, xếch ngược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. – Lời nói chắc nịch, dứt khoát, giọng ồ ồ dội vang lồng ngực. Là đại diện của quần chúng, gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc. – Hành động: Cụ mết đã đứng dậy, lưỡi mác dài trong 9
  58. tay Thằng Dục nằm dưới lưỡi * Việt: Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên, có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc – Chiến: Là một cô gái mới lớn, biết lo toan, tháo vát. Khao khát tòng quân, giết giặc để trả thù b2. Nghệ thuật: * Rừng xà nu – Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật. – Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (cụ Mết; T nú, Dít ) – Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu – một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. – Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm, *Những đứa con trong gia đình – Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn(lúc ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. – Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, 10
  59. giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ. – Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh b3.Ý nghĩa văn bản: *Rừng xà nu: +Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GP dân tộc; + Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. *Những đứa con trong gia đình: Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ – cứu nước. 2.2. Hoạt động khám phá kiến thức 2:: TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN NGHỊ LUẬN (30 phút) Tên bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôiâ. a.Mục tiêu: Đ7, V1 Nắm được cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi; áp dụng để lập dàn ý và viết bài văn nghị luận về tác phẩm/đoạn trích văn xuôi. b. Nội dung: 11
  60. GV hướng dẫn HS khái quát các vấn đề cần lưu ý đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d.Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: GV yêu câu HS thảo luận theo bàn: + Nêu các bước tiến hành khi viết một bài văn nghị luận về tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi. + Những lưu ý quan trọng khi nghị luận về tác phẩm hay đoạn trích văn xuôi. - Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận các câu hỏi. - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. GV gọi đại diện 1 số bàn trả lời. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại • Trường hợp đề nêu yêu cầu cụ thể, bài làm cần tập trung đáp ứng các yêu cầu đó: + Cần đọc kĩ và nhận thức được kía cạnh mà đề yêu cầu. + Tìm và phân tích những chi tiết phù hợp với khía cạnh mà đề yâu cầu • Trường hợp đề để tự chọn nội dung viết: + Cần phải khảo sát và nhận xét toàn truyện. Sau đó chọn ra 2, 3 điểm nổi bật nhất, sắp xếp theo thứ tự hợp lí để trình bày. + Các phần khác nói lướt qua. Như thế bài làm sẽ nổi bật trọng tâm, không lan man, vụn vặt. Các bước làm bài : Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề : – Xác định dạng đề; – Yêu cầu nội dung (đối tượng); – Yêu cầu vê phương pháp; – Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng. Học sinh cần đọc kĩ tác phẩm/đoạn trích; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm, luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn. 12
  61. b) Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần – Mở bài: ▪ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm/ đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. ▪ Giới thiệu vấn đề nghị luận – Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm/đoạn trích để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm/đoạn trích. – Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm/ đoạn trích. c) Bước 3: Viết bài. Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh. Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau. d) Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa. • Lưu ý: - Nếu nghị luận về một đoạn trích trong một tác phẩm: + Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược. + Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH (25 phút) a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, NG1, GT-HT b. Nội dung: Tích hợp kiến thức đọc – hiểu văn bản và kĩ năng nghị luận về tác phẩm/đoạn trích văn xuôi, HS lập dàn ý cho đề văn nghị luận về đoạn trích/tác phẩm văn xuôi. c. Sản phẩm:Phiếu học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện 13
  62. - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động nhóm: + Nhóm 1+ 2: Đề 01: Phân tích vẻ đẹp hình tượng một nhân vật trong một tác phẩm văn xuôi chống Mỹ đã để lại cho anh/chị ấn tượng sâu sắc. + Nhóm 3+ 4: Đề 02: “Văn xuôi những năm kháng chiến chống Mỹ xứng đáng là bản anh hùng ca ca ngợi những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, căm thù giặc cháy bỏng, yêu thương quê hương đất nước tha thiết, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến”. Qua việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu đã học trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ? GV yêu cầu các nhóm hoàn thành Phiếu học tập: 1. Đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề gì? 2. Lập dàn ý cho đề bài: Mở bài: Giơi thiệu tác giả, tác phẩm Thân bài: Đảm bảo những nội dung nào? Các ý đó được sắp xếp theo trình tự như thế nào? Kết bài: Đánh giá về vấn đề nghị luận. -Thực hiện nhiệm vụ: HS sau 5 phút thảo luận, thống nhất lại nội dung đã chuẩn bị thì cử người lên thuyết trình. -Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. Nhóm 1 thuyết trình, nhóm 2 nhận xét, bổ sung. Nhóm 3 thuyết trình, nhóm 4 nhận xét, bổ sung. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại Gợi ý Đề 01: Cảm nhận hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu“ (Nguyễn Trung Thành) A.Mở bài : 14
  63. Giới thiệu Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu. B.Thân bài : Phân tích hình tượng nhân vật Tnú. – Tnú là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu. Đó là một đứa trẻ cha mẹ mất sớm, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét : “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’. – Tnú là người con gan góc, táo bạo của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. + Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra ngoài suối ngồi suốt ngày, sau đó, lấy một hòn đá “tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng’’ để sáng hôm sau lại ngượng ngùng gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi’’. + Nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, khôn lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình’’. + Khi bị giặc bắt và tra tấn, Tnú không hé răng một lời dù bị địch tra tấn dã man. + Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu van’’. – Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất với quân giặc. Chúng không chỉ giết hại dân làng mà còn giết hại vợ con anh và khiến hai bàn tay anh “mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt’’. – Tnú còn là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng. + Những ngày ấy, làng Xô Man bị kẻ thù khủng bố điên cuồng “không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng’’. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng ; bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng vì đã vào rừng nuôi cán bộ. Sau cùng đến lũ trẻ thay người già làm việc này. Tnú và Mai là hai đứa trẻ hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phải có người “dẫn cán bộ chạy’’. 15
  64. + Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ qua nhiều thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói : “ở đây này’’. Lưng Tnú ngang dọc biết bao vết dao chém của bọn lính. + Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man bằng gậy sắt, mặc dù tay không, Tnú dũng cảm nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con, bản thân bị giặc bắt và đốt hai bàn tay bằng giẻ tẩm dầu xà nu. + Khi được dân làng cứu thoát, dù hai bàn tay đã cụt đốt, Tnú gia nhập giải phóng quân như một tất yếu Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân : gia nhập bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giết giặc để trả thù cho quê hương và gia đình. – Căm thù mãnh liệt, Tnú cũng la người biết yêu thương sâu sắc. Ba năm đi bộ đội, Tnú da diết cảnh và người của buôn làng quê hương. C. Kết luận – Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên. – Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thu của truyện ngắn “Rừng xà nu’’. • Đề 02: Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ 2 tác phẩm tiêu biểu “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi. 1: Giải thích ý kiến: Đang tải + Ý kiến trên đề cập đến chủ nghĩa anh hùng cách mạng – nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học giai đoạn 1945 – 1975 mà biểu hiện cụ thể là ca ngợi phẩm chất của những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, căm thù giặc cháy bỏng, yêu thương quê hương đất nước tha thiết, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến. + Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mỹ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa. Tác phẩm của họ mang hơi 16
  65. thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. + Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mỹ đem quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Ra đời trong bối cảnh đó, hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà. 2: Chứng minh ý kiến: • Những con người miền Nam chịu đựng nhiều đau thương, mất mát – nỗi đau tiêu biểu cho đau thương của cả dân tộc. Ở họ, có tình yêu quê hương đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. • Dẫn chứng: +Tnú phải chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân anh bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Đang tải +Việt và Chiến chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc. • Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: + Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt. + Việt và Chiến cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước, thù nhà là lẽ sống. • Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con người cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng khắc sâu vào lòng người. • Những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến: • Nhân vật Tnú: 17
  66. + Từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn quyết không chịu khai. + Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù. •Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ. • Nhân vật Việt: bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị Chiến, Việt ngây thơ, nhỏ bé, còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng. • Nhân vật Chiến: cùng em bắn cháy tàu địch trên sông Định Thủy; quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình với lời nói như dao chém đá “Tao đã thưa với chú Năm rồi, đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. • Các nhân vật khác: + Cụ Mết: luôn tự hào về buôn làng, về người Strá; luôn dặn dò con cháu giữ gìn niềm tin sắt đá “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước mình còn” và quyết tâm chống lại kẻ thù “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”. + Mai: một cô gái gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng đi nuôi cán bộ, thà chết chứ không chịu khai ra chồng ở đâu. + Dít: trước súng đạn kẻ thù, đôi mắt nó vẫn bình thản lạ lùng. + Ba má Việt và chú Năm: đều nhiệt tình tham gia cách mạng. Đặc biệt, chú Năm là người lưu giữ truyền thống gia đình, là khúc thượng nguồn trong dòng sông lịch sử gia đình. +Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng trong “Rừng xà nu”; ba, má, chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình” đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu Tổ Quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ. • TÓM LẠI: Các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 18
  67. 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG: • Với nghệ thuật miêu tả và khắc họa nhân vật tài tình, các tác giả đã dựng nên những chân dung anh hùng rất sinh động; đồng thời tái hiện lại không khí và tinh thần của dân tộc trong thời đại chống Mỹ cứu nước. • Qua đó chúng ta cảm nhận được tấm lòng yêu nước của các nhà văn. Họ đã khơi dậy trong mỗi con người Việt Nam lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với vận mệnh non sông. Lưu ý : Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ các tác phẩm cùng thời. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: N1, NG1, NA b. Nội dung: HS liên hệ tác phẩm với cuộc sống ngày nay. c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS bằng lời nói theo phương thức nghị luận: *Về tác phẩm Rừng xà nu: - Rừng xà nu nêu cao bài học về tinh thần yêu nước, ý thức về cộng đồng dân tộc. Đây là phẩm chất cần có ở mỗi người ở mọi thời đại. - Rừng xà nu là bài học về ý chí, nghị lực sống, vượt qua đau thương để tiếp tục sống có ích như Tnú. - Rừng xà nu là bài học về cách sống có lí tưởng, trung thành với lí tưởng và theo đuổi thực hiện hoài bão, lí tưởng tới cùng. - Rừng xà nu là bài học về cách ứng xử trong các quan hệt thân thuộc gia đình. - Rừng xà nu là bài học về ý thức trân trọng và bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương xứ sở, chống lại hành động hủy diệt môi trường sống. *Về tác phẩm Những đứa con trong gia đình: sức mạnh tinh thần kì diệu của Việt Nam trong thời chống Mỹ, ý nghĩa của tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi người d.Tổ chức thực hiện: -Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: GV nêu vấn đề: 1.Các tác phẩm chống Mỹ miêu tả quá khứ đã lùi xa hơn 40 năm. Hiện tại chiến tranh đã kết thúc, nhưng 2 tác phẩm vẫn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay. Anh/chị hãy bày tỏ những bài học rút ra qua 2 truyện ngắn. 2. Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: - Hạnh phúc là đấu tranh. - Ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người. 19
  68. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận trong bàn/theo cặp. - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại . - HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG a. Mục tiêu: Đ5, Đ6, TC - TH b. Nội dung: HS bổ sung thêm kiến thức sau tiết học qua một số hoạt động tìm tòi. c. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Dàn ý một số đề văn nghị luận. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: (1) Vẽ bản đồ tư duy bài học (2) Tìm thêm những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước để so sánh làm rõ biểu hiện vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng. (3) Lập dàn ý các đề bài nghị luận văn học về hai tác phẩm văn xuôi chống Mỹ. - HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân. - HS báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học sau. 20
  69. Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX Tiết 62 - 63. TT tiêt dạy theo KHDH: TÊN BÀI DẠY: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu) (Thực hiện:02 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC TT MỤC TIÊU MÃ HOÁ Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết 1 Nêu được ấn tượng chung về tác phẩm; tóm tắt được tác Đ1 phẩm; nhận biết đề tài, chi tiết sự việc tiêu biểu, nhân vật 2 Phân tích được các chi tiết sự việc, các nhân vật; đánh giá Đ2 được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật 3 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn Đ3 hiện đại: không gian, thời gian, ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ trần thuật 4 Phân tích, đánh giá được tình cảm, cảm hứng chủ đạo của Đ4 người viết; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ tác phẩm 5 Trình bày được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác Đ5 phẩm 21
  70. 6 Đọc mở rộng các tác phẩm khác của tác giả và các tài liệu Đ6 liên quan. 7 Biết trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án, sử dụng N1 các phương tiện hỗ trợ phù hợp 8 Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, NG1 có thể trao đổi phản hồi 9 Tạo lập được đoạn văn về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm V1 hay nghị luận văn học về tác phẩm. Năng lực chung: Tự chủ tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề 10 Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản TC-TH thân khi được giáo viên góp ý. 11 Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm GT- HT vụ của nhóm. 12 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn GQVĐ đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái; Trách nhiệm 13 Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao NA động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống. 14 Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê TN hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội. 22
  71. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập, IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC A. TIẾN TRÌNH Nội dung dạy học Phương Hoạt động học Mục trọng tâm PP, án kiểm tiêu KTDH tra đánh giá Kết nối - Huy động vốn kiến Trò chơi, GV đánh giá Hoạt động Đ1 thức đã học trong bài Đàm thoại trực tiếp Mở đầu (10 phút) Khái quát văn học VN gợi mở phần phát từ 1945 đến hết thế kỉ biểu của HS. XX; chuẩn bị tâm thế tiếp nhận kiến thức mới Đ1, Đ2, I. Tìm hiểu chung Đàm thoại GV đánh giá Đ3, Đ4, II. Đọc hiểu văn bản gợi mở phiếu học Hoạt động Hình Đ5; N1, 1. Hai phát hiện của Kĩ thuật sơ tập, sản thành kiến thức NG1; nhiếp ảnh Phùng đồ tư duy phẩm học (50 phút) GT-HT 2. Câu chuyện của Kĩ thuật làm tập của HS. người đàn bà hàng việc nhóm chài tại tòa án 3. Câu chuyện về tấm ảnh được chọn vào bộ III. Tổng kết Đ3, Đ4, Thực hành bài tập Dạy học giải GV đánh giá Hoạt động Đ5; luyện tập kiến thức và quyết vấn đề phiếu học tập Luyện tập TCTH kĩ năng. của HS dựa (15 phút) trên Đáp án và HDC Đ5; Liên hệ với thực tế đời Dạy học GV đánh giá Hoạt động Vận dụng NA sống để làm rõ thêm giải quyết trực tiếp (10 phút) thông điệp tác giả gửi vấn đề phần phát gắm trong tác phẩm. biểu của HS. 1
  72. Hoạt động Đ 6, Đ 5 , Thiết kế dự án: Phương pháp Đánh giá qua V1, TC- dự án; Dạy sản phẩm theo Mở rộng -Nhóm phóng viên: TH thiết kế clip giới thiệu học hợp tác yêu cầu đã (5 phút) Nguyễn Minh Châu Thuyết trình; giao. Kĩ thuật cùng những tác phẩm GV và HS Phòng tranh,; của ông, trong đó có đánh giá Chiếc thuyền ngoài xa. sân khấu hóa - Nhóm vẽ tranh: tác phẩm; Hình dung và vẽ các cảnh tượng đặc sắc trong truyện. - Nhóm đóng kịch: đóng hoạt cảnh đặc sắc trong truyện 2
  73. B.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (10 phút) a. Mục tiêu: Đ1 –Kết nối b. Nội dung: Nhắc lại những chuyển biến của văn học Việt Nam từ sau 1975 và kể tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này, từ đó tạo tâm thế, hứng thú đọc hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS. d.Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: ? Nhắc lại những chuyển biến của văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là từ 1986 trở đi?Tại sao văn học giai đoạn này phải đổi mới? ? Nêu tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này? Đánh giá điểm chung cuả các tác phẩm đó? - Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, có thể trao đổi trong bàn khoảng 3 phút - Báo cáo sản phẩm: HS phát biểu. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại kiến thức, vào bài mới. Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới. vì công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo và đã từng bước chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học. Biểu hiện: Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh; đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn này: (Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Chế Lan Viên, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Minh Châu, ) GV dẫn vào bài: 1
  74. Văn học từ 1986 trở đi đặc biệt quan tâm đến số phận con người cá nhân, đặt con người cá nhân trong các mối quan hệ phức tạp của c/s đời thường. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường cho xu hướng văn học này với các truyện ngắn nổi tiếng: Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1986), HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (50 phút) 2.1. Hoạt động khám phá kiến thức 1: I. TÌM HIỂU CHUNG a. Mục tiêu: Đ1: Giúp HS hình thành những kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. b. Nội dung: Trả lời câu hỏi tập trung vào các nội dung: -Những nét tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu. - HCST, xuất xứ, tóm tắt được truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. c.Sản phẩm và tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm *Tìm hiểu mục 1. Tác giả Kim Lân I. TÌM HIỂU CHUNG - Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: 1. Tác giả HS quan sát phần Tiểu dẫn SGK và nêu những hiểu biết cơ bản về tác giả - Nguyễn Minh Châu (1930-1989): trước năm 1975 là Nguyễn Minh Châu. ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng - Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và phát biểu, mở rộng kiến thức thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. bên ngoài thông qua việc chuẩn bị -Thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài bài ở nhà. năng(Nguyên Ngọc)của VHVN thời kì đổi mới. - Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu. - Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại qua trình chiếu các slide. *Tìm hiểu mục 2: Tác phẩm - Chuyển giao nhiệm vụ: + Đàm thoại: HS nêu xuất xứ, HCST của truyện ngắn; 2. Tác phẩm + GV hướng dẫn cách đọc văn bản - Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung 2