Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 9 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

doc 10 trang thienle22 6370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 9 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_tieu_hoc_tuan_9_giao_vien_truong_thi_kieu_g.doc

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật tiểu học - Tuần 9 - Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang

  1. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Tuần 9 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ Thời lượng: 3 tiết (Tiết 1) Ngày soạn: 19/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 21/ 10/ 2019 ( 4C, 4A, 4B) I. Mục tiêu: -KT. Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều,nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí. - KN. Tạo dáng được tên mình hoặc người thân theo ý thích. - TĐ. Hứng thú cùng với con chữ. - NL. Năng lực sáng tạo các con chữ. *Hs năng khiếu: Biết cách tạo dáng được tên mình hoặc người thân theo ý thích. *Hs bình thường: Biết được đặc điểm của kiểu chữ nét đều,nét thanh nét đậm. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau. -Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân,nhóm. III.Chuẩn bị: GV:Hình ảnh về chữ đã được trang trí Một số bài trang trí của Hs HS:sách Học Mĩ thuật 4,Màu vẽ,giấy vẽ, bìa,kéo,hồ dán, bìa báo,bìa sách,tạp chí, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: Tổ chức cho Hs trò chơi (hát theo nguyên âm) * Tiết 1: Từ HĐ1 đến HĐ2 . 1. HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu. Đánh giá TX: * Tiêu chí đánh giá: - Nêu được sự khác nhau giữa chữ nét đều và nét thanh nét đậm. - Nêu được sự khác nhau giữa chữ cơ bản và chữ trang trí. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 1
  2. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2. HĐ2: Hướng dẫn thực hiện. - Gợi ý HS thảo luận cách tạo dáng và trang trí chữ viết tên mình - Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 tham khảo về cách tạo dáng, trang trí chữ để thực hiện trang trí chữ viết tên mình. - GV tóm tắt: theo các bước B1. Tạo hình nền cho chữ theo ý thích. B2. Tạo dáng chữ phù hợp với hình nền và thống nhất kiểu chữ. B3. Vẽ thêm các họa tiết trang trí vào chữ hoặc nền theo ý thích. B4. Vẽ màu. Đánh giá: * Tiêu chí đánh giá. - Nêu được ý tưởng và cách trang trí chữ cái tên mình. - Trình bày to, rõ ràng, mạch lạc. - Hợp tác nhóm tốt. - Có ý thức học tập. * Phương pháp đánh giá: Vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 2
  3. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 3: CHÂN DUNG BIỂU CẢM Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2) Ngày soạn: 19/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 21/ 10/ 2019 ( 3D) Thứ 3/ 22/ 10/ 2019 ( 3A, 3B, 3C) I. Mục tiêu. - KT. Bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm. - KN. Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. TĐ: Thể hiện tình yêu bản thân. - NL. Năng lực biểu đạt ấn tượng và cảm xúc cá nhân. * HS năng khiếu: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận riêng của bản thân, hình vẽ trương đối cân đối. Màu sắc hài hòa. * HS khuyết tật:.Vẽ được tranh chân dung biểu cảm bằng những nét vẽ đơn giản. -II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Hình thức: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm III.Chuẩn bị. Giáo viên:- Bài vẽ chân dung và tranh chân dungbieeur cảm của Hs. - Hình minh họa các bước vẽ chân dung Học sinh:Giấy vẽ,màu vẽ ,hồ dán, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: Từ HĐ3 đến HĐ4 . 1. HĐ3. Hoạt động thực hành. . Hoạt động cặp đôi: Từng cặp đôi xoay mặt đối diện nhau. - Tập trung quan sát khuôn mặt và không nhìn giấy vào giấy, vẽ thêm nét và vẽ màu. ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 3
  4. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 - Vẽ được các hình dáng khuôn mặt tương đối cân đối thể hiện được trạng thái cảm xúc của nhân vật mình vẽ. * Phương pháp đánh giá: Quan sát * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn. 2. HĐ4. Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Việc 1: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Việc 2: Hướng dẫ HS thuyết trình về sản phẩm của mình, bạn. Việc 3: Đánh giá, nhận xét, ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - HS hoàn thành sản phẩm tốt: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận riêng của bản thân, hình vẽ trương đối cân đối thể hiện được sắc thái của nhân vật. Màu sắc hài hòa - Thuyết trình về sản phẩm của mình và nêu được cảm nhận về sản phẩm của bạn. - HS hoàn thành sản phẩm: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận và trí tưởng tượng, hình tương đối cân đối. Màu sắc tương đối đều. - HS khuyết tật: Vẽ được tranh chân dung biểu cảm bằng những nét vẽ đơn giản.có thể chưa hoàn thành, hợp tác nhóm còn rụt rè, chưa tích cực. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Dùng sản phẩm thực hành của các bạn trong lớp đóng thành an - bum lưu niệm. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho chủ đề 5 Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 4
  5. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 4: HỘP MÀU CỦA EM Thời lượng: 2 tiết (Tiết 2 ) Ngày soạn: 19/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 21/ 10 / 2019 (2E) Thứ 3/ 22/ 10/ 2019 ( 2A, 2B, 2C, 2D) I. Mục tiêu. 1. KT: Nhận ra và kể được tên một số màu sắc. Phân biệt được một số chất liệu mà và biết cách pha các màu : da cam, xanh lục, tím. 2. KN: Biết pha màu và vẽ được màu theo ý thích vào tranh hoa quả, đồ vật. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 3. TĐ: Yêu thích và thích thú với màu sắc. 4. NL: Năng lực trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm thông qua tác phẩm. * Hs Năng khiếu: Tạo được các màu bổ túc từ ba màu cơ bản và vẽ được màu vào tranh tĩnh vật hoa quả hoặc đồ vật. * Hs bình thường: Vẽ được màu vào tranh tĩnh vật hoa quả hoặc đồ vật. * HS khuyết tật: Vẽ được một vài quả bằng đường nét đơn giản dưới sự hướng dẫn của GV. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:+Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau. +luyện tập,thực hành. -Hình thức: Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị. 1. Giáo viên: + Hình ảnh vè ba màu cơ bản:đỏ,vàng,lam và hình hướng dẫn cách pha màu da cam,xanh lục,tím.Bài vẽ hoa quả,đồ vật có màu sắc đẹp. +Một số chất liệu màu quen thuộc với Hs 2. Học sinh: + Giấy vẽ, màu vẽ,bút chì, tẩy, IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 2: Từ HĐ3 đến HĐ4 . Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 5
  6. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 1.HĐ3:Hướng dẫn thực hành - Việc 1. Hoạt động cá nhân(Hs vẽ đồ vật,hoa quả trên giấy theo trí nhớ) - Việc 2.Hoạt động nhóm(Hs trong từng nhóm lựa chọn,sắp xếp các hình ảnh tạo thành bức tranh tĩnh vật của nhóm ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Vẽ được một số quả cắt và dán thành bức tranh tĩnh vật hoặc đồ vật hoàn thành. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2.HĐ4:Tổ chức trưng bày,giới thiệu và đánh giá sản phẩm : Việc 1: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Việc 2: Hướng dẫ HS thuyết trình về sản phẩm của mình, bạn. Việc 3: Đánh giá, nhận xét, ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Bức tranh tĩnh vật hoặc đồ vật được sắp xếp bố cuc cân đối có mảng chính và mảng phụ. - Biết vận dụng các màu tạo ra từ các cặp màu bổ túc và màu cơ bản vẽ vào tranh. - Màu sắc có màu sự hài hòa về sắc độ đậm nhạt trong bức tranh. - Thuyết trình về bài vẽ to rõ ràng và nêu được cảm nhận của mình về bài của bạn. - HS khuyết tật: Sản phẩm có thể hoàn thành sản phẩm theo mức độ đơn giản. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Giợi ý HS cách pha một số màu như màu nước, màu bột. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho chủ đề 5 Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 6
  7. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ Thời lượng: 2 tiết (Tiết 1) Ngày soạn: 19 / 10 / 2019 Ngày dạy: Thứ 2 / 21/ 10/ 2019 ( 5B) Thứ 4/ 23, thứ 6: 25/ 10/ 2019 (5C, 5A. 5D) I. Mục tiêu: -KT.Nhận biết được đặc điểm về hình dáng,màu sắc của một số lá cây. -KN. Biết sử dụng lá cây để tạo hình các sản phẩm như:đồ vật,con vật,quả -TĐ. Yêu thích và có hứng thú với tiết học. -NL. Năng lực biểu đạt ý tưởng và cảm xúc cá nhân. II. Phương pháp và hình thức tổ chức: -Phương pháp:Vận dụng quy trình Tạo hình ba chiều-Tiếp cận chủ đề -Hình thức tổ chức:Hoạt động nhóm,hoạt động cá nhân. III.Chuẩn bị: GV:-Hình ảnh lá hoặc một số loại lá cây. -Sản phẩm sáng tạo từ lá cây. -Hình minh họa cách tạo hình sản phẩm từ lá cây. HS:Sách học Mĩ thuật,lá cây(lá khô)Giấy vẽ,màu vẽ, keo dán,kéo,băng dính hai mặt IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: A. Hoạt động cơ bản *Khởi động:Tổ chức cho Hs trò chơi(tạo hình cho những chiếc lá) 1.HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu: - Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm - Yêu cầu HS quan sát hình 4.1thảo luận để tìm hiểu hình dáng,cấu tạo,màu sắc của lá cây. - Yêu cầu HS quan sát một số sản phẩm được tạo hình từ lá cây để tham khảo. ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Trình bày được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số loại lá cây. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 7
  8. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 - Nêu được một số sản phẩm được tạo ra từ lá cây. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. 2.HĐ2: Hướng dẫn thực hiện:Y/c hs thảo luận để tìm hiểu cách tạo hình sản phẩm từ lá cây. Y/c hs quan sát hình 4.3, 4.4 và 4.5 SGK ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Trình bày ý tưởng sản phẩm của bản thân. - Nêu được cách tạo hình sản phẩm từ lá cây. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 8
  9. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 Mĩ thuật CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG CON CÁ ĐÁNG YÊU Thời lượng: 3 tiết (Tiết 3) Ngày soạn: 19/ 10/ 2019 Ngày dạy: Thứ 5 / 24/ 10/ 2019 ( 1B, 1C, 1A) Thứ 6/ 25/ 10/ 2019 ( 1D, 1E) I. Mục tiêu: 1. KT: Nhận ra và nêu được đặc điểm chung về hình dáng của con cá. 2. KN: Vẽ được con cá và sử dụng được các nét và màu sắc đã học để trang trí con cá theo ý thích. 3. TĐ: HS yêu thích sáng tạo. 4. NL: Năng lực sáng tạo ý tưởng từ các chất liệu dễ tìm tạo ra sản phẩm yêu thích. *Hs năng khiếu: Vẽ được con cá và sử dụng được các nét và màu sắc đã học để trang trí con cá. *Hs khuyết tật: Nhận ra và nêu được đặc điểm về hình dáng của con cá. II. Phương pháp và hình thức tổ chức; -Phương pháp:sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau,Xây dựng cốt truyện. -Hình thức tổ chức:Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm. III.Chuẩn bị: GV:+Hình ảnh về cá,các bài vẽ cá được trang trí bằng nétc. +Hình minh họa cách vẽ và trang trí cá. HS:Sách Học Mĩ thuật 1;Giấy vẽ,màu vẽ,kéo,hồ dán,đất nặn IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Tiết 3: HĐ4 Tổ chức trưng bày,giới thiệu và đánh giá sản phẩm: - Việc 1. Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm - Việc 2. Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình. Và đặt câu hỏi giúp HS khắc sâu kiến thức. ? Em có cảm thấy thích thú khi thực hiện vẽ và trang trí con cá không. Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 9
  10. NHẬT KÝ DẠY HỌC Năm học 2019- 2020 ? Trong bài vẽ của nhóm con cá nào do em vẽ. Em đã sử dụng những đường nét và màu sắc như thế nào để trang trí. ? Em thích bức tranh của nhóm không. Có những hình ảnh gì xung quanh chúng. ? Em thích bài vẽ nào nhất? Em học hỏi điều gì trong bài vẽ của nhóm bạn. - ĐGTX * Tiêu chí đánh giá: - Biết sáng tạo gắn kết các hình con cá để tạo ra bức tranh đàn cá. - Bố cục cân đối sinh động có chính, phụ, màu sắc hài hòa. - Thuyết trình to, rõ ràng. Nêu được cảm nhận của bản thân về bức tranh của mình và của bạn. Nêu ra được thông điệp của bức tranh. * Phương pháp đánh giá: Quan sát, vấn đáp * Kĩ thuật đánh giá: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh. C. HOẠT ĐỘNG ÚNG DỤNG - Gợi ý HS vẽ cá theo ý thích hoặc tạo hình, trang trí bằng các chất liệu. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho chủ đề bài học sau chủ đề 5 Giáo viên: Trương Thị Kiều Giang Trường tiểu học Phú Thủy Trang 10