Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 22: Vẽ tranh. Đề tài "Lao động"
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 22: Vẽ tranh. Đề tài "Lao động"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_8_bai_22_ve_tranh_de_tai_lao_dong.doc
Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 22: Vẽ tranh. Đề tài "Lao động"
- Bài 22: Vẽ tranh. ĐỀ TÀI: LAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề tài này. 2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn góc độ vẽ tranh, sắp xếp bố cục chặt chẽ, thể hiện hình tượng, màu sắc sống động, phù hợp với nội dung đề tài. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu lao động, cảm nhận được vẻ đẹp của con người trong lao động sản xuất và trong tác phẩm nghệ thuật. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh ảnh về cảnh lao động, tranh vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, màu, vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS xem tranh và yêu cầu kể tên họa sĩ, trường phái hội họa của MT thế giới cuối TK XIX đến đầu TK XX? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong cuộc sống có rất nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi nghề nghiệp đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh về đề tài này, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ tranh: Đề tài Lao động”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm và I. Tìm và chọn nội dung đề tài chọn nội dung đề tài. - Ta có thể vẽ được nhiều tranh về đề - GV cho HS quan sát tranh ảnh về tài này như: Giúp mẹ nấu cơm, cho gà những cảnh lao động thường ngày trong ăn, thu hoạch mùa màng, đan lát đồ cuộc sống và yêu cầu kể tên một số hoạt mỹ nghệ, dạy học, nghiên cứu khoa động lao động mà em biết? học, chăm sóc bệnh nhân, học tập, vệ - HS quan sát, trả lời. sinh nhà cửa, trường lớp - GV nhận xét, ghi bảng? - HS chú ý ghi bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách II. Cách vẽ. vẽ. * Gồm 4 bước: - Em hãy nêu cách vẽ bài vẽ tranh đề tài - Tìm và chọn nội dung đề tài. lao động? - Sắp xếp bố cục (phân chia mảng
- - HS trả lời. chính, mảng phụ). - GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng. - Vẽ hình phù hợp. - HS lắng nghe, ghi bài. - Vẽ màu tươi vui, rực rỡ. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài III. Bài tập. tập. Vẽ tranh – đề tài: Lao động - Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. - GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình tượng. - Gợi ý khi HS gặp khĩ khăn hoặc vẽ chưa chính xác. 4. Củng cố: (3p) - GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình. - HS tự nhận xét, xếp loại bài của bạn mình. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. 5. Dặn do: (1p). - Về nhà hoàn thành bài tập (nếu chưa xong). - Chuẩn bị và đọc trước bài “Tranh cổ động”, sưu tầm tranh cổ động, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.