Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 13 Bài 13: Vẽ tranh Đề tài: Bộ đội (tiết 1)

pdf 8 trang thienle22 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 13 Bài 13: Vẽ tranh Đề tài: Bộ đội (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_mi_thuat_6_tiet_13_bai_13_ve_tranh_de_tai_bo_doi_tie.pdf

Nội dung text: Giáo án Mĩ thuật 6 - Tiết 13 Bài 13: Vẽ tranh Đề tài: Bộ đội (tiết 1)

  1. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh Tiết 13 - Bài 13: Vẽ tranh Đề tài: Bộ đội (tiết 1) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu về cách vẽ tranh đề tài bộ đội, tìm nội dung để thể hiện. - Hiểu được công việc của các chú bộ đội. Nhận biết được một số trang phục, vũ khí của các quân chủng, binh chủng. 2. Kĩ năng: - Học sinh thành thạo: Vẽ một bức tranh về đề tài bộ đội theo ý thích. - Học sinh có thể: Thực hiện một số chất liệu khác để thể hiện nội dung đề tài. 3. Thái độ: - Yêu quí, biết ơn, tự hào đối với các chú bộ đội. B. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp luyện tập - Hoạt động nhóm - Kỹ thuật dạy học- học sinh tích cực: báo cáo kết quả sưu tầm C. CHUẨN BỊ GV: - Bài giảng điện tử, - Các bước vẽ tranh đề tài bộ đội. 1
  2. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh - Tạo mô hình (bằng chất liệu dễ kiếm, dễ tìm) HS: - Giấy, màu, bút sách vở - Tự đọc và tìm hiểu về Quân đội Nhân dân Việt Nam D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Ổn định tổ chức 1. Đặt vấn đề: - Bài mới: (1 phút) GV: Cho học sinh xem đoạn phim (Có nội dung về người lính) ? Hãy cho cô biết nội dung chính của bài hát nói về ai? HS: Nội dung chính của bài hát nói về chú bộ đội. GV: Trong suốt 70 năm qua, hình ảnh bộ đội cụ Hồ được bồi đắp trở thành biểu tượng của một giai đoạn lịch sử. Họ đã đi vào thơ ca, âm nhạc, văn học,nghệ thuật. Đó là những con người có vẻ đẹp thuần hậu,trong sáng, giản dị mà anh dũng tuyệt vời. Trong Mỹ thuật đã để lại những tượng đài oai phong , lẫm liệt, hùng tráng mang đậm chất sử thi. Hôm nay cô cùng các con thể hiện tình cảm sự biết ơn của mình với những người lính thông qua bài vẽ tranh đề tài bộ đội. Gv: Ghi bảng 2. Triển khai bài: 2
  3. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung đề tài (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Nội dung bài học sinh Gv: Chiếu đoạn phim về hình ảnh người I. Tìm, chọn nội dung đề lính trong chiến tranh. - Chú ý: Xem tài: ? Hãy mô tả hình ảnh người lính trong đoạn * Hình ảnh người lính phim? trong chiến tranh: ? Sự hy sinh anh dũng và lòng quả cảm của - Hs: mô tả họ mang lại cho chúng ta điều gì? Gv: Chốt ý - Trả lời: Gv: Dẫn ý - Mời đại diện nhóm 1 - Đại diện nhóm 1: * Hình ảnh người lính - Gv chốt ý: Nhiệm vụ của người lính trong Trình bày kết quả trong thời bình: thời bình cũng không kém phần quan trọng. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, hải đảo và không ngừng học hỏi, rèn luyện nâng cao sức mạnh quân sự. Người lính còn tham gia nhiều các hoạt động khác trong xã hội. Khi vẽ tranh đề tài này chúng ta cần chú ý các hoạt động của các chú để nội dung bức tranh thêm sinh động. - Gv: dẫn ý: - Mời đại diện nhóm 2 - Đại diện nhóm 2: * Giới thiệu các Quân Gv chốt ý: Quân chủng là bộ phận cơ bản Giới thiệu chủng , trang phục, vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam, binh chủng là bộ phận cơ bản trong binh chủng. Ví dụ: Quân chủng Phòng không- Không quân có bộ đội biên phòng, ra da, pháo phòng không. Quân chủng Hải quân có binh chủng tên lửa, tàu ngầm Quân chủng Lục quân có đặc công, tăng thiết giáp. Họ được trang bị vũ khí, khí tài phù hợp với nhiệm vụ được đào tạo, huấn luyện cũng như địa hình chiến đấu. Khi vẽ tranh đề tài này các con cần chú ý 3
  4. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh đến trang phục của các binh chủng để nội dung bức tranh trở nên phong phú và đa dạng. ? Lớp mình có bố mẹ bạn nào đang phục vụ - Học sinh trả lời: trong Quân đội không? * Bộ đội không phải là ai khác, họ chính là ông, bà, cha, mẹ, anh,em chúng ta. Đó là hình ảnh vô cùng gần gũi và quen thuộc. ? Lớp mình sau này có bạn nào muốn trở - Học sinh trả lời: thành cô bộ đội hay chú bộ đội không? Và nếu có thì ngay từ bây giờ chúng ta sẽ phải làm gì? * Ngay từ bây giờ chúng ta sẽ phải chăm học và rèn luyện thể chất, vì có sức khỏe chúng ta mới có thể tham gia phục vụ trong Quân đội. ? Khi vẽ tranh về đề tài bộ đội các con sẽ - Học sinh: Nêu một chọn nội dung gì? Hình ảnh chính, phụ là vài nội dung gì? Gv: Gợi ý và giúp học sinh lựa chọn nội dung phù hợp. Gv: Như vậy là các con đã tìm cho mình một nội dung phù hợp với khả năng và ý thích của mình. Khi vẽ tranh về đề tài này chúng ta hãy thể hiện tình cảm của mình bằng cách hiện thực hóa hình ảnh của những người chiến sĩ thông qua hình khối, đường nét và màu sắc nhé. 4
  5. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ (4 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học Nội dung bài học sinh ? Yêu cầu học sinh sắp xếp các bước vẽ - Học sinh: xung phong II. Cách vẽ: theo đúng trình tự? sắp xếp ? Yêu cầu học sinh nêu nội dung các B1: Phác mảng chính, phụ bước? - Học sinh nêu nội dung các bước Gv: Phân tích các bước B2: Vẽ hình bằng nét thẳng vào các mảng chính, phụ B3: Vẽ chi tiết, sửa hình B4:Vẽ màu phù hợp 5
  6. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh Gv kết luận: Khi vẽ tranh đề tài các con cần chú ý xây dựng các nhóm chính phụ, tìm bối cảnh thời gian không gian phù hợp để làm nổi bật nội dung của đề tài. - Gv: Cho học sinh tham khảo một số - Học sinh: Quan sát và bài vẽ của học sinh khóa trước về đề tài nhận xét Bộ đội. ? Yêu cầu học sinh nhận xét? * Như vậy chúng ta đã cùng nhau ôn lại các bước vẽ tranh đề tài và cũng đã chọn cho mình nội dung phù hợp * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành (23 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học Nội dung bài học sinh Gv: Nêu yêu cầu thực hành III. Thực hành: - Bật nhạc bài hát: Màu áo chú bộ - Học sinh vẽ bài - Nội dung 1: Vẽ một bức đội, Tiến quân ca. tranh đề tài bộ đội, vẽ đến - Bao quát lớp, gợi mở, động viên bước 3 vào khổ giấy A4. khuyến khích học sinh là bài. Thực hiện trong khoảng thời - Giúp đỡ những học sinh còn lúng gian 13 phút (chỉnh sửa hoàn túng trong cách vẽ bài. thiện màu vào tiết sau) - Nội dung 2: Thi sáng tạo -Học sinh thi sáng tạo (thực hiện 10 phút) * Nhóm 1: Tạo hình đất nặn * Nhóm 2: In và tô màu * Nhóm 3: Xé dán Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá (2 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học Học sinh treo bài và phát biểu cảm xúc về bài vẽ. 6
  7. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh Một số bài vẽ tham khảo của học sinh 7
  8. Giáo viên: Nguyễn Mỹ Hà Trường THCS Thái Thịnh 8