Giáo án Lớp 1 - Tuần 23 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

doc 19 trang thienle22 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 23 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_23_nam_hoc_2020_2021_gv_tran_thi_suong.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 23 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TUẦN 23 Thứ hai ngày 01 tháng 3 năm 2021 TOÁN: ĐẾM THEO CHỤC. SỐ TRÒN CHỤC I.MỤC TIÊU: - HS biết đếm, đọc, viết các số tròn chục. - Nhận biết số lượng của mỗi nhóm vật có số lượng tròn chục - HS biết hợp tác, giúp đỡ bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Bộ đồ dùng học toán. - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp: - GV đưa ra yêu cầu: Hãy tìm nhóm đồ vật có số lượng là 10. HS nào tìm được nhóm có số lượng là 1 chục nhanh nhất thì được khen thưởng - GV nói như vậy với nhóm đồ vật có số lượng là 20, 30, 40 - GV tuyên dương những HS trả lời đúng. * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Cặp đôi HS nhận ra số lượng 6 chục - Từng cặp đôi quan sát tranh, tìm hiểu nội dung trang qua bóng nói - GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu bông hoa? Vì sao em biết? - Đại diện cặp đôi trình bày trước lớp - HS đếm theo chục: Có 6 chục bông hoa, tức là 6 mươi bông hoa, viết số 60. 2. HS đếm theo chục. Viết số, đọc số - Cặp đôi tự đếm mỗi nhóm có bao nhiêu chục hình vuông? Có bao nhiêu hình vuông? -Cặp đôi đọc số, viết số Đại diện cặp đôi thực hiện trên bảng -Lớp đếm theo chục:( Đọc đúng: hai chục - hai mươi, năm chục - năm mươi, sáu chục - sáu mươi) - Cá nhân HS đọc lại. * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Cá nhân HS thực hiện HĐ 1 trong SHS - Cá nhân HS đọc lời thoại trong bóng nói - Tiến hành đọc các số theo chục: * ba chục - ba mươi, bốn chục- bốn mươi, bảy chục- bảy mươi, tám chục- tám mươi, chín chục- chín mươi GV chốt lại cách đọc số chục 2. HS thực hiện HĐ 2 trong SHS - HS viết vào ô trống trong vở GV: Trần Thị Sương
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - GV theo dõi giúp HS còn chậm - Một số HS thực hiện viết số lên bảng: 60, 80, 20, 90, 30, 70 GV: Đây là các số tròn chục * Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1.Cá nhân HS thực hiện HĐ 3 trong SHS - Đếm rồi trả lời câu hỏi a) Có bao nhiêu chiếc bánh? Có 90 cái bánh b) Có bao nhiêu quả cam? Có 70 quả cam 2. HS thử sức: a) Trong giỏ có 2 chục quả cam thêm vào giỏ 10 quả chuối - thì trong giỏ có bao nhiêu quả chuối. b) Mẹ mua 4 chục chiếc bánh. Bánh ngon mẹ mua them 1 chục chiếc bánh nữa. - Mẹ đã mua mấy chiếc bánh gai? * GV nhận xét dặn dò HS hoàn thành BT vở BT T ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN: ĐẾM THEO CHỤC. SỐ TRÒN CHỤC - HS luyện đếm, đọc, viết các số tròn chục. - Nhận biết số lượng của mỗi nhóm vật có số lượng tròn chục - HS biết hợp tác, chia sẻ với bạn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: - Bộ đồ dùng học toán. - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp: - GV đưa ra yêu cầu: Hãy tìm nhóm đồ vật có số lượng là 50. HS nào tìm được nhóm có số lượng là 5 chục nhanh nhất thì được khen thưởng - GV nói như vậy với nhóm đồ vật có số lượng là 90, 30, 20 - GV tuyên dương những HS trả lời đúng. * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Cá nhân HS thực hiện HĐ 1 trong VBTT ( trang 20) - Cá nhân HS đếm theo chục rồi viết số, đọc số a) có bao nhiêu quả 10 20 30 40 50 - Tiến hành đọc các số theo chục: * một chục – mười, hai chục- hai mươi, ba chục- ba mươi, bốn chục- bốn mươi, năm chục- năm mươi b) Có bao nhiêu chiếc kẹo mút? 60 80 90 70 GV chốt lại cách đọc số chục GV: Trần Thị Sương
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B 2. HS thực hiện HĐ 2 trong VBTT (trang 20) - HS số viết vào ô trống trong vở BTT 20 30 40 50 60 70 80 90 10 - GV theo dõi giúp HS còn chậm - Một số HS thực hiện viết số lên bảng: 20, 30, 40, 50, 60, 70, GV: Đây là các số tròn chục 2. HS thực hiện HĐ 3 trong VBTT (trang 20) - HS số viết vào ô trống trong vở BTT 20 60 40 50 30 70 80 90 - GV theo dõi giúp HS còn chậm - Một số HS thực hiện viết số lên bảng: 20, 30, 60, 70, 40, 50, 80, 90 GV: Đây là các số tròn chục * GV nhận xét dặn dò HS hoàn thành BT vở BT T TIẾNG VIỆT: BÀI 23A: THEO BƯỚC EM ĐẾN TRƯỜNG (TIẾT 1, 2) I. MỤC TIÊU: - HS biết chia sẻ với bạn những điều em biết đồ dùng học tập của em - HS đọc đúng đọc trơn từ, câu đoạn trong bài: Bút và thước kẻ. HS đọc giọng to, rõ ràng mạch lạc. - HS hiểu được nội dung câu chuyện theo câu hỏi gợi ý trong bài - HS biết nêu nhận xét của em về bút và thước kẻ - Kĩ năng dò bài khi bạn đọc để nhận xét. -Chăm chỉ luyện đọc. Nói được một số việc làm giữ gìn bảo vệ đồ dùng học tập được bền lâu. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: -Tranh HĐ1. -Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TIẾT 1 HĐ 1: NGHE - NÓI - HS cả lớp nghe GV nêu yêu cầu luyện nói. - HS nói tên đồ dùng học tập có trong tranh SGK - HS lập nhóm đôi, từng HS nói về đồ dùng học tập được mẹ chuẩn bị khi vào lớp 1 - Vài HS tham gia nói trước lớp - HS nhận xét, bình chọn bạn nói hay nhất. Tuyên dương. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC: GV: Trần Thị Sương
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B a)Đọc từng đoạn trong nhóm: - Lớp quan sát tranh minh họa, đoán nội dung bài đọc - HS nghe GV giới thiệu bài đọc: Tranh vẽ kể về cuộc trò chuyện của những đồ dùng học tập. Qua bài đọc: “Bút và thước kẻ” các em sẽ tìm hiểu - Cá nhân HS nghe GV đọc mẫu: - Lớp nghe, nhìn sách đọc thầm. + Luyện từ khó: cầm, gạch, vở sạch, thước kẻ, đường thẳng - Cá nhân HS đọc tiếng từ khó, Nhóm đọc, lớp đọc đồng thanh. -GV chia đoạn: 3 đoạn như SGK. - 3 HS đọc 3 đoạn nối tiếp. - Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc đoạn theo nhóm trước lớp. - HS nhận xét bình chọn nhóm đọc to rõ ràng, có bạn đọc tốt nhất. Tuyên dương. TIẾT 2 b) Đọc hiểu: - HS nghe GV đặt câu hỏi: - Lúc đầu bút nhận xét thế nào về thước kẻ? - Cá nhân HS trả lời câu hỏi: Cậu chẳng có ích gì. Tôi giúp bạn nhỏ viết từ nãy đến giờ. - GV nhận xét, bổ sung c) HS nghe GV nêu yêu cầu: - HS cặp đôi thảo luận trả lời câu hỏi: - Em học được gì ở bút và thước kẻ? - HS: Không nên chê bạn. Nên khiêm tốn không tự cho mình là giỏi. - Đại diện nhóm nói về điều mình nhận xét - Cả lớp nghe GV chốt câu trả lời. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * HĐ 4: NGHE – NÓI: - HS cả lớp: nghe GV nêu yêu cầu: Nói 1 câu về cách giữ gìn đồ dùng học tập *Học xong cất đồ dùng vào hộp bút. * Không để quăn góc, quăn mép sách vở. * Không để bút chì bị gãy. - HS trả lời theo ý nghĩ của mình. - HS nhận xét bạn nói. GV nhận xét bổ sung nếu có. -GV khen những HS nói hay, nói tốt. *HS nghe GV dặn dò, hoàn thành BT trong vở BT. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC BÀI: BÚT VÀ THƯỚC KẺ I. MỤC TIÊU - HS luyện đọc to, rõ ràng mạch lạc đoạn, bài: Bút và thước kẻ GV: Trần Thị Sương
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS nói được nội dung bài theo gợi ý. Nói được nhận xét của mình về đò dùng bút và thước kẻ -Giáo dục HS trân trọng và giữ gìn đồ dùng học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Tranh ở HĐ1 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A.Khởi động *Tố chức HOẠT ĐỘNG KHỞ1 ĐỘNG HĐ1. Luyện nói - Cho HS nói tên các đò dùng học tập của em Bút, chì, tẩy, bảng con, phấn, vở, sách, thước kẻ, - Em cần làm gì để đồ dùng được bền lâu? HS trả lời theo ý mình - GV nhận xét nhắc nhở HS B. LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - HS luyện đọc tiếng, từ khó: : cầm, gạch, vở sạch, thước kẻ, đường thẳng - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc đoạn: - HS luyện đọc đoạn theo nhóm: 3 HS đọc 3 đoạn - Các nhóm thi đọc đoạn trước lớp - Nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt. c. HS đọc cả bài - Gọi HS xung phong đọc cả bài. Em làm gì đồ dùng học tập được bền lâu? - GV nhận xét HS trả lời. C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Em học được gì ở bút và thước kẻ trong bài đọc?: (Trang 19) - HS: Không nên chê bạn. Nên khiêm tốn không tự cho mình là giỏi *GV giúp đỡ HS viết chậm. Bài 2: Viết tên sự vật chứa tiếng có âm đầu v hoặc d (VBT trang 19) - HS quan sát tranh vẽ, tìm từ có d hoặc v - HS nối: Vườn hoa, chùm vải, rặng dừa, cầu vòng - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương HS viết đúng - GV chốt nối d/ v Bài 3: Viết câu nói về đồ dùng học tập của em (VBT TV trang 19) - HS tự viết câu vào vở BTTV GV: Trần Thị Sương
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Cái thước là bạn thân của em Chiếc bút chì của em rấ đáng yêu. Quyển vở của em rất xinh xắn. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm - GV nhận xét chữ viết của HS và sửa sai nếu có D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. Thứ ba ngày 02 tháng 03 năm 2021 TOÁN: ĐẾM ĐẾN 100 I.MỤC TIÊU: - Biết đếm , đọc , viết các số đến 100. - Nhận biết số lượng của mỗi nhóm vật có đến 100 vật - HS biết giao tiếp, hợp tác, giúp đỡ bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Thẻ hình vuông(HĐKĐ) , tranh HĐkhám phá , tranh BT1, tranh BT3 - Học sinh:Bộ đồ dùng học toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG +Lầnlượt đính các thẻ hình vuông . Đố các em có mấy chục - Đếm từng nhóm số lượng hình vuông GV vừa đính.nêu kết quả và viết số lượng hình vuông - Đính tăng dần số lượng hình vuông. Có bao nhiêu hình? Giới thiệu bài : Bài học hôm nay chúng ta học đếm và cánh nhận ra những số lượng nhiều hơn 50, học đọc và viết các số đó. Ghi tựa: Đếm đến 100 2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ -Đính tranh (HĐ khám phá) -Mỗi nhóm có bao nhiêu hình vuông? - Quan sát và đếm số lượng mỗi nhóm hình vuông, nêu kết quả đếm được, và viết số ở mỗi nhóm hình vuông - Các em có thể thực hiện đếm các chục rồi đếm tiếp các hình vuông lẻ. GV: Trần Thị Sương
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B -Các em có biết đã có 99 hình vuông , thêm 1 hình vuông nữa thành bao nhiêu hình vuông? - 99 thêm 1 là 100 3.Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP BT1: Đính tranh BT1 - Đọc yêu cầu BT 1 - CN quan sát đếm , ghi số ở mỗi nhóm hình vuông và đọc số đó - 4 HS lên bảng đếm và ghi số , đọc số vừa ghi BT 2: Đọc y/c bài tập - H đọc y/c bài tập Thảo luận nhóm đôi: 1 bạn đọc số , 1 bạn ghi số còn thiếu vào ô.Đọc lại các số ở bảng số - Mỗi hàng ngang là bao nhiêu ? Mỗi hàng là 1 chục , từ trên xuống và từ trái sang phải có bao nhiêu hàng là bấy nhiêu chục, rồi đếm tiếp các ô lẻ thì được số để viết đúng số vào ô. Đếm từ trên xuống có mấy hàng?10 hàng bằng mấy chục? 10 chục bằng bào nhiêu? 4.Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Đính tranh BT3:Ta đếm theo chục rồi đếm tiếp theo đơn vị để xác định số lượng của một nhóm vật. Ở BT 3c ta có thể khoanh từng chục củ cà rốt bên ngoài rổ - Đọc y/c BT3 - Thảo luận nhóm đôi : Hỏi đáp số lượng quả ở các nhóm quả,nêu kết quả - 3 HS lên đếm và nêu số quả đếm được ở mỗi nhóm vật *Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài : Các số có hai chữ số TIẾNG VIỆT: Bài 23A: THEO BƯỚC EM ĐẾN TRƯỜNG(T3) I.Mục tiêu: - Viết đúng những từ mở đầu bằng tr/ch hoặc v/d. Chép đúng một đoạn văn. - Biết giới thiệu các đồ dùng học tập. - HS biết yêu quý và giữ gìn đồ dùng học tập của mình. II. Đồ dùng dạy học: - 4 – 6 bộ thẻ (hoặc phiếu học tập) như minh hoạ ở HĐ3 (phần a hoặc b). GV: Trần Thị Sương
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: HĐ3: Viết a. Tập chép đoạn văn. - Cả lớp: Nghe GV đọc lại đọa văn cần viết. - Từng HS viết lại các từ khó: bút, thước, đường, - Cá nhân: Từng HS chép đoạn văn vào vở theo hướng dẫn: đọc từng cụm từ, ghi nhớ từng cụm từ đó để viết vào vở. Lúc đầu/ bút nghĩ rằng/ thước kẻ chẳng có ích gì.// Về sau,/ bút đã hiểu/ phải có thước kẻ/thì bút/ mới gạch được/ đường thẳng. - Từng HS nghe GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi. - Từng HS sửa lỗi của bài viết theo sự hướng dẫn của GV. - Nghe GV nhận xét bài viết của một số bạn. b. Bài tập chính tả: - Cả lớp: Nghe GV nói về mục đích chơi và hướng dẫn cách chơi: Chọ từ đúng viết âm đầu tr/ ch. Chia lớp thành 4 nhóm. Từng nhóm chọn ra các thẻ viết đúng chính tả. Khi có hiệu lệnh của GV HS lên bảng đính váo bảng phụ. Đội nào hoàn thành nhanh và chọn đúng nhiều từ ngữ đúng đội đó thắng cuộc. - Cả lớp: Bình chọn đội thắng cuộc. Từng HS viết các từ ngữ đúng vào vở. *Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà luyện viết. TIẾNG VIỆT: Bài 23B: TRƯỜNG ĐẸP LẮM BẠN ƠI(T1) I.Mục tiêu: - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bạn làm gì trong Ngày ngôi trường xanh?. - Biết hỏi – đáp về những hoạt động giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, về câu chuyện đã nghe. - Biết thực hiện những việc làm vừa sức mình góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa HĐ1 III. Hoạt động dạy – học: A.Khởi động. HĐ1: Nghe – nói: – Cặp: Quan sát tranh ngôi trường, nhận xét về ngôi trường trong tranh; từng HS nói về ngôi trường mình mơ ước (giới thiệu tranh ngôi trường các em đã vẽ theo mơ ước của mình trong BT1 – VBT, nếu có). – Cả lớp: 1 – 2 HS đại diện nhóm nói trước lớp về những điều đã trao đổi theo cặp. B. Khám phá. HĐ 2. Đọc: Nghe đọc Cả lớp: – Nghe GV giới thiệu bài đọc (là bài hướng dẫn, giới thiệu các hoạt động HS có thể làm và nên làm cho ngôi trường của mình thêm sạch, đẹp). GV: Trần Thị Sương
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B – Nghe GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi việc. Đọc thầm theo GV. Đọc trơn Để thực hiện yêu cầu. – Cả lớp: - 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: xanh, sạch, chăm sóc, (MB); vườn trường, tiết kiệm, (MN). - 2 – 3 HS luyện đọc ngắt hơi ở câu dài. Cả lớp đọc đồng thanh ngắt hơi ở câu dài. – Nhóm: HS đọc nối tiếp các việc (5 việc) nêu trong bài đọc. – Cả lớp: - Thi đọc nối tiếp các câu. - Nghe GV và các bạn nhận xét. Bình chọn các bạn đọc tốt. Đọc hiểu b) Nghe GV đặt câu hỏi. – Cá nhân: Từng HS đọc thầm bài đọc và thực hiện yêu cầu b. – Cả lớp: HS thực hiện yêu cầu b (có thể quan sát GV viết tóm tắt các việc HS đã nêu). *Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà luyện đọc. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC BÀI: BẠN LÀM GÌ TRONG NGÀY NGÔI TRƯỜNG XANH I. MỤC TIÊU - Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bạn làm gì trong ngày ngôi trường xanh. Hiểu chi tiết trong bài, thông tin chính trong bài. - Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập - HS biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ, biết tiết kiệm điện nước. - Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - VBT Tiếng Việt 1, tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HĐ1: Nghe – nói: – Cặp: Quan sát tranh ngôi trường, nhận xét về ngôi trường trong tranh; từng HS nói về ngôi trường mình mơ ước (giới thiệu tranh ngôi trường các em đã vẽ theo mơ ước của mình trong BT1 – VBT, nếu có). – Cả lớp: 1 – 2 HS đại diện nhóm nói trước lớp về những điều đã trao đổi theo cặp. HĐ 2. Đọc: Nghe đọc Cả lớp: – Nghe GV giới thiệu bài đọc (là bài hướng dẫn, giới thiệu các hoạt động HS có thể làm và nên làm cho ngôi trường của mình thêm sạch, đẹp). GV: Trần Thị Sương
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B – Nghe GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi việc. Đọc thầm theo GV. Đọc trơn Để thực hiện yêu cầu. – Cả lớp: - 2 – 3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này: xanh, sạch, chăm sóc, (MB); vườn trường, tiết kiệm, (MN). - 2 – 3 HS luyện đọc ngắt hơi ở câu dài. Cả lớp đọc đồng thanh ngắt hơi ở câu dài. – Nhóm: HS đọc nối tiếp các việc (5 việc) nêu trong bài đọc. – Cả lớp: - Thi đọc nối tiếp các câu. - Nghe GV và các bạn nhận xét. Bình chọn các bạn đọc tốt. Đọc hiểu b) Nghe GV đặt câu hỏi. – Cá nhân: Từng HS đọc thầm bài đọc và thực hiện yêu cầu b. – Cả lớp: HS thực hiện yêu cầu b (có thể quan sát GV viết tóm tắt các việc HS đã nêu). HĐ3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Viết câu nêu ích lợi của việc chăm sóc cây xanh trong trường.: (VBT TV Trang 20) - Hs viết vào vở bài tập. - GV nhận xét Bài 2: Điền vào chỗ trống ch hoặc tr (bài a) (VBT TV trang 20) - HS khoanh vào VBT + chăm làm + trồng cây + mong chờ + trả lời + tranh luận + che nắng - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương HS viết đúng - GV chốt viết đúng ch/tr Bài 3: Viết 1 – 2 câu về ngôi trường mà em mơ ước.(VBT TV Trang 20) - HS tự viết vào vở BTTV - GV quan sát, giúp đỡ HS viết trọn câu. *Nhận xét tiết học : - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. GV: Trần Thị Sương
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021 Toán: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I.Mục tiêu -Nhận biết giá trị của mỗi chữ số trong một số có hai chữ số. - Xác định được một số có hai chữ số gồm bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị. - Giáo dục học sinh biết hợp tác, chia sẻ với bạn bè. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: - Bộ đồ dùng học toán . - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. Hoạt động dạy – học : 1. Hoạt động khởi động: - HS thực hiện lấy số lượng các nhóm đồ vật theo hiệu lệnh của GV. - GV nhận xét và giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động khám phá: a. HS nhận ra số lượng mỗi nhóm đồ vật gồm có mấy chục vật và mấy vật lẻ: - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi : ? Em kiểm tra xem bạn trai có lấy đủ 52 chiếc bút chì không? Bạn gái có lấy đủ 60 tờ giấy vẽ không? - Trình bày trước lớp và thể hiện việc đếm của mình. - GV hỏi: 52 chiếc bút gồm mấy chục và mấy chiếc bút lẻ? - HS trả lời, gv chốt cấu tạo số 52. - Tương tự với số 60. b. HS nhận biết giá trị của từng chữ số trong một số có hai chữ số: - HS viết các số: 52, 60. - Phân tích giá trị các chữ số trong các số trên. 3. Hoạt động luyện tập: a. Hoạt động thực hiện HĐ 1 trong SHS. - HS nhận diện và viết số vào ô vuông. - Quan sát hỗ trợ hs còn hạn chế. - Huy động kết quả . Nhận xét.Tuyên dương b .HS thực hiện HĐ 2 trong SHS. - Hs quan sát đọc các cấu tạo số, tìm cách đọc phù hợp để chọn câu phát biểu đúng. GV gợi ý , hỗ trợ hs khi làm bài. Gọi 1 số hs nêu kết quả. Nhận xét , tuyên dương. c .HS thực hiện HĐ 3 trong SHS. - Hs tìm chữ số chỉ số đơn vị và chữ số chỉ số chục. - HS trình bày kết quả của mình theo nối tiếp. Lớp nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng: HS thực hiện HĐ Vui một chút trong SHS. - GV quan sát , theo dõi hs còn hạn chế giúp hs. GV: Trần Thị Sương
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Nhận xét, tuyên dương. Tiếng Việt: Bài 23B: TRƯỜNG ĐẸP LẮM BẠN ƠI ( T2, T3) I.Mục tiêu - Nghe – viết đúng một đoạn văn. Viết đúng những từ ngữ có tiếng mở đầu bằng tr/ch; v/d. - Nghe hiểu câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách và kể lại được một đoạn của câu chuyện. - Biết hỏi – đáp về những hoạt động giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, về câu chuyện đã nghe. - HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: - Thẻ từ của HĐ3 III. Hoạt động dạy - học :. *Hoạt động Luyện tập: HĐ3: Viết: a, Nghe- viết một đoạn văn viết chính tả trong bài: Bạn làm gì trong ngày ngôi trường xanh? - Viết đoạn văn vào vở chính tả theo lời Gv đọc - GV đọc cho HS soát lỗi. b, Làm bài tập chính tả: - HS làm BT mục a, Tìn từ viết đúng ch/tr - Chốt kết quả đúng, HS ghi các từ ngữ vào vở. HĐ4: Nghe - nói: - HS nghe câu chuyện Học trò của cô giáo chim khách lần 1 - Nghe câu chuyện lần 2 . - HD HS trả lời các câu hỏi dưới mỗi tranh để nắm nội dung. - Luyện kể lại câu chuyện theo nhóm 4 đoạn của câu chuyện. - Thi kể trước lớp. *HĐƯD: HS làm BT trong vở BT Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2021 Tiếng Việt: BÀI 23C: CHUYỆN Ở TRƯỜNG, Ở LỚP ( T1, T2) I. Mục tiêu - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Chuyện ở lớp. Nhận xét các việc làm của các bạn nhỏ khi ở lớp. - Biết hỏi- đáp về những hoạt động của HS ở trường, lớp. - Giáo dục học sinh ngoan ngoãn, biết lắng nghe cô giáo giảng bài, không nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: Bảng phụ - HS: VBT TV1, tập hai GV: Trần Thị Sương
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B III. Hoạt động dạy - học :. Tiết 1 *Hoạt động Khởi động: HĐ1: Nghe – nói: - HS quan sát tranh nói hoạt động cuả các bạn trong tranh, có thể nói thêm các hoạt động khác *Hoạt động khám phá: HĐ2: Đọc: Nghe đọc: - Nghe GV giới thiệu bài đọc nói về cuộc trò chuyện cuả bạn HS với mẹ khi đi học về - Lắng nghe GV đọc mẫu Đọc trơn: a, Để thực hiện yêu cầu: - HS đọc các từ khó: đứng dậy, bôi bẩn, sáng nay, - 2-3 HS đọc, đọc theo nhóm nối tiếp từng khổ thơ - Nhận xét các nhóm đọc Tiết 2 Đọc hiểu b,Trả lời câu hỏi - Nghe GV nêu câu hỏi trong SHS - HS lần lượt trả lời - Lắng nghe GV chốt câu đúng c,Thực hiện yêu cầu c - Mỗi Hs chọn khổ thơ mà mình thích - Đọc thuộc khổ thơ mình thích trước lớp *Hoạt động Vận dụng: HĐ4: Nghe – nói: Kể cho bạn nghe về một chuyện ở lớp (bạn được khen, bạn bị nhắc nhở) - Cả lớp: Nghe GV hướng dẫn cách làm - Cặp: Từng bạn kể theo yêu cầu - Cá nhân: Viết nhận xét về việc làm tốt hoặc viết nhận xét về việc làm chưa tốt * Củng cố, dặn dò: - Em vừa học những gì? - Nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh làm bài tập trong VBT ÔL TIẾNG VIỆT: Luyện đọc bài Chuyện ở lớp I. Mục tiêu - Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Chuyện ở lớp. - HS làm BT 1,2 (trang 21) - HS nổi trội làm thêm bài tập 3( trang 21) II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học GV: Trần Thị Sương
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - GV: máy chiếu - HS: Vở BT Tiếng việt1, tập 2 III. Hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1 : Khởi động - HS hát bài “ Quê hương tươi đẹp” khởi động tiết học. * Hoạt động 2: Luyện tập: - HS đọc bài “Chuyện ở lớp” theo nhóm, mỗi bạn đọc 1 khổ thơ - Các nhóm đọc trước lớp - HS nhắc lại nội dung bài thơ - Lắng nghe Gv nhận xét, chốt: Bài thơ nói về cuộc trò chuyện của bạn nhỏ với mẹ khi đi học về - HS làm các bài tập: 1,2(trang 21).GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: Theo em, bạn nhỏ muốn khuyên bạn ấy điều gì qua hai câu thơ cuối bài?Viết câu chuyện kể về việc em đã làm trên lớp - HS nổi trội làm Bt 3 (trang 21): GV hỗ trợ HS viết tiếp để hoàn thành câu * Hoạt động 3: Vận dụng: - HS nói cho nhau nghe về những việc làm trên lớp ÔL TOÁN: ĐẾM ĐẾN 100 I. Mục tiêu: - Đếm được đến 100 vật.Trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu? - Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, trách nhiệm. - Hình thành ở học sinh năng lực tự học, tự chủ, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Màn hình TV, bảng phụ - HS: VBT, BDDHT III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Khởi động - Hát tập thể Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Viết số vào ô trống rồi trả lời câu hỏi - HS đọc yêu cầu sau đó đếm vật có trong mỗi hình. - HS viết số vào các ô trống trong bài. Đọc số. - GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành. - HS nêu trước lớp và trả lời câu hỏi : Có bao nhiêu ? - Nghe GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Viết số vào chỗ chấm - HS nêu yêu cầu. - HS viết số vào các ô trống trong bài. - GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành. - HS nêu trước lớp - Nghe GV nhận xét, tuyên dương Bài 3: Viết cách đọc số - HS nêu yêu cầu. GV: Trần Thị Sương
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS viết cách đọc số - GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành. - HS nêu trước lớp - Nghe GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: Viết số vào ô trống - HS nêu yêu cầu. - HS viết số vào ô trống - GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành. - HS nêu trước lớp - Nghe GV nhận xét, tuyên dương Bài 5: Đếm, viết số vào hộp. Đọc các số - HS nêu yêu cầu. - HS viết số vào ô hộp - GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành. - HS nêu trước lớp và đọc lại các số - Nghe GV nhận xét, tuyên dương *Hoạt động 3 : Củng cố - Thi đếm đến 100 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh. Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 23C: CHUYỆN Ở TRƯỜNG Ở LỚP(TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: - Tô chữ hoa G, H; viết từ có chữ hoa G, H. - HS tích cực rèn luyện chữ viết. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - 2 mẫu chữ hoa E, Ê phóng to. - Vở bài tập tiếng Việt 1, tập 2. - Tập viết 1-Tập 2. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Tô và viết - Tô chữ hoa G, H. + Cả lớp: Nghe giáo viên hướng dẫn cách tô chữ hoa G, H. + Cá nhân: Tô chữ hoa G, H vào vở tập viết. b) Viết từ. - Cả lớp: Nghe giáo viên hướng dẫn viết từ có chữ mở đầu là chữ hoa G, H: Chữ viết sau chữ hoa cần viết gần sát chữ hoa. - Cá nhân: Viết từ Hà Giang vào vở tập viết. c) Viết một câu kể về việc em đã làm ở lớp. -Cặp: hỏi - đáp với bạn về việc mình đã làm ở lớp; em tập thể dục, em học môn Toán - Cá nhân: Viết câu trả lời của mình vào vở. ở Nghe giáo viên dặn dò làm bài tập trong vở bài tập. GV: Trần Thị Sương
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TIẾNG VIỆT: BÀI 23D: ĐI HỌC THÔI BẠN ƠI(TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc mở rộng một câu chuyện hoặc bài thơ về chủ điểm Trường em (nên là câu chuyện nói về ý thức học tập của học sinh) - Viết được 1-2 câu về con đường em đến trường. - Giáo dục học sinh đi học chuyên cần II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: Vở BTTV – T2. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Nghe - nói - Cả lớp: Nghe đọc yêu cầu của HĐ 1 và nghe GV HD cách làm: + Nhìn tranh nói về các nhân vật và hành động của các nhân vật trong tranh. + Những hình ảnh trong tranh giúp em hiểu được điều gì nếu không được đi học? - Nhóm: Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Viết a) Viết 1-2 câu về con đường em đến trường. Cả lớp: - Nghe GV nói đường đến trường là con đường thân thuộc nhất đối với học sinh. Em hãy viết một đến hai câu theo gợi ý trong sách học sinh hoặc viết theo ý nghĩ của em. - Viết ra nháp trước khi viết vào vở. - Nghe giáo viên nhận xét góp ý bài làm. Nghe giáo viên dặn dò. TIẾNG VIỆT: BÀI 23D: ĐI HỌC THÔI BẠN ƠI (TIẾT 2,3) I. MỤC TIÊU: - Nghe - viết một đoạn thơ. Viết đúng những từ chứa tiếng có thanh hỏi/ngã. - Nói được những hoạt động bổ ích ở trường. - HS thích đến trường mỗi ngày. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - 4-6 phiếu học tập nhóm ( hoạt động 3) - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP b) Nghe - viết khổ 2 trong bài Chuyện Ở Lớp. - Cả lớp: Nghe giáo viên đọc khổ thơ sẽ nghe - viết chính tả. - Cá nhân: + viết ra nhá các từ có chữ cái mở đầu viết hoa. + viết đoạn văn vào vở theo lời giáo viên đọc: nghe từng cụm từ, ghi nhớ để viết lại cho đúng. + Nghe giáo viên đọc lại để soát lỗi. + Sửa lỗi của bài viết theo hướng dẫn của giáo viên. c) làm bài tập chính tả: Thi viết đúng, viết nhanh từ ngữ. GV: Trần Thị Sương
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cả lớp: Nghe giáo viên hướng dẫn cách thực hiện theo nhóm: mỗi bạn trong nhóm tìm một từ được ghép từ tiếng đã cho. - Nhóm: thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của giáo viên. - Cả lớp: Nhóm nào tìm được nhiều từ nhất là nhóm thắng. giáo viên xác nhận nhóm thắng cuộc. Từng học sinh viết các từ ngữ viết đúng vào vở. *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ3: Đọc - Cả lớp: Nghe giáo viên hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ: + Tìm đọc truyện câu chuyện hoặc bài thơ nói về nhiệm vụ của học sinh ở trường, lớp, về việc học tập và tham gia các hoạt động của tổ, tổ của lớp, của Trường. + Nhiệm vụ sau khi đọc: Chia sẻ với bạn hoặc người thân về nội dung câu chuyện, bài thơ em đã đọc. - Cá nhân (làm ngoài giờ học): Tìm xét độc theo hướng dẫn của giáo viên. (học sinh có thể đọc bài gợi ý trong sách học sinh) Nói với bạn hoặc người thân. Nghe giáo viên dặn dò làm bài tập trong vở bài tập. SHTT: SINH HOẠT LỚP: PHÒNG TRÁNH NGUY HIỂM (Tích hợp Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình Chủ đề 4: Lễ hội quê em: Phần Hoạt động Vận dụng) I. MỤC TIÊU: - HS kể được tên những lễ hội tiêu biểu ở địa phương. - HS biết các hoạt động trong từng lễ hội. - HS biết chia sẻ lễ hội mà mình yêu thích. - Học sinh có thêm ý thức về việc tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh ảnh hoặc video về các lễ hội ở địa phương.(Lễ hội Đua thuyền trên sông Kiến Giang, Lễ hội Cầu ngư, lễ hội Bài chòi, ) - 56 tấm bìa hình tròn màu đỏ, đường kính khoảng 20cm, ở giữa có dấu chấm than màu đen. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Bình. Chủ đề 4: Lễ hội quê em *Vận dụng. HĐ 1: Tìm hiểu về 1 lễ hội ở quê em theo gợi ý sau: - GV đọc yêu cầu phần 1 Thực hành – Sách học sinh - Tr24. - GV gọi 2 HS nhắc lại yêu cầu 1. - GV yêu cầu HS kể theo nhóm đôi: Kể tên các lễ hội có ở địa phương em. - GV yêu cầu 2-3 nhóm trình bày trước lớp. - HS và GV nhận xét, tuyên dương. HĐ 2: Giới thiệu về lễ hội em đã hiểu. - GV treo tranh ảnh đọc yêu cầu phần 2 Thực hành – Sách học sinh - trang 24. - GV gọi 2 HS nhắc lại yêu cầu 2. - GV cho HS hoạt động theo nhóm lớn trong vòng 3 phút: Giới thiệu về lễ hội em đã hiểu. GV: Trần Thị Sương
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Yêu cầu đại diện 3 HS chia sẻ trước lớp. - Bình chọn HS giới thiệu hay nhất. HĐ 3: Trò chơi đóng vai - GV đọc yêu cầu phần 3 Thực hành và tình huống 1, 2 – Sách học sinh - trang 24. - GV gọi 2 HS nhắc lại. - GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm 4 nhóm lớn: Nhóm 1, 2 đóng vai theo TH1; Nhóm 3, 4 đóng vai theo TH2; - GV yêu cầu đại diện 2 nhóm lên đóng vai trước lớp 2TH. - HS các nhóm còn lại và GV nhận xét, tuyên dương. 2. HĐ tổng kết tuần *GV tổng kết nhận xét hoạt động trong tuần 23. - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã duy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết đã dần ổn định. Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. * Tồn tại: + Một số em tính tự học chưa cao, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. * GV nêu phương hướng tuần tới: - Tiếp tục triển khai các hoạt động tháng 3/2021 với chủ điểm Kính yêu mẹ và cô giáo. - Duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Nhắc nhở HS không sử dụng rác thải nhựa, không vứt rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. 3. HĐ chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước - Học sinh chia sẻ với bạn cùng bàn về những người thân nhất của mình được ghi tên trên các ngón tay của bàn tay. -Học sinh đi lại các quy tắc ứng xử với người lạ. - giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ về cách tự bảo vệ mình để thực hiện theo( trang 60 sách giáo khoa). 4. HĐ nhóm Trò chơi luyện hơi chơi - chơi Ù Bản chất: Luyện hơi và học cách không e ngại khi cần kêu cứu, gây sự chú ý ở nơi công cộng lúc gặp tình huống nguy hiểm. Trò chơi cũng khiến học sinh nhớ lâu hơn bí kíp tự bảo vệ. Dẫn dắt và tổ chức hoạt động: GV: Trần Thị Sương
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Giáo viên chia đôi số học sinh. dùng phấn hoạt bằng chính xác định ranh giới hai đội. Các đội lần lượt cử người sang bắt tội bên kia về bên mình bằng cách tóm tay kéo về. Khi sang địa phận của đối phương, học sinh cần phải lấy hơi và kêu “ù ù ú ” liên tục, không ngắt quãng. Nếu thấy không đủ hơi nữa thì phải quay về. Nếu học sinh bị đứt hơi giữa chừng sẽ bị bắt làm “tù binh”. Trò chơi diễn ra trong một thời gian nhất định, đội nào giữ được nhiều người hơn của đội kia nhất, đội đó thắng. KL: chạy đi và kêu cứu là việc cần phải làm, nhưng phải rèn luyện để có đủ hơi chạy và hét to. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên thảo luận và hướng dẫn học sinh cách kêu cứu khi gặp tình huống nguy hiểm, bị người là bắt, kéo đi (xem sách giáo khoa trang 60). 5. HĐ TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH Giáo viên đề nghị học sinh về nhà cùng trò chuyện với bố mẹ, người thân về những tình huống từng khiến mình cảm thấy bất an. Có thể nhờ bố mẹ mua cho cái còi để phòng khi cần sự chú ý mà không đủ sức để hét to. Tuy nhiên, giáo viên nhắc học sinh không dùng còi ở những trường hợp khác (nếu không, còi sẽ không phát huy tác dụng, không ai tin mình khi gặp nguy hiểm nữa). GV: Trần Thị Sương