Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

doc 34 trang thienle22 6210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_gv_tran_thi_suong.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 2 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TUẦN 2 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 2A: e, ê ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng âm e, ê; đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa e, ê. Đọc hiểu nghĩa từ ngữ, câu qua tranh. - Viết đúng: e, ê, dê. - Nói, viết được tên con vật, tên hoạt động chứa e, ê. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: dẻ, dè, de, để, đế, đề. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: NGHE NÓI: - Cả lớp nghe GV giới thiệu: Quan sát tranh từng cặp tìm nhanh các con vật được vẽ trong tranh - Cặp đôi mở sách HS nhìn tranh HĐ1 chỉ vào từng chi tiết và nói - Từng cặp đại diện lên bảng chỉ vào tranh nói tên con vật chạy nhảy trên bãi cỏ. - Các em thấy con vật gì ở trên bãi cỏ? - Dưới sông có gì nổi trên mặt nước? - GV tiếng bè, dê, là nội dung bài học hôm nay. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC A. Đọc tiếng từ: - Cả lớp quan sát GV viết chữ bè ở bảng lớp: GV nói Âm đầu b, vần e, đánh vần bờ - e –be - huyền – bè. - Cả lớp đánh vần: bờ - e –be - huyền - bè. CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần bờ - a -ba - huyền - bà. GV: Trần Thị Sương
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B b e \ bè Cả lớp nghe GV đọc trơn: bè, HS đọc: bè, CN, Nhóm, Lớp đọc: bè - Cả lớp quan sát GV viết chữ dê ở bảng lớp: GV nói Âm đầu d, vần ê, đánh vần dờ - ê - dê. - Cả lớp đánh vần: dờ - ê - dê. CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần dờ - ê - dê Cả lớp nghe GV đọc trơn: dê, HS đọc: dê, CN, Nhóm, Lớp đọc: dê d ê dê B. Tạo tiếng mới: * Cả lớp nghe GV nói, kết hợp quan sát tranh bảng phụ có âm đầu d, vần e, thanh hỏi, đọc: dẻ - HS cá nhân nêu: âm đầu d, vần e, thanh hỏi đọc: dẻ. - HS nêu tiếp: âm đầu d, vần e, thanh huyền đọc: dè - HS nêu âm đầu d, vần e, thanh ngang đọc là: de. - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: dẻ, dè, de ( 2 – 3 lần) *-HS cá nhân nêu: âm đầu đ, vần ê, thanh hỏi đọc: để. - HS nêu tiếp: âm đầu đ, vần ê, thanh sắc đọc: đế - HS nêu âm đầu đ, vần ê, thanh huyền đọc là: đề. - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: để, đế, đề ( 2 – 3 lần) - HS quan sát 3 tranh: GV tranh vẽ gì? - HS trả lời, tranh vẽ em bé, vẽ con dế, vẽ bể cá - HS nghe GV giải thích nghĩa từ: bé, dế, bể cá - HS đọc: bé, dế, bể cá. CN. Nhóm, Lớp, ĐT GV: từ có hai tiếng khi đọc ta phải đọc liền tiếng *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu - Cả lớp: GV: Trần Thị Sương
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Quan sát tranh và chữ phóng to được GV đính, nghe GV nêu yêu cầu: nhìn hình, đọc từ ngũ phù hợp với mỗi hình. + Nghe câu hỏi của GV, một vài HS trả lời: Các em thấy ai ở hình 1? - Con gì ở hình 2, hình 3? - Cặp: Đọc trơn bé, dế, bể cá cho nhau nghe và sửa lỗi. - Cả lớp: +Theo thước chỉ của GV đọc bé, dế, bể cá 2 – 3 lần. + Một HS thực hiện yêu cầu đính đúng từ ngữ dưới hình. HĐ3: VIẾT - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ e, chữ ê; cách nối ở chữ d sang ê + Nghe GV nêu cách viết số 5. + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân: Viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: ĐỌC - Cả lớp nghe GV nêu yêu cầu: Từng cặp thay nhau hỏi đáp về các bức hình trong tranh SGK - Các em đã thấy gì trong bức tranh này? - Những hình ảnh này giúp em hiểu rõ hơn câu mà chúng ta sẽ đọc - Ngắt hơi sau chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi sau chỗ có dấu chấm câu. - Vài HS đọc trơn 2 câu - Cá nhân luyện đọc trơn, nhóm đọc trơn và thảo luận để trả lời câu hỏi và chọn ý trả lời đúng. - Nhóm đôi đọc trơn 2 câu và đại diện nhóm trả lời câu hỏi - HS nghe GV nhận xét từng nhóm. - Lớp đọc lại các câu. - HS nghe GV dặn dò làm BT trong vở BT. GV: Trần Thị Sương
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TOÁN: SỐ 4, SỐ 5 I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được những nhóm có số lượng 4, 5 - HS đọc, viết được các chữ số 4, 5 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh sgk, mẫu vật. Các số 4, 5 - HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV gắn từng hình vuông lên bảng. HS đếm theo đủ 4 hình thì dừng lại - GV khoanh tròn 4 hình vuông và hỏi có bao nhiêu hình vuông? - HS cùng nói: 4 hình vuông, 4 hình tròn - Có điểm gì chung trong hai kết quả đó? GV giới thiệu “bốn “ chỉ số lượng như: số lượng hình vuông, số lượng hình tròn - GV giới thiệu: Bài học hôm nay: Số 4, số 5. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân hoặc cặp đôi) - GV chiếu hoặc treo tranh của mục Khám phá trong SHS lên đế cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung. a. Nhận biết số lượng “bốn”, viết số 4 và cách đọc. - GV cho HS quan sát tranh SGK và hỏi: “Có bao nhiêu lá cờ?”, "Có bao nhiêu bông hoa cúc?”, “Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”. GV: Trần Thị Sương
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - GV giới thiệu số lượng mỗi nhóm đồ vật ở đây đều là “bốn" và đều được viết là 4, được đọc là “bốn". b. Nhận biết số lượng “năm”, viết số 5 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột bên phải của tranh. *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. (Hoạt động chung cả lớp với GV) GV YC Mỗi HS lấy ra năm thẻ số - GV gán trên bảng một nhóm có năm đồ vật - GV HS được chỉ định lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật. b. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ1 trong SHS - GV cho HS HS nhận biết yêu cầu của HĐ1 qua mẫu, tự thực hiện HĐ1. GV theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng. - HS được chỉ định lên thực hiện trước lớp đếm và nói số lượng mỗi nhóm vật rồi chỉ tay vào số. HS khác nhận xét - GV xác nhận kết quả đúng. c. (Cá nhân) HS tập viết số 4, số 5. - GV viết mẫu số 4 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 4 . - GV thực hiện HD viết số 5, tương tự. d. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ2 trong SHS. GV nói cho HS yêu cầu của HĐ - GV đánh giá từng HS về kĩ năng đếm. xác định số lượng và viết số - GV cho HS viết vở: *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - (Cá nhân) GV nói: Mỗi loại có bao nhiêu? - HS tự xác định số lượng mỗi loại và viết số vào vở. - GV đánh giá từng HS qua sản phẩm học tập này. GV: Trần Thị Sương
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Một số HS được chỉ định trình bày kết quả thực hiện trước lớp - HS sủa bài( nếu sai) - GV: kết quả viết số vào ô từ trái sang phải là: 3, 5, 4, 2. * Hoạt động cặp đôi: HS1 nói: “Bốn”, “Năm” . HS 2: vỗ tay đúng 4, 5 lần, sau đó làm ngược lại. - GV quan sát từng cặp để giúp HS chưa biết làm. *Cá nhân HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5) rồi xếp trên bảng theo cột. - Một HS thực hiện với hình vuông to của Gv gắn trên bảng lớp. Đây là mô hình của năm số 1, 2, 3, 4, 5. - GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số. - GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện BT số quanh ta trong SHS. BUỔI CHIỀU ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM e, ê I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm e, ê đọc trơn các tiếng, từ ngữ : e, ê, bè, dê, dế, để, đế, đề, bé, dế, bể cá - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với hình. Nhìn tranh viết đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN GV: Trần Thị Sương
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về tên các con vật, từng chi tiết được vẽ trong tranh. HS : Con vật nào đang bay trên bờ ruộng ?(Con cò).Bức tranh vẽ cảnh gì? Cò đang ở đâu? (Cò đứng trên bè cá) - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : e, ê, bè, dê, dế, để, đế, đề, bé, dế, bể cá, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK T13 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(thấy cỏ) HS đọc từ dưới bức tranh.(cỏ). Tương tự như vậy H2 có gì? Có cỏ, cò ở đâu? ( ở bè cá) Cò có gì? ( có cá) HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT TV trang 9). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. d e ? dẻ đ ê ? d e đ ê / d e đ ê - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được : dẻ, dè, de, để, đế, đê - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT TV trang 9 -HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: dế, bể cá) , bé -HS nối từ ngữ đúng vói hình. - Nghe Gv nhận xét, tuyên dương HS GV: Trần Thị Sương
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Bài 3: Nhìn tranh,chọn từ ngữ thích hợp cho chỗ trống VBTTV trang 9 -HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong tranh, Cò có gì? -Cò có: a. Bè cá b. Cỏ c. Cá -HS khoanh vào lựa chọn đúng. C. Cá - GV giúp đỡ HS. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân GV: Trần Thị Sương
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020 TOÁN: SỐ 6, SỐ 7 I.MỤC TIÊU: - HS nhận biết được những nhóm có số lượng 6, 7. - HS đọc, viết được các chữ số 6, 7 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dung học toán -Tranh minh họa trong SGK phóng to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - HS trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?” Ví dụ: Cho 6 HS xếp hàng trước lớp và hỏi: có bao nhiêu bạn?. Đưa cho mỗi em một lá cờ và hỏi: Có bao nhiêu lá cờ? GV giới thiệu: Bài học hôm nay là về số 6, số 7. Hoạt động 2: Hoạt động khám phá. GV treo tranh ở mục khám phá lên bảng để HS theo dõi và thảo luận chung. 1. Nhận biết số lượng “sáu”, viết số 6 và cách đọc. Các bước: - HS xem kĩ cột bên trái, tự trả lời các câu hỏi: “Có bao nhiêu quả bóng?”, “Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”. - HS trả lời câu hỏi trước lớp, một số HS khác nhận xét. GV giới thiệu: Số lượng mỗi nhóm đồ vật ở đây đều là “sáu” và đều được viết là 6, đọc là “sáu”. - HS đọc theo tay GV chỉ: sáu quả bóng, sáu hình vuông, sáu. 2. Nhận biết số lượng “bảy”, viết số 7 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột bên phải của tranh. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập 1. (Hoạt động cả lớp) Mỗi HS lấy ra bảy thẻ số. 1 2 3 4 5 6 7 Mỗi lần GV gắn trên bảng một nhóm có từ một đến bảy đồ vật thì HS giơ thẻ số thích hợp. Mỗi HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, đếm số vật của nhóm để khẳng định mình gắn thẻ số đúng, rồi đọc số. Cả lớp đọc số. HS nào giơ thẻ sai phải đổi lại thẻ đúng. Với mỗi số từ 1 đến 5 làm như vậy nhiều nhất 1 lần; với mỗi số 6, 7 làm như vậy một lần, không theo thứ tự về số lượng. 2. (Cá nhân) HS thực HĐ 1 trong SHS. - HS nhận biết yêu cầu của HĐ 1, tự thực hiện.GV theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng. GV: Trần Thị Sương
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Một số HS lên bảng trình bày: đếm và nói số lượng mỗi nhóm đồ vật rồi chỉ tay vào số. HS khác nhận xét, cùng GV xác nhận kết quả đúng. HS sai phải làm lại. 3. (Cá nhân) HS tập viết số 6, số 7. - HS theo dõi GV viết mẫu trên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 6. - HS viết lên không khí để thuộc hướng viết số, su đó dùng ngón trỏ tay phải đặt lên điểm bắt đầu và tô theo số mẫu. - HS tự viết vào vở. Hoạt động tương tự như vật với số 7. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng 1. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ 2 trong SHS. GV nói cho HS yêu cầu của HĐ để HS tự xác định số lượng mỗi loại và viết số vào vở. GV đánh giá từng HS qua sản phẩm học tập này. Một số HS lên bảng thực hiện. GV nhận xét chốt kết quả đúng. 2. (HĐ cặp đôi) HS 1 nói số lượng đồ vật nào thì HS 2 lấy dduur đồ vật đó (trong hộp đồ dùng học toán) đặt lên bàn. Ví dụ: “Lấy ra 6 thẻ số”, “Lấy ra bảy hình tròn”, Đổi vai trò giữ 2 HS. 3. (Cá nhân) HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV và xếp vào bảng con theo cột số (lần lượt là 1,2,3,4,5,6,7. Một HS thực hiện với hình vuông to của GV, gắn trên bảng. Đây là mô hình của bảy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. GV yêu cầu HS chỉ tay vào từng cột và đọc số. 4. GV hướng dẫn HS về nhà thwucj hiện trong SHS. GV: Trần Thị Sương
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TIẾNG VIỆT: BÀI 2b: h, i(2T) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng âm h, i; đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa h, i. Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh. - Viết đúng: h, i, hè. - Nói, viết được tên con vật, tên hoạt động chứa h, i. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh và thẻ chữ phóng to ở HĐ 1 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới và các thẻ chữ (hồ, hố, hổ, bi, bí, bị). - Tranh và chữ phóng to HĐ đọc hiểu từ ngữ. - Vở bài tập Tiếng việt , tập một. - Tập viết 1, tập một. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. HĐ 1: Nghe – nói. - Cả lớp: Quan sát tranh HĐ 1 và trả lời câu hỏi theo cặp: + Bạn đã đi qua đoạn đường có đèn chỉ báo giao thông như trong tranh này chưa? + Vì sao người đi ô tô phải dừng trước vạch trắng? (vì đèn chỉ báo giao thông phát sang màu đỏ) + Vì sao người đi bộ được đi qua đường? ( vì đèn chỉ báo giao thông phát sang màu xanh cho phép người đi bộ qua đường) + Một số người đi bộ khác đang đi ở đâu? ( đang đi trên vỉa hè) - Cả lớp: + Một vài cặp hỏi đáp về tranh. + Cả lớp nghe GV dặn dò: Khi tham gia giao thông, phải thực hiện đúng quy định: đi bộ trên vỉa hè, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi. + Nghe GV gợi ý: Các tiếng hè, đi (GV nói và đính thẻ chữ) có âm, vần nào các em đã học? (âm đ, vần e); âm h và vần i các em sẽ học trong bài mới ngày hôm nay. + Nhìn GV viết tên bài trên bảng. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ. HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ. - Cả lớp: + Nhìn GV viết hè, đi trên bảng. + Nghe GV đánh vần và đọc trơn hờ - e – he – huyền – hè, đọc trơn hè; nghe GV đánh vần và đọc trơn đờ - i – đi, đọc trơn: đi. - Cặp đánh vần và đọc trơn: hè, đi - Cả lớp: GV: Trần Thị Sương
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Một số HS đọc trơn hè, đi + HS đọc trơn hè, đi. *Nghe GV giới thiệu chữ h, i in thường và in hoa trong sách. b. Tạo tiếng mới. - Cả lớp: Nhìn bảng phụ nghe GV giải thích: Trong bảng, âm đầu b, vần ô đã học; âm đầu h, vần i vừa học. Từ các âm đầu, vần, thanh đã học, chúng ta sẽ tạo được các tiếng mới, ví dụ: hồ. h ô \ hồ - Nhóm: Đánh vần, đọc trơn các tiếng mới khác (hố, hổ, bi, bí, bị). - Cả lớp: + 2 nhóm thi đính nhanh thẻ chữ vào bảng. + Đọc trơn bảng tiếng theo thước chỉ xuôi ngược của GV. + Một số HS đọc trơn bảng tiếng. *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP. c. Đọc hiểu. - Cả lớp: + Quan sát GV đính hình và chữ phóng to trên bảng, nghe GV nêu yêu cầu đọc từ ngữ dưới với hình. Các em thấy gì ở mỗi bức hình? (Trong hình 1, 2, 3) Các em đọc từ ngữ dưới mỗi bức hình. - Nhóm: + Trao đổi để nêu vật ở hình 1, người ở hình 2, cảnh ở hình 3. + Đọc các từ ngữ. - Cả lớp: + Đại diện nhóm HS nêu kết quả làm việc; đính chữ dưới hình phù hợp. + Cả lớp theo thước chỉ của GV, đọc từ ngữ. HĐ3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ h, i, hè, số 6, cách nối chữ h với e và cách đặt dấu huyền trên e, cách viết số 6. - Cá nhân: Viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: Đọc - Cả lớp: + Quan sát tranh HĐ 4, nghe GV hỏi: Các em thấy gì trong bức tranh? GV: Trần Thị Sương
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Một vài HS trả lời, GV chốt ý: Trong tranh có bò, bê, hồ cá, người đàn ông, bé, bể cá. Những hình ảnh này giúp các em hiểu rõ nội dung các câu mà chúng ta đọc dưới đây. + Cả lớp nghe GV đọc chậm 2 câu và đọc theo GV; GV nhắc HS chỗ ngắt sau dấu phẩy và chỗ nghỉ sau dấu chấm câu. + Đọc trơn 2 câu. + Một vài Hs đọc trơn 2 câu. - Nhóm: Đọc trơn và thảo luận để chọn ý trả lời đúng. - Cả lớp: + Một vài nhóm đọc trơn và đại diện nhóm TLCH. + Nghe GV nhận xét từng nhóm. + Đọc lại các câu Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM h, i I. MỤC TIÊU: - HS luyện đọc đúng, đọc thuộc các âm h, 1; đọc trơn các tiếng: hồ, hố, hổ, bi, bí, bị. - HS luyện đọc đúng từ: bi, hề, bờ hồ - HS luyện nói câu: Bố có hồ cá. Bé Bi có bể cá. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: hồ, hố, hổ, bi, bí, bị. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1: Đọc a. Đọc tiếng, từ. - Cả lớp: + Nhìn GV viết hè, đi trên bảng. + Nghe GV đánh vần và đọc trơn hờ - e – he – huyền – hè, đọc trơn hè; nghe GV đánh vần và đọc trơn đờ - i – đi, đọc trơn: đi. - Cặp đánh vần và đọc trơn: hè, đi - Cả lớp: + Một số HS đọc trơn hè, đi + HS đọc trơn hè, đi. *Nghe GV giới thiệu chữ h, i in thường và in hoa trong sách. b. Tạo tiếng mới. GV: Trần Thị Sương
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cả lớp: Nhìn bảng phụ nghe GV giải thích: Trong bảng, âm đầu b, vần ô đã học; âm đầu h, vần i vừa học. Từ các âm đầu, vần, thanh đã học, chúng ta sẽ tạo được các tiếng mới, ví dụ: hồ. h ô \ hồ - Nhóm: Đánh vần, đọc trơn các tiếng mới khác (hố, hổ, bi, bí, bị). - Cả lớp: + 2 nhóm thi đính nhanh thẻ chữ vào bảng. + Đọc trơn bảng tiếng theo thước chỉ xuôi ngược của GV. + Một số HS đọc trơn bảng tiếng. c. Đọc hiểu. - Cả lớp: + Quan sát GV đính hình và chữ phóng to trên bảng, nghe GV nêu yêu cầu đọc từ ngữ dưới với hình. Các em thấy gì ở mỗi bức hình? (Trong hình 1, 2, 3) Các em đọc từ ngữ dưới mỗi bức hình. - Nhóm: + Trao đổi để nêu vật ở hình 1, người ở hình 2, cảnh ở hình 3. + Đọc các từ ngữ. - Cả lớp: + Đại diện nhóm HS nêu kết quả làm việc; đính chữ dưới hình phù hợp. + Cả lớp theo thước chỉ của GV, đọc từ ngữ. HĐ 2: Đọc câu. - Cả lớp: + Quan sát tranh HĐ 4, nghe GV hỏi: Các em thấy gì trong bức tranh? + Một vài HS trả lời, GV chốt ý: Trong tranh có bò, bê, hồ cá, người đàn ông, bé, bể cá. Những hình ảnh này giúp các em hiểu rõ nội dung các câu mà chúng ta đọc dưới đây. + Cả lớp nghe GV đọc chậm 2 câu và đọc theo GV; GV nhắc HS chỗ ngắt sau dấu phẩy và chỗ nghỉ sau dấu chấm câu. + Đọc trơn 2 câu. + Một vài Hs đọc trơn 2 câu. - Nhóm: Đọc trơn và thảo luận để chọn ý trả lời đúng. - Cả lớp: + Một vài nhóm đọc trơn và đại diện nhóm TLCH. + Nghe GV nhận xét từng nhóm. + Đọc lại các câu Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. GV: Trần Thị Sương
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TỰ NHIÊN &XÃ HỘI: GIA ĐÌNH VUI VẺ(T1) I.MỤC TIÊU. - Kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình. - Nói được câu đơn giản để giới thiệu những công việc của bản thân thường làm khi ở nhà và nhận biết được sự cần thiết chia sẻ công việc trong gia đình. - Kể được một số hoạt động nghỉ ngơi của gia đình. - Nói được cảm xúc của bản thân khi tham gia các công việc nhà và các hoạt động khi nghỉ ngơi của gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Một bài hát về công việc nhà cho trẻ em. Ví dụ: Bài Bé quét nhà, nhạc và lời Hà Đức Hậu. - Tranh ảnh về một số công việc nhà và hoạt động của gia đình trong thời gian nghỉ ngơi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Hoạt động 1: Kể về những công việc nhà trong gia đình bạn. - HS nghe nhạc và hát theo lời bài hát: “Bé quét nhà”. - Hs lắng nghe câu hỏi của GV: Bài hát kể về công việc của ai? Bạn nhỏ trong bài hát làm những công việc gì? - HS kể về một số công việc nhà ở gia đình của mình. GV yêu cầu mỗi HS kể một công việc. - Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy nhiên, mọi người luôn gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ ngơi và vui chơi. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu và chia sẻ với nhau các công việc và hoạt động của các thành viên trong gia đình nhé. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ. HĐ 2: Quan sát và nói. a. Quan sát và khai thác nội dung hình 1. Hoạt động cặp đôi: - HS quan sát hình 1, hỏi và trả lời công việc của các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình đang làm gì? Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm việc như thế nào? Hoạt động cả lớp: - GV treo hình 1 lên bảng để cả lớp cùng quan sát và theo dõi. - Một số HS TLCH, HS cần nói được: + Mẹ đang nấu cơm, bố đang tỉa cây, bạn gái đang giúp mẹ chuẩn bị mâm cơm, em trai đang quét ban công. + Mọi người đều tham gia làm công việc nhà. + Mọi người đều vui vẻ. - GV điều chỉnh câu trả lời của HS khi cần. GV: Trần Thị Sương
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B b. Quan sát và khai thác nội dung hình 2. Hoạt động cặp đôi: - HS quan sát hình 2 và TLCH: Những người trong hình đang làm công việc gì? Họ cảm thấy như thế nào khi làm việc nhà? Hoạt động cả lớp: - HS quan sát vẻ mặt của bạn nhỏ trong hình, nghe GV đọc câu nói của bạn nhỏ: Mẹ ơi, hai mẹ con cùng làm thật là vui! Sẽ trả lời được: + Mẹ và bạn nhỏ đang phơi quần áo; + Bạn nhỏ cảm thấy rất vui khi cùng mẹ làm việc nhà. - GV điều chỉnh câu trả lời của HS khi cần. c. Liên hệ về các công việc nhà của mọi người trong gia đình em. - HS liên hệ trong gia đình của mình, trả lời câu hỏi trong SGK. + Khi ở nhà, mỗi người trong gia đình em thường làm những công việc gì? + Những việc gì mọi người có thể cùng làm chung với nhau khi ở nhà? + Vì sao các thành viên trong gia đình nên làm việc nhà cùng nhau. - Một số HS trả lời trước lớp. - GV khen ngợi những HS thường làm việc nhà và khuyến khích những HS khác tham gia làm việc nhà. GV: Trần Thị Sương
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 2C: g, gh (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng âm “gờ” – Viết là g và gh; đọc trơn các tiếng , từ ngữ, câu. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1 và các thẻ chữ gà , ghẹ. - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới và các thẻ chưc ghi tiếng( gô, gồ, gõ, ghế, ghè, ghi) III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: - Cả lớp :Quan sát tranh HĐ 1 Gv treo lên bảng , nghe GV gợi ý: Hia bức tranh này thể hiện cảnh ở hai nơi khác nhau. Từng cặp HS hỏi – đáp xem cảnh đó là ở đâu? Ở đó có những con vật nào? Các con vật đang làm gì? - Cặp đôi hỏi – đáp về nồi dung tranh theo gợi ý của GV. Sau đó một số cặp hỏi đáp trước lớp. - Cả lớp: + Nghe GV nhận xét; nhìn GV đính các thẻ chữ dưới 2 tranh( gà, ghẹ) và hỏi: Trong các tiếng gà, ghẹ, có vần là âm a, e; các vần này các em đã học; còn âm đầu g( gờ đơn) và gh ( gờ kép). Các em sẽ học ở bài học hôm nay. + Nhìn GV viết tên bài. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ. - Cả lớp: + QS hình 2 trong sách GK, nghe GV đánh vần gờ ( g) – a – ga – huyền – gà; đọc trơn: gà. HS đánh vần và đọc trơn theo. + Nghe Gv đánh vần gờ(gh) – e – ghe – nặng – ghẹ : đọc trơn :ghẹ. HS đánh vần và đọc trơn theo. - Cá nhân: Đánh vần, đọc trơn: gà, ghẹ. - Cả lớp: + Đọc trơn: gà, ghẹ + Một số Hs đọc trơn gà, ghẹ * Nghe GV giới thiệu chữ g, gh in thường và in hoa trong sách. b, Tạo tiếng mới. - Cả lớp: Nhìn bảng phụ, nghe GV giải thích: Từ tiếng mẫu gô, các em hãy tạo các tiếng mới bằng các âm và các thanh đã học ở các bài cũ và âm g , âm gh của bài học hôm nay. GV: Trần Thị Sương
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B g ô gô - Nhóm: đánh vần, đọc trơn tiếng mới tạo được trong bảng( gồ, gõ, ghế, ghè, ghi). - Cả lơp: + Đọc trơn bảng tiếng theo thước chỉ xuôi – ngược của GV; + Nhóm 2 HS nhận thẻ, thi đính chữ nhanh vào bảng theo hiệu lệnh của GV. TIẾNG VIỆT: BÀI 2C: g, gh (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Đọc hiểu từ ngữ, câu qua tranh - Viết đúng: g, gh, gà, ghẹ. - Nói, viết tên các đồ vật chứa g, gh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ đọc hiểu từ ngữ. - VBT TV, vở TV III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu: GV: Trần Thị Sương
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cả lớp: QS GV đính hình và chữ phóng to trên bảng, nghe Gv hỏi: + Các em thấy gì ở mỗi bức hình? ( trong hình 1, cậu bé đang làm gì? Trong hình 2 có cái gì?) + Các em cùng Gv đọc các từ ngữ: gõ, ghế gỗ. - Nhóm: + HS thấy gì ở mỗi bức hình. ( cậu bé đang gõ trống. ghế gỗ) + Đọc trơn từ ngữ - Cả lớp: + 3 nhóm thi đính lại chữ dưới hình phù hợp ( Mỗi nhóm đính 1 thẻ chữ). + HS đọc từ ngữ theo thước chỉ của GV HĐ 3: Viết - Cả lớp : Nhìn GV viết chữ g, gh, gà, ghẹ, 7; nghe GV Nhắc cách viết chữ g, cách nối chữ g với a, chữ g với chữ h, chữ h vỡi chữ e và cách đặt dấu huyền trên chữ a, dấu nặng dưỡi chữ e; cách viết số 7. - Cá nhân: Viết bảng vở - Cả lớp: Nghe GV nhắc các lỗi khi viết vở. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc - Cả lớp: QS tranh HĐ 4 nghe GV nêu yêu cầu: Các em hãy hỏi – đáp về các chi tiết trong bức tranh. ( tranh vẽ cảnh bờ hồ, hai mẹ con đi ở bờ hồ) - Cặp đôi: Hỏi – đáp nhanh về các chi tiết trong tranh theo gợi ý ở trên; nghe GV nhắc lại ND tranh và nói tiếp: Bức tranh giúp chúng ta hiểu rõ hơn ND của các câu đọc. - Cả lớp: + Nghe GV đọc chậm các câu, HS đọc theo GV; GV nhắc HS chỗ ngắt, nghỉ trong câu và từ ngữ chứa tiếng có gh( ghế đá). + Cả lớp đọc trơn các câu. + Một số HS đọc trơn các câu - Cặp đôi: QS nhanh, đọc trơn câu hỏi, chọn từ ngữ ở mục a hoặc b, nói tiếp để có câu trả lời đúng. - Cả lớp: + Cặp đôi đọc trơn các câu, đại diện cặp nêu ý trả lời đúng + HS nghe GV nhận xét và đọc lại các câu. Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. GV: Trần Thị Sương
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 2D: k- kh (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng âm k, kh; đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa k, kh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Tranh phóng to HĐ1, thẻ chữ kê, khế + Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới và các thẻ chữ kế, kè, kí, khỉ, khẽ, khổ - HS: + SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: Nghe - nói - Cả lớp: Quan sát tranh HĐ 1 GV treo trên bảng, nghe GV gợi ý: Các em hãy hỏi- đáp trong nhóm về bức tranh (Trong tranh có những con vật nào? Các con vật đang làm gì?) - Nhóm: Hỏi- đáp: + Trong tranh có những con vật nào? + Các con vật đang làm gì? - Cả lớp: + Nghe GV nhận xét và nhìn GV đính 2 thẻ chữ kê, khế ở dưới hình ảnh thể hiện trong tranh, vừa đính vừa hỏi: Các tiếng này có âm nào đã học? Còn âm đầu k, kh các em sẽ được học trong bài hôm nay. + Nhìn GV viết tên bài trên bảng * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ H Đ 2: Đọc a. Đọc tiếng, từ - Cả lớp: + Quan sát 2 hình kê, khế; Nhìn GV viết kê, khế và đính tranh trên bảng; nghe GV giải thích: Tiếng kê có âm đầu k (ca), vần ê. Tiếng khế có âm đầu kh (khờ), vần ê và thanh sắc GV: Trần Thị Sương
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Cả lớp nghe GV đánh vần:ca- ê- kê. Đọc trơn: kê. HS đánh vần, đọc trơn theo + Nghe GV đánh vần: khờ- ê – khê – sắc- khế. Đọc trơn: khế. HS đánh vần, đọc trơn theo - Nhóm: Đánh vần, đọc trơn: kê, khế Một số HS đọc trơn kê, khế * Nghe GV giới thiệu chữ k, kh in thường và in hoa trong sách b.Tạo tiếng mới - Cả lớp: Nhìn bảng phụ, nghe GV giải thích: Trong bảng, vần ê, i đã học; âm đầu k, kh của bài hôm nay khi kết hợp với vần ê, i, ô và thanh điệu sẽ tạo ra các tiếng mới k ê / kế - Nhóm: đánh vần, đọc trơn tiếng mới khác - Cả lớp: + 2 nhóm thi đua đính nhanh các tiếng tìm được vào bảng tiếng + HS đọc trơn bảng tiếng theo thước của GV + Một số HS đọc trơn bảng tiếng BÀI 2D: k- kh (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Viết đúng: k, kh, kê, khế - Nói, viết được tên vật chứ k, kh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: +Tranh và thẻ chữ phóng to HD đọc hiểu từ ngữ, HĐ 4 GV: Trần Thị Sương
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Mẫu chữ k, kh phóng to /mẫu chữ viết trên bảng lớp hoặc phần mềm hướng dẫn HS viết chữ k, kh - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 2: Đọc c. Đọc hiểu - Cả lớp: + Quan sát GV đính hình và chữ phóng to trên bảng, nghe GV hỏi: + Các em thấy gì ở mỗi bức hình? + Các em cùng cô đọc các từ ngữ dưới hình - Nhóm: + HS thấy gì ở hình 1, 2, 3? + Đọc trơn từ ngữ - Cả lớp: + Một số nhóm HS nêu kết quả làm việc, đính chữ dưới mỗi hình phù hợp + Đọc từ ngữ theo thước chỉ của GV HĐ 3: Viết - Cả lớp: Nhìn GV viết mẫu chữ k, kh, kê, khế, 8; Nghe GV nhắc cách viết chữ k, h, ê; cách nối chữ k với ê, cách nối chữ k với h, với ê và cách đặt dấu sắc trên ê; cách viết số 8 - Cá nhân: + Viết bảng con + Nghe GV nhắc nhở các lỗi khi viết bảng con * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: Đọc - Cả lớp: + Quan sát tranh HĐ 4, nghe GV hỏi: Các em thấy những gì ở bức tranh này? + Một vài HS trả lời, GV nêu yêu cầu: hãy hỏi đáp về các chi tiết trong tranh GV: Trần Thị Sương
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cặp: Hỏi- đáp các chi tiết trong tranh - Cả lớp: + Một cặp HS hỏi- đáp trước lớp + Nghe GV đọc chậm các câu, HS đọc theo GV; GV nhắc HS chỗ ngắt, nghỉ trong câu, các từ ngữ chứa tiếng có âm mới + Đọc trơn các câu + Một vài HS đọc trơn các câu + Chọn a hoặc b để trả lời câu hỏi + Một vài nhóm đọc trơn các câu và trả lời câu hỏi + Nghe GV nhận xét, đọc lại các câu * Nghe GV dặn dò làm BT trog VBT TNXH: BÀI 2: GIA ĐÌNH VUI VẺ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Kể được một số hoạt động khi nghỉ ngơi của gia đình. - Nói được cảm xúc của bản thân khi tham gia các công việc nhà và các hoạt động khi nghỉ ngơi cùng gia đình. - Giao tiếp biểu đạt chia sẻ được công việc và hoạt động của các thành viên trong gia đình - Biết chia sẻ công việc với mọi người trong gia đình. Tập làm những công việc vừa sức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bài hát “Bé quét nhà”, tranh ảnh về 1 số công việc nhà. - Học sinh:Sách giáo khoa III. CÁC HĐ DẠY HỌC *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Cho cả lớp xem video và hát theo lời bài hát “ Bé quét nhà”. + Bài hát kể về công việc của ai? + Bạn nhỏ trong bài hát làm công việc gì? - Hướng dẫn HS kể một số công việc nhà ở gia đình của mình. GV: Trần Thị Sương
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy nhiên, mọi người luôn gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ ngơi và vui chơi - Tiết học này cô cùng cả lớp tìm hiểu và chia sẻ với nhau các công việc và hoạt động của các thành viên trong gia đình nhé. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 3: Những lúc nghỉ ngơi, vui chơi mọi người trong gia đình bạn thường làm gì? a, Quan sát và khai thác nội dung hình 3 và 4. Hoạt đông cặp đôi: - Cho HS quan sát hình 3,4 trên màn hình. - Hướng dẫn quan sát và thảo luận nhóm đôi theo các các câu hỏi sau: + Các thành viên trong gia đình đang làm gì? + Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm việc như thế nào? Hoạt động cả lớp: - GV yêu cầu các nhóm chia kết quả hoạt động trước lớp. - Gọi HS lên bảng nêu nội dung em đã thảo luận + Các thành viên trong gia đình đang làm gì? + Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm việc như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá. b,Liên hệ về các hoạt động vui chơi của gia đình em khi rảnh rỗi - Hoạt động nhóm 4: GV sử dụng tranh ảnh để giới thiệu về các hoạt động thường ngày của gia đình. Từng nhóm HS lần lượt hỏi và trả: + Khi rảnh rỗi, gia đình em thường làm gì? + Em thích nhất hoạt động nào? + Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động vui chơi cùng gia đình? - Gọi HS lên bảng chia sẻ với các bạn những hoạt động trong gia đình lúc rảnh rỗi. - GV nhận xét GV: Trần Thị Sương
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B * Qua hoạt động này các em nhận thức được các thành viên trong mỗi gia đình đều yêu thương và gắn bó với nhau, luôn chia sẻ thời gian để vui chơi cùng nhau. *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 4: Cùng chơi “Ghép tranh” a.Xem tranh, xếp các mảnh ghép thành bức tranh hoàn chỉnh. - GV hướng dẫn HS thực hiện ghép trong nhóm 4 - Cho 2 nhóm lên bảng ghép tranh thi b, Hỏi và trả lời theo tranh: - Hoạt động nhóm đôi: Sau khi hoàn thiện bức tranh các nhóm HS hỏi và trả lời: + Mọi người trong tranh đang làm gì? + Mọi người trong tranh cảm thấy như thế nào khi làm việc cùng nhau? - Thực hành hỏi và trả lời: + Bạn cảm thấy như thế nào nếu các thành viên trong gia đình bạn làm việc cùng nhau? + Bạn cảm thấy như thế nào nếu các thành viên trong gia đình bạn vui chơi cùng nhau? * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn HS về nhà tập làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gđ. GV: Trần Thị Sương
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TOÁN: SỐ 8, SỐ 9 I. MỤC TIÊU - Nhận biết được những nhóm có số lượng 8,9 - Đọc viết được các chữ số 8,9 - Kỹ năng xác định số lượng của nhóm vật, đọc và nhận biết số - Lấy được nhóm vật có số lượng có từ 1 đến 9. - Viết được các chữ số 1 đến số 9 - Phát triển các năng lực: + Tư duy, lập luận. NL tư duy luận luận. + NL mô hình hóa toán học + NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học II. ĐỒ DÙNG - Mô hình số (trong bộ đồ dùng Toán) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ 1. Khởi động - Y/C HS QS : cho 8 bạn lên đứng xếp hàng HS đếm có bao nhiêu bạn? - Mỗi em cầm 1 đồ vật, cô cầm 1 đồ vât, có bao nhiêu đồ vật? - Cho mỗi em cầm 1 bông hoa có bao nhiêu bông hoa? - GV NX chốt lại từ đó dẫn dắt vào bài học. - GV treo tranh của mục khám phá trong SHS lên để cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung 2. Nhận biết số lượng tám, viết số 8 và cách đọc số 8 - Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên trái, GV hỏi: - Có bao nhiêu ô tô ?” - Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?” - Nhận xét, chốt - Số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là “tám” và đều được viết là 8, đọc là “tám” - HS nói, đọc vài lần theo tay cô chỉ từ trên xuống: “tám chiếc ô tô”, “tám hình vuông”, “tám” hay “số tám” 3. Nhận biết số lượng chín, viết số 9 và cách đọc số 9 - Yêu cầu HS quan sát tranh cột bên phải, hỏi: - Có mấy cái chong chóng? - Có bao nhiêu hình vuông màu vàng? - Nhận xét, chốt - Số lượng mỗi nhóm đồ vật đều là “chín” và đều được viết là 9, đọc là “chín”. - GV chỉ từ trên xuống, đọc: “chín chiếc chong chóng”, “tám hình vuông”, “số tám, số chín”. *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV: Trần Thị Sương
  27. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B 1. Hoạt động chung của cả lớp và GV - Yêu cầu HS lấy ra 9 thẻ số từ 1 đến 9 - GV gắn lên bảng một nhóm có từ 1 đến 9 đồ vật, - Yêu cầu HS giơ thẻ số thích hợp (gắn 1 đồ vật thì HS giơ thẻ số 1, tương tự đến 9 đồ vật, - Mời 1 HS lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật, yêu cầu HS đếm số vật của nhóm để khẳng định bạn đó gắn thẻ số đúng rồi đọc số ? Có mấy con vật? - Cả lớp đọc số - Cho HS thực hiện 1-2 lần ko theo thứ tự. - GV nx 2. Hoạt động cá nhân - GV hướng dẫn HS nhận biết yêu cầu của HĐ 1 - HS tự thực hiện HĐ 1 trong SHS, GV quan sát từng HS để kịp thời hướng dẫn - Một số HS được chỉ định lên thực hiện ở trên lớp: đếm và nói số lượng mỗi nhóm vật rồi chỉ tay vào số - HS khác nhận xét, cùng GV xác nhận kq 3. HS tập viết số 8, 9 - HS theo dõi GV viết mẫu số 8 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 8 - HS viết lên không khí để thuộc hướng viết số, sau đó dùng ngón trỏ tay phải đặt lên điểm bắt đầu và tô theo số mẫu - HS tự viết số vào vở - HĐ tương tự với số 9 *TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. HS thực hiện HĐ 2 trong SHS - GV nói cho HS yêu cầu của HĐ để HS tự xác định số lượng mỗi loại và viết số vào vở - Một số HS được chỉ định trình bày trước lớp 2. HĐ chung của cả lớp - HS lấy đủ số đồ vật theo yêu cầu GV rồi giơ lên 3. HĐ cá nhân - HS lấy đủ số hình vuông màu vàng theo yêu cầu của GV rồi xếp vào bảng con theo cột, yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số 4. GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện “số quanh ta” trong SHS GV: Trần Thị Sương
  28. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔL TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM g, gh, k, kh I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm g, gh, k, kh. Đọc trơn được các tiếng, từ chứa âm g, gh, k, kh - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với hình. Nhìn tranh viết đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về tên các con vật, từng chi tiết được vẽ trong tranh. - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. Hoạt động 2 : Luyện đọc b. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : gà, gô, gồ, gỗ, ghẹ, ghế, ghè, ghi, gõ, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.(SGK T24 đến T27) - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK T25 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(thấy gõ) HS đọc từ dưới bức tranh. Tương tự như vậy H2 vẽ ghế gỗ - HS quan sát tranh SGK T 27 và trả lời câu hỏi: Bà có gì trên tay ? Cô có gì trên tay ? (Bà có cá. Cô có khế ). Hs đọc trơn từng tiếng. Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT T11). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. GV: Trần Thị Sương
  29. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B g ô gô Gh ê / g ô \ Gh e \ g ô ~ Gh i - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được : gô, gồ, gỗ, ghế, ghè, ghi - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình (VBT T11) - HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc:ghế gỗ, gõ) - HS nối từ ngữ đúng vói hình. - Nghe Gv nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: Nhìn tranh,viết các từ thích hợp vào chỗ trống (VBT T 11) - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong tranh, bờ hồ có gì ? (ghế đá) - HS viết từ còn thiếu vào chỗ chấm: ghế đá. Đọc lại câu hoàn chỉnh vừa viết - GV giúp đỡ HS. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân ÔL TOÁN: SỐ 6, SỐ 7 I. MỤC TIÊU: - HS viết được các chữ số 6, 7 và tô màu số đúng - HS nhận biết được những nhóm có số lượng 6, 7 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: VBT - Màn hình TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - HS quan sát phòng học và trả lời câu hỏi: Phòng học lớp mình có bao nhiêu cửa sổ ? Em làm gì để biết phòng học lớp mình có cửa sổ ? (Em đếm) GV: Trần Thị Sương
  30. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Nghe GV nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Viết số (VBT T0) - GV hướng dẫn yêu cầu - HS tự hoàn thành BT1 Bài 2: Tô màu số đúng - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu con vật? Có bao nhiêu quả táo ? - HS đếm và trả lời câu hỏi. - GV: muốn trả lời cho câu hỏi Có bao nhiêu ? ta làm thế nào ? - HS trả lời: Ta phải đếm đúng đối tượng cần đếm, không được bỏ sót, đếm đúng 1 lần. - HS tô màu vào số đúng Bài 3: Nhìn tranh, trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh ở bài tập 3: Có bao nhiêu chú lùn ? - HS đếm và trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung nếu sai. - Nghe GV nhận xét tuyên dương. - HS viết số thích hợp vào các hình Bài 4: Nhìn tranh, trả lời câu hỏi : Mỗi loại có bao nhiêu ? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh ở bài tập 4: Có bao nhiêu chú sóc, chú nai, chú thỏ .? - HS đếm và trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, bổ sung nếu sai. - Nghe GV nhận xét tuyên dương. - HS viết số thích hợp tương ứng với mỗi hình B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét tiết học, chia sẻ bài học với người thân. GV: Trần Thị Sương
  31. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 2E: ÔN TẬP ê, ê, h, i, g, gh, k, kh (2T) I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu. - Hiểu từ ngữ, câu qua tranh. - Kể được về một người bạn cho người thân nghe. - Viết được: kì đà, ghế gỗ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ thể hiện HĐ1 - Tranh phóng to HĐ3 - Tập viết 1-Tập 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ1: Đọc a, Tạo tiếng Cả lớp: - Nhìn GV đính bảng phụ - Cả lớp: Nghe GV nghe GV HD cách thực hiện, đọc theo mẫu. + Bảng trên: c, k, g, gh. a, o, ô, ơ, e, ê, i ca, co, cô, cơ; ke, kê, ki ga, go, gô, gơ; ghe; ghê; ghi + Bảng dưới: hô, hồ, hổ, hỗ, hố, hộ khe, khè, khẽ, khé b, Đọc tiếng HS đọc theo thước chỉ của GV. c, Đọc đoạn - Cả lớp: + QS tranh, nghe GV hỏi: Các em thấy những gì trong tranh? + Nghe GV NX: Các em TL đúng. Chúng ta cùng đọc các câu. + Nghe GV đọc Mẫu + Đọc trơn theo GV - Cả lớp: + Một số HS đọc trơn và chọ a hoặc b để có câu TL đúng + nghe GV NX câu TL HĐ2: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu nhiệm vụ (viết chữ kì đà, ghế gỗ) và cách viết chữ; cách nối ở chữ và cách đặt dấu thanh. GV: Trần Thị Sương
  32. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Nghe GV HD viết số 9. - Cá nhân: Viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. HĐ3: Nghe-Nói Nghe kể câu chuyện Gấu và Khỉ và TLCH - Cả lớp: Nghe GV HD: +QS tranh và đoán ND câu chuyện. + Nói tên con vật/nhân vật trong mỗi tranh + Đọc tên câu chuyện và đoán ND câu chuyện. + Nghe GV kể kết hợp nhìn tranh. - Cá nhân TLCH ở mỗi tranh. *Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT. TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 2 (2T) I. MỤC TIÊU: - Luyện cầm bút và ngồi viết đúng tư thế. - Biết viết chữ: e, ê, i, h, g, gh, k, kh. - Biết viết từ: dê, hè, kê, khế, gà, ghẹ, kì đà, ghế gỗ. - Biết viết số: 5, 6, 7, 8, 9. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu chữ cái viết thường; chữ số 5, 6, 7, 8, 9 - Bộ thẻ các chữ in thường và viết thường: e, ê, i, h, g, gh, k, kh, dê, hè, kê, khế, gà, ghẹ, kì đà, ghế gỗ. - Tranh ảnh dê, hè, kê, khế, gà, ghẹ, kì đà, ghế gỗ. HS: - Tập viết 1-Tập 1. Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Ai nhanh? Để tìm từ đã học. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: Mỗi nhóm có một bộ thẻ chữ cái ghi âm và thẻ từ. Khi nghe GV đọc âm nào thì từng nhóm chọn thẻ ghi âm đó giơ lên và đọc chữ trên thẻ. - Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2. Cả lớp nhận diện các chữ cái - Nghe GV đọc từng chữ cái và nhìn vào thẻ chữ GV chỉ rồi đọc theo: e, ê, i, h, g, gh, k, kh. GV nhấn mạnh: âm “gờ” ghi bằng 2 chữ g, gh. Khi liền sau âm “gờ” là các chữ e, ê, i thì viết âm này là gh. Khi liền sau âm “gờ” là các chữ a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư thì viết âm này là g. Khi liền sau chữ “k” thì viết các chữ e, ê, i. - Thực hiện trò chơi. GV sắp xếp các thẻ chữ theo đúng trình tự của bài. - Nghe GV đọc từng chữ và nhìn vào thẻ chữ rồi đọc theo: e, ê, i, h, g, gh, k, kh. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ GV: Trần Thị Sương
  33. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, HD viết từng chữ e, ê, i, h, g, gh, k, kh. - Cá nhân: Thực hiện viết từng chữ. Nghe GV NX bài của mình hoặc của bạn. * GV chi HS thư giãn giữa giờ * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Viết từ - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ: dê, hè, kê, khế, gà, ghẹ, kì đà, ghế gỗ(mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ. Đặt bài viết để tham gia triển lãm. - Cả lớp: Xem bài viết của bạn trong triển lãm bài viết. Bầu chọn một bài viết tốt nhất. Nghe GV NX bài viết đã được bầu chọn. HĐ5: Viết số 5, 6, 7, 8, 9 - Cả lớp: Nghe GV đọc từng số và đọc theo GV . - Cá nhân: Nhìn mẫu chữ số trong vở và nhìn GV viết mẫu trên bảng rồi viết lần lượt từng dòng từ số 5 đến số 9. - Cả lớp: Nghe GV NX bài bạn. SHTT: Sinh hoạt lớp: Kết bạn không khó I. MỤC TIÊU: - HS chia sẻ về người bạn của mình sau khi đã quan satsmootj thời gian: tạo cảm xúc tích cực, vui vẻ giữa các thành viên trong lớp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Các tấm bìa màu sác. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV nhận xét hoạt động trong tuần 1 - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã dần dần biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết bước đầu dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. Tồn tại: + Một số em chưa có tính tự học, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. - GV giáo dục quyền trẻ em. - GV HD HS tìm hiểu ATGT. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Các em dùy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. GV: Trần Thị Sương
  34. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước - HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình QS được về bạn ngồi cạnh, những gì mình thấy thú vị, bạn giống và khác mình điểm gì. - HS cùng phát hiện ra những thói quen chung, sở thích chung của các thành viên trong tổ. Những bạn có chung sở thích có thể đổi chỗ ngồi cạnh nhau để trò chuyện. HĐ3. HĐ nhóm: Vòng tròn kết bạn - GV cho HS ra sân trường, xếp thành vòng tròn với từng cặp đôi đối mặt với nhau. Khi GV hô: “Bước mooyj bước, gặp bạn mới!”, HS bước sang phải để gặp một người bạn mới, chào hỏi, làm quen, hỏi thăm nhau. GV hô 3 lần như vậy, mỗi HS có thêm 3 bạn mới. GV 4-5 HS chia sẻ về bạn mới của mình: Bạn tên gì Em biết gì về bạn? Kết luận: Chỉ cần thân thiện, kết bạn khong hề khó. HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh - GV đề nghị HS trong thời gian học, chơi, tiếp tục QS bạn mình để thấy nhiều điều tốt đẹp, thú vị hơn nữa ở bạn. Ví dụ: bạn thích màu gì; bạn thích làm gì vào giờ ra chơi; bạn thích đồ dùng học tập nào; bạn làm gì giỏi; bạn hay lặp lại động tác gì; thói quen gì; mình và bạn có gì giống và khác nhau; GV: Trần Thị Sương