Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào

doc 39 trang thienle22 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_13_nam_hoc_2020_2021_gv_nguyen_thi_thanh.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Nguyễn Thị Thanh Hào

  1. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Tuần 13 Sáng thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2020 ĐẠO ĐỨC: BÀI 6: EM LÀ NGƯỜI THẬT THÀ (T1) I. MỤC TIÊU: - Em nhận biết được sự cần thiết của thật thà. - Em biết được ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống. - Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực thật thà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK. - VBT Đạo đức 1. - Video/nhạc bài hảt Bà còng đi chợ. - Bông hoa giấy các màu ghi các biểu hiện của hoạt động 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động. - Cho HS hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà còng đi chợ”. - GV cho lớp hát vỗ tay theo lời bài hát - GV khen ngợi HS hát hay, to vang. GV lần lượt hỏi: + Các bài hát trên nhắc tới những ai? + Hành động nào trong bài hát thể hiện tính thật thà? + Trong lớp mình bạn nào đã có hành động thật thà? - HS Lắng nghe và trả lời các câu hỏi của GV - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV dẫn dắt giới thiệu bài: Các em đã vừa cùng nhau hát vang bài hát Bà còng đi chợ. Để hiểu hơn về ý nghĩa vài, sự cần thiết của sự thật thà, cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 6: Em là người thật thà *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà còng đi chờ” , trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài hát. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 2. Khám phá *Hoạt động 1: Em hãy cho biết đâu là biểu hiện thật thà. - Yêu cầu HS quan sát các bông hoa đã chuẩn bị. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV đọc các thông tin trên các bông hoa, hỏi: + Khi con làm vỡ một cái cốc con sẽ nói thật với mẹ hay làm như thế nào? (nói thật) + Khi con nhặt được đò của bạn làm rơi, con có trả lại cho bạn không? (Trả lại của rơi) +Khi con làm rơi bẩn sách của bạn con phải làm gì? (Xin lỗi bạn) +Khi con mắc lỗi mà đã được bố, mẹ giải thích cho con hiểu thì con phải làm gì? (Sửa lỗi) +Khi con quên chuẩn bị bút chì con nói dối là không có có được không? (nói dối) + Khi con mắc lỗi con có nên đổ lỗi cho bạn không? (đổ lỗi) +Con rất thích hộp bút của bạn và con đã tự ý lấy hộp bút đó có đúng không? (Tự ý lấy đồ của người khác) - GV nhận xét các câu trả lời của HS, chốt lại các biểu hiện của tính thật thà cho HS nghe. - GV hỏi: + Khi con làm được các việc thật thà con có thấy vui không? - GV tuyên dương, chốt: Cần phải trung thực, thật thà, biết nhận lỗi, sửa lỗi để mọi người tin tưởng và yêu mến em hơn. - GV hỏi mở rộng: Em sẽ luôn thực hiện những việc làm biểu hiện tính thật thà trong cuộc sống hàng ngày không? *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS nêu được các biểu hiện của sự thật thà + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Hoạt động 2: Em hãy kể truyện theo tranh và trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS quan sát hình trang 26/sgk, hỏi: + Tranh 1 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Bạn Mèo ôm trên tay cái gì? Vào nhà bạn thấy trên bàn có gì nào?) + Tranh 1 vẽ: Bạn mèo con đi đá bóng về thấy trên bàn có cốc sữa. + Tranh 2 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Mèo đã làm gì với cốc sữa?) + Tranh 2: Bạn mèo con liền cầm cốc sữa lên uống + Tranh 3 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Mèo mẹ vào nhà thấy cái cốc không nên đã hỏi mèo con : cái gì?) + Tranh 3: Mèo mẹ hỏi mèo con: Cốc sữa của em con đâu. + Tranh 4 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Mèo con trả lời mèo mẹ như thế nào?) + Tranh 4: Mèo con trả lời: Con không biết. - GV nhận xét các câu trả lời của HS, kể lại một lần nữa câu chuyện Cốc sữa ở đâu theo tranh cho HS nghe. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV hỏi: +Các con thấy mèo con đã thật thà chưa? +Mèo con chưa thật thà +Các con có đồng ý với việc làm của mèo con không? Vì sao? +Không đồng ý vì mèo con nói dối, mèo con chưa ngoan - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV gọi 1 nhóm HS lên đóng sân khấu hóa câu chuyện. - GV tuyên dương, chốt: Mèo con uống cốc sữa nhưng lại nói dối mèo mẹ, mèo con không thật thà, chưa biết nhận lỗi, mèo con không ngoan *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS nêu được các biểu hiện của sự thật chưa ngoan, thiếu trung thực. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Hoạt động 3: Em hãy cho biết bạn nào có biểu hiện thật thà. - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh (Trang 27) xem bức tranh vẽ gì. -HS lần lượt nêu: + Tranh 1: Bạn nhỏ làm rơi chiếc cốc và bạn đã xin lỗi mẹ + Tranh 2: Bạn nam áo xanh giấu ô tô của bạn và nói không thấy ô tô của bạn -GV hỏi: Bạn nào trong tranh thể hiện tính thật thà? -HS trả lời: Bạn trong tranh 1, + Vì sao em phải thật thà - GV nhận xét, nhấn mạnh các hành động đúng: biết nhận lỗi và xin lỗi, nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất. *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết được ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Về nhà các em hãy thể hiện những hành động, lời nói thật thà với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em mình nhé - Nhận xét tiết học. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 13A: UP, ƯƠP, IÊP (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng vần up, ươp, iêp, đọc trơn các tiếng từ ngữ đoạn đọc. Hiểu từ ngữ qua tranh, hiểu ý chính của đoạn Giờ ra chơi.( trả lời được câu hỏi đọc hiểu) - Viết đúng up, ươp, iêp, búp - Biết nói tên sự vật và các hoạt động chứa vần up, ươp, iêp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh SHS phóng to HĐ 1, HĐ 4. Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Vở tập viết 1, tập 1. - Mẫu chữ to viết trên bảng lớp để HD HS viết chữ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: NGHE - NÓI: - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Nói về nội dung tranh? - HS cặp đôi thảo luận rồi chia sẻ trong cặp - HS chia sẻ trước lớp, Nhóm khác nhận xét - GV: Bài 10A: Trong tranh có rau diếp, búp sen hôm nay chúng ta học các vần up, ươp, iêp. HS nêu đề bài: cá nhân, nhóm, lớp * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Cặp đôi hỏi đáp về cây cối, cảnh vật có trong tranh + PP:Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC a, Đọc tiếng, từ khóa - Cá nhân HS chỉ từ: búp sen, giàn mướp, rau diếp tranh ở HĐ 1 đọc tên 3 sự vật theo HD của GV * Học vần up: - HS đọc: búp sen ( đồng thanh, nhóm, cá nhân ). -HS nêu cấu tạo của tiếng búp: có âm đầu b, vần up, thanh sắc. - HS nêu cấu tạo vần up: có âm u, âm p Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS đánh vần: u – pờ - up ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) đọc trơn: up ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) - HS đánh vần tiếng: bờ - up - bup – sắc – búp. ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) Đọc trơn: búp ( lớp, nhóm, cá nhân) - HS đọc: búp sen ( lớp, nhóm, cá nhân) - HS nghe GV giải thích: búp sen: sen hé nụ sắp nở bông - HS đọc: up, búp, búp sen ( lớp, nhóm, cá nhân). Đọc: búp sen, búp, up ( lớp, nhóm, cá nhân) * Vần ươp. Iếp tiến hành tương tự * Ba vần: up, ươp, iêp có gì giống nhau? có gì khác nhau? b. Đọc tiếng từ ngữ chứa vần mới: - HS nghe GV giao nhiệm vụ: đọc từ trong từng ô chữ: chụp đèn, chơi cướp cờ, tiếp viên, nghề nghiệp -HS đọc chụp đèn ( lớp. Nhóm, cá nhân) tìm tiếng chứa vần “up”. HS: chụp, chứa vần gì? ( HS: vần “up”) - Các từ khác tiến hành tương tự. * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c. Đọc hiểu: - Nhóm đôi: quan sát 3 tranh nói nội dung từng tranh - Tranh vẽ gì? - Dựa vào tranh để luyện đọc câu phù hợp mỗi tranh - Cá nhân HS đọc lại: Bé giúp đỡ bà. Ngà viết thiệp mời. Cá ướp muối. - Tìm tiếng chứa vần hôm nay học: giúp, thiệp, ướp * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết đọc đúng vần up, ươp, iêp, đọc đúng tiếng, từ ngữ chứa vần mới, hiểu đọc đúng câu chứa vần đã học + PP:Vấn đáp, quan sát, luyện tập + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 3. VIẾT: Cả lớp nghe GV nêu nhiệm vụ: - HS viết vần: up, ươp, iêp vào bảng con Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS nhận xét bạn viết, GV bổ sung sủa nét nếu HS viết sai. - HS luyện viết: “búp” vào bảng con - HS viết bài vào vở ô ly, mỗi vần, mỗi tiếng viết 1 dòng. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài - Nhận xét bài viết của HS 3 em, * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS viết được vần: up, ươp, iêp tiếng ứng dụng: “búp” đúng kĩ thuật, nối nét mềm mại + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 4. NGHE – NÓI: a. Cặp đôi HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi - Tranh vẽ gì? - Trên sân trường HS chơi trò gì? b. Luyện đọc trơn: - HS nghe GV đọc mẫu đoạn trước lớp, đọc theo HD của GV - Cặp đôi đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn, đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. c. Đọc hiểu: - Cá nhân HS đọc và trả lời câu hỏi cuối đoạn Cặp đôi: 1 HS hỏi, 1 HS nêu câu trả lời - Giờ ra chơi thế nào? HS: giờ ra chơi thật là thú vị, . * GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng. * ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS luyện đọc đoạn văn: Giờ ra chơi lựa chọn câu trả lời đúng + PP: Vấn đáp, quan sát, kể chuyện + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *Nghe GV dặn dò HS làm BT trong vở BT. Chiều thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2020 Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 TIẾNG VIỆT: BÀI 13B: ÔN TẬP ap, ăp, âp, op, ôp, ơp,ep, êp, ip, up, ươp, iêp(2T) I. Mục tiêu: - HS đọc trơn các tiếng, từ ngữ chứa vần có âm cuối p. Hiểu nghĩa các từ ngữ - Nghe kể chuyện Tập chơi chuyền và trả lời câu hỏi II. Chuẩn bị - Bảng phụ thể hiện nội dung của HĐ 1b. - Tranh phóng to HDD2. - VBT TV 1 tập một. III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. HĐ1. Đọc a. Thi ghép tiếng thành từ ngữ - Nêu nội dung thi - Lắng nghe - 8 HS nhận thẻ chữ và chọn bạn để ghép thàn cặp. - Các cặp thi trước lớp. - Nhận xét HS: đạp xe, cướp cờ, họp lớp, tiếp bạn. b. Đọc vần, từ ngữ - Treo bảng phụ - Hỏi: Mỗi dòng ngang có gì? - Quan sát - Trả lời: + Dòng thứ nhất có các vần có âm cuối p. + Dòng thứ hai có các từ ngữ có tiếng chứa vần có âm cuối p. - Đọc trơn các vần, tiếng, từ ngữ trong bảng - Lắng nghe và đọc theo. - Yêu cầu HS đọc bài - Đọc bài nhóm đôi nối tiếp từng vần, tiếng, từ ngữ. - Đọc trơn CN bảng ôn trong nhóm - Các nhóm đọc bảng ôn nối tiếp từng vần, tiếng, từ ngữ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS đọc trơn dòng từ ngữ. (CN, NT) C. Đọc đoạn thơ - Đọc mẫu đoạn thơ - Yêu cầu HS đọc bài - 4 HS đọc nối tiếp 4 dòng thơ. - 1 HS đọc cả bài thơ - Yêu cầu HS quan sát tranh - Quan sát tranh và nói về các hình ảnh trong tranh. - Yêu cầu HS đọc bài - Đọc nối tiếp dòng thơ - Vài HS đọc cả đoạn thơ - Đọc ĐT cả bài thơ *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn được các từ ngữ, câu, đoạn văn trong bài. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Tiết 2 2. HĐ2: Nghe - nói - GV kể chuyện bó hoa tặng bà ( lần 1) - Treo tranh lên bảng và giới thiệu nội dung câu chuyện - GV kể chuyện bó hoa tặng bà (lần 2) - Yêu cầu HS quan sát từng bức tranh và trả lời câu hỏi. + Tranh 1 vẽ gì? + Người mẹ cho bạn nhỏ quà gì? + Tranh 2 vẽ gì? + Bạn nhỏ đang tập chơi chuyền cùng ai? + Tranh 3 vẽ gì? + Nhìn các bạn nữ chơi chuyền, các bạn nam nói gì? *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS nghe hiểu được nội dung câu chuyện. + PP: quan sát, vấn đáp Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. Củng cố dặn dò - Hôm nay các em vừa ôn lại các vần gì? - Em hãy viết 2 tiếng có chứa vần vừa ôn tập vào bảng con. GV nhận xét, đánh giá và HD HS làm VBT. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Bài 13B Sáng thứ ba, ngày 08 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 13C: ang ăng âng ( Tiết 1,2) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng vần ang, ăng, âng ; các tiếng, từ ngữ vần mới học, đọc trơn đoạn. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh và hiểu ý chính của đoạn đọc Mặt trăng. - Viết đúng: ang, ăng, âng, bàng. - Biết hỏi - đáp về cảnh vật trong tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ1 - Tranh và từ ngữ phóng to HĐ2. - Vở bài tập Tiếng việt 1, vở tập viết1, tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: - Cả lớp: HS quan sát tranh HĐ 1 được GV treo lên bảng, nghe Gv gợi ý: Các em hãy hỏi – đáp trong nhóm về bức tranh. - Cặp: Hỏi – đáp về bức tranh theo gợi ý của GV. - Cả lớp: + Một số cặp hỏi – đáp trước lớp. + HS nghe Gv nhận xét. + HS nhing GV viết tên bài trên bảng: ang ăng âng. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Hỏi – đáp về cảnh vật trong bức tranh. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: + HS nhìn GV viết tiếng/ từ khóa tren bảng, nghe GV giải thích: Tiếng bàng có âm đầu b, vần ang và thanh huyền. Tiếng măng có âm đầu m, vần ăng và thanh không dấu. Tiếng tầng có âm đầu t, vần âng và thanh huyền. + HS nghe và đánh vần, đọc trơn theo GV. ang: bờ - ang – bang – huyền – bàng: bàng ăng: mờ - ăng – măng: măng âng: tờ - âng – tâng – huyền – tầng: tầng. + HS đọc trơn: bàng, măng, tầng theo GV. + HS nghe Gv đọc trơn: cây bàng, măng tre, nhà tầng. + HS đọc trơn: cây bàng, măng tre, nhà tầng. - Nhóm: +HS đọc trơn: ang, bàng, cây bàng; ăng, măng, măng tre; âng, tầng, nhà tầng. + HS đọc trơn: bàng, cây bàng; măng, măng tre; tầng, nhà tầng. - Cả lớp: + HS đọc trơn theo thước chỉ của GV + 1 số HS đọc trơn * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc được tiếng bàng, măng, tầng; từ khóa cây bàng, măng tre, nhà tầng. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Cả lớp: HS nhìn bảng phụ, nghe GV nêu yêu cầu: Đọc từ ngữ trong 4 ô chữ; Tìm tiếng chưa vần ang, ăng, âng; đọc các vần ang, ăng, âng. - Nhóm: Đọc các từ ngữ chứa tiếng mới, đánh vần, đọc trơn các tiếng có vần mới. - Cả lớp: + Một số HS đọc trơn 4 từ ngữ có tiếng chứa vần mới, đọc vần mới; đọc 3 vần mới. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Nghỉ giữa tiết * Trò chơi “ Bắn tên” - HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi. - Nhận xét. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Đọc được các từ ngữ chứa vần mới:làng xóm, nắng hè, vâng lời, mây trắng. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu: - Cả lớp: + HS quan sát GV đính tranh và chữ phóng to trên bảng, nghe Gv nêu yêu cầu: Đọc câu phù hợp với tranh. + HS đọc các câu, chọn câu phù hợp với tranh. - Nhóm: Trao đổi, chọn câu phù hợp với tranh. - Cá nhân: Đọc bài ở mục 2c sách HS. - Cả lớp: + Đọc câu theo thước chỉ của GV. + 1 số HS đọc câu theo thước chỉ của GV. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Chọn được câu phù hợp với hình và đọc được câu. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. TIẾT 2 HĐ 3: Viết - Cả lớp: + HS nhìn Gv viết mẫu chữ ang, ăng, âng, bàng. + HS nghe GV nhắc cách viết chữ, nối chữ, cách đặt dấu thanh trên các chữ. - Cá nhân: viết bảng con. - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Viết ang, ăng, âng, bàng. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc Đọc đoạn Mặt trăng - Cả lớp: + HS quan sát tranh HĐ 4 trong sách HS nghe GV hỏi: Các em thấy trong tranh có những cảnh vật gì? + 1 vài HS trả lời, GV chốt ý: Trong tranh các em thấy mặt trăng chiếu sáng cả một vùng. Để biết thêm về hành tinh này, các em cùng cô đọc đoạn Mặt trăng. + HS nghe GV đọc trơn đoạn; GV nhắc HS chú ý chỗ ngắt nghỉ. + HS đọc trơn cả đoạn theo GV + 2 HS đọc phần 1 của đoạn; 1 HS đọc phần còn lại. - Nhóm: luyện đọc cả đoạn và trao đổi để trả lời câu hỏi dưới tranh. - Cả lớp: Từng nhóm đọc trơn. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - HS đọc lại cả đoạn. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: - Nói được về những điều em thấy trong tranh. - Trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. - Đọc được đoạn văn. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. TOÁN: ÔN TẬP CHUNG ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: - HS hiểu rõ ý nghĩa và viết thành thạo các phép cộng, phép trừ theo tình huống ở SGK. - HS tính cộng trừ thành thạo. - HS có ý thức tự giác học tập và tự giải quyết các bài tập II. Đồ dùng: - GV: + tranh vẽ BT 1, 2, 3 SGK + Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS: SGK, VBT Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Cá nhân HS tham gia thi đọc nhanh, đọc đúng các phép tính trừ trong PV10 - HS tự đọc các phép tính trừ trong PV10. - HS thi đọc tiếp sức, 1 HS đọc 1 phép tính cho đến hết - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc nhanh đọc đúng, đọc nhanh các phép tính. * Hôm trước ta ôn các phép trừ trong PV 10, hôm nay ta vận dụng cách tính đó để ôn tập chung các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. * ĐGTX: -Tiêu chí: HS tham gia đọc phép tính trong PV 10. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1.Cá nhân HS thực hiện HĐ 1 SHS - Quan sát tranh HS cùng nhau nêu phép tính rồi trả lời câu hỏi * 5 + 1 = 6. Có tất cả 6 quả bóng màu đỏ, vàng. * 5 + 1 + 4 = 10. Có tất cả 10 quả bóng đỏ, vàng, xanh. *10 – 2 = 8. Nếu bớt đi 2 quả màu xanh thì còn 8 quả cả ba màu. - Nhận xét bổ sung *ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết quan sát tranh và biết viết được phép cộng phép trừ, trả lời được câu hỏi - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2. Cá nhân HS thực hiện HĐ 2 Tính nhẩm - HS tự tính rồi viết kết quả vào sau dấu bằng 3 + 3 = 6 5 + 4 = 9 2 + 7 = 9 2 + 8 = 10 9 – 3 = 6 8 – 6 = 2 10 – 3 = 7 10 – 8 = 2 - HS đối chiếu bài làm của mình với của bạn - Nhận xét sửa sai. - GV chỉ ra kết quả đúng. 3. Cá nhân HS làm HĐ 3 SGK. Tính - HS nhẩm kết quả các phép tính trên mỗi dãy tính. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  14. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Tính từ trái sang phải 3 + 6 – 7 = 2 6 – 0 + 4 = 10 1 + 8 – 9 = 0 5 – 5 + 10 = 10 - HS đối chiếu bài làm của mình với của bạn - Nhận xét sửa sai. - GV chỉ ra kết quả đúng. *ĐGTX: -Tiêu chí: HS biết vận dụng tính dãy tính có hai dấu phép tính cộng trừ - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. * Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - HS: đọc nối tiếp: Ôn tập chung cộng trừ trong phạm vi 10. ÔN LUYỆN TOÁN: ÔN LUYỆN: ÔN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - HS luyện đọc thuộc các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10, vận dụng để làm BT - HS nhìn mô hình viết phép tính phù hợp, trả lời được câu hỏi - HS có ý thức tự giác học tập và tự giải quyết các bài tập II. Đồ dùng: - GV: tranh BT 1, 4 VBT - HS: Phiếu học toán, VBT Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1.Cá nhân HS thực hiện HĐ 1 vở BTT trang 59. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi a Thỏ và hươu có 5 con. 3 + 2 = 5 a. Thỏ, hươu, chim có 10 con. 3 + 2 + 5 = 10 b. Nếu 2 con chim bay đi thì còn lại 8 con vật. 10 – 2 = 8 - Giải thích vì sao em biết - Nhận xét bổ sung 2. Cá nhân HS thực hiện HĐ 2, VBTT trang 59 - Viết phép tính rồi trả lời câu hỏi 6 – 3 = 3. Còn lại 3 quả táo Vì sao em biết còn lại 3 quả táo? HS trả lời, giải thích Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Nhận xét bổ sung 3. HS thực hiện HĐ 3 VBTT trang 59. Viết số vào mỗi ô vuông - HS tự làm bài vào vở 4 + 6 = 10 2 + 7 = 9 4 = 7 – 3 6 + 4 = 10 7 + 2 = 9 3 = 7 – 4 10 – 4 = 6 9 – 7 = 2 7 = 4 + 3 10 – 6 = 4 9 – 2 = 7 7 = 3 + 4 -HS đối chiếu kết quả, báo cáo. GV nhận xét bổ sung. GV: Viết được số vào ô vuông sau khi tính nhẩm 4. HS thực hiện HĐ 4 VBTT trang 60. -Tô màu vào quả bóng có kết quả phép tính lớn hơn 4. - HS tính kết quả các phép tính, tô màu quả bóng có phép tính: 9 + 1 – 3, 8 – 2 – 1, 10 – 3 + 3, 10 – 5 + 2, 6 – 6+ 7, 10 – 4. *GV: HS tính kq rồi tô màu phù hợp * ĐGTX: -Tiêu chí: HS quan sát tranh viết phép tính và trả lời câu hỏi BT1, 2.Tính nhẩm rồi viết số vào ô vuông BT3.Biết tính kq phép tính rồi tô màu vào quả bóng BT4. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Sáng thứ tư, ngày 09 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 13D: ong, ông (2T) I. MỤC TIÊU - Đọc đúng vần ong, ông các tiếng, từ ngữ chứa vần mới học. Hiểu nghĩa từ ngữ và trả lời được câu hỏi của đoạn đọc Chim công muốn gì? - Viết đúng: ong, ông, bóng, trống. - Nói đúng tên vật, con vật có vần ong, ông. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh và từ ngữ phóng to của HĐ2c; 6 thẻ chữ có tiếng chứa các vần ong, ông - HS: Bảng con, phấn, SGK, vở BTTV1 tập 1, vở tập viết T1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TIẾT 1 *Tổ chức HĐ khởi động: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 HĐ1: Nghe – nói Cả lớp: - HS nghe GV giới thiệu: Cô có 6 thẻ hình phát cho 6 em. Các em nhận thẻ, tìm về đúng nhóm từ ngữ có tiếng chứa vần giống nhau. HS cầm thẻ đứng vào 2 nhóm - HS nhìn GV chỉ vào từng thẻ hình và nói đúng, nói nhanh các từ ngữ thể hiện nội dung thẻ hình đó - HS nghe GV nhận xét, giới thiệu nội dung bài học - HS nhìn GV viết tên bài trên bảng: ong, ông * Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết cách chơi và nói đúng, nói nhanh các từ ngữ thể hiện nội dung thẻ hình đó - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * Tổ chức HĐ khám phá: HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ ngữ - Cả lớp: + HS mở SGK, nhìn GV viết tiếng/từ khóa trên bảng, nghe GV giải thích: Tiếng bóng có âm đầu b, vần ong và thanh sắc Tiếng trống có âm đầu tr, vần ông và thanh sắc + HS nghe và đánh vần, đọc trơn theo GV: Bờ- ong-bong- sắc- bóng -> bóng Trờ- ông-trông-sắc-trống-> trống + HS đọc trơn: bóng, trống + HS nghe GV đọc trơn: quả bóng, cái trống - Nhóm: Luyện đọc trơn: ong, bóng, quả bóng, ông, trống, cái trống - Cả lớp: + Một số nhóm đọc trơn: ong, bóng, quả bóng, ông, trống, cái trống + HS đọc trơn vần, tiếng, từ ngữ các nhóm vừa đọc * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc trơn được các vần, tiếng: ong, ông, bóng, trống, quả bóng, cái trống - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới - Cả lớp: HS nhìn bảng phụ, nghe GV nêu yêu cầu - Nhóm: Luyện đọc trơn + Đọc 4 từ ngữ trong 4 ô chữ + Đọc tiếng chứa vần ong, ông + Đọc vần ong, ông - Cả lớp: Một số HS đọc trơn các từ ngữ trong khung theo GV chỉ, đọc tiếng chứa vần ong, ông * Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc trơn được các tiếng, từ ngữ chứa vần mới: cá bống, cá song, cua đồng, cá hồng - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Tổ chức HĐ luyện tập: c. Đọc hiểu - GV đưa tranh hỏi: Em thấy trong bức tranh vẽ gì? - Mời cả lớp đọc thầm các từ ngữ dưới tranh. - GV treo bảng phụ tổ chức chơi trò chơi “ai nhanh - ai đúng”. GV nêu cách chơi, luật chơi. - Tổ chức trò chơi - Nhận xét trò chơi - GV chỉ bảng, HS đọc từ ngữ dưới tranh - Yêu cầu mở SGKtr133 đọc phần 2c. - Để tìm trong từ: chị cõng em, cụ già chống gậy, mẹ đóng cổng tiếng nào chứa vần mới học, cả lớp thảo luận nhóm 2 - Gọi HS báo cáo kết quả - Nhận xét, chốt lại. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS nói được nội dung từng tranh và đọc được các câu dưới tranh - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. TIẾT 2 HĐ3: Viết Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - GV đưa bảng mẫu: trên bảng cô có chữ gì? - Hãy nhận xét về cách viết chữ ghi vần ong, ông. - Hai chữ ghi vần ong, ông có điểm gì giống nhau? Có điểm gì khác nhau? - GV hướng dẫn viết, viết mẫu lên bảng - Yêu cầu viết bảng con, nhận xét, xóa bảng - Quan sát nhận xét mẫu chữ: bóng, trống - GV hướng dẫn viết - HS viết bảng con chữ: bóng, trống * Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết được ong, ông, bóng, trống - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời * Tổ chức HĐ vận dụng HĐ4: Đọc Đọc hiểu đoạn Chim công muốn gì? - Cho HS quan sát tranh: Các em thấy tranh vẽ những con vật nào? Chúng đang làm gì? - Giới thiệu bài đọc hôm nay có tên “Chim công muốn gì?” - Yêu cầu HS chỉ tay vào bài đọc nghe GV đọc - GV hướng dẫn HS vị trí ngắt/ nghỉ - Cho HS đọc nối tiếp câu - Chia đoạn(2 đoạn), yêu cầu luyện đọc đoạn nhóm 2. - HS luyện đọc trơn cả đoạn. - Yêu cầu thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: + Câu chuyện trên nói đến những con vật nào? + Vì sao công làm tổ ở bụi cây? - Gọi HS trả lời - Trong hai con vật em thích nhất con vật nào? Vì sao - GV nêu nội dung ý nghĩa câu chuyện - Qua bài đọc trên những tiếng nào có chứa vần mới học? * Đánh giá: - Tiêu chí: HS đọc trơn được và hiểu nội dung đoạn văn Chim công muốn gì - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời, tuyên dương học tập Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 * Củng cố, dặn dò: - Trò chơi kết nối cây từ vựng - Mời 2 em chơi Đến cây từ vựng hái tấm thẻ từ có tiếng chứa vần ong, ông. - Nhận xét, tuyên dương - Hướng dẫn chuẩn bị bài học sau TOÁN: ÔN TẬP CHUNG ( tiết 2) I. Mục tiêu: - Hiểu rõ ý nghĩa và viết thành thạo phép cộng , phép trừ theo tình huống. - Thành thạo việc biểu thị một tình huống “ gộp lại “ thêm vào “ bằng phép cộng hai số, ba số. - Thành thạo việc biểu thị một tình huống bớt đi bằng phép trừ. - Cộng trừ thành thạo hai số đã cho trong phạm vi 10, cộng bằng đếm tiếp , trừ bằng đếm lùi và nhẩm theo bảng cộng , bảng trừ đã học. - Tính được nhóm này nhiều hơn nhóm kia bao nhiêu vật. - Vận dụng vào thực tế. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng trừ HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy - học: * Khởi động: - GV gắn sẵn thẻ phép tính trừ trong phạm vi 10 thành bảng. - HS tự đọc các phép tính của bảng. - Thi đọc tiếp sức theo tổ. ạn nào đọc sai thì bạn trong tổ đọc lại cho đúng. Tổ nào nhanh nhất sẽ khen. - 3tổ thi đọc mỗi bạn 1 phép tính - Giáo viên nhận xét. - Có tất cả bao nhiêu hình ? -Gắn 6 hình vuông và 3 hình tam giác .Viết phép tính dưới các hình. - 6 + 3 =9 . Đọc phép tính. - Có 9 hình bớt 5 hình còn lại bao nhiêu hình? Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Còn 4 hình . Viết phép tính: 9- 5 = 4 - Khen HS viết nhanh và đúng. *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Củng cố lại cho HS các bảng cộng và bảng trừ đã học. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Hoạt động luyện tập: 1- Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng ôn tập các phép cộng phép trừ đã học. Như SHS 2- HĐ 1: Luyện kỹ năng viết phép tính như tình huống. Bài1: Nêu phếp tính rồi trả lời câu hỏi - HS quan sát và viết phép tính để tính số quả bóng đỏ ,vàng? - Có mấy quả bóng màu đỏ , vàng , xanh? - Bớt 2 quả bóng xanh thì còn mấy quả bóng? HS đếm số bóng màu xanh và số bóng màu vàng . 5+1=6 Có 6+4 = 10 Còn 10 -2 = 8 3+3 =6 2+7 =9 - Thi đếm nhanh trong tổ - GV Nhận xét. 3 -HĐ2:Luyện tính nhẩm cộng và trừ đã học Bài2: Tính nhẩm GV cho HS viết phép tính vào vở rồi thực hiện tính kết quả. 3+6-7= 2 6-0+4= 10 1+8 - 9= 0 5-5 + 10 = 10 7 +2 -3 = 6 2+4 +1= 7 *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Hiểu rõ ý nghĩa và viết thành thạo phép cộng , phép trừ theo tình huống. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 *Hoạt động vận dụng. Luyện tập kỹ năng cộng trừ liên tiếp Bài 4: Với mỗi hình dưới đây a, Chọn hai số để số lớn trừ đi số bé được số ở giữa b, Chọn ba số cộng lại để được số ở giữa - GV cho HS quan sát và chọn phép tính? - Trò chơi: Tìm kq' nhanh và đúng *Ví dụ: GV nêu phép tính Hs viết kết quả vào bảng - HSNX – GV kết luận. *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Cộng trừ thành thạo hai số đã cho trong phạm vi 10, cộng bằng đếm tiếp , trừ bằng đếm lùi và nhẩm theo bảng cộng , bảng trừ đã học. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - NX giờ học TN&XH: BÀI 13: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI(T1) I.Mục Tiêu -Nói được một số tình huống nguy hiểm trên đường đi và cách phóng tránh -Nêu được ý nghĩa của một số biển báo, đèn tín hiệu giao thông -Tránh một số tình huống nguy hiểm trên đường đi -Thực hành đi bộ an toàn trên mô hình -Có ý thức chấp hành qui định về trật tự an toàn giao thông -Nhận thức được một số trường hợp gây nguy hiểm, chấp hành luật giao thông II.Đồ dùng dạy học -GV: Video bài hát “An toàn giao thông”, tranh rời mô hình biển báo, đèn tín hiệu giao thông, một số hình ảnh tình huống gây nguy hiểm trên đường đi, bìa cứng -HS: bút màu vẽ, giấy trắng, giấy màu, kéo, keo III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A. Khởi động 1. Hoạt động 1: -GV chiếu cho HS xem video bài hát “An toàn giao thông” sáng tác nhạc sĩ Trần Thanh Tùng Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 GV nêu các câu hỏi: +Đèn tín hiệu giao thông được nhắc đến trong bài hát có những màu gì? Những màu đó có ý nghĩa gì? +Bạn nhỏ trong bài hát khuyên chúng ta nên làm gì để an toàn trên đường đi -GV chốt ý dẫn dắt vào bài học *ĐGTX: + Tiêu chí: - Tạo hứng khởi dẫn dắt vào bài học. HS biết đi bộ trên đường như thế nào cho an toàn + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. Khám phá 2. Hoạt động 2 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 -Từng nhóm quan sát hình 1,2 và trả lời câu hỏi: +Những hành động nào gây nguy hiểm trên đường đi +Chúng ta cần làm gì để tránh những tình huống nguy hiểm đó? -GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý để HS tập trung vào từng đối tượng cần quan sát. Ví dụ: +Hình 1: Em hãy quan sát những người đang đi bộ trên đường và cho biết họ đang đi bộ trên những vị trí nào (vỉa hè, lối dành cho người đi bộ, làn đường dành cho xe ô tô, xe máy, )? Người đi đâu sẽ an toàn? +Hình 2:Vì sao mọi người dừng chờ trước rào chắn? Bạn nhỏ đang làm gì? Vì sao hành động của bạn nhỏ gây mất an toàn? +Trong các hành động ở hình 1 và 2, chúng ta cần làm gì để tránh nguy hiểm? -GV mời một số nhóm lên trình bày -GV nhận xét, chốt ý: +Hình 1: Mọi người đang đi bộ trên đường và đi bộ qua đường. Có 2 người đang đi bộ trên vỉa hè, hai người đang đi bộ qua đường ở vạch kẻ đường cho người đi bộ, có 2 người đang đi bộ qu đường nhưng không ở phần đường dành cho người đi bộ. Việc đi bộ qua đường không đúng làn đường dành cho người đi bộ là nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông- cần đi đúng nơi có vạch kẻ đường. +Hình 2: Đoạn đường sắt giao nhau với đường bộ . Tàu hỏa đang chạy tới, các phương tiện giao thông đang dừng chờ. Một bạn nhỏ đang chạy qua hành động này gây nguy hiểm cho bạn nhỏ và tàu hỏa. Chúng ta cần chờ tàu hỏa chạy qua. *ĐGTX: + Tiêu chí: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS biết được những hành động nào gây nguy hiểm trên đường đi và cần làm gì để tránh những nguy hiểm đó + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời - GV nhận xét tiết học Sáng thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 13E: UNG, ƯNG (2T) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng vần: ung, ưng; đọc đúng tiếng, từ ngữ, đoạn. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh; hiểu và trả lời câu hỏi của đoạn đọc Tết Trung thu. - Viết đúng: ung, ưng, súng, gừng. - Nói được tên các sự vật trong tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh ảnh HĐ1. - Tranh và thẻ từ HĐ2c. - Vở BT TV1. - Tập viết 1, tập 1 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1: Nghe - nói Cả lớp: - HS nghe GV giới thiệu: Cô có 5 thẻ tranh. Cô mời 5 em chia làm 2 nhóm lên nhận thẻ tranh và đựng trước lớp. Bây giờ ai biết tên các vật khớp với thẻ tranh, cho cô biết. - GV chỉ vào 2 tranh bông súng và củ gừng để HS nói từ bông súng và củ gừng. GV chốt lại: 2 từ bông súng và củ gừng có 2 vần ung và ưng là tên bài học ngày hôm nay. - GV ghi tên bài học. * ĐGTX + Tiêu chí: - Nhìn tranh nói được từ có vần ung, ưng. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  24. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + HS mở SGS, nhìn GV viết tiếng, từ khóa trên bảng, nghe GV giải thích: . Tiếng súng có âm đầu s, vần ung, thanh sắc. . Tiếng gừng có âm đầu g, vần ưng, thanh huyền. + HS nghe và đánh vần, đọc trơn theo GV: . ung: sờ-ung- sung-sắc-súng súng + HS đọc trơn: ung, súng; ưng, gừng. + Nghe GV đọc trơn, HS đọc theo: bông súng, củ gừng. - Nhóm: + Cá nhân, nhóm đọc trơn: ung, súng, bông súng; ưng, gừng, củ gừng. - Cả lớp, cá nhân đọc trơn: bông súng, củ gừng. b) Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Cả lớp: Nhìn bảng phụ, nghe GV yêu cầu: đọc 4 từ ngữ chứa vần mới. -Nhóm/dãy bàn: Đọc từ ngữ, tiếng chứa vần mới. Đánh vần, đọc trơn các tiếng chứa vần mới. - Cả lớp: 1 số HS đọc trơn các từ ngữ, các tiếng chứa vần mới. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đánh vần, đọc được vần, tiếng, từ ngữ ở HĐ2a,b. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Nghỉ giữa tiết 1 *HOẠT ĐỘNG LYỆN TẬP c) Đọc hiểu. - Cả lớp QS GV đính tranh và chữ phóng to trên bảng và nghe GV hỏi: + Các em thấy gì ở mỗi bức tranh? + HS đọc từ ngữ dưới mỗi bức tranh. + HS theo thước chỉ của GV, đọc từ ngữ phù hợp. *Đánh giá: -Tiêu chí: HS đọc được từ dưới mỗi tranh. Thi đính đúng, đính nhanh câu dưới nỗi tranh - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ 3: Viết - Cả lớp: Nhìn GV viết mẫu chữ: ung, súng; ưng, gừng; nghe GV nhắc cách viết chữ, cách nối chữ, cách đặt dấu thanh trên các chữ. - Cá nhân: Viết bảng con hoặc vở. - Cả lớp: HS nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những bạn còn hạn chế. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  25. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 *Đánh giá: -Tiêu chí: HS viết đúng ung, súng; ưng, gừng. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Nghỉ giữa tiết 2 *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Đọc. Đọc hiểu đoạn Tết Trung thu. a) QS tranh. - Cả lớp: + HS QS tranh HĐ4 nghe GV hỏi: Các em thấy những gì trong 2 tranh này? + 1 vài HS TL. GV NX và nêu lại 1 số ý các em đã nói. + GV Nghe GV đọc cả đoạn 1 lần; GV nhắc HS chú ý ngắt nghỉ. + 2HS đọc trơn phần đầu của đoạn, 1 HS đọc phần cuối. - Nhóm: Luyện đọc trơn đoạn và thảo luận để chọn ý TL đúng cho CH. - Cả lớp: + Từng nhóm đọc trơn và đại diện nhóm TLCH. + Nghe GV NX từng nhóm và hỏi: Trong đoạn đọc, có tiếng nào chứa vần vừa học? + 1 vài HS TL(trung) + HS đọc lại cả đoạn *Đánh giá: -Tiêu chí: Đọc được bài đọc; trả lời được câu hỏi. Tìm được tiếng có chứa vần vừa học. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Nghe GV dặn dò làm BT trong vở BT. TOÁN: ĐẾM ĐẾN 20 I. Mục tiêu: - Học sinh đếm thành thạo các vật của một nhóm có đến 20 vật. - Đọc , viết được các số từ 11 đến 20. - Biết đếm tiếp từ 10 những nhóm vật có 11,12, ,19,20 vật. - Biết lấy ra một số nhóm vật có số lượng bằng một số đã cho - Biết đọc, viết thành thạo các số từ 11 đến 20. - Vận dụng vào thực tế. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  26. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh hình ôtô đồ chơi - HS: Đồ dùng học toán 1. III. Các hoạt động dạy học: * Tổ chức HĐ khởi động (cá nhân) HS trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu? - GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện: - HS đếm và dán vào bảng con 10 hình, nói: “có 10 hình” - HS lấy 3 hình nữa dán tiếp vào bảng, đếm tiếp theo yêu cầu của GV - HS trả lời câu hỏi “ Có bao nhiêu hình?” - GV NX, giới thiệu bài mới *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đếm đúng và trả lời được câu hỏi: “có bao nhiêu?” - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HĐ khám phá 1. HS đếm đến 10 - GV chiếu tranh của mục khám phá trong SHS để cả lớp cùng theo dõi - HS nhìn vào tranh trong sách của mình, đếm các ô tô ở khung đầu tiên - Gọi HS đếm trước lớp -> cả lớp đếm đồng thanh theo tay GV chỉ vào từng chiếc ô tô - Cho HS nhắc lại nguyên tắc đếm, trả lời câu hỏi: ‘Khung này có bao nhiêu ô tô?” 2. HS đếm nhiều hơn 10 vật, trả lời câu hỏi: “Có bao nhiêu?” - HS tự đếm tiếp các ô tô ở khung thứ 2 - Gọi HS đếm trước lớp -> cả lớp đếm đồng thanh theo tay GV chỉ vào từng chiếc ô tô - HS trả lời câu hỏi: ‘Khung này có bao nhiêu ô tô?” - HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 11 và viết vào vở - HĐ tương tự với lần lượt mỗi khung sau đó 3. HS đọc các số đếm lần lượt từ 10 đến 20 - Lưu ý HS cách đọc số: 15 (mười lăm) - GV chốt KT *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đếm đúng các số từ 11 đến 20 Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  27. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HĐ luyện tập 1. HS thực hiện HĐ 1 trong SHS - HS xác định các yêu cầu của HĐ - HS tự thực hiện. GV quan sát hỗ trợ HS - Một số HS lên bảng đếm, kết luận số thuyền rồi nối số với đội thuyền - Cả lớp cùng đếm đồng thanh *Đánh giá: - Tiêu chí: HS đếm đúng các vật của một nhóm có hơn 10 vật và kết luận được nhóm có bao nhiêu vật - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 2. HS thực hiện HĐ 2 trong SHS - HS xác định các yêu cầu của HĐ - HS tự thực hiện đến khi hoàn thành các yêu cầu, viết số vào ô trống. GV quan sát hỗ trợ HS - Một số HS đếm rồi viết số trên bảng, cả lớp đếm đồng thanh *Đánh giá: - Tiêu chí: HS xác định được vật cần đếm và đếm đúng số lượng của vật đó trong nhóm - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 3. HS thực hiện HĐ 3 trong SHS - HS tự viết vào vở - GV NX *Đánh giá: - Tiêu chí: HS viết và đọc được các số đếm từ 1 đến 20 - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập *Tổ chức HĐ vận dụng - HS lấy một số lượng (11 đến 20) đồ vật nào đó theo lệnh của GV. HS kiểm tra chéo xem kết quả lấy đồ vật có đúng yêu cầu không. *Đánh giá: - Tiêu chí: HS lấy được một số lượng (11 đến 20) đồ vật nào đó theo lệnh của GV Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  28. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Chiều thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 13 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS biết viết tổ hợp chữ ghi vần: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng. - Biết viết từ ngữ: búp sen, rau diếp, giàn mướp, cây bàng, măng tre, nhà tầng, quả bóng, cái trống, bông súng, củ gừng. - Thích luyện viết chữ đẹp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt viết thường. - Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và viết thường, thẻ từ ngữ: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng, búp sen, rau diếp, giàn mướp, cây bàng, măng tre, nhà tầng, quả bóng, cái trống, bông súng, củ gừng. - Tranh ảnh: búp sen, rau diếp, giàn mướp, cây bàng, măng tre, nhà tầng, quả bóng, cái trống, bông súng, củ gừng. HS: - Tập viết 1-Tập 1. Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Bỏ thẻ. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: (chơi tương tự như những tiết trước) - Cá nhân: Từng HS thực hiện trò chơi theo HD của chủ trò và GV. GV sắp xếp các thẻ chữ cái và thẻ từ theo trật tự trong bài viết và dán vào vào dưới hình trên bảng lớp. * ĐGTX: + Tiêu chí: - Chơi được trò chơi, đọc được các từ trên thẻ. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần - Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ và nhìn vào chữ GV chỉ rồi đọc: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  29. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ ghi vần. - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng(mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từng vần. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: up, ươp, iêp, ang, ăng, âng, ong, ông, ung, ưng. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. Nghỉ giữa tiết * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *HĐ 4: Viết từ, từ ngữ. - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ ngữ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: búp sen, rau diếp, giàn mướp, cây bàng, măng tre, nhà tầng, quả bóng, cái trống, bông súng, củ gừng. - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ ngữ - Cả lớp: Xem bài viết của các bạn do GV chọn và nghe nhận xét. * ĐGTX + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng: búp sen, rau diếp, giàn mướp, cây bàng, măng tre, nhà tầng, quả bóng, cái trống, bông súng, củ gừng. + PP: quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. ÔL TOÁN: ĐẾM ĐẾN 20 I. Mục tiêu: - Học sinh đếm thành thạo các vật của một nhóm có đến 20 vật. II. Đồ dùng dạy học: - HS: VBT, BDDHT - Gv: Màn hình TV III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Khởi động Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  30. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS lấy một số lượng (11 đến 20) đồ vật nào đó theo lệnh của GV. HS kiểm tra chéo xem kết quả lấy đồ vật có đúng yêu cầu không. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Vẽ đường cắt từng phần. Nối mỗi phần với bạn muốn có (VBT T62) - Hs nghe Gv nêu yc - Lớp làm vào VBT. - Hs nhận xét bài bạn. Nêu lại cách làm bài. - GV nhận xét, tuyên dương.Chốt kết quả đúng. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS vẽ được đường cắt từng phần và nối đúng mỗi phần với bạn muốn có - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 2 : Tô màu những chiếc xe khách (VBT T63) - Hs nghe Gv nêu yc - Lớp làm vào VBT. - Hs nhận xét bài bạn. Nêu lại cách làm bài. - GV nhận xét, tuyên dương.Chốt kết quả đúng. * Đánh giá: - Tiêu chí: HS xác định được số lượng của những chiếc xe khách và tô đúng màu vào những chiếc xe khách đó - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Bài 3: Khoanh vào những người được lên xe. Trả lời câu hỏi (VBT 63) - Nghe Gv nêu yc. - Hs quan sát 2 hình. Trả lời câu hỏi GV gợi ý - Hs trả lời câu hỏi: có tất cả bao nhiêu người được lên thêm ở cả 2 xe? - Nghe Gv nhận xét. Chốt kq đúng * Đánh giá: - Tiêu chí: HS khoanh đúng số người được lên xe và trả lời được câu hỏi: có tất cả bao nhiêu người được lên thêm ở cả 2 xe - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập 3. Hoạt động ứng dụng - Nhận xét tiết học - Dặn dò hs hoàn thành bài tập ở nhà. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  31. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Sáng thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020 TN&XH: BÀI 13: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI (T2) I. Mục Tiêu - Nêu được ý nghĩa của một số biển báo, đèn tín hiệu giao thông - Thực hành đi bộ an toàn trên mô hình - Chia sẻ với người thân và bạn bè về đi bộ an toàn hoặc an toàn trên đường đi - Có ý thức chấp hành qui định về trật tự an toàn giao thông II. Đồ dùng dạy học - GV: Video bài hát “An toàn giao thông”, tranh rời mô hình biển báo, đèn tín hiệu giao thông - HS: bút màu vẽ, giấy trắng, giấy màu, kéo, keo III. Các hoạt động dạy- học *HĐ khám phá Hoạt động 3: Cùng quan sát hình và nói - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2: Quan sát hình vẽ về đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: +Đèn tín hiệu giao thông có những màu gì? Ý nghĩa? +Tên và ý nghĩa của một số biển báo giao thông? - GV mời HS lên trình bày - GV lắng nghe và chốt ý: +Đèn giao thông có 3 màu: Màu xanh là được phép đi, màu vàng là cần giảm tốc độ và dừng lại, màu đỏ là không được phép đi qua +Đèn cho người đi bộ có 2 màu: màu đỏ có hình người với tư thế đứng là dừng lại, màu xanh hình người với tư thế đi là được phép đi +Nhóm biển chỉ dẫn (Thứ tự từ trái qua phải SGK): cầu vượt dành cho người đi bộ, lối đi danh cho người đi bô qua đường, đường dành cho người đi bộ +Nhóm biển báo nguy hiểm (trái qua phải): đường bộ giao nhau với đường sắt có rào chắn, đạon đường hay có đất, đá sạt lở, phía trước có công trình +Biển báo cấm: cấm người đi bộ - GV chuẩn bị thêm một số biển báo thường gặp ở gần trường để giới thiệu cho HS. *Đánh giá: + Tiêu chí: - HS biết được ý nghĩa màu sắc đèn tín hiệu, một số biển báo giao thông Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  32. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *HĐ Luyện tập Hoạt động 4: Cùng chơi ‘Tham gia giao thông” - GV đưa một số biển báo hay gặp ở địa phương và các biển để phân biệt đối tượng tham gia giao thông - HS chọn đối tượng đóng vai (người đi bộ, xe máy, xe buýt, taxi ) - HS thực hiện đi theo sơ đồ theo yêu cầu của GV (VD từ nhà đến trường, ) - GV quan sát ghi nhận lại tiến trình của các em - GV nhận xét lại một số tình huống đi sai của HS - GV chốt: + Các bạn đi bộ trên đường có tín hiệu phải chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu + Khi đi bộ trên đường không có đèn tín hiệu phải đi bộ sát bên phải đường, quan sát trước khi qua đường *Đánh giá: + Tiêu chí: - HS biết đi bộ và tham gia giao thông đúng luật + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời *Củng cố-dặn dò - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị cho bài sau. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC VẦN EP, ÊP, IP I. MỤC TIÊU: - HS luyện đọc đúng các vần ep, êp, ip đọc trơn các tiếng, từ ngữ: trong bài 12E - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tìm được tiếng mới từ các âm, dấu thanh Nối vần ep, êp, ip đúng với từ ngữ, phù hợp hình minh họa. Chọn đúng từ ngữ cho chỗ chấm. Luyện đọc và viết theo mẫu câu: Đi đâu phải xin phép II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  33. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát tranh, cặp đôi hỏi đáp trò chơi mua bán hàng - Các cặp đôi HS nói theo ý của mình. Nhận xét, tuyên dương HS nói to. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC c. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ: chép bài, đèn xếp, đuổi kịp, khép cửa, đèn xếp, bắt nhịp, . theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 125 và trả lời câu hỏi: - Mẹ khen Thơ điều gì? HS: Biết nhớ lời mẹ dặn - HS tự trả lời theo ý mình HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần ep, êp, ip (VBT TV trang 61). - đuổi kịp sắp xếp chép bài - HS đọc lại từ vừa nối - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình (VBT TV trang 61) - HS quan sát tranh và nói hoạt động ở mỗi tranh - HS đọc nhẩm cụm từ ở dưới mỗi tranh - HS nối từ phù hợp nội dung mỗi tranh - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: “Nhớ lời mẹ dặn”.Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống để thành câu: (VBTTV trang 61) -HS đọc bài, chon đáp án thích hợp Thơ nhớ lời mẹ dặn -GV giúp đỡ HS chậm. Bài 4: HS đọc và tập viết: Đi đâu nhớ xin phép. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết nối vần với từ ngữ , nối từ ngữ với hình, đọc hiểu nội dung bài chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống. Biết đọc và viết câu: Đi đâu nhớ xin phép. + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  34. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 Chiều thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2020 ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN UP, ƯƠP, IÊP I. Mục tiêu - Đọc đúng và rõ ràng các vần up, ươp, iêp; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: up, ươp, iêp, búp. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các sự vật và hoạt động trong tranh, nói được tên , con vật có tiếng chứa up, ươp, iêp. - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, yêu quý các con vật xung quanh mình. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học A.Khởi động HĐ1: Nghe - nói - Treo tranh yêu cầu học sinh quan sát tranh. nghe GV nêu yêu cầu: Thực hiện hỏi đáp theo cặp về nội dung bức tranh. + Tranh vẽ gì? + Dưới ao có gì? + Bờ ao có gì? - Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp trước lớp - Nhận xét, giới thiệu các từ mới, gắn thẻ từ các từ: búp sen, giàn mướp, rau diếp. *ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - HS hỏi đáp được về nội dung tranh. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời B. LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng, từ : up, ươp, iêp, búp sen, giàn mướp, rau diếp, chụp đèn, chơi cướp cờ, tiếp viên, nghề nghiệp, Bé giúp đỡ bà, Ngà viết thiếp mời, Cá ướp muối; theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  35. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 127 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(các bạn đang chơi trên sân) - HS đọc bài: Giờ ra chơi - HS trả lời câu hỏi: Giờ ra chơi như thế nào? - HS trả lời + Tiêu chí đánh giá: - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : up, ươp, iêp, búp sen, giàn mướp, rau diếp, chụp đèn, chơi cướp cờ, tiếp viên, nghề nghiệp, Bé giúp đỡ bà, Ngà viết thiếp mời, Cá ướp muố. Đọc và hiểu nội dung bài : Giờ ra chơi. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT TV trang 62). up ươp iêp cướp cờ tiếp sức nghề nghiệp chụp ảnh - HS nối và đọc lại các từ trên. - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối câu với hình. ( VBT TV trang 62 ) - HS quan sát, đọc câu dưới tranh - HS nối câu với tranh thích hợp. Tranh 1 : Bé giúp đỡ bà Tranh 2 : Nga viết thiệp mời Tranh 3 : Cá ướp muối - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: Giờ ra chơi. Chọn câu trả lời đúng. (VBTTV trang 62) Giờ ra chơi như thế nào? a, Giờ ra chơi đã đến b, Giờ ra chơi thật là vui - GV giúp đỡ HS. Bài 4: Viết tiếp để tạo thành câu Các bạn nam hay chơi cướp cờ, . Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  36. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - HS viết tiếp câu vào vở - GV quan sát, giúp đỡ HS *ĐGTX: + Tiêu chí: - HS biết tạo tiếng mới, nối từ ngữ với hình, hiểu nghĩa từ ngữ, nội dung trong câu, đoạn; trả lời được câu hỏi về bài ứng dụng. + PP: quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN ang, ăng, âng I. Mục tiêu: - Đọc đúng các vần ang, ăng, âng, đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn chứa các vần đã học. - Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa vào câu hỏi gợi ý. - Nối đúng vần với từ ngữ có tiếng chứa vần, nối đúng câu với hình, đọc bài và chọn câu trả lời đúng, đọc viết đúng câu. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ , màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Khởi động - Chơi trò chơi Đi chợ. Hoạt động 2 : Luyện đọc a. Đọc tiếng, từ, câu. - Hs đọc trơn các tiếng, từ : bàng, măng, tầng, cây bàng, măng tre, nhà tầng, SGK T130-131 - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - Hs đọc đoạn: mặt trăng và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - Nghe giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT T64). -Hs quan sát bảng phụ (màn hình). Đọc các vần và các từ ngữ đã cho : ang, ăng, âng, nắng hè, làng xóm, mây trắng, vâng lời Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  37. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Hs nối từ ngữ với vần, gv giúp đỡ hs. - Gọi hs trình bày trước lớp. Hs khác nhận xét bạn. Gv nhận xét, tuyên dương, chốt kết quả đúng. Bài 2 : Nối câu với hình (VBT T64) - Nghe Gv nêu yêu cầu. - Hs đọc các câu - Hs nối các câu với hình. GV giúp đỡ hs . - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3 : Đọc bài : mặt trăng. Chọn câu trả lời đúng. (VBT T64) - Nghe gv nêu yêu cầu. - Hs đọc trước lớp, Hs chọn câu đúng, hs khác nhận xét. - Nghe gv nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 4 : Đọc và viết (VBT T64) - Nghe gv nêu yêu cầu. - Hs đọc trước lớp. - Hs viết vào vở, gv giúp đỡ hs. *Đánh giá: + Tiêu chí: - HS biết nối vần với từ ngữ , nối từ ngữ với hình, đọc hiểu nội dung bài chọn đúng câu trả lời. Biết đọc và viết câu: Nhiều người lên mặt trăng + PP: Quan sát, vấn đáp, luyện tập. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 4. Hoạt động ứng dụng - Nghe gv nhận xét tiết học. dặn dò hs về nhà hoàn thành bài tập. SHTT: SINH HOẠT LỚP: LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM I. MỤC TIÊU: Chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: Giấy, bút để vẽ và cắt hình bàn tay bằng giấy. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV tổng kết nhận xét hoạt động trong tuần 13. - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  38. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết đã dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. + Biết mặc đủ ấm khi trời lạnh. Tồn tại: + Một số em tính tự học chưa cao, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở an toàn đuối nước mùa mưa lũ. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Tiếp tục kế hoạt động tháng 12 với chủ đề Thi đua lập thành tích Chào mừng ngày Quân đội nhân dân VN 22/12. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Giáo dục HS kính trọng, yêu quý Bác Hồ, thương binh, bộ đội, những anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết được những ưu điểm và tồn tại trong tuần qua. - Nhớ được kế hoạch tuần tới. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước GV đề nghị HS chia sẻ theo cặp đôi về hành động mình đã làm ở nhà, theo mẫu sau: “ Tớ đã làm gì để chăm sóc ai? Người đó cảm thấy thế nào?” - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy
  39. Giáo án lớp 1E Năm học: 2020 – 2021 - Biết chia sẻ theo cặp đôi về hành động mình đã làm ở nhà. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ3. HĐ nhóm Cùng vẽ bàn tay. Bản chất: Khen ngợi bàn tay mình, tạo động lực tiếp tục làm việc tốt cho người thân và mọi người. - GV phát cho HS mỗi em 1 tờ giấy A4. HS đặt bàn tay lên đó vẽ theo đường viền, tô màu và ghi tên mình. KL: Treo những bức tranh bàn tay vào các góc lớp. Cùng khen bàn tay:” Bàn tay em kì diệu - biết chăm sóc mọi người.” - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: - Biết vẽ bàn tay theo đường viền, tô màu và ghi được tên mình. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh GV đề nghị HS về nhà cũng làm như vậy với các bàn tay của ông bà, bố mẹ, anh chị em. Sau đó tô màu, cắt theo viền và dán vào 1 tấm bìa to trong nhà để kỉ niệm bàn tay yêu thương của cả nhà. Những bàn tay này có thể làm nghiều điều vì nhau. Nguyễn Thị Thanh Hào Trường Tiểu học Phú Thủy